Tuesday, 31 December 2013

TẠI SAO GỌI LÀ LỄ BA VUA?



Hôm nay phụng vụ kính lễ Hiển linh. Tuy nhiên nhiều người vẫn quen gọi là lễ Ba vua? Danh xưng nào chính xác hơn?

Nếu chỉ phân tích từ ngữ Hán Việt, thì quả thực là khó nói. “Hiển linh” là gì? Trong Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ học xuất bản, “Hiển linh” (động từ) được định nghĩa là: “thần thánh tỏ rõ sự linh thiêng, theo mê tín”. Từ điển Việt Nam do ông Thanh Nghị xuất bản năm 1958 cho rằng “hiển linh” là tĩnh từ, có nghĩa là: “linh thiêng, rõ ràng”. Xem ra đó cũng là ý kiến của ông Lê Thanh, tác giả cuốn Tiếng nói nôm na (1999): hiển linh là “rất linh thiêng, thiêng liêng lộ rõ ra bằng sự thật”. Dù hiểu “hiển linh” như động từ hay tính từ đi nữa, thì chẳng qua cũng là dịch bởi danh từ gốc Hy-lạp epiphania, có nghĩa là sự “hiện ra, bày tỏ”. Tân ước dùng từ này để nói đến việc Thiên Chúa đã xuất hiện (tỏ lộ, mặc khải) cho nhân loại ở nơi đức Giêsu (Lc 1,79; Tt 2,11; 3,4), hoặc là việc Đức Kitô sẽ xuất hiện trong vinh quang ngày tận thế (2Tm 4,8; Tt 2,13). Phụng vụ (cách riêng là bên Đông phương) nói đến ba cuộc tỏ hiện của Chúa Giêsu: thứ nhất cho các đạo sĩ; thứ hai tại sông Hoà giang; thứ ba tại tiệc cưới Cana. Dù ba biến cố cách xa nhau hơn 30 năm trường, nhưng đều nhằm bày tỏ thiên tính của Đức Giêsu, đặc biệt vào chặng đầu của mầu nhiệm Nhập thể. Cả ba biến cố đều được ghi lại trong Phúc âm, và được tóm lại trong Điệp ca Magnificat Kinh chiều lễ Hiển linh.

Saturday, 28 December 2013

TẠI SAO CON NGƯỜI CẦN MỘT GIA ĐÌNH???

Ba là cây nến vàng. Mẹ là cây nến xanh. Con là cây nến hồng. Ba ngọn nến lung linh. Thắm sáng một gia đình. Gia đình ôm ấp những ngày thơ, cho ta bao kỷ niệm thương mến. Gia đình vương vấn bước chân ta đi; Ấm áp trái tim quay về. Gia đình bên nhau mỗi khi đớn đau; bên nhau đến suốt đời.

Đó là những ca từ của bài hát đơn sơ, mộc mạc, dễ thương nhưng cũng hết sức sâu sắc về một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, trong ca khúc “Ba Ngọn Nến Lung Linh của nhạc sĩ Ngọc Lễ.

Monday, 23 December 2013

SAO CHÚA LẠI GIÁNG SINH? MÓN QUÀ NÀO CHO CHÚA?



Hằng năm, GH toàn cầu long trọng cử hành Phụng Vụ Thánh tưởng niệm việc Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu- Đấng cứu độ đến và ở cùng nhân loại. Chúng ta hãy cùng nhau tìm lại trong ký ức của mình những kỷ niệm về sự việc trọng đại này và suy niệm về tình yêu mãnh liệt mà Thiên Chúa dành cho dân người. Vì sao con Thiên Chúa phải xuống thế làm người? Ngài đến để làm gì? Chúng ta cùng nhìn lại lịch sự nhân loại từ khởi nguyên để chúng ta có những ý niệm rõ ràng hơn về ngày Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế.
1. Hạnh phúc địa đàng
Khi muốn diễn tả hạnh phúc người ta thường nhắc đến hai khái niệm. Đó là: Thiên đàng và Địa đàng. Đó chính là hai cảnh giới mà con người luôn mong đạt đến và tìm lại. Thiên đàng, cõi phúc thiên giới, chính là nơi mà con người mong được bước vào trong ngày sau hết của đời mình; còn địa đàng là cõi phúc hạ giới, vùng đất mà con người luôn muốn tìm lại từ khi Ong Bà Nguyên Tổ bước ra khỏi đó.
Như vậy lịch sử nhân loại không phải gắn liền với những nỗi thống khổ triền miên ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Nhưng đã có lúc nhân loại tràn ngập hạnh phúc. Đó là hạnh phúc địa đàng, hạnh phúc nguyên thủy mà Thiên Chúa trao ban cho con người và muôn sinh vật ngay thời điểm tạo dựng. Chúng ta cùng nhau suy niệm về tình trạng hạnh phúc này. Lần dở từng trang sách sáng thế chúng ta dễ dàng nhận ra rằng sở dĩ địa đàng hạnh phúc vì nơi đây có những sự giao hòa tuyệt đối. Tất cả đều được Thiên Chúa đóng dấu xác nhận là “hàng Thiên Chúa chất lượng cao”.

Saturday, 21 December 2013

ĐIỀU KHÔNG THỂ THIỀU ĐỂ MỪNG SINH NHẬT CHÚA GIÊ-SU


Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của mùa vọng, nghĩa là thời gian chuẩn bị của chúng ta đã gần đến hồi hoàn tất, và nay mai chúng ta sẽ Mừng Lễ sinh nhật Đấng Cứu Thế. Đó đây, trong các giáo xứ và trong các gia đình hang đá, máng cỏ đã được trang hoàng; trong các khu xóm những ánh đèn đủ màu sắc lấp lánh. Những cánh thiệp, những món quà đã được gửi đi và trao tay, với biết bao nhiêu lời chúc tốt lành, bình an cho người thân cho bạn bè chúng ta.

Mọi thứ dường như đã sẵn sàng cho ngày sinh nhật của Chúa Giê-su, chỉ còn một điều duy nhất và quan trọng nhất mà nếu thiếu đi, thì buổi tiệc Mừng Sinh Nhật Chúa Giê-su sẽ trở nên vô nghĩa. Đó là: đứng dậy, lấy chìa khóa, mở toang cánh cửa lòng chúng ta để đón rước Chúa Giê-su vào lòng mình, vào nhà mình.

Thursday, 12 December 2013

NELSON MANDELA: MỘT ĐÁNH GIÁ TRUNG THỰC

Gọi ông là một trong “những người gây ảnh hưởng, can đảm hơn hết và tốt lành một cách sâu sắc xưa nay”, Tổng Thống Obama đã ra lệnh treo cờ rũ khắp nước để tôn kính Nelson Mandela, người vừa qua đời hôm Thứ Năm, ngày 5 tháng Mười Hai vừa qua. Cùng với những lời tán tụng ào ạt tuôn tới nhà lãnh đạo quá cố của Quốc Đại Phi Châu (African National Congress) và là tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, thiển nghĩ nên tìm hiểu Mandela thực ra là người thế nào và không là người thế nào.

Là Tổng Thống Nam Phi, dù theo xã hội chủ nghĩa hết mình, Mandela đã không có óc trả thù. Sau khi sống phần lớn quãng đời trưởng thành của mình trong nhà tù, ông đã được mọi người khen ngợi không những vì đã từ khước việc trả đũa các nhà cai trị da trắng trước đây, mà còn thúc đẩy chính sách hòa giải và thỏa hiệp đối với chế độ Apartheid bất công. Tuy là một nhà Mácxít đầy dấn thân, Mandela cũng là người thực tiễn, từng làm thất vọng các đồng chí nôn nóng muốn trả thù của mình qua việc không lập tức quốc hữu hóa hàng loạt kỹ nghệ như đã hứa, nhờ thế đã duy trì được mức đầu tư của ngoại quốc. Ông cũng là người thức thời, biết nhìn nhận giới hạn của mình, cả về thể lý lẫn chính trị, qua việc quyết định không tiếp tục cầm quyền sau nhiệm kỳ đầu tiên.

Saturday, 7 December 2013

HÃY SINH HOA TRÁI CỦA LÒNG SÁM HỐI!

Chúa Nhật tuần trước, ngôn sứ Isaia đã dẫn đưa chúng ta vào một khung cảnh thái bình hạnh phúc trên núi của Đức Chúa. Tuần này, Isaia lại tiếp tục giới thiệu cho chúng ta về khung cảnh hòa bình, hòa hợp trong thời của Đấng Mê-si-a, Đức Giê-su Ki-tô.
Chúng ta sẽ gặp thấy những hình ảnh rất dễ thương như: “sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non

Friday, 6 December 2013

ĐÊM GIÁNG SINH- ĐÊM NHỚ NGƯỜI YÊU???

Lâu nay Mùa vọng[i] được hiểu như là mùa mong chờ. Bản thân chữ “vọng” có nghĩa là trông ngóng, trông đợi, mong về một điều gì đó hay một ai đó. Mong thì phải mong điều tốt điều lành, mong người mình thương yêu, điều mình thích, điều hay người mang đến niềm vui cho mình. Người ta có thể mong điều mới la, người mới lạ nhưng cũng có thể mong người cũ đi xa nay trở lại (như trường hợp mong người quen Việt kiều). 

Năm nào cũng có cả mùa để mong đợi như thế. Đối tượng mong chờ của tôi là điều gì? Là ai? Đa số người

Saturday, 30 November 2013

"HỌ SẼ ĐÚC GƯƠM ĐAO THÀNH CUỐC THÀNH CÀY, RÈN GIÁO MÁC NÊN LIỀM NÊN HÁI"

Hôm nay, ngày đầu năm phụng vụ mới, có thể nói là ngày tết của người Công Giáo, ngôn sứ Isaia (Is 2,1-5) dẫn đưa chúng ta về một khung cảnh êm đềm, bình yên, hạnh phúc đích thực. Đó là nơi mà “dân dân lũ lượt đưa nhau tới, nước nước dập dìu kéo nhau đi.” Nghĩa là một nơi sum vầy cho nhiều người, nhiều dân tộc trên trái đất này.

Ở nơi ấy, không còn bóng dáng của chiến tranh, của hận thù ghen ghét, vì lúc bấy giờ “họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau nữa, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến.”

Tuesday, 26 November 2013

ĐỂ GIẢI PHÓNG TIN MỪNG

       
 Dẫn nhập:
 Lễ giáng sinh năm 2011 tôi đang ở nhà hưu dưỡng linh mục Cần Thơ, có 8 cha, 2 thầy dòng Đồng Công, 2 nữ tu dòng Con Đức Mẹ, 2 dự tu. Các thầy đang lo dọn hang đá ở nhà nguyện, và còn dọn thêm một hang đá hoành tráng, nghệ thuật đặc sắc, chiếm một nửa nhà cơm nữa. Trong bầu khí rộn ràng đó, tôi nhận được nhiều thiệp mừng giáng sinh và năm mới, đặc biệt là một gói quà giáng sinh, gửi từ bên Pháp qua đường bưu điện. Đó là một cuốn sách, bìa láng trắng, có hình mầu chụp hai phụ nữ Á châu đang sốt sắng giơ tay cao trước mặt cầu nguyện. Sách có đầu đề: “Ðể giải phóng tin mừng ”. (Pour Libérer L’Evangile), của tác giả Paul Tihon, nhà xuất bản Cerf. Nguyên xem đầu đề cuốn sách tôi đã sửng sốt: sao lại phải giải phóng Tin Mừng. Rồi tên tác giả là Tihon, đọc theo tiếng Việt có thể là “tí hon” nghe cũng ngồ ngộ...và đọc phần dẫn nhập tôi mới biết đây là một sách thần học. Tác giả đã có ý chọn một đầu đề có tính khích động, khiêu khích: “Giải phóng Tin Mừng ”. Tuy nhiên tác giả cũng giải thích ngay rằng nói giải phóng Tin Mừng có phần không đúng và không ổn, vì Tin Mừng không thể nào bị xiềng xích lại được; tuy nhiên Tin Mừng cũng giống như mạch suối vọt lên, có thể bị các thứ nước thải ô nhiễm pha trộn vào làm mất tinh khiết, hoặc bị đất đá cây cối ngăn chặn không lưu thông được, cũng như hạt giống Lời Chúa được gieo vào loại đất đầy gai góc. Vì thế mà Tin Mừng cần được giải phóng khỏi những gì làm nó vẫn đục, những gì ngăn cản dòng chảy của nó. Công việc này tác giả biết rõ rằng mình không phải người đầu tiên, nhung đã có nhiều người liều mình đi trước để gạn đục khơi trong, để khai thông cho Tin Mừng; tác giả chỉ mạnh dạn n?i tiếp, và nghiêm túc nói rằng: “Dự định của tôi, ước muốn của tôi là khiêm tốn làm cho mạch suối được khai thông để nó chảy ra trong sạch hơn và dồi dào hơn ”. (Dẫn nhập).

CÔNG ĐỒNG VATICAN II GÓP PHẦN RẤT LỚN ĐỂ GIẢI PHÓNG TIN MỪNG


Nhân dịp sắp bước vào năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II và 20 năm xuất bản Sách Giáo Lý Giáo hội Công Giáo, xin chia sẽ với quý độc giả bài viết: " Công Đồng Vatican II góp phần rất lớn để giải phóng Tin Mừng" bài này nối tiếp bài viết trước đây " để giải phóng Tin Mừng" nhằm quảng diển những công lao do 5 vị Giáo Hoàng của Công Đồng đã đóng góp để giúp Giáo Hội giải phóng Tin Mừng, đồng thời cũng đã dùng chính bản thân mình xuất phát từ Đức Giêsu Kitô để sống gắn bó với Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa nhờ bí tích Thánh Thể và nhờ suy gẫm Lời Chúa trong cầu nguyện, để kêu gọi dân Chúa cũng xuất phát từ Đức Giêsu Kitô để sống gắn bó với Tin Mừng của Ngài.

Dẫn nhập
Dịp lễ Thánh Antôn Pađôva 13.06.2012, tôi nhận được món quà mừng bổn mạng là cuốn sách tiếng Anh “Light of the world” (Ánh sáng thế gian) phát hành năm 2010 của ký giả kỳ cựu Peter Seewald, ghi lại cuộc trao đổi giữa ông với Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI về các vấn đề Giáo hội và thế giới, như gương xấu lạm dụng tình dục, tai họa toàn cầu, loan báo Tin Mừng, cải cách chậm chạp, sứ điệp Fatima … Sách đó giới thiệu cuộc trao đổi lần thứ nhất giữa ông và Đức Hồng y Ratzinger, được ghi lại trong cuốn “Muối Cho Đời”, phát hành năm 1996, được

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ BẮT TAY VÀO VIỆC TÂN PHÚC-ÂM-HÓA


1. Đức Giáo Hoàng Phanxicô góp phần như thế nào để giải phóng Phúc Âm ?
    
 Năm 2012 tôi đã đưa lên mạng 2 bài : “Để Giải Phóng Tin Mừng” và “Công đồng Vatican II có công rất lớn để giải phóng Tin Mừng”. Có một linh mục trẻ “ dị ứng” đối với câu “ để giải phóng Tin Mừng” và gửi email nói rằng : câu đó hoàn toàn sai vì Tin Mừng có gì mà phải giải phóng. Tôi đã xin linh mục đó đọc lại phần dẫn nhập, vì chính tác giả là nhà thần học Paul Tihon đã biết trước và đã cố ý chọn một đầu đề khiêu khích như vậy, rồi giải thích rằng: cũng như dòng suối trong vọt chảy ra cần được giải phóng khỏi bùn đất đá làm vẩn đục và ngăn cản không cho tự do chảy đi xa, và cũng như trong Phúc âm Chúa Giêsu có nói dụ ngôn người gieo giống: có hạt rơi vệ đường chim chóc ăn mất, có hạt rơi trên sỏi đá bị chết khô, có hạt rơi vào bụi gai làm cho chết ngạt không sinh hoa trái (xem Mc 4,3-8). Ngoài ra trong bài Công đồng Vatican II có công rất lớn để giải phóng Tin Mừng, tôi có nói đến các đức giáo hoàng : Gioan XXIII,  Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II, Bênêđictô XVI, mỗi vị góp phần riêng của mình: người bỏ không dùng mũ 3 tầng, không dùng áo khoác dài 5 thước, người bỏ kiệu, bỏ ngai …Có độc giả hỏi tôi tại sao chưa viết tiếp về công lao của đức giáo hoàng Phanxicô đã lên ngôi từ 13-03-2013, nay được hơn 7 tháng. Tôi đã trả lời là ngài đã có công rất lớn trong việc đổi mới rất nhiều chuyện mà cả thế giới đã nghe biết hằng ngày. Từ chuyện ngài ăn mặc giản dị, áo chùng trắng, giầy đen, đi xe jeep, không ở trong dinh giáo hoàng, tự xách cặp lên máy bay, gọi điện thoại trực tiếp cho nhiều người quen thuộc… Nhưng nay, tôi mới đọc trên Google bài viết Về 9 ưu tiên của đức giáo hoàng Phanxicô để cải cách giáo hội do tác giả Jean Mercier, đăng trên mạng ngày 08-10-2013, tôi muốn tìm hiểu để chia sẻ.

Saturday, 23 November 2013

KẺ TRỘM NƯỚC THIÊN ĐÀNG

"Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! " Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ!Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! " Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: "Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi! " Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng." (Lc 23,39-43).

CÓ MỘT VỊ VUA LẶNG LẼ NHƯ THẾ!

Mỗi khi suy niệm về Đức Giê-su Ki-tô vua vũ trụ, tôi liền nhớ đến bài hát “Lời Vọng Tình Yêu” rất nổi tiếng của Lm nhạc sĩ Đỗ Vy Hạ: “Trên đồi cao, trong tiếng lao xao mời, gọi tình yêu. Giê-su gục ngã, treo trên thập giá, giang cánh tay, ôm tội loài người. Thân tàn hơi Con Chúa Trời nghe hồn chợt đơn côi. Ôi! Nhân loại hỡi sao chưa hoài tới mà nỡ quên ân tình biển khơi. Chỉ vì tình yêu Chúa chịu nhục thân chết cho trần gian. Vì Người chỉ đến sống cho tình yêu chết cho tình yêu. Để cứu muôn người lỗi tội đưa về trời đẹp tươi”.

Đó chính là dung mạo đẹp nhất, tuyệt vời nhất về một Đức Giê-su, một vị vua của toàn cõi vũ hoàn. Trong khi ngày hôm nay, trong hầu hết các ngôi thánh đường, đều vang lên những bài thánh ca, chúc tụng, hoan hô Đức Giê-su là Vua, thì phụng vụ Lời Chúa lại chọn bài Tin Mừng diễn tả khung cảnh ảm đảm, bi thảm nhất của

Saturday, 9 November 2013

CÓ HAY KHÔNG MỘT CUỘC SỐNG SAU CÁI CHẾT???

Chuyện kể rằng: Có một anh trai làng yêu tha thiết một cô thôn nữ. Họ hẹn ước sẽ cùng nhau đi đến cuối cuộc đời. Nhưng chẳng may chiến tranh nổ ra. Chàng phải tạm chia tay nàng, lên đường tòng quân để bảo vệ quê hương, xóm làng. Và họ cũng biệt tin nhau từ sau lần chia tay ấy.

Cho đến một hôm, chàng trai lúc bấy giờ đã là một đại tá quân đội, bỗng bất ngờ dẫn một toán quân đến bao vây một tu viện nữ. Đại tá ra lệnh: tất cả các nữ tu phải ra trình diện, bởi vì có một kẻ thù rất nguy hiểm đang lẩn trốn trong tu viện này.

Saturday, 2 November 2013

VỀ VIỆC RƯỚC LỄ CHO NGƯỜI CÔNG GIÁO LI DỊ TÁI HÔN


Ngày 24 Tháng Mười vừa qua, Đức TGM Gerhard Ludwig Muller, Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã cho phổ biến một bài viết của ngài trên tờ L'Osservatore Romano về việc rước lễ của các người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự. Sau đây là nguyên văn bài báo đó dựa vào bản tiếng Anh do Đài Phát Thanh Vatican phổ biến. 


Chứng từ sức mạnh ơn thánh

Vấn đề liên quan tới các tín hữu đã bước vào cuộc kết hợp dân sự mới sau khi ly dị là vấn đề không mới lạ gì. Giáo Hội luôn nghiêm túc xem sét vấn đề này với quan điểm muốn giúp đỡ những người thấy mình rơi vào trạng huống này. Hôn nhân là một bí tích ảnh hưởng hết sức sâu xa tới con người trong các hoàn cảnh bản thân, xã hội và lịch sử của họ. Vì con số những người bị ảnh hưởng trong các quốc gia có truyền thống Kitô Giáo cổ xưa càng ngày càng gia tăng, nên vấn đề mục vụ này đã mang lấy nhiều chiều kích có ý nghĩa. Hiện nay, cả các tín hữu vững chắc cũng nghiêm túc tự hỏi: há Giáo Hội lại không thể cho phép người ly dị và tái hôn được chịu các bí tích dưới một số điều kiện nào đó hay sao? Bàn tay Giáo Hội bị trói cứng vĩnh viễn hay sao trong vấn đề này? Các thần học gia có chịu thực sự thăm dò mọi hệ luận và hậu quả chăng?

Tuesday, 29 October 2013

CHÀNG TÝ HON VĨ ĐẠI THÀNH JERICHO


Trong thời hoạt động công khai Đức Giê-su không ngần ngại lui tới, tiếp xúc, ăn uống, giảng dạy cho những người bệnh tật, những người tội lỗi, những kẻ bị xem là thấp kém trong xã hội Do Thái. Mỗi lần viếng thăm, mỗi cuộc gặp gỡ Đức Giê-su đều đem đến cho họ ơn chữa lành, sự hoán cải, sự hòa giải và bình an nội tâm, và cả việc ban ơn cứu độ. Một trong những cuộc gặp gỡ đáng kể đến là cuộc gặp gỡ giữa Đức Giê-su và Gia-kêu, trên hành trình lên Giê-ru-sa-lem và đi ngang qua thành Giê-ri-khô được ghi lại trong Lc 9,1-10.

Saturday, 26 October 2013

TÁC HẠI CỦA SỰ "CHÉM GIÓ" TRƯỚC MẶT CHÚA

Nhạc sĩ Võ Như Lân có một ca khúc sinh hoạt khá nổi tiếng về thói tự kiêu, tự mãn như sau:

“Kiêu căng tôi sắc sảo, tôi thành tôi sắc tối.
Huyênh hoang tôi huyền hoặc, tôi thành tôi huyền tồi.
Tự ái tôi nặng nề, tôi thành tôi nặng tội.
Khiêm tốn tôi mỉm cười, đơn giản tờ-ôi tôi.”

Trong Bài Tin Mừng hôm nay (Lc 18,9-14), thánh Luca cho chúng ta nghe lại dụ ngôn mà Chúa Giê-su kể cho “một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê kẻ khác.”

Sunday, 20 October 2013

TÂM TÌNH CỦA NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM PHỤNG VỤ: TỈNH THỨC

Có một buổi chiều nọ, tôi cùng các em thiếu nhi của gx Phước An ngồi nhìn mặt trời dần khuất sau dạy nũi, với một màu hồng rất đẹp, các em nói với tôi rằng: Hoàng hôn thật là đẹp, thầy có thích hoàng hôn không thầy? Tôi trả lời là không! Ngạc nhiên các em hỏi: “sao vậy thầy”? Tôi giải thích: bởi vì hoàng hôn gắn liền với những ký ức không đẹp thời thơ ấu của thầy.

Thuở nhỏ, cha mẹ tôi thường đi làm rẫy xa và mãi tới tối mịt mới về. Nhiệm vụ của tôi là ở nhà trông nhà, trông em, cho heo ăn.

Saturday, 12 October 2013

CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI ĐƯỢC KHỎI BỆNH?!?

Người ta kể lại rằng: Vào cuối năm 1965, trên chuyến phi cơ chở các Giám Mục Hoa Kỳ trở về từ Rô-ma sau Công đồng Vatican. II, có một vị Tổng Giám Mục,thánh thiện, đạo đức, cứ nhìn chằm chằm vào nữ tiếp viên hàng không rất xinh đẹp. Cô gái rất lấy làm khó chịu trước cái nhìn khiếm nhã của vị TGM suốt chuyến bay ấy.

Thật kỳ quái, khi chiếc phi cơ hạ cánh, vị Giám Mục già không chịu xuống máy bay ngay, mà nán lại thủ thỉ vào tai cô tiếp viên hàng không rằng:

Saturday, 5 October 2013

WHAT DOES THE PHRASE "faith as grain of mustard seed" MEANS?

Replying to the requirement of the apostles: "Increase our faith", Jesus said: " If you had faith as grain of mustard seed you could say to this sycamine tree , 'be rooted up and be planted in the sea' and it would obey you." 

How should we understand the phrase "faith as grain of mustard seed"?  can we measure the faith to know that how

Friday, 4 October 2013

"HÃY NĂNG LẦN HẠT MÂN CÔI" Lc 1,26-38



Năm sự vui, thứ nhất thì gẫm Thiên Thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhường. Đó chính là một trong những mầu nhiệm Kinh Mân Côi, thân thương, quen thuộc, gần gũi, gắn liền với đời sống cầu nguyện của hầu hết mọi người ki-tô hữu chúng ta. Mầu nhiệm này được đặt trên nền tảng của đoạn Tin Mừng theo thánh Luca mà chúng ta vừa nghe. Đó thật sự là một mầu nhiệm vui vì nó chứa đựng một tin vui trọng đại cho toàn thể nhân loại chúng ta.

Monday, 30 September 2013

FORGIVE AND FORGET LIKE A CHILD

Becoming like children is one of the most ideal ways to get into the Kingdom of Heaven. What I like most in the characteristic of a child is a true and easy forgiveness. It easy to recognize that characteristic in a child but it is not easy  to imitate that at all. The kids can get angry very quickly and easily. They can fight with one another. However, they also get the reconciliation easily. It takes just some minutes for a child to forgive and forget any bad behavior that the others has just treated him and can play with one another again.  On the contrary, it takes some days, some weeks, or even some years for an adult to forgive for the people treating him badly. It is more difficult for me to forget a bad actions other people do for me. That is one of the reasons of my unhappy life. Today's Gospel remind me to try my best to follow the example of a child to forgive and forget bad actions of other as soon as possible. that is one of the best way to build my community life happier and happier.

Saturday, 28 September 2013

CÁI PHÚC CỦA KẺ NGHÈO Lc 16, 19-31

Chicken A La Carte (Chiếc xe thịt gà) là tựa đề của một đoạn phim, đoạt giải nhất tại liên hoan phim quốc tế lần thứ 26th diễn ra tại Thủ Đô Bá Linh, Đức Quốc, tháng 2, 2006 . Đoạn phim là một bức tranh sống động về tình trạng nghèo đói do hậu quả của toàn cầu hóa. Đạo diễn Ferdinan Dimadura đã khắc họa cách tài tình bức tranh ảm đạm diễn tả sự trái ngược giữa giàu và nghèo trong xã hội ngày nay. Trong khi thực khách trong nhà hàng đặc sản gà rán MacDonald’s, phung phí thức ăn, bỏ dở những chiếc đùi gà; thì phía sau nhà hàng, một người đàn ông nghèo đi thu gom từng chiếc đùi gà thừa, cũng như những thức ăn thừa và đưa về cho nhóm trẻ mồ côi cũng như gia đình mình. Và trước khi ăn ông không quên nhắc nhở những đứa con của mình làm dấu, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì món quà Chúa ban. Đoạn kết của bộ phim là dòng tư liệu đáng buồn, đáng suy gẫm: có 25.000 người trên thế giới chết đói mỗi ngày. ( Xem video tại: http://www.youtube.com/watch?v=o1bOteXhwrw )

Saturday, 21 September 2013

CN 25TNC: NGHỆ THUẬT XÀI TIỀN

Tiền là cái vật chi chi
Tiền là tờ giấy số ghi rõ ràng
Có tiền phú quý giàu sang
Không tiền lắm kẻ cơ hàn điêu linh
Có tiền lắm kẻ chung tình
Không tiền nó đá cho mình quay lơ
Có tiền kẻ đợi người chờ
Không tiền bạn hữu thờ ơ chẳng nhìn
Có tiền đầy đủ họ hàng
Không tiền cô bác bàng hoàng chơi vơi
Có tiền thỏa thích ăn chơi
Không tiền làm toát mồ hôi cả ngày
Có tiền sáng xỉn chiều say
Không tiền bụng đói suốt ngày nằm phơi
Có tiền lầu phố xe hơi
Không tiền nằm ngủ chao ôi đói lòng
Có tiền cưới vợ gả chồng
Không tiền thì ông tơ hồng không se
Có tiền anh nói em nghe
Không tiền anh nói em chê anh nghèo
Không tiền cuộc sống gieo neo
Không tiền cam phận tèo teo một mình

Friday, 20 September 2013

MỘT NGƯỜI THU THUẾ TRỞ THÀNH TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG

Những người kinh sư và pha-ri-sêu, đại diện tối cao cho dân Do thái thế kỷ thứ nhất luôn thấy ngạc nhiên đến bực bội khi Đức Giê-su lại qua lại và ăn uống với quân thu thuế và người tội lỗi. Hơn thế nữa, Chúa Giê-su lại bất chấp dư luận để chọn một người thu thuế nổi tiếng làm môn đệ của mình. Đó là Thánh Mát-thêu. Mát-thêu là một tên thu thuế. Dưới cái nhìn của người Do thái thời bấy giờ thu thuế à một nghề bất nhân, vì bốc lột mồ hôi xương máu của người khác để làm của riêng cho mình; là một tên phản bội vì tiếp tay cho ngoại bang để đàn áp dân mình và là một người tội lỗi vì làm những điều bất chính.
Như vậy, dưới cái nhìn của người Do thái thì Mát-thêu không còn một chút nhân phẩm nào nữa, không còn một chỗ đứng nào cho ông trong lòng dân của ông

Saturday, 14 September 2013

SỰ HOANG ĐÀNG CỦA ANH HAI (Lc 15, 11-32)

Nếu như tuổi 15 được xem như là tuổi đẹp nhất của một đời người, được ví như tuổi trăng tròn hay là trăng rằm, thì chương 15 của Tin Mừng theo thánh Luca cũng là chương đẹp nhất, tròn trịa nhất về tình cha.
Với một dụ ngôn 3 trong một, dụ ngôn mang nhãn hiệu độc quyền, thánh Luca đã phác họa nên một chân dung người Cha nhân hậu không tưởng trên toàn cõi vũ hoàn. Bức tranh tình cha được khắc họa tinh tế bởi nhiều gam màu sáng tối đan xem lẫn nhau. Từ những toan tính, sự sai lầm, gục ngã, niềm đau và nước mắt của người con hoang đàng đến những cử chỉ âu yếm của lòng nhân từ vô bờ bến, khôn tả của Thiên Chúa.

Friday, 6 September 2013

CN23TNC, Lc 14, 25-33: BA TIÊU CHÍ DÀNH CHO NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊ-SU:

Cách đây không lâu, trên một trang mạng của Anh Quốc có đăng một mẫu quảng cáo rất kỳ lạ như sau: “Cần tìm những người sẵn sàng chấp nhận phiêu lưu, làm việc trong môi trường rủi ro cao, tiền lương ít, nơi làm việc lạnh và nhiều tháng không có mặt trời, luôn luôn liều mình gặp nguy hiểm, không có bảo đảm an toàn trở về sau chuyến phiêu lưu này”.
Đó là mẫu quảng cáo tìm người của Ông Hermes Charplepain, nhà thám hiểm Nam Cực nổi tiếng. Mẫu quảng cáo ngược đời ấy không có gì là hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Thế nhưng, nó lại là một lời quảng cáo hết sức thu hút dành cho những ai thích phiêu lưu mạo hiểm.
Chúa Giê-su không phải là một nhà thám hiểm. Tuy nhiên, trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giê-su cũng đưa ra những tiêu chuẩn hết sức kỳ lạ cho những ai muốn làm môn đệ của Người.

Thursday, 5 September 2013

THỨ BẢY SAU CN XXII TN C, Lc 6, 1-5: LUẬT VÌ CON NGƯỜI HAY CON NGƯỜI VÌ LUẬT

Bài Tin Mừng Lc 6,1-5, ghi lại một trong hai sự kiện đầu tiên khai mào cho cuộc tranh luận về cách giữ luật ngày Sa-bát giữa Đức Giê-su và những người Pha-ri-sêu. Sự kiện các môn đệ đi qua một cánh đồng, lấy tay bứt bông lúa, là một điều bình thường, hợp luật, không có gì đáng nói cả. Bằng chứng là trong sach Đnl dạy rằng: “Khi vào đồng lúa của người đồng loại anh (em), thì anh (em) có thể lấy tay bứt những bông lúa, nhưng không được tra liềm cắt lúa của người đồng loại anh (em) (Đnl 23,25).
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, hôm ấy lại là Ngày Sa-bát. Bứt lúa, vò trong tay, rồi ăn, theo những người Pha-ri-sêu, là điều không được làm trong ngày Sa-bát.
Ngày sa-bát, có 39 việc cấm làm: Cấm gặt hái, cấm đập lúa, cấm nấu nướng. Cấm mang gánh nặng tương đương với 2 trái vả khô. Cấm sinh hoạt việc vợ chồng. Cấm các dự định sẽ làm trong ngày sa-bát như dự định đi mua bán, kéo nước, đi du lịch, săn thú, săn chim, nhóm lửa cưỡi lừa, đi tàu ngoài biển, đánh giặc... Ai phạm luật sẽ phải chết.

Saturday, 31 August 2013

TẠI SAO PHẢI KHIÊM HẠ?

Chuyện kể rằng:
Có người chủ nhà kia mở một bữa tiệc và mời nhiều người đến dự. Trong số khách mời, có một học giả nổi tiếng tên là Daniel. Khi ông Daniel đến, người chủ nhà mời ông ngồi bàn trên.
Nhưng Ông từ chối và nói rằng ông muốn được ngồi chung với những người bình dân nghèo nàn. Sau Ông Daniel còn có nhiều người khách lần lượt đến. Ai cũng dành ngồi bàn trên và những bàn gần phía trên. Rốt cuộc chỉ có cái bàn tận dưới cùng, bàn mà Daniel đang ngồi, là còn chỗ trống. Sau cùng, ông thị trưởng đến. Vì không còn ghế trống ở bất cứ bàn nào khác, nên người chủ nhà buộc lòng mời ông thị trưởng ấy đến ngồi bàn cuối chung với ông Daniel. Vị thị trưởng thắc mắc: "nhưng đây là chiếc bàn cuối mà!". Người chủ nhà nhanh trí đáp: "Thưa không, đây là bàn danh dự, vì là bàn có ông Daniel đang ngồi". Vị thị bấy giờ trưởng hết thắc mắc và ngồi vào chỗ chủ nhà chỉ.

Monday, 26 August 2013

LÝ DO DUY NHẤT KHIẾN MỘT NGƯỜI TỒN TẠI LÀ GI?!?

Người ta kể lại rằng, trong trận động đất ở Ácmêni vào tháng 12-1987, hàng ngàn người bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm trong vô vọng. đến ngày thứ 5, họ tìm thấy hai mẹ con bà Susanna bị kẹt dưới một cái bàn. Có một điều kỳ lạ là đứa con gái 3 tuổi xem chừng rất khỏe mạnh trong khi bà mẹ thì đã nằm bất động. Bà đã bị mất máu quá nhiều trong khi trên mình không có một vết thương nào đáng kể ngoài những vết cắt ở ngón tay bà.
Khi bà tỉnh dậy người ta mới biết được nguyên nhân của những vết cắt ấy là do khi con gái bà quá khát nước, nhưng không tìm đâu ra nước, bà đã rạch ngón tay mình cho con bú chính máu của bà. Phóng viên hỏi bà rằng: “sao bà lại làm như vậy? bà không sợ chết sao?” bà Susanna bình thản trả lời: “Vì tôi là người mẹ. Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết. Nhưng tôi muốn con tôi được sống".

Sunday, 25 August 2013

ĐƯỜNG HẸP HAY LÒNG HẸP

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca tường thuật lại cho chúng ta câu chuyện về một ai đó đã đến hỏi Chúa Giê-su về việc có ai đó đã nói với anh ta về số lượng người được cứu thoát thì ít, điều ấy có đúng không? Đức Giê-su không trả lời cho anh rằng điều đó đúng hay sai, nhưng hướng anh đến cách thức để đạt đến ơn cứu độ.
Đó là: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được”. Đức Giê-su không trả lời cho cá nhân người đặt câu hỏi nhưng Ngài trả lời cho tất cả những kẻ đang nghe Ngài và cho độc giả qua muôn ngàn thế hệ, trong đó có chúng ta.

Monday, 12 August 2013

CÓ NHỮNG NGƯỜI SỐNG NHƯ MÌNH KHÔNG BAO GIỜ CHẾT!!!

Chuyện kể rằng: Một hôm, Satan tổ chức đại hội toàn vương quốc. Mục đích là bàn kế hoạch làm thế nào lôi kéo được thật nhiều linh hồn vào hỏa ngục. Tất cả các quỷ đều được triệu tập. Rất nhiều sáng kiến được đưa ra:
Mở đầu đại hội, một tên quỷ con chạy ra nói: Tâu đại vương, em sẽ bảo với mọi người là không có Chúa, đừng phí thời giờ đi nhà thờ, đọc kinh vô ích.
Satan nói: Như thế chỉ lừa được một số người vì nhiều người đã biết có một Thiên Chúa, Đấng chí cao tạo dựng mọi loài, mọi vật.

Monday, 5 August 2013

PHƯỢNG HOÀNG HAY GÀ CON?!?

Chuyện kể rằng có một bác nông phu nọ, nhặt được một quả trứng của chim phượng hoàng. Ông đem quả trứng về cho một con gà mái ấp chung với những quả trứng gà. Ít lâu sau, quả trứng nở ra và một con chim phượng hoàng xinh đẹp ra đời. Con chim phượng hoàng được dạy dỗ, sinh hoạt chung với bầy gà con và chẳng lạ gì nó vẫn luôn nghĩ mình là một con gà con.
Thế rồi, một buổi sáng đẹp trời nọ, trong lúc đang bới đất tìm thức ăn ở một nông trại, phượng hoàng con bỗng nhìn thấy những con chim phượng hoàng đang cất cánh mạnh mẽ bay lượn trên nền trời xanh thẳm. Lúc ấy, trong đầu nó lóe lên một ý nghĩ: “Ước gì tôi có thể bay được như những con chim ấy”. Những con gà xung quanh cười vang: “Bạn không thể bay được như những con phượng hoàng ấy đâu! Chúng ta là loài gà và gà thì chỉ bươi dưới đất, chứ không thể bay trên bầu trời như thế được đâu”.

Saturday, 3 August 2013

CHÚNG TA THUỘC THƯỢNG GIỚI CHỨ KHÔNG PHẢI HẠ GIỚI

Chuyện kể rằng: Một buổi sáng đẹp trời nọ, người đại điền chủ đến nói cùng người đầy tớ đang chăm sóc con ngựa cho ông rằng: Xem chừng anh đang mơ ước làm giàu phải không? Không thấy người đầy tớ đáp lại lời nào.
Người điền chủ lại nói tiếp. Anh hãy chạy từ bây giờ cho đến lúc mặt trời lặn, tôi sẽ cho anh tất cả đất đai mà anh chạy vòng quanh được trong khoảng thời gian ấy.

Sunday, 28 July 2013

CHO VỪA LÒNG CHÚA

Mới đây, trong một bữa ăn sáng, Cha xứ Phao-lô của chúng ta tâm sự với con rằng: “Khi Đức Cha đưa mình về nhận xứ. Nhìn mảnh đất trống trơn mà cảm thấy rất lo âu và một chút sợ hãi, bởi vì trong đầu óc của mình không có lấy một ý tưởng nào, một đường hướng nào để đi cả, mình không biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm thế nào.
Thế là mình dành ra một tuần để cầu nguyện liên lỉ, và sau đó mình đã tìm thấy sự bình an, khi cảm nhận được Chúa đang đồng hành với mình trên mảnh đất trống này.

LỜI CẦU NGUYỆN ĐẸP NHẤT

Người Ki-tô hữu chúng ta thường cầu nguyện với Chúa, nhưng phải cầu nguyện như thế nào? phải cầu xin những gì thì không phải ai cũng biết. Hôm này Đức Giê-su sẽ dạy cho chúng ta biết phải cầu nguyện như thế nào cho chính đáng và hợp tình hôp lý, hợp với nhu cầu mỗi người chúng ta.

Sách sáng thế (18,16-33), kể lại một câu chuyện hết sức dễ thương về tổ phụ Áp-bra-ham. Khi thành Sơ-đom bị Thiên Chúa khiển trách và có nguy cơ bị phá hủy, vì tội lỗi quá nặng nề, tổ phụ Áp-ra-ham đã đứng ra để can dán, để xin cùng Thiên Chúa đừng phá hủy thành. Áp-ra-ham mặc cả với Chúa từng ly từng tý.

Saturday, 20 July 2013

CHỌN LỰA NÀO LÀ TỐT NHẤT?!?

Maria đã chọn phần tốt nhất
Abert Camus, một triết gia hiện sinh người Pháp, người đã đoạt giải Nobel văn học năm 1957, đã nói rằng: “Cuộc sống là tổng hợp của những chọn lựa”. Vâng! Trong cuộc đời chúng ta có biết bao nhiêu điều chúng ta phải chọn lựa: chọn bạn bè, chọn nghề nghiệp, chọn chồng, chọn vợ, chọn nơi định cư, chọn lối sống, chọn lẽ sống…

Saturday, 13 July 2013

THẦN DƯỢC NÀO CHO SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI?

Tần Thủy Hoàng đế (259-210 BC), Người lập ra nhà Tần và là vị vua đầu tiên thống nhất đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông có niềm tin bệnh hoạn về phương thuốc trường sinh bất lão. Muốn ở mãi trên ngôi cao, vị hoàng đế đầy tài năng nhưng bạo ngược đã lệnh cho đạo sĩ Từ Phúc phải dong thuyền ra biển để tìm bằng được đảo Bồng Lai và lấy thuốc tiên về. Từ Phúc, sau đó, đã đem theo 500 đồng nhi

Tuesday, 2 July 2013

GIẢI OAN CHO THÁNH THÔMA, Lm. Jos. Ph.D.Thạch SVD


Trong bốn sách Tin Mừng, Tin Mừng Gioan nói nhiều nhất về ông Thôma Tông đồ. Tin Mừng Gioan nhắc đến Thôma trong 4 dịp quan trọng. Lần thứ nhất, khi Đức Giêsu chuẩn bị lên Giuđê, để làm cho Ladarô sống lại. Các môn đệ khác can ngăn vì người Do thái đang tìm giết Đức Giêsu: “Thưa Thầy, mới đây người Do Thái tìm cách ném đá Thầy, mà Thầy lại còn đến đó sao? Chỉ có “Ông Thôma, gọi là Điđymô, nói với các bạn đồng môn rằng: “Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy !” (Ga 11,16). 

Lần thứ hai, trong diễn từ từ biệt, khi Đức Giêsu nói cùng các môn đệ rằng, “thầy đi là để dọn chỗ cho các con, và thầy ở đâu thì anh em cũng ở đó, thầy đi đâu anh em biết đường rồi”, ông Thôma thưa rằng: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?” (Ga 14,5). 

Lần thứ ba, chính là câu chuyện trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, trong đó ông Thôma tuyên xưng một câu rất nổi tiếng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” và Đức Giêsu cũng ban một mối phúc rất tuyệt vời, cho các tín hữu thời khai cũng như qua muôn ngàn thế hệ: “Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Và lần cuối cùng, ông Thôma được nhắc đến trong câu chuyện các môn đệ gặp lại Đức Giêsu trên bờ biển Tibêria như sau: “Ông Simôn Phêrô, ông Thôma gọi là Điđymô, ông Nathanael người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau” (Ga 21,2).

Được nhắc đến nhiều lần như vậy, nhưng Ông Thôma thường được người ta nhớ đến như là một người kém tin, hay nghi ngờ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, Thôma không phải là người duy nhất phải thấy rồi mới tin. Công bằng mà nói, tâm trạng của Thôma cũng là tâm trạng chung của tất cả các môn đệ lúc bấy giờ. Ông Phêrô cũng phải thấy Chúa rồi mới tin, hai môn đệ trên đường về Emmaus cũng phải gặp Chúa, nói chuyện cả buổi, rồi đến lúc Chúa bẻ bánh mới nhận ra Chúa; bà Maria Mađalêna thì tưởng Chúa là người làm vườn, chỉ đến khi Chúa gọi tên bà: “Maria!”, bà mới nhận ra Chúa. Thế đó! Đứng trước cái chết của Đức Giêsu, ai cũng đang ở trong tâm trạng như vậy hết: Sợ hãi, nghi ngờ, không tin. Đối với các ông, Chúa chết là hết rồi, mộng vàng tan thành mây khói rồi, còn hy vọng gì nữa.

Có thể nói, ông Thôma chỉ là người thay lời, nói lên tâm trạng nghi ngờ chung của tất cả các môn đệ: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Họ đã trở thành những chứng nhân chứng kiến tận mắt Đức Kitô Phục Sinh.

Nếu Phêrô không thấy Chúa, Phêrô cũng không tin, nếu Maria Mađalêna không thấy Chúa, bà cũng không tin, nếu hai môn đệ trên đường Emmaus không thấy Chúa khi Người bẻ bánh họ cũng không tin, nếu Chúa không hiện ra với các môn đệ thì các môn đệ cũng không tin…bằng chứng là: Sau khi gặp Chúa Giêsu, Bà Maria đã đi báo tin cho “những kẻ đã từng sống với Người mà nay đang buồn bã khóc lóc” (Mc 16,10). Nhưng mà, “nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người, các ông vẫn không tin” (Mc 16,11). Rồi, hai người trên đường về Emmaus, sau khi đã thấy Chúa, cũng “trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này” (Mc 16,11-12). 

Câu nói của ông Thôma có thể hiểu theo một cách tích cực khác nữa. Đó là biểu hiện của một tông đồ khao khát muốn nhìn thấy Chúa, muốn gặp lại Chúa. Ông cảm thấy mình thiệt thòi. Sao mà mười môn đệ kia, ai cũng thấy Chúa còn mình thì không. Câu nói của ngài có phần hờn dỗi, tự ái nhưng trên hết là niềm khao khát của kẻ muốn nhìn thấy Chúa. Chỉ cần thấy Chúa thôi, không cần xỏ ngón tay vào lỗ đinh, hay đặt bàn tay vào cạnh sườn Chúa. Ông Thôma dạy cho chúng ta một bài học về nỗi khao khát cháy bỗng được gặp gỡ Đức Giêsu phục sinh là như thế nào.

Ngày nay, một trong những bức tranh nổi tiếng người ta thường thấy về ông Thôma, là bức tranh của họa sĩ, điêu khắc gia lẫy lừng người ý tên là Caravaggio. Bức tranh được gọi là “sự không tin của Thôma” (Incredulità di San Tommaso, niên đại 1602). Đó là bức tranh ngài đang xỏ ngón tay vào cạnh sườn Đức Giêsu. Thực ra, ông Thôma chưa từng xỏ ngón tay vào cạnh sườn, hay lỗ đinh trên bàn tay Chúa. Khi gặp Chúa, ngài đã tin và tuyên xưng ngay: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”. Và chính ngài, chứ không phải ai khác, là tông đồ duy nhất tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa.

Trong bối cảnh Đức Giêsu mới chịu khổ nạn và chịu chết, việc Đức Giêsu sống lại là một điều gì đó quá sức tưởng tượng đối với tất cả các môn đệ. Vì họ không hiểu hoặc là sự hoảng sợ, thất vọng làm cho họ quên đi những lời Đức Giêsu tiên báo về cái chết và sự phục sinh của Ngài trước đó. Vì thế họ ao ước được thấy Người bằng xương bằng thịt thì họ mới tin là điều rất dễ hiểu.

Hình ảnh, tâm trạng của ông Thôma rất gần gũi với mỗi người chúng ta ngày nay. Làm sao tin? Làm sao cảm nhận được Đức Giêsu Phục Sinh đang hiện diện trong đời mình đây? Ngài vô hình. Chúng ta không thấy ngài bao giờ. Hồi còn nhỏ, tôi cũng thường hay xin Chúa làm sao cho tôi được thấy Chúa một lần trong đời. Nhưng mãi cho đến bây giờ tôi vẫn chưa một lần thấy Chúa. Có thể nhiều người trong chúng ta không ao ước thấy Chúa, nhưng cũng rất hay cầu xin Chúa cho mình thấy dấu lạ, thấy phép lạ để biết rằng Chúa đang hiện diện thật. Chính vì thế mà người ta hay đi tìm dấu lạ. Nghe ở đâu có Đức Mẹ hiện ra là đến cho bằng được. Tuy nhiên, dấu lạ thì không có nhiều và không phải ai cũng thấy được dấu lạ. Thế thì, làm sao mà tin đây?

Đức Giêsu khuyên mỗi người chúng ta: “Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” và Ngài cũng chúc phúc cho mỗi người chúng ta: “Phúc cho những người không thấy mà tin”. Thực tế là Chúa vô hình và chúng ta hiếm khi thấy Chúa bằng xương bằng thịt. Đức Cố Giám mục Vũ Duy Thống nói rằng: “Muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không thấy; và lẽ dĩ nhiên, một khi tin điều mình không thấy thì sẽ được thấy điều mình tin.

Trong số các môn đệ, chỉ có duy nhất một môn đệ không thấy Chúa mà tin. Môn đệ nào vậy? Thưa! Đó là người môn đệ đức Giêsu yêu mến”. Khi thấy ngôi mộ trống, không thấy xác Chúa, chỉ thấy băng vải, và khăn che đầu được cuộn lại xếp riêng ra một bên, Ông đã tin. Đó là người đầu tiên hưởng lời chúc phúc của Đức Giêsu và chúng ta cũng sẽ được hưởng hạnh phúc ấy nếu chúng ta dám tin nhận Đức Giêsu phục sinh đang hiện diện qua từng biến cố buồn vui trong cuộc đời mình. Tin rằng Đức Giêsu đang hiện diện nơi những người cùng khổ.

Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã kể lại như sau:

Một hôm, có một cô thiếu nữ đã tìm đến xin gia nhập dòng Thừa Sai Bác Ái, một dòng chuyên đi lượm những người hấp hối về chăm sóc và giúp cho họ được chết một cách an bình.

Nhà dòng có một quy luật, theo đó, ngày đầu tiên khi mới đến, tất cả những ai muốn sống trong dòng, cũng đều được mời sang nhà hấp hối, tức là nhà đón tiếp những người sắp chết. Do đó, Mẹ 

Têrêxa đã nói với thiếu nữ đó như sau:

“Con đã nhìn thấy vị linh mục dâng Ông lễ. Con đã thấy Ngài sờ đến Ông Thể cách chăm chú và yêu thương là dường nào. Con cũng hãy đi và làm như thế tại nhà Hấp Hối, bởi vì con sẽ thấy Chúa Giêsu trong suốt ba tiếng đồng hồ”.

Sau 3 giờ đồng hồ, Mẹ Têrêxa hỏi lại cô thiếu nữ xem sự thể đã diễn ra như thế nào, cô ta đáp như sau: “Con vừa đến nhà Hấp Hối thì người ta mang đến một người vừa té xuống một hố sâu. Mình mẩy của người đó đầy những vết thương và bùn nhơ hôi thối... Con đã đến và đã tắm rửa cho anh ta. Con biết rằng làm như thế là chạm đến Thân Thể của Ðức Kitô”.

Đó là cách thức mà Mẹ Têrêxa và các nữ tu dòng Thừa Sai Bác ái nhận ra Chúa đang hiện diện trong cuộc đời. Đó cũng là cách thức tốt nhất để mỗi người chúng ta cảm nghiệm được Chúa đang hiện diện và giúp cho người khác thấy rằng Chúa Phục Sinh đang sống. Ngài đang sống qua những nghĩa cử yêu thương mà chúng ta làm cho những anh chỉ em nghèo khổ, bất hạnh.

Ông Tôma tông đồ đã muốn lên Giuđê để cùng chết với Đức Giêsu. Ngài đã tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa của ngài; và ngài cũng đã miệt mài tìm kiếm và đi con đường Đức Giêsu phục sinh đã đi một cách trọn vẹn. Theo truyền thống, sau biến cố Hiện Xuống trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các tông đồ đirao giảng khắp nơi và ông Tôma đã loan truyền Tin Mừng cho người Parthi, Medes, Ba Tư. Sau cùng ngài đến Ấn Độ và được phúc tử đạo tại đó.

“Phúc cho những người đã không thấy mà tin”. Các kitô hữu thế kỷ thứ nhất đã không thấy Chúa và đã tin; chúng ta cũng không thấy Chúa và cũng đã tin. Đó là một hồng phúc. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là chúng ta thực hiện niềm tin ấy như thế nào. Xin cho mỗi người chúng ta luôn biết thể hiện hồng ân đức tin ấy bằng một con tim yêu thương rộng mở đối với những đau thương, những bất hạnh của những người chung quanh mình; xin cho chúng ta luôn sẵn sàng can đảm sống và chết đi cho niềm tin của mình đề chúng ta cùng được phục sinh với Chúa. Amen!


Lễ
thánh Thôma tông đồ 2013

Lm. Jos. Phạm Duy Thạch, SVD


Saturday, 29 June 2013

NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA CÒN BẤP BÊNH HƠN CON CHIM, CON CHỒN?!?


Cách đây không lâu, trên một trang mạng của Anh Quốc có đăng một mẫu quảng cáo rất kỳ lạ như sau: “Cần tìm những người sẵn sàng chấp nhận phiêu lưu, làm việc trong môi trường rủi ro cao, tiền lương ít, nơi làm việc lạnh và nhiều tháng không có mặt trời, luôn luôn liều mình gặp nguy hiểm, không có bảo đảm an toàn trở về sau chuyến phiêu lưu này”. 
Đó là mẫu quảng cáo tìm người của Ông Hermes Charplepain, nhà thám hiểm Nam Cực nổi tiếng, người Anh,

Thursday, 27 June 2013

THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ


Người ta thường gọi những ai đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp là “ngôi sao”. Quý ông, quý anh đam mê bóng đá không thể không biết đến các ngôi sao sân cỏ tên tuổi như Lionel Messi, Christiano Ronaldo, Frank Lampard, Wayne Rooney… còn quý bà, quý cô đam mê điện ảnh không thể không biết đến các ngôi sao điện ảnh như Lý Hùng, Việt Trinh, Bình Minh, Trương Ngọc Ánh, Huy Khánh, Ngọc Diệp, Mi Du…Hôm nay, cùng với Giáo Hội hoàn vũ chúng ta cũng mừng kính và tôn vinh hai ngôi sao sáng chói trên bầu trời của Hội Thánh. Đó là ngôi sao Phê-rô và ngôi sao Phao-lô.Thánh Phê-rô, được mệnh danh là bàn thạch, là đá tảng, biểu trưng cho một tính cách bộc trực, và nóng nảy nhưng rất nhiệt thành và yêu thương đến cùng. Sau khi giáp mặt Chúa với biến cố mẻ cá lạ lùng tại Biển Hồ Ga-li-lê, ngài đã thừa nhận mình là người tội lỗi và xin Chúa tránh

Tuesday, 4 June 2013

“CON NGƯỜI NGÀY NAY DƯỜNG NHƯ KHÔNG CÒN TIN VÀO ĐIỀU MÌNH NÓI”


Ngày Lễ Kính các Thánh Tử Đạo Việt nam, 24-11-2012, báo điện tử Vietcatholic News   có đăng bài viết nhan đề: “Ông linh mục không có đạo!” của tác giả Lê Quang Vinh (http://www.vietcatholic.org/News/Html/101226.htm 24.11.2-12). Bài báo nói về một vị linh mục khá điển trai, tên là Nguyễn Thái Từ, quê ở xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Trong phần khai về lý lịch của mình, ở phần nghề nghiệp  chức vụ (hiện nay), vị linh mục khai như sau: “Linh mục Quản Xứ và Quản hạt Nghĩa Yên, Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.”

Sunday, 31 March 2013

ĐỨC GIÊ-SU PHỤC SINH KHÁC VỚI ĐỨC GIÊ-SU SINH THỜI ?!?



Đức Giê-su hiện ra cùng các môn đệ
 Các sách Tin Mừng tường thuật lại nhiều lần Đức Giê-su hiện ra, với nhiều người thân thiết với Người sau khi Phục Sinh. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là không ai trong họ nhận ra Đức Giê-su ngay mà phải mất một khoảng thời gian họ mới nhận ra Người. Vậy, câu hỏi đặt ra là liệu dung mạo Đức Giê-su sau Phục Sinh và trước Phục Sinh có gì khác không? Khác thì khác thế nào? Giống thì tại sao không ai nhận ra?