Friday, 6 December 2013

ĐÊM GIÁNG SINH- ĐÊM NHỚ NGƯỜI YÊU???

Lâu nay Mùa vọng[i] được hiểu như là mùa mong chờ. Bản thân chữ “vọng” có nghĩa là trông ngóng, trông đợi, mong về một điều gì đó hay một ai đó. Mong thì phải mong điều tốt điều lành, mong người mình thương yêu, điều mình thích, điều hay người mang đến niềm vui cho mình. Người ta có thể mong điều mới la, người mới lạ nhưng cũng có thể mong người cũ đi xa nay trở lại (như trường hợp mong người quen Việt kiều). 

Năm nào cũng có cả mùa để mong đợi như thế. Đối tượng mong chờ của tôi là điều gì? Là ai? Đa số người
Ki-tô hữu có thể trả lời được ngay là mình mong chờ Đấng Cứu Thế đến viếng thăm. Riêng bản thân tôi thì thấy câu trả lời tuy hay nhưng có thể không thực tế. Bởi mong chờ Đức Giê-su đến thăm giả thiết họ phải có một hiểu biết về Người và yêu mến Người. 

Yêu thì mới mong, thích thì mới nhớ. Nhưng trên thực tế họ ít cảm nhận được Đức Giê-su là ai và thật sự cần thiết cho cuộc sống của họ thế nào. Có một vị Cha xứ giận vì giáo dân ít đi tham dự Thánh Lễ nên quát tháo trong nhà thờ: “Sao nói yêu Chúa mà không đến với Chúa, mấy người yêu nhau thì gặp nhau bao nhiêu cũng không chán”. Khổ nỗi cha xứ không biết là họ có yêu Chúa đâu mà đến. Tôi rất thích câu kết hát trong bài “Hai Mùa Noel”[ii]: “Bao nhiêu đêm Chúa xuống giương gian, bấy nhiêu lần con nhớ người yêu”.

 Nghe có vẻ chẳng ăn nhằm gì tới ý nghĩa mùa Giáng Sinh cả nhưng lại trùng hợp với thực tế
. Bởi trên thực tế, bao nhiêu mùa Giáng Sinh qua đi người ta vẫn không cảm thấy có Chúa hiện diện trên cõi giương gian này thôi. Chỉ có kỷ niệm hai người yêu nhau trong mùa Giáng Sinh là đáng lưu luyến mãi. Hình ảnh Ong Già Noel được người ta chào đón nồng nhiệt hơn là Chúa Giê-su trần truồng. Hình ảnh cây thông Noel cao nhất to nhất được người ta quan tâm bàn tán xôn xao hơn là một hang đá cơ hèn. Và trên những cánh thiệp người ta trao nhau hình ảnh Đấng Cứu Thế giường như mất hút giữa những rừng thông, những con tuần lộc chở ông Già Tuyết, những món quà xin xắn … thật xót xa…Mong trời cao hãy đổ sương xuống, mong mưa Đấng Cứu Tinh, thế nhưng khi mây ấy đến thì lại để Người lẻ loi ngoài cánh đồng vắng…

Người đã đến nhà mình nhưng người nhà đã không đón nhận” (Ga 1,11). Thực tế lịch sử cho thấy thời điểm Đức Giê-su xuất hiện trên giương gian này hầu như không ai đón nhận ngoại trừ những mục đồng nghèo khổ vất vả phải thức với chiên. Không phải họ đã ghét Người nhưng Người quá xa lạ đối với họ. Họ không nhận ra Người, không cảm thấy Người chính là người nhà thì làm sao mà đón nhận. Bi kịch là ở chỗ đó, Người xem họ như người nhà nhưng họ lại không thấy họ quen tý nào cả. Điều này làm tôi gợi nhớ đến chất vấn của nhà thông luật trong dụ ngôn người Sa-ma-ri nhân hậu (Lc 10,29-37): “Nhưng ai là người thân cận của tôi?”. Đức Giê-su đã trả lời bằng một câu chuyện để giúp nhà thông luật hiểu ra vấn đề một cách chính xác hơn: “tôi là thân cận của ai?”. Không phải ai tỏ ra là người thân cận của tôi nhưng là tôi tỏ ra là thân cận của ai. Một chút lạc đề để thấy rõ hơn rằng nhiều khi tôi không nhận ra Đức Giê-su là người thân cận của mình nên tôi cứ thấy Người xa lạ sao ấy. 

Phải nói là tôi không cảm nhận được sự thân thương gần gũi mà Đức Giê-su dành cho tôi. Chính vì thế mà Noel năm nào con người cũng khởi đầu bằng những sự ồn ào náo nhiệt rồi kết thúc trong ăn uống no say mà không cần sự xuất hiện của nhân vật chính của bữa tiệc sinh nhật ấy: Hài Nhi Giê-su. Dịp mục vụ hè vừa rồi tại Nghệ An – một vùng được xem là sùng đạo và sốt đạo của nước Việt nam- tôi đã nghe kể lại một giai thoại rất bi hài. Có một cha xứ của một giáo xứ nọ. Trong đêm Noel (24.12), phải vác gậy đi đập bể từng chum rượu cần và phá tan những mưu toan “lạc trước khi Lễ” của những giáo dân trong xứ.[iii] Đó là một trong nhiều sự kiện bi hài về những dịp mừng Sinh Nhật Chúa Ngôi Hai.

Noel lại đến! Tôi sẽ chúc gì cho người thân, bạn bè đây? nghĩ cũng ngược đời! Ai mà đi mừng sinh nhật một người lại đi tặng thiệp cho người khác và chúc cho người khác. Thế mà ai cũng làm như thế? Tại sao lại thế? Tôi nghĩ Noel năm nay thay vì chúc cho người thân bạn bè nhiều điều may lành tôi sẽ gửi lời chúc đến Nhân Vật Chính:

Hài Nhi Giê-su mến! Nhân dịp Sinh nhật lần thứ 2011 của Người, con xin chúc cho Người được tất cả mọi người trên thế gian này đón nhận như người thân. Bởi lẽ, họ có đón nhận Người thì Người mới có cơ hội lãnh nhận bình an của Người, nếu không ơn bình an của Người sẽ bị ế hoài!

Jos. Pham Duy Thach, SVD




[i] Bốn ý nghĩa của Ma vọng: 1)  Ma Vọng nhớ lại thời gian dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" dân Israel khỏi ách tội lỗi. Ngài "đ đến" lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Ngài đ giải phĩng họ khỏi ch tội lỗi bằng gio lý v ci chết của Ngi. 2)  Ma Vọng cịn cĩ ý nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào. 3)  Ngày nay, mùa Vọng để dọn lịng mừng kỷ niệm lễ Cha Ging sinh vo ngy 25 thng 12. 4)  Mỗi người cần "tỉnh thức, sẵn sàng" đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết), để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.
[ii] Tc giả: Đài Phương Trang
[iii] Số là trong khu xóm người ta sáng kiến làm nên những trạm vui chơi trong giáo xứ. Mỗi trạm sẽ đặt những hũ rượu cần và đương nhiên những món nhậu nướng ngoài trời. Họ có thể di chuyển chỗ này qua chỗ khác để ăn uống vui chơi với nhau. 

No comments:

Post a Comment