Sunday 31 March 2013

ĐỨC GIÊ-SU PHỤC SINH KHÁC VỚI ĐỨC GIÊ-SU SINH THỜI ?!?



Đức Giê-su hiện ra cùng các môn đệ
 Các sách Tin Mừng tường thuật lại nhiều lần Đức Giê-su hiện ra, với nhiều người thân thiết với Người sau khi Phục Sinh. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là không ai trong họ nhận ra Đức Giê-su ngay mà phải mất một khoảng thời gian họ mới nhận ra Người. Vậy, câu hỏi đặt ra là liệu dung mạo Đức Giê-su sau Phục Sinh và trước Phục Sinh có gì khác không? Khác thì khác thế nào? Giống thì tại sao không ai nhận ra?

Saturday 30 March 2013

“NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊ-SU THƯƠNG MẾN” ĐÃ THẤY GÌ VÀ TIN GI?(Ga 20,8)

Có nhiều trình thuật về biến cố Phục Sinh của Đức Giê-su, nhưng trình thuật về “ngôi mộ trống” (Ga 20,1-9) là nổi bật và nền tảng hơn cả và thường được chọn đọc trong Thánh lễ sáng ngày Chúa nhật Phục Sinh. Trong trình thuật này, tác giả đã ghi lại niềm tin của “Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến”: “Ông đã thấy và đã tin” (20,8b). Người môn đệ này đã thấy gì và tin gì?Tác giả lưu ý rằng “cả hai người cùng chạy, môn đệ kia nhanh hơn, chạy trước, và đã đến mộ trước tiên”. Nhiều nhà chú giải lý giải đơn thuần rằng do người môn đệ này trẻ hơn nên chạy nhanh hơn, chạy trước nên đến mộ trước cũng là điều hợp lý.

Friday 29 March 2013

ĐIỂM SÁNG TRONG "TAM CHỐI" CỦA PHÊ-RÔ


Cả bốn Tin Mừng đều ghi lại ba lần chối thầy của vị tông đồ trưởng Phê-rô. Chỉ có Luca ghi lại trình thuật lien tục, còn ba tác giả kia chia ba lần “chối” của Phê-rô thành hai hoặc ba tiểu đoạn, trong suốt cuộc xét xử Đức Giê-su. Điều đó cho thấy đây là một chi tiết không thể thiếu được trong trình thuật về cuộc Khổ nạn – Phục sinh của Đức Giê-su. Mọi người đều nhìn vào Phê-rô như một tên tội đồ, một kẻ phản bội trơ trẽn, để rồi gợi lên bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn tức tối, giận hờn, buồn bã, thương cảm và cả yêu mến.
Không ai phủ nhận đây là một lỗi lầm nghiêm trọng không đáng có, không nên lặp lại. Đó là điều đã rõ. Tuy nhiên, cũng nên có một cái nhìn lạc quan

Sunday 24 March 2013

ĐIỀU GÌ LÀM CHO ĐỨC GIÊ-SU “ĐỔ MỒ HÔI MÁU”?



Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều trực tiếp kể lại sự kiện Đức Giê-su cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu, trước giờ Tử Nạn-Phục Sinh (Mt 26,36-46; Mc 14,32-42; Lc 22,39-46). Tin Mừng Gio-an không kể lại trực tiếp nhưng cũng nhắc đến việc Đức Giê-su xin Cha “cứu con khỏi giờ này” (Ga 12,27). Đức Giê-su có thói quen cầu nguyện trong Vườn Cây Dầu (Lc 22,39) nhưng đây là buổi cầu nguyện được diễn tả chi tiết nhất và đặc biệt nhất của Đức Giê-su. Nơi cầu nguyện quen thuộc, đối tượng cầu nguyện không lạ nhưng tâm trạng người cầu nguyện rất khác thường. Cả bốn Tin Mừng đều ghi lại: Đức Giê-su đau đớn và phiền não. Mỗi tác giả đều dùng một cặp động từ để diễn tả tâm trạng của Đức Giê-su lúc ấy. Dường như rằng một động từ thì không thể nào diễn tả được tâm trạng của Đức Giê-su lúc ấy, nhưng ngay khi dùng cả hai động từ cùng một lúc, các tác giả vẫn không diễn tả được hết cảm xúc lúc bấy giờ của Đức Giê-su

Tuesday 19 March 2013

NHỮNG ĐỘC TÍNH CỦA LÒNG HÂN THÙ


Tương tác, va chạm,  sứt mẻ, để lòng hận thù là những điều hết sức bình thường trong cuộc sống thường ngày của gia đình nhân loại với vô vàn cá tính khác biệt. Có những nỗi giận hờn chóng qua, có những căm tức đôi ba ngày, vài tháng, và cũng có những mối thù cả đời người, thậm chí có những mối thù truyền kiếp. Trong những tiểu thuyết võ hiệp, việc nuôi thù và trả thù là yếu tố làm nên sự hấp dẫn của cốt truyện. Mối thù có thể kéo dài hàng trăm năm theo phương thức cha truyền con nối. Trong bối cảnh ấy, người quân tử đôi lúc chỉ được đánh giá dựa trên tiêu chí biết nhẫn nhục để trả thù,

Monday 18 March 2013

BỨC TRANH "TAM VAI" CỦA THÁNH GIUSE


Xưa nay ai cũng biết thánh Giuse là một người thợ mộc. Tuy nhiên, ít ai biết được thánh Giuse còn có một biệt tài vẽ tranh độc nhất vô nhị. Những bức tranh ngài vẽ dù chưa được mang trưng bày triển lãm trong các phòng tranh; chưa từng được bán đấu giá với giá kỷ lục nhưng chúng vẫn là những kiệt tác bất hủ cho những ai biết chiêm ngưỡng dòng tranh vẻ tu đức. Những kiệt tác nghệ thuật của thánh Giuse không màu sắc sặc sỡ, không có đường nét sắc sảo nên không làm người chiêm ngưỡng vui mắt nhưng nó lại làm cho trái tim con người lay động, cõi lòng con người say đắm. Thánh Giuse đã vẽ những kiệt tác ấy không phải bằng những cây cọ mềm mại, trong những căn phòng yên tĩnh, trong không gian thuận tiện nhưng bằng

Saturday 16 March 2013

BỐN BƯỚC CHỮA LÀNH ĐÔI MẮT ĐỨC TIN (Ga 9,1-41)

Tin Mừng ghi lại nhiều lần Đức Giê-su làm cho người mù được sáng mắt, nhưng làm cho “người mù từ thuở mới sinh” được sáng mắt thì chỉ có một lần duy nhất và chỉ có Tin Mừng thứ tư ghi lại.  là một tình trạng khốn cùng trong thời gian lâu dài và khó rõ căn nguyên. Tình trạng mù từ thuở mới sinh là nền cho câu hỏi nan giải của các môn đệ: “ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta? " (Ga 9,2). Danh ngữ “các môn đệ” (số nhiều) chứng tỏ đây là câu hỏi của một tập thể chứ không chỉ một vài cá nhân. Câu hỏi của các môn đệ phát xuất từ lối suy nghĩ chung của người Do thái vẫn còn tồn tại cho đến thời Đức Giê-su: Mọi bệnh tật hay mọi nỗi bất hạnh đều là hậu quả của tội lỗi của chính đương sự hay của cha mẹ đương sự.

KẺ CÔ ĐƠN TRÊN CON ĐƯỜNG THẬP TỰ

Cách đây hơn hai ngàn năm có một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện trên trái đất này. Ngài đã được tiền báo sẽ là vị vua mới và vĩ đại nhất của dân Do Thái, Đấng sẽ giải thoát dân Do thái khỏi ách nô lệ. Ngài đã sinh ra trong khung cảnh đơn sơ hết sức, nhưng cũng không kém phần long trọng trong tiếng ca hát chúc tụng của các Thiên Sứ và nhóm mục đồng. Ngài cũng được các nhà khôn ngoan nhất Động Phương đến triều bài và dâng những lễ phẩm quý giá như dâng cho một vị Vua. Ngài đã có những bài giảng hùng hồn thu hút dân chúng, đã làm nhiều phép lạ và nhiều lần được dân chúng tung hô. Cuối cùng, Ngài đã được dân chúng đón rước vào thành thánh Giê-ru-sa-lem như một vị Vua. Trước câu hỏi của Phi-la-tô Ngài cũng thừa nhận Ngài là Vua (Mc 16,2).

TƯỞNG MẤT LẠI ĐƯỢC TƯỞNG ĐƯỢC LẠI MẤT (Lc 15,11-32)

Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay, năm C cho người đọc nhiều cảm nhận nghịch lý khó hiểu và không kém phần lý thú về cuộc đời của một con người. Có rất nhiều bài học tuyệt vời đáng để tâm trong dụ ngôn nổi tiếng này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài suy tư này chỉ xin dừng lại ở một căn bệnh của người con thứ: Bệnh Tưởng. Có rất nhiều chi tiết cho thấy cậu đang bị mắc một căn bệnh tưởng khá nặng. Chính triệu chứng của cơn bệnh này là căn nguyên của một chặng đường đau khổ, một kinh nghiệm xương máu trong cuộc đời cậu.

1. Xin "OUSIAS"

Câu chuyện “xin – chia” gia tài của cậu thuộc loại câu chuyện ly kỳ hấp dẫn nhất trong các bản văn Kinh Thánh.