Chuyện kể rằng: Một buổi sáng đẹp trời
nọ, người đại điền chủ đến nói cùng người đầy tớ đang chăm sóc con ngựa cho ông
rằng: Xem chừng anh đang mơ ước làm giàu phải không? Không thấy người đầy tớ
đáp lại lời nào.
Người điền chủ lại nói tiếp. Anh hãy chạy từ bây giờ cho đến lúc mặt trời lặn, tôi sẽ cho anh tất cả đất đai mà anh chạy vòng quanh được trong khoảng thời gian ấy.
Người điền chủ lại nói tiếp. Anh hãy chạy từ bây giờ cho đến lúc mặt trời lặn, tôi sẽ cho anh tất cả đất đai mà anh chạy vòng quanh được trong khoảng thời gian ấy.
Một tương lai huy hoàng, một cơ hội
làm giàu dễ dàng đang mở ra trước mắt. Thế rồi, người đầy tớ bắt đầu cắm đầu cắm
cổ chạy. 4 tiếng đồng hồ, 5 tiếng, 9 tiếng, rồi 10 tiếng qua đi, anh ta đã chạy
được 4 cánh đồng lúa. Vừa dừng chân định nghỉ ngơi trong chốc lát thì một vườn
cao su bạt ngàn đang hiện ra trước mắt anh. Thế là, chưa kịp nghỉ ngơi, chàng đầy
tớ lại tiếp tục cắm đầu chạy, chạy vừa hết vườn cao su, thì lại đến một hồ cá
mênh mông, với một mặt nước trong ngần, cá bơi lúc nhúc. Không ngăn được lòng
tham, người đầy tớ lại tiếp tục chạy.
Khi màn đêm buông xuống, không còn thấy
đường nữa, người đầy tớ trở về để chuẩn bị làm điền chủ sau khi đã chạy được rất
nhiều đất. Nhưng hỡi ôi! Vừa bước vào ngưỡng cửa thì anh chàng đã ngã quỵ xuống
đất bất tỉnh nhân sự vì kiệt sức. Vợ con chàng lập tức đưa chàng đến bệnh viện,
những đã không còn kịp nữa, chàng đã chết trên đường đến bệnh viện.
Người ta đào cho chàng đại điền chủ mới
này một chỗ chỉ khoảng 3 tấc đất, giữa cánh đồng mênh mông mà anh đã chạy bán sống
bán chết để lấy được.
Kính thưa quý OBACE, cả 3 bài đọc ngày
hôm nay đều xoay quanh chủ đề về sự đam mê những giá trị vật chất. Bám vào cuộc
sống ở hạ giới mà quên đi cuộc sống ở thượng giới. Những giá trị vất chất, tiền
tài, danh vọng, địa vị là những mục tiêu mà hầu hết tất cả mọi người đều nhắm đến
và mơ về. Nhưng khổ một nỗi nó lại không phải là đảm bảo cho hạnh phúc của mỗi
người chúng ta, bởi nó chỉ là phù vân.
Bài đọc I, trích sách GV đã cho chúng
ta thấy: “Quả thế,
có người đã đem hết khôn ngoan và hiểu biết mà làm việc vất vả mới thành công,
rồi lại phải trao sự nghiệp của mình cho một người đã không vất vả gì hết. Điều
ấy cũng chỉ là phù vân và lại là đại hoạ. Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả
là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân”. Tất cả những gía trị vật chất chúng ta
thu tích trên cõi đời này chỉ như những áng mây trôi, chỉ cần một cơn gió thoảng
cũng làm nó tan biến hết.
Dẫu biết rằng
cuộc đời chỉ là phù vân nhưng nhiều người vẫn muốn sống trong sự phù vân ấy bằng
nhiều cách khác nhau.
Có người nghĩ cuộc đời quá ngắn nên tranh thủ hưởng thụ bằng cuộc sống ăn chơi sa đoạ.
Có người lại “tối mày tối mặt” để tích lũy cho mình thật giầu có.
Có người tìm công danh. Có người trau truốt cho sắc đẹp.
Có người nghĩ cuộc đời quá ngắn nên tranh thủ hưởng thụ bằng cuộc sống ăn chơi sa đoạ.
Có người lại “tối mày tối mặt” để tích lũy cho mình thật giầu có.
Có người tìm công danh. Có người trau truốt cho sắc đẹp.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su cho chúng ta thấy của
cải không phải là cái đảm bảo mạng sống của con người. Ngài đã nói cùng người
muốn Ngài làm người chia gia tài cho anh ta rằng: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình
khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm
nhờ của cải đâu.”
Dĩ nhiên Chúa
không ngụ ý rằng chúng ta đừng thu tích hay để dành của cải gì cả. Trong thực tế,
chúng ta thấy có nhiều người có lối sống “làm ngày nào xào ngày ấy.” Nghĩa có
bao nhiêu xài hết bấy nhiêu, đến lúc bệnh tật, túng thiếu lại đi vay mượn, vay
nóng, lời cao, không có tiền trả lại phải bán đất dần dần, đến lúc không còn gì
bán nữa, gia đình lâm vào bi kịch… đó là
một lối sống không đáng khuyến khích.
Thời xưa, người
ta chỉ trông mong cho được ăn no, mặc ấm. Dần dần khi xã hội phát triển, đời sống
nâng cao thì nhu cầu được thay đổi, không còn chỉ ăn no mặc ấm nữa, nhưng phải
ăn ngon, mặc đẹp. Rồi biết bao nhiêu nhu cầu, tiện nghi khác, xe hơi nhà lầu,
máy tính bảng, Ipad, điện thoại smartphone, Iphone. Tất cả những cái đó âu cũng
là nhu cầu bình thường của con người. Xã hội đến lúc rồi cũng phát triển, đời sống
con người mỗi lúc được chăm chút hơn, tuổi thọ kéo dài hơn. Đó là điều đáng mừng.
Thế nhưng
đáng tiếc thay khi con người quá ham mê tiền tài vật chất đến nỗi quên đi nhân
cách của mình, đến nỗi hủy hoại nhân phẩm và mạng sống của người khác. Người ta
sẵn sàng làm tổn hại đến mạng sống của người khác để tìm lấy lợi ích cho bản
thân mình. Bao nhiêu cuộc chiến tranh đã nổ ra gây tang thương cho biết bao
nhiêu con người cũng chỉ vì tranh dành lãnh thổ, tài nguyên. Hằng ngày có biết
bao nhiêu tin tức về những vụ cướp của giết người, buôn ma túy, con cái kiện tụng
cha mẹ, anh chị em ruột thịt không nhìn mặt nhau, thậm chí chém giết nhau, chỉ
vì một vài tấc đất hay một chút tài sản thừa kế. Rồi còn đâu danh giá của những
nhà giáo sống thanh cao, liêm khiết, khi tình trạng đổi tình lấy điểm, làm bằng
cấp giả, bán điểm, chạy trường tràn làn khắp nơi. Danh dự và nhân phẩm con người
có khi chỉ được đánh đổi bằng vài ba triệu bạc. Câu tục ngữ nổi tiếng “tiên học lễ hậu học văn” ngày nay được
các bậc phụ huynh đổi thành: “tiên học
phí hậu học thêm”. Có một nhà thơ đã nêu lên thực trạng xã hội ngày
nay qua mấy câu thơ dí dỏm như sau: “Nhân
phẩm ngày nay giảm giá rồi. Chỉ còn thực phẩm tăng giá thôi. Lương
tâm bán rẻ hơn lương thực. Chân lý chân giò một giá thôi!”
Đức Giê-su đã
nói không sai: “kho tàng anh em ở đâu thì lòng anh em cũng ở đó” (Lc 12,34). Nếu
chúng ta đặt cùng đích trên tiền tài danh vọng, chúng ta sẵn sàng chà đạp người
khác, thậm chí cả người thân của mình để tiến bước trên đà danh vọng. Và rồi chúng
ta vô tình trở thành tay sai, là đầy tớ của tiền tài, danh vọng mà không hay biết.
Nhưng nếu chúng ta đặt cùng đích đời mình nơi Thiên Chúa, chúng ta sẽ biết cách
sử dụng tiền tài, danh vọng để sống trọn tình Chúa, tình người.
Ông bà ta thường
nói rất chí lý rằng: “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn”. Nghĩa là những nhu
cầu vật chất hằng ngày chỉ là phương tiện để chúng ta tồn tại, để khỏi chết, chứ
không phải chúng ta sống chỉ để tìm kiếm những thứ ấy. Ông nhà giàu trong bài
Tin Mừng hôm nay cảm thấy đắc ý với những toan tính hưởng thụ, khá hợp lý.
Trúng mùa, xây kho giữ trữ, rồi ăn uống vui chơi cho đã. Tuy nhiên, Thiên Chúa
đã nói cùng ông: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những
gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” có người trả lời rằng, mình không hưởng được
thì có con cháu mình hưởng, chứ có mất đi đâu. Nhưng vấn đề là ông không mảy
may nghĩ đến cuộc sống đời sau, ông mãi mê thỏa mãn với sự giàu sang trần thế
và có nguy cơ đánh mất linh hồn.
Chúng ta hãy
nghe Thánh Phao-lô khuyên mỗi người chúng ta: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với
Đức Ki-tô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Ki-tô đang ngự
bên hữu Thiên Chúa…Anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người
anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; mà tham lam
cũng là thờ ngẫu tượng.”
Một khi ý thức
và xác tín rằng chúng ta là con Chúa, chúng ta có một sự sống mai sau trên trời
thì chúng ta mới vun đắp và chuẩn bị cho đời sống ấy. Mà cách vun đắp tốt nhất
là sống trọn tình Chúa, tình người. Sử dụng tất cả những gì mình có như một
phương tiện để giúp cho mình và người khác sống trọn thân phận làm người và làm
con Chúa trên trần gian này.
Nguyện
chúc cho tất cả mọi người trong chúng ta luôn ý thức rằng, chúng ta là
con Chúa, chúng ta thuộc thượng giới và có một tương lai mai sau trên Thiên quốc.
Xin Chúa cho chúng ta luôn biết giúp nhau để mọi người cùng được hưởng hạnh
phúc làm con Chúa đời này và đời sau. Amen.
Duy Thạch, SVD
No comments:
Post a Comment