Việc Đức Giê-su đến dùng bữa với một gia đình người
Pha-ri-sêu là một chuyện hết sức bình thường theo quan niệm của người Do thái,
đặc biệt là nhóm kinh sư và Pha-ri-sêu. Tin Mừng Luca ghi lại đến 3 lần Đức
Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu (Lc 7, 36; 11,37; 14,1). Và mỗi
lần Đức Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu, thì y như rằng có
chuyện.
Lần thứ nhất: Lc 7,36-50 là câu chuyện một người phụ nữ tội
lỗi công khai trong thành đến đụng chạm vào chân của vị ngôn sứ, và tư cách ngôn
sứ của Đức Giê-su bị đặt vấn đề. Lần thứ hai: Lc 11, 47-53 là một câu chuyện khởi
đầu bằng việc Đức Giê-su không rửa tay trước khi ăn. Việc giữ Luật Lệ của Đức
Giê-su bị đặt vấn đề. Lần thứ ba: Lc
14,1-6, Đức Giê-su chữa một người mắc bệnh phù thủng. Đức Giê-su bị đặt vấn đề
về việc giữ Luật ngày Sa-bát.
Đoạn Tin Mừng Lc 7,36-50 được đặt liền sau đoạn Tin Mừng Đức
Giê-su nói về việc các kinh sư và các nhà thông luật khước từ lối sống và thông
điệp của Gioan Tẩy Giả; khước từ luôn lối sống và sứ điệp của Đức Giê-su. Những
chi tiết câu chuyện sau sẽ minh chứng rõ nét hơn sự khước từ này của ông
Si-mon, một người Pha-ri-sêu.
Mặc dù dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu Đức Giê-su vẫn
tiếp tục phong cách làm việc của mình. Vẫn tiếp xúc với một người tội lỗi như
thường. Đức Giê-su dường như muốn cho ông Si-mon, một người Pha-ri-sêu thấy rằng
Người thân thiết với người tội lỗi đến mức nào. Dù cho Người không dùng bữa với
quân thuế và người tội lỗi, thậm chí là khi dùng bữa trong nhà một người
Pharisêu thì Người vẫn có thể gặp gỡ thân tình với người tội lỗi.
Chính điều ấy làm cho ông Pharisêu chưng hửng và lấy làm khó
hiểu: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng
vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi!" (Lc 7,39). Ông liền
nghi ngờ liền: chắc ông này không phải là ngôn sứ thật như người ta đồn, chứ nếu là
ngôn sứ thì chẳng lẽ không biết người phụ nữ này tội lỗi đến mức nào? Nếu Đức
Giê-su biết sao còn cho bà ta đụng chạm đến mình cơ chứ.
Đức Giê-su biết hết, biết ngay cả những suy nghĩ trong đầu của
ông cho nên Người lý giải giúp cho ông.
Khi kể dụ ngôn hai con nợ, một con nợ ít, một con nợ nhiều
và đều được tha, Đức Giê-su muốn ông Simôn, mở lòng ra với cách đối xử của
Thiên Chúa với tội nhân. Dù con người có nợ Thiên Chúa bao nhiêu, tội lỗi họ có
nặng bao nhiêu thì Thiên Chúa cũng sẵn sàng tha cho họ hết, và niềm vui càng to
lớn, lòng thương mến phát xuất từ lòng biết ơn càng trào dâng, khi người ta phạm
lỗi càng nặng.
Vấn đề là Thiên Chúa có thể thi ân giáng phúc cho tội nhân
bao nhiêu, để họ cảm nhận được họ được thương mà gắn bó thân tình hơn với Người,
chứ không phải lánh xa họ để họ chìm sâu trong tuyệt vọng. Ông không thể có cùng suy nghĩ như Đức Giê-su nên ông tự tách mình ra khỏi Chúa và rời xa những anh em bạn hữu của mình.
Sự trái ngược trong hành động của ông Pha-ri-sêu và người phụ
nữ tội lỗi đã bộc lộ ra sự cảm nhận về ơn tha thứ của Thiên Chúa đối với họ. Ông Pha-ri-sêu: không nước lã lên chân;
không nụ hôn; không dầu ôliu lên đầu>< Người phụ nữ tội lỗi: Nước mắt tưới ướt chân; không ngừng hôn lên
chân; dầu thơm lên chân.
Những vật liệu người phụ nữ dùng để đối đãi Đức Giê-su toàn
là những điều quý giá. Nước mắt là biểu lộ cảm xúc cao nhất của con người; nụ
hôn là biểu lộ tình yêu nồng nàn nhất của con người. Không ngừng hôn, có nghĩa
là hôn liên tục chứ không phải hôn một lần. Mái tóc là thứ quý giá nhất biểu lộ
nét đẹp của người phụ nữ; dầu thơm là hương liệu để người phụ nữ tăng thêm vẻ
quyến rũ, hấp dẫn của mình. Người phụ nữ tội lỗi đã dùng tất cả những gì tốt đẹp
nhất bà có để bày tỏ lòng yêu mến đối với Đức Giê-su. Tình yêu đó chúng ta một
điều rằng tội của chị rất nhiều và chị cũng cảm nhận được sự tha thứ rất lớn.
Còn người Pha-ri-sêu với những con số không như thế thì liệu
rằng ông có cảm nhận được ơn tha thứ từ Đức Giê-su? chắc là không. Ông không cảm
thấy mình có tội thì làm sao ông cảm nhận được sự tha thứ. Ông còn mãi nghĩ đến
tội của người khác.
Đức Giê-su đến dùng bữa
tại nhà người Pharisêu, nhưng cuối cùng người đối đãi Đức Giê-su nhiều nhất lại
là một người phụ nữ tội lỗi công khai. Người đón nhận ơn chữa lành tâm hồn và lời
chúc bình an là người phụ nữ ấy.
Buổi tiệc hôm ấy hẳn là một trong những bữa tiệc vui nhất
trong cuộc đời Đức Giêsu. Đức Giê-su vui mừng, sung sướng không phải vì được
người phụ nữ ấy dành cho những tình cảm đặc biệt nhưng vì Người đã “bắt được một
con cá lớn”, như Người diễn tả: “trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một
người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần
phải sám hối ăn năn.”
Đức Giê-su chắc chắn mong muốn con dân của Người cũng có thể
cảm nhận được niềm vui khi đón nhận ơn tha thứ, để rồi cũng mang lại niềm vui
tha thứ cho người khác khi họ có điều gì lỗi phạm đến mình. Xã hội cần sự chữa
lành hơn là làm nên những vết thương; Cần xoa thuốc hơn là khơi những vết
thương lòng.
Người ta lấy làm khó hiểu khi thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến nhà tù rửa chân cho các tù nhân mà đặc biệt ngài hôn lên chân các tù nhân, trong đó có cả tù nhân nữ và người ngoại đạo. Người ta không hiểu tại sao Đức Giáo Hoàng lại làm thế. Đức Giê-su có bao giờ hôn chân phụ nữ đâu. Thậm chí có kẻ ác ý còn lấy việc ấy như là một bằng chứng để nói rằng Đức Giáo Hoàng là tiên tri giả xuất hiện.
Thế nhưng, nhìn vào cung cách Đức Giê-su đối xử với người tội lỗi, với các bệnh nhân, ta có thể dễ hiểu tại sao Đức Giáo Hoàng lại làm thế. Chắc chắn Đức Giáo Hoàng không thể nào bắt chước được hết những hành động yêu thương mà Đức Giê-su đã làm. Ngài chỉ cố gắng họa lại hình ảnh Đức Giê-su nơi trần gian này mà thôi.
Người ta lấy làm khó hiểu khi thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến nhà tù rửa chân cho các tù nhân mà đặc biệt ngài hôn lên chân các tù nhân, trong đó có cả tù nhân nữ và người ngoại đạo. Người ta không hiểu tại sao Đức Giáo Hoàng lại làm thế. Đức Giê-su có bao giờ hôn chân phụ nữ đâu. Thậm chí có kẻ ác ý còn lấy việc ấy như là một bằng chứng để nói rằng Đức Giáo Hoàng là tiên tri giả xuất hiện.
Thế nhưng, nhìn vào cung cách Đức Giê-su đối xử với người tội lỗi, với các bệnh nhân, ta có thể dễ hiểu tại sao Đức Giáo Hoàng lại làm thế. Chắc chắn Đức Giáo Hoàng không thể nào bắt chước được hết những hành động yêu thương mà Đức Giê-su đã làm. Ngài chỉ cố gắng họa lại hình ảnh Đức Giê-su nơi trần gian này mà thôi.
Cố linh mục nhạc sỹ Từ Duyên đã có một ca khúc rất ý nghĩa mang tựa đề "Lời Kinh Hòa Bình" trong đó có những ca từ như sau: (http://hoangfamily.biz/a2268/loi-kinh-hoa-binh)
"Khi tôi lầm lỡ, mới biết
sớt chia với người lỡ lầm.
Khi tôi nghèo đói, tôi sẽ hiểu nỗi đau người lầm than.
Khi tôi gian nan mới biết sớt chia với người khốn cùng.
Khi tôi đau khổ, đời tôi mới biết cảm thông."
Khi tôi gian nan mới biết sớt chia với người khốn cùng.
Khi tôi đau khổ, đời tôi mới biết cảm thông."
Chúa tha thứ, Chúa thứ tha cho chúng ta biết bao lần chúng ta lầm lỗi sao ta mãi không thể thứ tha cho người anh em mình?
No comments:
Post a Comment