Saturday, 19 December 2015

ĐỨC GIÊ-SU, TRUNG TÂM CỦA MỌI CUỘC GẶP GỠ

Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII được bầu làm giáo hoàng khi đã 77 tuổi. Người ta cứ nghĩ rằng đó chỉ là một triều đại giáo hoàng có vai trò chuyển tiếp mà thôi. Thế nhưng, chính lão giáo hoàng ấy lại đủ sức khởi động những biến cố làm chuyển động Giáo Hội. Đó là Công Nghị Giáo Phận Rô-ma và nhất là Công Đồng Vat.II.

Ngoài ra, ngài còn được báo chí đương thời gọi là “người tù cuối cùng của Vatican”[1], khi ngài là vị giáo hoàng đầu tiên đã khởi bước rời khỏi Vatican kể từ thời đức Pi-ô IX, năm 1870. Người ta tính rằng, Giáo hoàng Gioan XXIII đã ra khỏi điện Vatican tới hơn 100 lần để viếng các lao xá, bệnh viện, thánh đường, nhà mồ côi và trường học. Đó là “Một vị giáo chủ đã làm cho nội dung Tin Mừng của đạo, bấy lâu nay được bao bọc trong bầu khí tôn nghiêm đền thánh, bổng trở nên hồn nhiên và hiện thực. Vì xét cho cùng, đó cũng là cung cách của Đức Giêsu tìm đến với mọi người, Đức Giêsu của hoa đồng cỏ nội, của thiếu nhi và người nghèo, của Thập giá và Nước Trời...”(Georges Casalis) [2]
Những cuộc viếng thăm là phương tiện cho sự nối kết tình thân trong nhân loại. Chúa Nhật cuối cùng trong mùa vọng, phụng vụ Giáo hội giới thiệu cho chúng ta một cuộc viếng thăm hết sức đặc biệt.

Monday, 9 November 2015

NỢ ÂN TÌNH

 Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau:

1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ $1.00
2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng $2.00
3. Sau khi đi học về coi em $3.00
4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp $4.00
Cộng $10.00

Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học

Saturday, 7 November 2015

HAI BÀ GÓA VÀ CÁC KINH SƯ

Hai mẫu hình ảnh diễn tả hai tâm tình của hai loại người dành cho Thiên Chúa.
I.                  Mẫu hình ảnh thứ nhất: Hình ảnh các kinh sư và “lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền”
(1) Các kinh sư: Là những người mà Chúa Giê-su dặn các môn đệ phải dè chừng.
Lý do mà Người đưa ra là vì họ:
+ Ưa thích dạo quanh xúng xính trong bộ áo thụng;
+ Ưa thích được người ta chào hỏi nơi công cộng;
+ Ưa thích chiếm ghế danh dự trong các hội đường;
+ Ưa thích ngồi cỗ nhất trong các đám tiệc.
Đó có thể nói là những “cái ưa” mà chẳng mấy ai ưa. Họ thể hiện một thói hám danh một cách công khai, trơ trẽn. Tự đưa mình lên và tự mong muốn được người mến chuộng, tôn kính.
Họ là những người am hiểu Lời Chúa nhưng chẳng muốn sống Lời Chúa. Thay vì họ phải hướng lòng về Thiên Chúa và giúp dân chúng hướng về Thiên Chúa, thì họ tự biến mình thành trung tâm của mọi sự chú ý, mọi nơi mọi lúc, từ  những nơi công cộng, trong đám tiệc và ngay cả trong hội đường. Họ giảng Lời Chúa nhưng lại không hướng lòng về Chúa, và cũng không muốn người khác hướng lòng về Chúa. Họ muốn thu tất cả các vinh quang về phía họ, họ quên rằng người ta có tôn trọng họ là bởi vì họ là sứ giả của Thiên Chúa.

NÔ LỆ ĐỒNG TIỀN

“Tiền là tiên là phật,
Là sức bật lò xo,
Là thước đo lòng người,
Là nụ cười tuổi trẻ,
Là sức khỏe tuổi già,
Là cái đà danh vọng,
Là cái lọng che thân,
Là cán cân công lý,
Tiền. ôi! hết ý. ”

Đó là một bài thơ dí dỏm nói lên sức hút của đồng tiền trong xã hội loài người. Thật lạ lùng! tiền bạc vốn là một phương tiện giao dịch của con người nhưng không biết tự lúc nào nó đã trở nên một mục tiêu tối hậu quan trọng cho hầu hết mọi con người trong xã hội này. Thậm chí, có lúc nó còn trở thành một phần máu thịt của con người đến nỗi người ta có thể nói “đồng tiền liền khúc ruột”. 

Saturday, 31 October 2015

PHÚC CHO NHỮNG AI...

“Anh em hãy nên hoàn thiện như cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48). Đó chính là câu Tin Mừng mà tôi ngẫu nhiên hái được trong ngày đầu năm mới, năm Ất Mùi, 2015. Đó là tài lộc, lộc thánh mà Chúa ban cho tôi nhân ngày đầu năm mới, cũng là năm đầu tiên trong đời linh mục của tôi.
Đó cũng chính là câu kết thúc của chương 5, Tin Mừng theo thánh Mátthêu. Chương 5 có thể nói là chương quan trọng nhất của Bài Giảng Trên Núi. Trong đó, Hiến Chương Nước Trời (tám mối phúc thật), dĩ nhiên là cốt lõi của Bài Giảng trên núi mà Đức Giêsu muốn công bố.

Saturday, 24 October 2015

TÂM SỰ CỦA BÁCTIMÊ

Tôi là Bactimê. Thật ra đó không phải là tên của tôi. Tôi có một tên khác, nhưng không một ai biết đến. Bartimê chỉ có nghĩa là con ông Timê. Họ không biết tên tôi. Có ai đó đã nói rằng tôi là con của ông Timê. Thế là từ đó, mọi người gọi tôi là “con ông Timê”. Tên ấy nghe còn tạm được. Có nhiều người chỉ gọi tôi là “người mù”, “gã mù” (Lc 18,35). Họ gọi tôi bằng chính tật nguyền tôi đang mang. Thế đấy, hình như trong xã hội này, tôi, “gã mù ăn xin”, không hề có một danh phận, không có giấy tờ tùy thân, không có một tên gọi như bao nhiêu người khác.

Saturday, 17 October 2015

TỘI PHẠM THƯỢNG CHỐNG LẠI THÁNH THẦN

Cả ba tác giả Tin Mừng Nhất Lãm đều nói đến “Tội phạm thượng, chống lại Thánh Thần”. Trong đó lời tường thuật của Luca xem ra độc lập và ngắn gọn nhất: “Lc 12,10:  "Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha.” 
Thánh Matthêu nhấn mạnh thêm đến tính “vĩnh viễn” của tội này: Mátthêu 12,32: “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau”.

Saturday, 10 October 2015

THÌ RA MUỐN TRƯỜNG SINH THÌ PHẢI THẾ NÀY ĐÂY...

Chuyện kể rằng: Vào thời chiến quốc, một hôm, có người đến dâng cho vua nước Sở một vị thuốc quí có thể giúp người ta trường sinh bất lão.
Viên quan cận thần chận lại hỏi :
- Vị thuốc này có ăn được không ?
- Thưa, ăn được.
Tức thì viên quan ấy giựt lấy bỏ vào miệng. Truyện đến tai vua, ngài đùng đùng nổi giận:
- Đem mà chặt đầu nó đi.
Viên quan chắp tay vái :
- Nghe người dâng thuốc nói là thuốc bất tử lại ăn được, thần mới dám ăn. Thuốc bất tử nghĩa là ăn vào rồi thì không còn có thể chết được. Thế mà vừa nuốt khỏi miệng, thần đã sắp phải chết. Như vậy là thuốc tử. Tại sao người ta lại gọi là thuốc bất tử được ?
Vua Sở, lúc bấy giờ, mới ngộ ra là mình bị lừa liền cho chém đầu người dâng thuốc.

Saturday, 3 October 2015

CHUỖI MÂN CÔI, CHUỖI CỨU RỖI

Năm 1917, tại Fatima, Bồ Đào Nha, Đức Maria đã hiện ra tất cả 6 lần, mỗi tháng một lần, từ 13 tháng 5 năm 1917, cho đến 13 tháng 10 năm 1917. Đức Mẹ đã ban cho 3 đứa trẻ Lucia, Jacinta và Phanxicô nhiều thông điệp, trong đó, thông điệp mà Đức Mẹ nhắc đi nhắc lại nhiều lần là: “Hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày để đem hòa bình cho nhân loại và để chấm dứt chiến tranh." 

Tuesday, 29 September 2015

THÌ RA, ĐỨC GIÊSU NÓI "CON NGƯỜI KHÔNG CÓ CHỖ TỰA ĐẦU" LÀ VÌ LÝ DO NÀY

Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo." Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9,57-58).

Đoạn Tin Mừng này nằm trong khoảng thời gian Đức Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem. Đoạn đường mà Đức Giêsu đang dẫn các môn đệ đi là đoạn đường lên Giêrusalem được khởi đầu ở Lc 9,51. Đây là đoạn đường mà “nhất quyết đi, khi đã đến giờ Người được rước lên trời” (Lc 9,51).

Monday, 28 September 2015

CÁI "LỚN" CỦA KẺ "NHỎ" (Lc 9,48)

Trong chuyến tông du Hoa Kỳ (22-29/09/2015), trên đường Đức Giáo Hoàng đi từ Tòa Bạch Cung đến thánh đường thánh Mátthêu, có một bé gái 5 tuổi rất dễ thương, con của những người nhập cư, tên là Sophie Cruz, cố gắng len lỏi qua hàng rào an ninh bảo vệ, để tìm gặp Đức Thánh Cha. Em đã bị 2 nhân viên an ninh giữ lại, nhưng may mắn là Đức thánh Cha đã nhìn thấy và gọi em lại, ôm hôn Em. Em trao cho Đức Thánh Cha một phong thư, bên ngoài có hình Đức Thánh Cha đang nắm tay 5 đứa trẻ màu da khác nhau, cùng với dòng chữ: “Con và các bạn yêu thương nhau, mặc dù khác màu da”.

Friday, 25 September 2015

ĐAU KHỔ CẦN THIẾT?

Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều cho chúng ta biết rằng Đức Giêsu tiền báo tất cả 3 lần về cuộc thương khó và phục sinh của Người (Mt 16,21-22;17,20-23;20,17-19; Mc 8,31-33;9,30-32;10, 32-34; Lc 9, 22; 9,43b-45;18,31-34)
Đoạn Tin Mừng theo thánh Luca chúng ta vừa nghe hôm nay (Lc 9,43-45) tường thuật lại việc Đức Giêsu tiền báo về cuộc thương khó lần thứ hai.

Thursday, 24 September 2015

GIÁ TRỊ CỦA TƯƠNG QUAN

Một sinh viên trường y kể lại một kinh nghiệm quý báu rằng:

Trong tháng thứ 2 của khoa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp…

Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Wednesday, 23 September 2015

THÌ RA LÝ DO VUA HÊRÔĐÊ MUỐN GẶP CHÚA GIÊSU LÀ...

Tiểu vương Hêrôđê mà chúng ta nghe trong đoạn Tin Mừng hôm nay (Lc 9,7-9) là tiểu vương miền Galilê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên (Lc 3,1).

Monday, 21 September 2015

PHẢI CHĂNG ĐỨC GIÊ-SU XEM THƯỜNG TƯƠNG QUAN HUYẾT THỐNG? (Lc 8,19-21; Mt 12,46-50)

Khi nghe người ta nói rằng:  "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy." Người đáp lại: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành." (Lc 8,20-21)

Sunday, 20 September 2015

TỰ TÌNH CỦA NGƯỜI THU THUẾ

Cuộc đời luôn có những sự bất ngờ lạ thường lý thú và ngọt ngào. Ví như chuyện tình của tui với Thầy Giê-su vậy. Một hôm, lúc tui đang ngồi tại bàn làm việc thì Ổng đi ngang, nhìn thấy tui, cất tiếng gọi: “Anh hãy theo tôi” (Mt 9,9).

Saturday, 19 September 2015

QUYỀN LỰC CỦA ĐÂY TỚ

Vào đầu năm học mới năm nay, dư luận trên toàn nước Việt Nam, đặc biệt là các bậc phụ huynh xôn xao, vì bộ giáo dục cho áp dụng dự án trường tiểu học mới gọi là VNEN. Theo dự án này, lớp học sẽ có một hội đồng tự quản, khoảng 27 em, đứng đầu là chủ tịch hội đồng tự quản, thay vì là lớp trưởng như trước đây. Chức vụ chủ tịch, cũng như các chức vụ khác được các em tự ứng cử và bầu chọn. Có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về chức danh chủ tịch trong lớp học, trong đó có nhiều ý kiến băn khoăn lo lắng rằng liệu các em có bị cuốn vào dòng xoáy đam mê quyền lực khi còn quá nhỏ, và ảnh hưởng đến việc học của các em hay không?

Thursday, 17 September 2015

CÙNG ĐI VỚI CHÚA

Sáng nay, khi vào thăm facebook, tôi đọc được một dòng Status của một người bạn share lại Status của Tung Thanh Nguyen, có một phần nội dung như sau: “Đã đến lúc nói lên câu giã từ VN ơi xin gút bai. Chỉ còn đôi ta bên nhau, sau một giấc mộng tan tành….

BAO DUNG HAY BUNG DAO?

Việc Đức Giê-su đến dùng bữa với một gia đình người Pha-ri-sêu là một chuyện hết sức bình thường theo quan niệm của người Do thái, đặc biệt là nhóm kinh sư và Pha-ri-sêu. Tin Mừng Luca ghi lại đến 3 lần Đức Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu (Lc 7, 36; 11,37; 14,1). Và mỗi lần Đức Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu, thì y như rằng có chuyện.

Saturday, 12 September 2015

TỰ TÌNH CỦA CHÀNG NGƯ PHỦ LỖI LẦM

Tôi gặp Chúa trong một buổi sáng ảm đảm, có lẽ là một trong những buổi sáng ảm đảm nhất của nghề chài lưới. Một buổi sáng mà đêm hôm trước tôi và đồng bạn vất vả suốt đêm ngoài biển khơi mà không bắt được một con cá nào. Đó là một buổi sáng mà nổi thất bại ê chề đang gặm nhắm tâm hồn tôi, một buổi sáng mà thân xác tôi rã rời vì vất vã suốt đêm. (Xc. Lc 1,1-11)

Friday, 4 September 2015

VỀ VÙNG DÂN NGOẠI

Tin Mừng Ngày hôm nay (Mc 7,31-37) kể lại những hoạt động của Đức Giê-su trên vùng đất của dân ngoại. Hành trình rao giảng đưa Đức Giê-su ra khỏi miền Ga-li-lê để đi về phía dân ngoại.

Sau khi trừ quỷ cho con gái của một người phụ nữ Hy lạp tại vùng Tia. Hôm nay, nơi miền thập tỉnh, Đức Giê-su lại gặp gỡ một người khác. Anh ta không thể tự mình trình bày với Đức Giê-su về nhu cầu thiết yếu của mình. Anh ta cũng không thể nghe biết về khả năng chữa bệnh của Đức Giê-su, bởi vì anh ta vừa điếc lại vừa ngọng.

Người ta đem anh ta đến với Đức Giê-su và xin Người đặt tay trên anh. Đức Giê-su đã đón nhận anh từ đám đông, ân cần chăm sóc anh. Người chạm vào tai anh. Người dùng nước miếng chạm vào lưỡi anh. Đó là những cái chạm thân tình nhất mà chỉ những người yêu nhau mới làm được. Người ngước mắt lên trời cầu nguyện cho anh, Người ra lệnh cho đôi tai và lưỡi của anh: “Ephata, hãy mở ra”!  

Phép lạ mở tai và mở miệng cho người vừa điếc vừa ngọng được kết thúc bằng lời cảm thán của dân chúng: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được."

Lời cảm thán này là một cảm nghiệm từ một dấu lạ Đức Giê-su đã làm cho người ngọng điếc. Đó cũng là tin vui mà ngôn sứ Isaia đã loan báo từ ngàn xưa về thời Đấng Mesia: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được; kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (Is 35,5-6).

Đó là một niềm vui khôn tả, vui đến nỗi không thể che dấu được. Vì thế, Dẫu rằng Đức Giê-su đã ra lệnh cho họ không được nói với ai, nhưng Người càng ra lệnh thì họ càng rao giảng không ngừng.

Phép lạ chữa lành người ngọng điếc không chỉ có ý nghĩa cho cá nhân người ngọng điếc. Hơn thế nữa, Anh chính là biểu tượng cho một vùng dân ngoại bẩm sinh mất khi khả năng nghe tiếng Chúa và nghe về Chúa. Không nghe tiếng Chúa thì hẳn những điều họ nói về Chúa, về những điều Chúa muốn họ nói trở nên ngọng ngịu, khó thành câu. Đức Giê-su đã đến, và mọi thứ đã thay đổi, đôi tai họ đã được mở ra và miệng lưỡi họ loan báo kinh khủng, đến nỗi Người không thể bịt lại được nữa.

Cám ơn Chúa, vì Chúa đã đến với chúng ta. Người đã mở tai và mở lưỡi cho chúng ta vào ngày chúng ta chịu phép rửa. Tuy nhiên, nhiều lúc không khéo giữ gìn, bệnh cũ ngọng điếc của chúng ta lại tái phát.

Để rồi, có những đôi tai không còn nghe tiếng Chúa nữa; có những đôi tai chỉ thích nghe những điều xấu xa; có những đôi tai thích thú với những lời nói xu nịnh, vuốt ve; có những đôi tai thích lắng nghe những điều xầm xì, bàn tán về người khác; có những đôi tai không đón nhận sự thật mất lòng; có những đôi tai làm ngơ trước lời kêu gào của người khốn khổ…

Không nghe tiếng Chúa, thì làm sao bắt chước tiếng Chúa được. Thế nên mới có những chiếc lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, có những chiếc lưỡi khoe khoang khoác lác, có những chiếc lưỡi xu nịnh vuốt ve, có những chiếc lưỡi lảng tránh sự thật, hoặc tệ hơn nữa là bẻ cong sự thật.

Có những chiếc lưỡi “hễ ngồi lê là bới xấu anh em và bêu diếu cả người ruột thịt” (Tv 50,20). "Môi miệng chúng chẳng có gì thành thật, lòng dạ đầy chước độc mưu thâm. Cửa họng chúng như nấm mồ mở rộng, khéo đẩy đưa ba tấc lưỡi phỉnh phờ. (Tv 5,10). Và rốt cuộc: “Tấc lưỡi mình hại mình là thế ! Thiên hạ xem, ai cũng lắc đầu. (Tv 64,9)

Trong tông thư gửi những anh chị em sống đời thánh hiến, Đức Phanxico đã khuyên rằng: “tôi không ngừng lặp đi lặp lại rằng: những lời chỉ trích, đàm tiếu, ghen tương, tị hiềm, đố kỵ không được phép cư ngụ ở trong nhà của anh chị em”

Trong một bài giảng lễ ngày 2/9/2013, tại nhà nguyện Saint Martha, Đức Thánh Cha Phanxico đã nói rằng: “Những ai trong một cộng đoàn hay nói xấu về người anh chị em mình, tức các thành viên khác của cộng đoàn, là muốn giết chết họ... Chúng ta thường nói xấu, buôn chuyện. “Nhưng biết bao lần cộng đoàn chúng ta, ngay cả gia đình chúng ta, đã trở thành địa ngục khi chúng ta ác độc giết người anh em mình bằng lời nói!”


Mệnh lệnh Ephphatha - hãy mở ra, của Chúa Giê-su, và những cái chạm vào đôi tai vào lưỡi dành cho người ngọn điếc vẫn là những điều hết sức cần thiết cho mỗi người chúng ta. Xin Chúa Chúa mở tai, và thánh hóa môi miệng chúng ta để chúng ta biết nghe Lời Chúa dạy, và chỉ nói những điều cần thiết mang lại lợi ích cho anh chị em mình mà thôi.
Fr. Joseph Phạm Duy Thạch SVD

Saturday, 22 August 2015

TẠI SAO PHẢI THEO CHÚA?

Một ngày nọ, ông chủ nông trại người Do Thái hoảng hốt nói với vợ.

Bà ơi! Tai họa đến nơi rồi. Tôi nghe mấy bữa nay trong thành người ta đồn đãi chuyện kinh khủng lắm. Đấng Mê-sia đã đến gần chúng ta rồi.

Người vợ bình thản? Sao ông có vẻ hoảng hốt vậy? tôi tưởng đó là chuyện đáng mừng chứ? Chúng ta đang mong chờ Đấng Mê-sia mà.

Mừng gì chứ? Bà xem bao nhiêu năm chúng ta cực nhọc vất vả làm việc, mới có cơ ngơi đáng kể như bây giờ. Thế mà, bà biết không, chúng ta sắp bỏ mọi sự để theo Đấng Mêsia rồi.

Bà vợ an ủi chồng: Thôi mình đừng lo. Chúa là Đấng Nhân Lành. Chúa đã giúp dân tộc chúng ta đương đầu với những kẻ đại gian đại ác như: Pharao, Haman, Hitle…Thế thì chắc chắn Ngài cũng có cách giúp chúng ta thoát khỏi Đấng Mê-si-a chứ!

Trước tình cảnh nhiều môn đệ tuyên bố rút lui không theo Đức Giê-su nữa, Đức Giê-su đã hỏi lòng Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”. Phê-rô thay lời cho Nhóm Mười Hai trả lời: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa."

Câu trả lời của thánh Phê-rô biểu lộ một niềm tin dựa trên mạc khải của Đức Giê-su về “Lời ban sự sống đời đời”. Trước đó, Đức Giê-su đã nói cùng các môn đệ rằng: “Lời thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”

Câu trả lời của thánh Phê-rô cũng cho thấy niềm tin và hiểu biết nền tảng của Nhóm Mười Hai về Đức Giê-su: Đức Giê-su là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Nghĩa là, Đức Giê-su thuộc về Thiên Chúa. Người là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và con người.

Đức Giê-su là con đường duy nhất giúp cho con người vươn đến Thiên Chúa, hiệp thông với Thiên Chúa và có được sự sống đời đời bất diệt.

Thiên Chúa ban cho con người món quà quý giá nhất, một món quà có giá trị vô tận và bất khả xâm phạm. Đó là món quà tự do. Chính ông bà nguyên tổ đã sử dụng món quà này để phản bội lại Thiên Chúa.

Mỗi người chúng ta vẫn còn nguyên món quà tự do ấy. Chúng ta có thể chọn lựa Thiên Chúa hoặc lìa bỏ Người. Thiên Chúa không thể xâm phạm tự do của con người. Người chỉ có thể lấy tấm lòng của người cha mà mời gọi mỗi người chúng ta hãy qua về với Người. Người chỉ có thể con tim của một tình nhân để theo đuổi chúng ta không ngừng.

Người mời gọi chúng ta hãy chọn Người, hãy theo Người, không phải vì Người buồn không có ai chơi với; cũng không phải vì Người cô đơn, cô độc; cũng không phải vì Người cần chúng ta phục vụ. Tất cả đều không. Con người không thể mang lại cho Thiên Chúa bất cứ một lợi lộc đáng kể nào.

Người mời gọi mỗi người chúng ta chọn Người chỉ vì Người là cha chúng ta. Mỗi người chúng ta là con của Người. Chỉ có Người yêu thương chúng ta nhất, và chỉ có Người mới có khả năng mang lại cho chúng ta sự sống đời đời và hạnh phúc viên mãn.

Hẳn nhiên, tất cả mọi người chịu Phép Rửa đều là những người theo Chúa Giê-su. Đó là một niềm vui, niềm hãnh diện cho mỗi người chúng ta.

Thế nhưng, mỗi người chúng ta có thật sự cảm thấy rằng Lời Chúa là Lời ban sự sống đời đời hay không? Chúng ta có thật sự cảm nhận được rằng Thánh Thể Chúa là nguồn lương thực cần thiết nhất để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta?

Chúng ta có thật sự cảm thấy được Lời Chúa, Thánh Kinh là kiến thức quan trọng nhất để hướng dẫn tâm trí chúng ta hay không? Mỗi ngày chúng ta dành bao nhiêu giây phút để tìm kiếm nguồn lương thực Lời Chúa và Thánh Thể Chúa? Thánh Kinh có phải là cuốn sách gối đầu giường của mỗi người chúng ta hay không? Tham dự Thánh Lễ, các giờ Kinh nguyện có phải là những việc mà chúng ta thích làm nhất hay không? Nhà thờ có phải là điểm đến ưa thích của chúng ta hay không?

Nếu như mỗi thành viên trong gia đình chúng ta đều biết gẫm suy và thực hành Lời Chúa thì gia đình chúng ta sẽ tìm thấy sự đầm ấm hạnh phúc biết bao. Ví dụ như Lời Chúa trong thư gửi giáo đoàn Cô-lô-sê hôm nay là những lời khuyên rất hay cho những ai sống đời gia đình: “người làm vợ hãy Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội Thánh…

Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; …chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình” (Ep 5,22-29).

Đức Giê-su đã nói rằng: “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống… Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết”

Ước gì, mỗi người ki-tô hữu chúng ta luôn hiểu được giá trị của nguồn lương thực Lời Chúa, để rồi dành thời gian đọc Lời Chúa, tìm hiểu Lời Chúa, Suy Gẫm Lời Chúa và đặc biệt là sống theo Lời Chúa dạy.

Ước gì, mỗi người chúng ta cũng xác tín về giá trị cao quý của Thánh Lễ, lợi ích của kinh nguyện, để rồi dành thời gian tham dự Thánh Lễ cách đều đặn và tích cực hơn, đến với Chúa nhiều hơn.


Đó là bằng chứng hùng hồn rằng chúng ta đang thực sự theo Chúa Giê-su và là con đường duy nhất dẫn chúng ta về quê hương vĩnh cửu trên quê trời.

Fr. Joseph Phạm Duy Thạch SVD

Saturday, 1 August 2015

LƯƠNG THỰC THƯỜNG TỒN


Có một cụ già đạo đức đến hỏi tôi rằng: Cha sẽ trả lời thế nào khi có một người lương giáo hỏi cha rằng: Thiên Chúa nhân từ và quyền năng, thế tại sao lại có những con người đói kém không có đủ cơm ăn áo mặc, trong lúc lại có những người giàu sụ tiền của không biết bỏ đâu cho hết?” “Thiên Chúa quyền năng không thể nào giải quyết cơn đói cho con người hay sao?” “Hay là Thiên Chúa dửng dưng không quan tâm cho nên nhiều người lâm vào cảnh cùng khốn như thế?”

Friday, 24 July 2015

NHÌN THẤY CƠN ĐÓI CỦA THA NHÂN

Nhà văn Kim Lân có một tác phẩm rất nổi tiếng mang tựa đề “Vợ Nhặt”. Đó là một bức tranh ảm đạm về nạn đói năm Ất Dậu, 1945 giết chết hơn hai triệu người miền Bắc Việt nam. Người chết như ngã rạ, quạ đen bay vù vù như những đám mây trên bầu trời, xác người chất thành đống, người sống vật vờ như những bóng ma, không khí vẫn thối của mùi rác rưởi và mùi gây của xác người. Trong bối cảnh như thế, một người đàn ông ngụ cư, quá tuổi, xấu xí, nghèo nàn, không lấy được vợ lại nhặt được vợ cách dễ dàng chỉ qua một lời bông đùa. Và cô gái không còn nghĩ gì đến danh giá, nết na, sự xấu hổ để chấp nhận theo trai chỉ mong được một bữa ăn no bụng.

Tuesday, 21 July 2015

THÁNH MARIA MADALENA LÀ MỘT "CALL GIRL" NỔI TIẾNG?

Năm 2006, hãng phim Sony Pictures của Mỹ đã làm chấn động dư luận thế giới và làm cho thế giới Ki-tô giáo phải một phen hú vía, và bực tức, lo lắng, hoang mang, khi cho trình chiếu bộ phim Mật Mã Da Vinci.

Monday, 20 July 2015

CHÂN DUNG MARIA MADALENA


Thánh Maria Mađalêna (hoặc Maria Mácđala) được cả Công giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, và Tin lành Luther tôn kính là một vị thánh, lễ nhớ ngày 22 tháng 7 hằng năm. Các Giáo hội Tin lành khác tôn kính bà là nữ anh hùng đức tin. Chính thống giáo Đông phương cũng kính nhớ bà vào Chúa nhật Myrrh-bearers (người mang dầu thơm).Tên “cúng cơm” của Thánh Maria Mađalêna là Μαρία (Maria), và thường được coi ở dạng Latin viết làΜαριὰμ (Mariam). Tên Maria rất phổ biến trong thời Chúa Giêsu vì liên quan việc cai trị thời Hasmonea và các triều đại Hêrôđê.

Saturday, 18 July 2015

"HIỆP THÔNG LÀ CHÓP ĐỈNH CỦA LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI"

Ngày 24 tháng ba năm 1980, đức cha Oscar Romero, tổng giám mục giáo phận thủ đô San Salvador, Nước El Salvador, đã bị ám sát chết ngay tại bàn thờ, khi đang cử hành Thánh Lễ, lúc ngài đang dơ cao chén máu thánh Chúa. Ngài bị bắn xuyên tim và gục ngã ngay dưới chân bàn thờ. Giám mục Oscar Romero là một tiếng nói bất khuất chống lại bất công xã hội. Ngài không ngừng đứng bên cạnh người nghèo, lên tiếng bênh vực họ và không ngần ngại chết vì đoàn chiên của mình.

Friday, 3 July 2015

"BỤT CHÙA NHÀ KHÔNG THIÊNG"

RABINDRANATH TAGORE là một thi sĩ nổi tiếng người Ấn độ; là người Châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. Ông bắt đầu làm thơ khi mới 8 tuổi.

Một hôm, cậu bé Tagore làm một bài thơ và đưa lên cho cha xem. Cha cậu lắc đầu

- Thơ mày là thơ thẩn! rồi quăng ngay vào sọt rác.

Tagore bèn chép bài thơ của mình thật cận thận và đề xuất xứ là trích trong một cuốn thơ cổ, rồi đưa cho cha mình.

Saturday, 30 May 2015

TÌNH YÊU BA TRONG MỘT

Thiên Chúa là Tình yêu. Đó là bản chất và nét đẹp của Thiên Chúa. Không có Thiên Chúa không tình yêu và không có tình yêu thật sự nào mà không có Thiên CHúa. Thiên Chúa và tình yêu là một, chứ không phải tình yêu là một thuộc tính của Thiên Chúa. KHông phải Thiên Chúa có tình yêu nhưng Thiên Chúa là tình yêu.

Tình yêu nơi Thiên CHúa được diễn tả thế nào?

Tình yêu của Thiên Chúa được diễn tả qua những gì mà con người có thể quan sát và cảm nghiệm được, nhưng trên hết là những gì mà con người không thể tưởng tượng được.

Những điều con người có thể quan sát và cảm nghiệm được.

Wednesday, 27 May 2015

QUYỀN LỰC ĐÍCH THỰC


 Năm 2014, tạp chí Forbes, một tạp chí danh giá của nước Mỹ đã vinh danh 72 người quyền lực nhất thế giới. Trong đó, đứng đầu danh sách là TT Nga Vladimi Putin, và Đức Thánh Cha Phanxicô đứng thứ tư, xếp sau TT Barack Obama và CT Tập Cận Bình. Theo Forbes, có 4 tiêu chuẩn để chọn ra những người quyền lực nhất. Thứ nhất, ứng viên có quyền trên nhiều người hay không. Thứ hai, ứng viên có sở hữu tài sản nhiều hơn những người cùng địa vị hay không. Thứ ba, ứng viên có ảnh hưởng trong nhiều lãnh vực hay không. Và cuối cùng phải chắc chắn rằng ứng viên sử dụng quyền lực một cách tích cực.

Saturday, 25 April 2015

NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA MỤC TỬ NHÂN LÀNH VÀ CHIÊN NGOAN


Ngày 24 tháng ba năm 1980, đức cha Oscar Romero, tổng giám mục giáo phận thủ đô San Salvador, đã bị ám sát chết ngay tại bàn thờ, khi đang cử hành Thánh Lễ, lúc ngài đang dơ cao chén máu thánh Chúa. Ngài bị bắn xuyên tim và gục ngã ngay dưới chân bàn thờ. Giám mục Oscar Romero là một tiếng nói bất khuất chống lại bất công xã hội. Ngài không ngừng đứng bên cạnh người nghèo, lên tiếng bênh vực họ và không ngần ngại chết vì đoàn chiên của mình (https://www.youtube.com/watch?v=OYOXHxZL8pI ).
Và thứ bảy, ngày 23 tháng 5 năm 2015, Giáo Hội cử hành Thánh Lễ tôn phong ngài lên hàng á thánh như một sự tôn vinh dành cho một chứng nhân tử đạo. Và trong Thánh Lễ đặc biệt ấy, khi thánh tích của Á thánh Oscar Romero được rước ra thì một hiện tượng siêu tự nhiên đã xảy ra: bầu trời u ám sau nhiều ngày mưa bỗng mở ra và mặt trời sáng rực cùng với vầng hào quang sáng chói bao quanh. (xem video tai: https://www.youtube.com/watch?v=K5U_Hh-P4OI). Ngài được phong thánh vào ngày 14/10/2018 bởi Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô.

Đức TGM Romero chính là dáng dấp, là hình ảnh chân thật của một vị mục tử chân chính mà Đức Giêsu đã nhắc đến trong đoạn Tin Mừng hôm nay: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” Đó là đặc tính đầu tiên và quan trọng nhất của một người mục tử chân chính.

Sunday, 12 April 2015

THÔNG ĐIỆP LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Năm 1931, Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra với một nữ tu người Balan, tên là Faustina Kawalska, và trao cho chị một thông điệp: “Hãy vẽ một bức ảnh theo mẫu thức mà con nhìn thấy, kèm theo dòng chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài.
 Cha mong ước bức ảnh này được tôn kính, trước hết, tại nguyện đường của con, sau đó, ở khắp nơi trên thế giới. Cha hứa là, linh hồn nào tôn kính bức ảnh này sẽ không bị hư mất. Cha cũng hứa cho linh hồn ấy thắng được các kẻ thù ngay khi còn sống trên thế gian, nhất là trong giờ lâm tử. Chính Cha sẽ bảo vệ linh hồn ấy như là bảo vệ vinh quang của riêng Cha.”

Saturday, 28 February 2015

Ý NGHĨA VIỆC ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH

a. Bối cảnh& giới hạn
- Bối cảnh: đoạn 9, 2-13 nằm trong đoạn IV: 8,27-10,52, giúp cho đọc giả nhận ra Đức Ki-tô là Đấng nào- Đấng không như người ta nghĩ. Trong đoạn này Đức Giê-su đem 3 môn đệ lên núi, biến đổi hình dạng và xuống núi, trao đổi về Ê-li-a. 
- Giới hạn: Đoạn văn bắt đầu với cụm “sáu ngày sau” (c.2) đánh dấu phân cách với đoạn trước. Tác giả không đề cập gì đến trong sáu ngày, chứng tỏ nội dung đoạn văn trước vẫn còn trong sáu ngày. Đoạn văn kết trong viễn cảnh Thập Giá- Đức Giê-su trong đời thường bị khinh khi. C.14 diễn tả Đức Giê-su cùng 3 môn đệ gặp lại nhóm môn đệ và kết thúc hành trình đi riêng và khởi đầu cho một câu chuyện khác.

Saturday, 24 January 2015

MỘT SỰ SÁM HỐI ĐÚNG NGHĨA!


Trong liveshow có chủ đề là “về chốn bình yên” gồm những ca khúc hát về cha mẹ và về Phật Giáo, diễn ra tại sân khấu Lan Anh, tối mùng 5 tháng 11 năm 2014, ca sĩ Quách Tấn Du đã làm toàn bộ khán giả trong khán phòng sững sờ anh khi tiến ra cùng với hai vị sư phụ và bất ngờ xuống tóc, cạo đầu ngay trên sân khấu. Hành động của Quách Tân Du sau đó đã bị cư dân mạng ném đá vì cho rằng anh đã lợi dụng Đạo Phật để đánh bóng tên tuổi mình. Quách Tấn Du giải thích rằng: “Trải qua nhiều biến cố thập tử nhất sinh trong cuộc đời, tôi xuống tóc như hành động sám hối cho những lỗi lầm trong quá khứ. Đây cũng là tâm nguyện một lòng hướng về cõi thanh tịnh của tôi".
Kính thưa cộng đoàn, Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay nhắc lại cho chúng ta về lời mời gọi đầu tiên của Đức Giêsu: “Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã gần đến, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.