Thursday 20 December 2012

"BAO NHIÊU ĐÊM CHÚA XUỐNG DƯƠNG GIAN BẤY NHIÊU LẦN CON NHỚ NGƯỜI YÊU"


 Lâu nay Mùa vọng[i] được hiểu như là mùa mong chờ. Bản thân chữ “vọng” có nghĩa là trông ngóng, trông đợi, mong về một điều gì đó hay một ai đó. Mong thì phải mong điều tốt điều lành, mong người mình thương yêu, điều mình thích, điều hay người mang đến niềm vui cho mình. Người ta có thể mong điều mới la, người mới lạ nhưng cũng có thể mong người cũ đi xa nay trở lại (như trường hợp mong người quen Việt kiều). Năm nào cũng có cả mùa để mong đợi như thế.

Sunday 21 October 2012

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRÊN LỐI NHÌN CỦA NHÀ TRUYỀN GIÁO

Sách Công Vụ Tông Đồ được mệnh danh là Tin Mừng Chúa Thánh Thần. Chính Thánh Thần thúc đẩy, hướng dẫn và điều khiển mọi hoạt động truyền giáo của GH sơ khai. Biến cố Ngũ Tuần đã cho thấy Chúa Thánh Thần khởi sự công cuộc rao truyền Tin Mừng như thế nào. Có người ví các tông đồ như “những con cờ” được Chúa Thánh Thần di chuyển trên bàn cờ Truyền Giáo thế giới. Khi nói đến hình ảnh những con cờ người ta thường nghĩ đến nghĩa tiêu cực: một ai đó

Saturday 6 October 2012

SÁU NÉT ĐẸP CỦA ĐỨC MARIA TRONG BIẾN CỐ TRUYỀN TIN (Lc 1,26-38)

Thánh Luca là tác giả để lại nhiều dữ liệu nhất về Đức Maria trong tất cả các các tác giả sách Tân Ước. Ngài có nhiều đoạn trình thuật về những biến cố cụ thể trong cuộc lự hành đức tin của Mẹ Maria. Cả năm biến cố trong “Mầu nhiệm 5 sự vui” của Kinh Mân Côi đều nằm trong số những trình thuật của thánh Luca. Đó là: Biến cố truyền tin; biến cố Đức Maria đi viếng chị họ Elisabet; Đức Mẹ sinh Đức Giê-su trong hang đá; Đức Mẹ dâng Đức Giê-su trong đền thánh và Đức Mẹ tìm gặp Đức Giê-su trong đền thánh.

Saturday 22 September 2012

IF ANYONE WHO WISHES TO BE FIRST SHALL BE THE LAST OF ALL AND A SERVANT OF OTHERS (Mk 9,30-35)

            In synoptic Gospels there were three times Jesus predicted he would be handed over into the hands of men and killed by them. This was the second time Jesus talked about his Mission of being miserable, died and rose again for the sake of others. Unfortunately, although Jesus tried to speak a lot of times, His disciples still didn't get what he meant. This time wasn't an exception. The disciples almost didn't pay any attention to what their Master was saying about.

Friday 31 August 2012

KẺ KHÔNG CÓ THÌ NGAY CẢ CÁI ĐANG CÓ CŨNG SẼ BỊ LẤY ĐI (Mt 25,29)

           
Thoạt nghe câu nói ấy của Đức Giê-su, nhiều người không tránh khỏi cảm giác khó hiểu vì có một sự nghịch lý nào đó. Tuy nhiên, nếu đọc lại toàn bộ dụ ngôn "những yến bạc" sẽ thấy được tính hợp lý trong câu kết luận nầy.
           Ông chủ rất công bằng khi trao cho mỗi người số nén bạc phù hợp với khả năng riêng của mỗi người. Phải nói rằng ông chủ hiểu rõ biết rõ từng người và khả năng của họ. Ý định của ông chủ là giao phó những nén bạc cho những cá nhân cụ thể để gây lời cho kho tàng của mình chứ không phải để cất giữ.

Thursday 30 August 2012

SAO TÔI KHÔNG CẢM NHẬN ĐƯƠC NHỈ!?






Tác giả Thánh vịnh 139 nói về ưu phẩm toàn tri của Thiên Chúa như sau:
“Lạy CHÚA, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,
đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.
Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời,
thì lạy CHÚA, Ngài đã am tường hết.”
(Tv139, 1-4)

SỰ THẬT GIẢI THOÁT HAY GIẾT CHẾT CON NGƯỜIi?!?!



Sự thật là một đề tài rất lớn trong Tin Mừng Gioan. Làm chứng cho sự thật chính là mục đích chính yếu của Đức Giê-su khi nhập thể làm người: " Tôi sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi." (Ga 18,37). Gioan Tẩy Giả, người dọn đường cho Đấng Cứu Thế cũng không làm gì khác hơn là "làm chứng cho sự thật": "Ông ấy đã làm chứng cho sự thật" (Ga 5,33).

Sunday 26 August 2012

LỜI THỀ, MỘT BẢO CHỨNG CHO SỰ THẬT?!?

                                               
 Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ (Mt 5,37) dịch sát nghĩa là: “Nhưng lời của bạn là “có, có”, “không, không” và quá mức những điều này là từ ác thần.” Tin Mừng Mat-thêu dùng bốn lần tính từ, được dùng như danh từ và có mạo từ đi kèm, “ponhrou/” (tạm dịch là sự dữ, ác thần). Bản văn nhóm CGKPV dịch là “ác quỷ” có lẽ là hơi cường điệu hóa chăng?

Saturday 25 August 2012

THEO THẦY HAY BỎ THẦY (Ga 6,60-69)


Sau diễn từ về "Bánh hằng sống", nhiều môn đệ đã rút lui vì họ cảm thấy "lời này chướng tai quá, ai mà nghe cho nỗi". Diễn từ bánh hằng sống là lối diễn tả tình yêu tuyệt vời có một không hai trên thế giới này. Tuy nhiên, nó cũng  một lối diễn tả lạ lẫm nhất và ghê rợn nhất đối với người Do thái từ trước đến giờ: "làm sao ông này lại cho chúng ta ăn thịt ông ta được?". Đức Ki-tô quả thực đã yêu con người quá đỗi muốn biến mình làm của ăn nuôi dưỡng thân xác và linh hồn họ. Ngài muốn trở nên "một xương một thịt" với từng người một. Và cách tốt nhất để "họ được ở lại trong Ngài và Ngài ở lại trong họ chính là hiến

Thursday 23 August 2012

THỰC KHÁCH KHÔNG MANG TRANG PHỤC CƯỚI (Mt 22,1-14)



Tiệc cưới ế ẩm vì tất cả những kẻ được vinh dự mời thì đều xin kiếu. Họ có điều gì đó hấp dẫn hơn tiệc cưới của vị vua. Cứ lẽ thường thì một khi vua đã mời thì không một ai có thể từ chối. Đó không chỉ là vinh dự to lớn nhưng còn là bổn phận trách nhiệm và nhất là vì an toàn cho bản thân. Làm mất lòng nhà vua thì thật bất lợi nếu không muốn nói là rất có hại. Thực tế thì nhà vua đã sai lính đến giết người được mời và phá hủy thành. Không những không được ăn mà còn không được yên thân với vua.

Tuesday 7 August 2012

ĐI TRÊN NƯỚC (Mt 14,22-36)

"Đi trên nước" là nhan đề của một trong những cuốn sách của cha Anthony de Mello, vị linh mục dòng Tên người Ấn Độ. Đó là cuốn sách rất tuyệt vời. Nó giúp cho người ta có thể bước đi trên mặt nước của biển hồ thế gian thăm thẳm và đầy dẫy sóng gió.Hôm nay Đức Giê-su không viết một cuốn sách nào để dạy cho các môn đệ đi trên nước.

Wednesday 1 August 2012

VIÊN NGỌC VÀ KHO TÀNG

Viên Ngọc và kho tàng là hai thứ tài sản quý giá nhất trên đời mà những người ham mê vật chất đều muốn sở hữu. Dường như tất cả mọi tài sản họ có đều không bằng kho tàng và viên ngọc mà Đức Giê-su nói đến. Họ sẵn sàng bán tất cả để sở hữu được kho tàng và viên ngọc quý ấy. Đó là cùng đích của đời họ. Kho tàng và viên ngọc sẽ làm cho cuộc đời họ trờ nên sung sướng và thõa mãn với khát vọng giàu sang của mình.
Nước trời cũng giống như vậy. Là một kho tàng và viên ngọc mà mọi người khát khao. Nước trời có thật sự hấp dẫn vậy không ta?

Tuesday 31 July 2012

HÃY ĐỂ CẢ HAI CÙNG MỌC LÊN

Ngồi trong góc nhà nguyện êm đềm vắng lặng mà nghe tiếng nói thì thầm thắm thiết da diết thiết tha mượt mà của Đức Giê-su. Ôi! những lời nói chấn động tâm hồn con người đang bươn chải giữa dòng đời lao xao ồn ào.

Tôi ngồi lặng thinh ngắm nhìn ruộng lúa mới gieo mà không tránh khỏi băn khoăn đến bực mình khi thấy đám cỏ lùng ngày càng phát triển và lấn át cả cánh đồng lúa. Cỏ lùng không gieo nhưng lại có một

Thursday 19 July 2012

ANH MÙ JERICHO, KẺ CHỚP THỜI CƠ TUYỆT VỜI

Có lẽ những cổ động viên của Chelsea, FC Barcelona và tất cả những ai yêu thích Champion League (cúp C1 Châu Âu) hẳn không thể quên được trận lượt đi bán kết giữa Chelsea và Barcelona trên sân Stamford Bridge vào rạng sáng ngày 18/04/2012. Chẳng ai có thể ngờ được Chelsea vào thời điểm hiện tại có thể thắng được Barca ngay cả khi họ được chơi trên sân nhà.

Thursday 7 June 2012

DỨC KI-TÔ LÀ CON VUA ĐA-VÍT?! (Mc 12,35-37)


Tin mừng hôm này tường thuật lại việc Đức Giê-su đặt lại vấn đề mà các Kinh Sư nói Đấng Mê-si-a là con Vua Đavít. Người trích dẫn Thánh Vịnh 110: Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA ngỏ cùng Chúa Thượng tôi:"Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con" (Tv 110,1) để chứng tỏ rằng Đấng Mê-si-a không phải là con vua Đavít. Theo lời Thánh Vịnh trên thì vua Đavít gọi Đấng Mê-si-a là “chúa thượng tôi” một vị trí cao hơn Ông, vì thế Đấng Mê-si-a không thể là con Vua Đavít được.

Wednesday 6 June 2012

ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ

Người Công giáo thường tự hào rằng mình có đức tin chân chính. Và họ càng hãnh diện hơn khi nhận ra rằng mình được Đức Giê-su chúc phúc: “phúc cho những ai đã không thấy mà tin” (Ga 20,29). Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa Đức Giê-su và tông đồ Thomas cho thấy một cái nhìn khá phong phú về đức tin. Đức tin trong suy nghĩ của mỗi người chắc chắn là khác nhau. Có những người tin mà không cần hiểu mình tin cái gì hay Đấng mình tin là ai. Có những người thì đòi hỏi niềm tin phải được nghiệm chứng bằng khoa học, tin phải hiểu, phải hợp lý.

Saturday 2 June 2012

CHUA BA NGÔI _CHÚA TÌNH YÊU

      
Chúa Ba Ngôi
Thần học về Chúa Ba Ngôi chỉ thực sự phát triển vào hậu bán thế kỷ IV. Khởi đầu bằng việc những nhóm lạc thuyết đặc biệt là nhóm Ario đặt vấn đề về thần tính của Chúa Con. Chúa Con có phải là Chúa như Chúa Cha hay không hay Ngài chỉ là một người phàm được nâng lên thành Con Chúa, hay Ngài chỉ là thụ tạo ưu tú nhất trong muôn vàn thụ tạo, hay Ngài chỉ là người con nuôi của Chúa Cha (Dưỡng Tử Thuyết). Công Đồng Trent (325) tuy đã đạt được một định tính khá rõ về thần tính của Chúa Con. Tuy nhiên, do cách dùng từ không thỏa đáng tạo nên cơ hội cho những nhóm lạc thuyết tiếp tục phản kích về thần tính Chúa Con và đức tin của Công Đồng. Và một cuộc tranh luận dài gần 60 năm giữa nhóm bảo vệ đức tin Công Đồng Trent và nhóm lạc thuyết Ario về thần tính của Chúa

Friday 1 June 2012

ĐỨNG THẲNG NGẪNG ĐẦU HAY LỦI THỦI CÚI MẶT(Lc 21,20-28)

Vào ngày 6-11- 2009, điển ảnh USA bắt đầu trình chiều bộ phim bom tấn của năm với chi phí lên đến 200 triệu USD của đạo diễn nỗi tiếng Roland Emmerich. Bộ phim mang tựa đề là “thảm họa 2012”. Bộ phim mô tả hành tinh chúng ta đang sống bị một hành tinh lạ đâm vào đúng ngày 21-12-2012. Đó là thời điểm kết thúc một chu kỳ lịch của người Maya cổ đại, một dân tộc vùng Mỹ châu rất thông thái về thiên văn và địa lý. Và cư dân mạng truyền thông thế giới bỗng giật mình và trở nên xôn xao, hoang mang vì những bài biết nhưng website dự đoán về ngày kết thúc của nhân loại 21-12-2012. 

NÉT ĐẸP CỦA NHỮNG BƯỚC CHÂN SỨ GIẢ TIN MỪNG

“Đẹp thay trên đồi núi

Bước chân người loan báo tin mừng, công bố tin bình an,

Người loan tin hạnh phúc công bố ơn cứu độ,
Và nói với Si-on rằng: “Thiên Chúa ngươi là vua hiện trị” (Is 52,7).







Thật là một lời tiên tri ngọt ngào và đẹp đẽ mang đậm chất văn thơ của tiên tri Isaia. Một lời tán tụng có sức lay động  đến nỗi mỗi khi đọc lên người ta không khỏi háo hức trong lòng. Một lời chiêu mộ hấp dẫn làm cho bao chàng thanh niên mê mẩn đến bỏ mọi sự để dấn thân. 

DUNG MẠO ĐỨC MARIA TRONG TIN MỪNG GIOAN

Thánh Gioan chú trọng đến vai trò làm mẹ của Đức Maria trong chương trình cứu chuộc nhân loại. Trong Tin Mừng Gioan, Đức Maria xuất hiện hai lần: (1) Tại tiệc cưới Ca-na lúc Đức Giê-su bắt đầu sứ vụ công khai; (2) dưới chân thập giá lúc Người chịu chết.
a)    Trong tiệc cưới Ca-na (2,1-11),
 khi thấy họ hết rượu Đức Ma-ri-a đã nói cùng Đức Giê-su: “họ hết rượu rồi” (Ga 2,3) và Đức Giê-su đã trả lời: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến” (2,4). Câu trả lời của Đức Giê-su được giải thích theo nhiều kiểu. Tuy nhiên, có

ĐỨC MARIA TRONG TIN MỪNG NHẤT LÃM

ĐỨC MARIA TRONG TIN MỪNG MÁC-CÔ
Chân dung Đức Maria đươc Máccô phác họa sơ xài qua hai đoạn văn: 3,31-35 và 6,3. Ngoài ra, Đức Maria cũng được nói đến cách gián tiếp trong hàng “thân nhân của Chúa” trong 3,21.
1.Mc 3,31-35: Ai là mẹ ta?
Trình thuật thứ nhất liên quan đến Đức Maria nằm trong bối cảnh Đức Giê-su đang giảng và đông bao quanh người. Lúc ấy “Mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.”  Và “Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! Nhưng Người đáp lại: Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn

ĐỨC GIÊ-SU PHỤC SINH KHÁC VỚI ĐỨC GIÊ-SU SINH THỜI ?!?

Các sách Tin Mừng tường thuật lại nhiều lần Đức Giê-su hiện ra, với nhiều người thân thiết với Người sau khi Phục Sinh. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là không ai trong họ nhận ra Đức Giê-su ngay mà phải mất một khoảng thời gian họ mới nhận ra Người. Vậy, câu hỏi đặt ra là liệu dung mạo Đức Giê-su sau Phục Sinh và trước Phục Sinh có gì khác không? Khác thì khác thế nào? Giống thì tại sao không ai nhận ra? Đó là vấn