Saturday 30 November 2013

"HỌ SẼ ĐÚC GƯƠM ĐAO THÀNH CUỐC THÀNH CÀY, RÈN GIÁO MÁC NÊN LIỀM NÊN HÁI"

Hôm nay, ngày đầu năm phụng vụ mới, có thể nói là ngày tết của người Công Giáo, ngôn sứ Isaia (Is 2,1-5) dẫn đưa chúng ta về một khung cảnh êm đềm, bình yên, hạnh phúc đích thực. Đó là nơi mà “dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi.” Nghĩa là một nơi sum vầy cho nhiều người, nhiều dân tộc trên trái đất này.

Ở nơi ấy, không còn bóng dáng của chiến tranh, của hận thù ghen ghét, vì lúc bấy giờ “họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau nữa, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.”

Tuesday 26 November 2013

ĐỂ GIẢI PHÓNG TIN MỪNG

       
 Dẫn nhập:
 Lễ giáng sinh năm 2011 tôi đang ở nhà hưu dưỡng linh mục Cần Thơ, có 8 cha, 2 thầy dòng Đồng Công, 2 nữ tu dòng Con Đức Mẹ, 2 dự tu. Các thầy đang lo dọn hang đá ở nhà nguyện, và còn dọn thêm một hang đá hoành tráng, nghệ thuật đặc sắc, chiếm một nửa nhà cơm nữa. Trong bầu khí rộn ràng đó, tôi nhận được nhiều thiệp mừng giáng sinh và năm mới, đặc biệt là một gói quà giáng sinh, gửi từ bên Pháp qua đường bưu điện. Đó là một cuốn sách, bìa láng trắng, có hình mầu chụp hai phụ nữ Á châu đang sốt sắng giơ tay cao trước mặt cầu nguyện. Sách có đầu đề: “Ðể giải phóng tin mừng ”. (Pour Libérer L’Evangile), của tác giả Paul Tihon, nhà xuất bản Cerf. Nguyên xem đầu đề cuốn sách tôi đã sửng sốt: sao lại phải giải phóng Tin Mừng. Rồi tên tác giả là Tihon, đọc theo tiếng Việt có thể là “tí hon” nghe cũng ngồ ngộ...và đọc phần dẫn nhập tôi mới biết đây là một sách thần học. Tác giả đã có ý chọn một đầu đề có tính khích động, khiêu khích: “Giải phóng Tin Mừng ”. Tuy nhiên tác giả cũng giải thích ngay rằng nói giải phóng Tin Mừng có phần không đúng và không ổn, vì Tin Mừng không thể nào bị xiềng xích lại được; tuy nhiên Tin Mừng cũng giống như mạch suối vọt lên, có thể bị các thứ nước thải ô nhiễm pha trộn vào làm mất tinh khiết, hoặc bị đất đá cây cối ngăn chặn không lưu thông được, cũng như hạt giống Lời Chúa được gieo vào loại đất đầy gai góc. Vì thế mà Tin Mừng cần được giải phóng khỏi những gì làm nó vẫn đục, những gì ngăn cản dòng chảy của nó. Công việc này tác giả biết rõ rằng mình không phải người đầu tiên, nhung đã có nhiều người liều mình đi trước để gạn đục khơi trong, để khai thông cho Tin Mừng; tác giả chỉ mạnh dạn n?i tiếp, và nghiêm túc nói rằng: “Dự định của tôi, ước muốn của tôi là khiêm tốn làm cho mạch suối được khai thông để nó chảy ra trong sạch hơn và dồi dào hơn ”. (Dẫn nhập).

CÔNG ĐỒNG VATICAN II GÓP PHẦN RẤT LỚN ĐỂ GIẢI PHÓNG TIN MỪNG


Nhân dịp sắp bước vào năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II và 20 năm xuất bản Sách Giáo Lý Giáo hội Công Giáo, xin chia sẽ với quý độc giả bài viết: " Công Đồng Vatican II góp phần rất lớn để giải phóng Tin Mừng" bài này nối tiếp bài viết trước đây " để giải phóng Tin Mừng" nhằm quảng diển những công lao do 5 vị Giáo Hoàng của Công Đồng đã đóng góp để giúp Giáo Hội giải phóng Tin Mừng, đồng thời cũng đã dùng chính bản thân mình xuất phát từ Đức Giêsu Kitô để sống gắn bó với Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa nhờ bí tích Thánh Thể và nhờ suy gẫm Lời Chúa trong cầu nguyện, để kêu gọi dân Chúa cũng xuất phát từ Đức Giêsu Kitô để sống gắn bó với Tin Mừng của Ngài.

Dẫn nhập
Dịp lễ Thánh Antôn Pađôva 13.06.2012, tôi nhận được món quà mừng bổn mạng là cuốn sách tiếng Anh “Light of the world” (Ánh sáng thế gian) phát hành năm 2010 của ký giả kỳ cựu Peter Seewald, ghi lại cuộc trao đổi giữa ông với Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI về các vấn đề Giáo hội và thế giới, như gương xấu lạm dụng tình dục, tai họa toàn cầu, loan báo Tin Mừng, cải cách chậm chạp, sứ điệp Fatima … Sách đó giới thiệu cuộc trao đổi lần thứ nhất giữa ông và Đức Hồng y Ratzinger, được ghi lại trong cuốn “Muối Cho Đời”, phát hành năm 1996, được

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ BẮT TAY VÀO VIỆC TÂN PHÚC-ÂM-HÓA


1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô góp phần như thế nào để giải phóng Phúc Âm ?
    
 Năm 2012 tôi đã đưa lên mạng 2 bài : “Để Giải Phóng Tin Mừng” và “Công đồng Vatican II có công rất lớn để giải phóng Tin Mừng”. Có một linh mục trẻ “ dị ứng” đối với câu “ để giải phóng Tin Mừng” và gửi email nói rằng : câu đó hoàn toàn sai vì Tin Mừng có gì mà phải giải phóng. Tôi đã xin linh mục đó đọc lại phần dẫn nhập, vì chính tác giả là nhà thần học Paul Tihon đã biết trước và đã cố ý chọn một đầu đề khiêu khích như vậy, rồi giải thích rằng: cũng như dòng suối trong vọt chảy ra cần được giải phóng khỏi bùn đất đá làm vẩn đục và ngăn cản không cho tự do chảy đi xa, và cũng như trong Phúc âm Chúa Giêsu có nói dụ ngôn người gieo giống: có hạt rơi vệ đường chim chóc ăn mất, có hạt rơi trên sỏi đá bị chết khô, có hạt rơi vào bụi gai làm cho chết ngạt không sinh hoa trái (xem Mc 4,3-8). Ngoài ra trong bài Công đồng Vatican II có công rất lớn để giải phóng Tin Mừng, tôi có nói đến các đức giáo hoàng : Gioan XXIII,  Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II, Bênêđictô XVI, mỗi vị góp phần riêng của mình: người bỏ không dùng mũ 3 tầng, không dùng áo khoác dài 5 thước, người bỏ kiệu, bỏ ngai …Có độc giả hỏi tôi tại sao chưa viết tiếp về công lao của đức giáo hoàng Phanxicô đã lên ngôi từ 13-03-2013, nay được hơn 7 tháng. Tôi đã trả lời là ngài đã có công rất lớn trong việc đổi mới rất nhiều chuyện mà cả thế giới đã nghe biết hằng ngày. Từ chuyện ngài ăn mặc giản dị, áo chùng trắng, giầy đen, đi xe jeep, không ở trong dinh giáo hoàng, tự xách cặp lên máy bay, gọi điện thoại trực tiếp cho nhiều người quen thuộc… Nhưng nay, tôi mới đọc trên Google bài viết Về 9 ưu tiên của đức giáo hoàng Phanxicô để cải cách giáo hội do tác giả Jean Mercier, đăng trên mạng ngày 08-10-2013, tôi muốn tìm hiểu để chia sẻ.

Saturday 23 November 2013

KẺ TRỘM NƯỚC THIÊN ĐÀNG

"Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! " Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ!Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! " Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! " Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23,39-43).

CÓ MỘT VỊ VUA LẶNG LẼ NHƯ THẾ!

Mỗi khi suy niệm về Đức Giê-su Ki-tô vua vũ trụ, tôi liền nhớ đến bài hát “Lời Vọng Tình Yêu” rất nổi tiếng của Lm nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ: “Trên đồi cao, trong tiếng lao xao mời, gọi tình yêu. Giê-su gục ngã, treo trên thập giá, giang cánh tay, ôm tội loài người. Thân tàn hơi Con Chúa Trời nghe hồn chợt đơn côi. Ôi! Nhân loại hỡi sao chưa hoài tới mà nỡ quên ân tình biển khơi. Chỉ vì tình yêu Chúa chịu nhục thân chết cho trần gian. Vì Người chỉ đến sống cho tình yêu chết cho tình yêu. Để cứu muôn người lỗi tội đưa về trời đẹp tươi”.

Đó chính là dung mạo đẹp nhất, tuyệt vời nhất về một Đức Giê-su, một vị vua của toàn cõi vũ hoàn. Trong khi ngày hôm nay, trong hầu hết các ngôi thánh đường, đều vang lên những bài thánh ca, chúc tụng, hoan hô Đức Giê-su là Vua, thì phụng vụ Lời Chúa lại chọn bài Tin Mừng diễn tả khung cảnh ảm đảm, bi thảm nhất của

Saturday 9 November 2013

CÓ HAY KHÔNG MỘT CUỘC SỐNG SAU CÁI CHẾT???

Chuyện kể rằng: Có một anh trai làng yêu tha thiết một cô thôn nữ. Họ hẹn ước sẽ cùng nhau đi đến cuối cuộc đời. Nhưng chẳng may chiến tranh nổ ra. Chàng phải tạm chia tay nàng, lên đường tòng quân để bảo vệ quê hương, xóm làng. Và họ cũng biệt tin nhau từ sau lần chia tay ấy.

Cho đến một hôm, chàng trai lúc bấy giờ đã là một đại tá quân đội, bỗng bất ngờ dẫn một toán quân đến bao vây một tu viện nữ. Đại tá ra lệnh: tất cả các nữ tu phải ra trình diện, bởi vì có một kẻ thù rất nguy hiểm đang lẩn trốn trong tu viện này.

Saturday 2 November 2013

VỀ VIỆC RƯỚC LỄ CHO NGƯỜI CÔNG GIÁO LI DỊ TÁI HÔN


Ngày 24 Tháng Mười vừa qua, Đức TGM Gerhard Ludwig Muller, Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã cho phổ biến một bài viết của ngài trên tờ L'Osservatore Romano về việc rước lễ của các người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự. Sau đây là nguyên văn bài báo đó dựa vào bản tiếng Anh do Đài Phát Thanh Vatican phổ biến. 


Chứng từ sức mạnh ơn thánh

Vấn đề liên quan tới các tín hữu đã bước vào cuộc kết hợp dân sự mới sau khi ly dị là vấn đề không mới lạ gì. Giáo Hội luôn nghiêm túc xem sét vấn đề này với quan điểm muốn giúp đỡ những người thấy mình rơi vào trạng huống này. Hôn nhân là một bí tích ảnh hưởng hết sức sâu xa tới con người trong các hoàn cảnh bản thân, xã hội và lịch sử của họ. Vì con số những người bị ảnh hưởng trong các quốc gia có truyền thống Kitô Giáo cổ xưa càng ngày càng gia tăng, nên vấn đề mục vụ này đã mang lấy nhiều chiều kích có ý nghĩa. Hiện nay, cả các tín hữu vững chắc cũng nghiêm túc tự hỏi: há Giáo Hội lại không thể cho phép người ly dị và tái hôn được chịu các bí tích dưới một số điều kiện nào đó hay sao? Bàn tay Giáo Hội bị trói cứng vĩnh viễn hay sao trong vấn đề này? Các thần học gia có chịu thực sự thăm dò mọi hệ luận và hậu quả chăng?