Dẫn nhập:
Lễ
giáng sinh năm 2011 tôi đang ở nhà hưu dưỡng linh mục Cần Thơ, có 8
cha, 2 thầy dòng Đồng Công, 2 nữ tu dòng Con Đức Mẹ, 2 dự tu. Các thầy
đang lo dọn hang đá ở nhà nguyện, và còn dọn thêm một hang đá hoành
tráng, nghệ thuật đặc sắc, chiếm một nửa nhà cơm nữa. Trong bầu khí rộn
ràng đó, tôi nhận được nhiều thiệp mừng giáng sinh và năm mới, đặc biệt
là một gói quà giáng sinh, gửi từ bên Pháp qua đường bưu điện. Đó là một
cuốn sách, bìa láng trắng, có hình mầu chụp hai phụ nữ Á châu đang sốt
sắng giơ tay cao trước mặt cầu nguyện. Sách có đầu đề: “Ðể giải phóng tin mừng
”. (Pour Libérer L’Evangile), của tác giả Paul Tihon, nhà xuất bản
Cerf. Nguyên xem đầu đề cuốn sách tôi đã sửng sốt: sao lại phải giải
phóng Tin Mừng. Rồi tên tác giả là Tihon, đọc theo tiếng Việt có thể là
“tí hon” nghe cũng ngồ ngộ...và đọc phần dẫn nhập tôi mới biết đây là
một sách thần học. Tác giả đã có ý chọn một đầu đề có tính khích động,
khiêu khích: “Giải phóng Tin Mừng ”. Tuy nhiên tác giả
cũng giải thích ngay rằng nói giải phóng Tin Mừng có phần không đúng và
không ổn, vì Tin Mừng không thể nào bị xiềng xích lại được; tuy nhiên
Tin Mừng cũng giống như mạch suối vọt lên, có thể bị các thứ nước thải ô
nhiễm pha trộn vào làm mất tinh khiết, hoặc bị đất đá cây cối ngăn chặn
không lưu thông được, cũng như hạt giống Lời Chúa được gieo vào loại
đất đầy gai góc. Vì thế mà Tin Mừng cần được giải phóng khỏi những gì
làm nó vẫn đục, những gì ngăn cản dòng chảy của nó. Công việc này tác
giả biết rõ rằng mình không phải người đầu tiên, nhung đã có nhiều người
liều mình đi trước để gạn đục khơi trong, để khai thông cho Tin Mừng;
tác giả chỉ mạnh dạn n?i tiếp, và nghiêm túc nói rằng: “Dự định của tôi, ước muốn của tôi là khiêm tốn làm cho mạch suối được khai thông để nó chảy ra trong sạch hơn và dồi dào hơn ”. (Dẫn nhập).
Nhưng
điều còn làm tôi thắc mắc: tác giả là người thế nào; tôi đưa sách cho
một giáo sư đại chủng viện xem, ngài không biết tác giả, ngài thấy sách
không có Nihil Obstat, hay Imprimatur, đọc qua ngài cho rằng sách có
nhiều suy nghĩ mới, nhiều phê bình có vẻ cấp tiến… Tôi mở Google để tìm
hiểu, may mắn Google cho biết nhiều chi tiết. Ngài thuộc dòng Tên, sinh
tại Schaerbeek, Bruxelles (Bỉ), năm 1930. Ngài đậu tiến sĩ thần học tại
đại học Grêgôriô ở Rôma, là giáo sư xuất sắc; từ mấy năm nay thôi dạy ở
đại học Grêgôriô và đầu tư vào nghiên cứu về Kitô học thời nay, về Giáo
Hội học, và về việc Kitô hữu dấn thân trong các cộng đồng huynh đệ. Như
thế ngài vừa có sẵn các công cụ trí thức, vừa có tự do tinh thần để nêu
ra những vấn đề cơ bản (chẳng hạn năm 2000 ngài đã xuất bản cuốn “Thay đổi giáo hoàng ?”).
Ngài được công nhận là người đã cống hiến cho chúng ta một công trình
hài hòa, công bằng, đồng thời táo bạo, với lối suy tư sáng suốt, can
đảm, phê bình cũng như xây dựng với tình huynh đệ, không vì nhẹ dạ,
nhưng có tinh thần trách nhiệm… đó là những thông tin rút ra từ Google,
cộng thêm một kết luận của một vị dòng Tên nói rằng: “Tôi dám ước
mong các đấng hữu trách trong Giáo Hội, từ những vị ở cấp bậc khiêm tốn
cho tới những vị có uy thế cao, quan tâm để đọc tác phẩm này từ đầu đến
cuối, và tự rút ra những kết luận cho mình và cho những người mình có
trách nhiệm ” (J. Radermerker. sj). Chính vì thế tôi thấy được bảo
đảm an tâm đọc kỹ cuốn sách này, không phải để thỏa mãn trí tò mò, để
ham cái mới lạ lập dị, nhưng để thực sự tìm hiểu cho đúng và cho rõ sự
thật, hầu tùy theo khả năng của mình mà góp phần “để giải phóng Tin Mừng ”.
Tác giả mời gọi chúng ta làm một cuộc hành trình qua 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn thứ nhất là sáng suốt ghi nhận ra những sự kiện hiển nhiên,
đó là: nhiều Kitô hữu từ bỏ Kitô giáo, và việc truyền giáo cho thế giới
bên ngoài Âu châu tỏ ra kém hiệu quả. Sau đó tìm xem nguyên nhân các sự
kiện trên.
- Giai đoạn thứ hai là tìm hiểu để rút ra được cái gì là cốt lõi độc đáo của Tin Mừng mà Chúa Giêsu đem đến.
-
Giai đoạn thứ ba là sáng kiến để dấn thân làm cho Tin Mừng bớt bị hạn
chế, bị biến dạng bởi những vết sẹo hoặc những dị tật đã mắc phải trong
quá khứ, để sức năng động của Tin Mừng được tự do phát triển như thời kỳ
đầu của Kitô giáo, đáp ứng mọi ước vọng tốt đẹp của thế giới hiện đại.
Đó là điều tôi tâm đắc và muốn chia sẻ để cùng nhau rút kinh nghiệm,
mong có thể góp phần giúp Giáo Hội Việt Nam đang bắt tay vào việc đổi
mới bộ mặt Giáo Hội tại Việt Nam được kết quả tốt hơn.
I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT
Để giúp chúng ta bình tĩnh và hy vọng bước vào cuộc hành trình, tác giả nhắc đến câu ngạn ngữ có ý nghĩa sâu sắc: “Một cây bị đốn ngã gây tiếng động lớn hơn cả cánh rừng đang mọc
”. (Câu này khi Đức Hồng Y Etchegarey đến Việt Nam lần đầu sau biến cố
năm 1975, đã nói cho cộng đồng Kitô hữu tại Việt Nam vừa chứng kiến
những biến động trên đất nước mình được an tâm tin tưởng ở tương lai).
Tác giả cho biết tiếng động lớn đây là tiếng ồn ào của khủng bố và của
chiến tranh chống khủng bố; của những ván bài kinh tế, chính trị và tài
chính; của những cuộc tranh tài thể thao quốc tế; của những tiến bộ kinh
ngạc về khoa học kỹ thuật; ta có thể thêm là của cả những lối ăn chơi
xài tiền của các đại gia… còn những cánh rừng đang mọc ta có thể thấy ở
đâu? Ta sẽ cố gắng tìm hiểu: :
1. Trình bày các sự kiện
Tác giả mời chúng ta cùng sáng suốt ghi nhận một loạt 3 sự kiện hiển nhiên chính sau đây:
-
Nhiều người công giáo tại Âu Châu (như: Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…) tại
Canada; tại Châu Mỹ La Tinh, tại Phi Châu… rời bỏ Kitô giáo
(déchristianisés).
-
Sứ điệp Tin Mừng đã gặp thất bại khi muốn thấm nhập vào thế giới bên
ngoài không phải là Tây phương. (Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật, Việt Nam…).
-
Những tiếng nói Công giáo tại Tây phương đòi hỏi phải khẩn cấp cải tổ
Giáo Hội đúng với Tin Mừng, nhưng cho tới nay còn chưa hiệu quả.
Những
sự kiện hiển nhiên kể trên đã xảy ra từ lâu (thế kỷ XVIII) nhưng chưa
được nhiều người lưu ý biết đến, nên chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn.
1.1 Sự kiện hiển nhiên thứ nhất:
Nhiều
người công giáo tại Âu châu như: (Pháp, Đức, Anh, Hịa Lan…) tại Canada;
tại Châu Mỹ La Tinh, tại Phi Châu… rời bỏ Kitô giáo. Từ nhiều thập niên
trước, ở Việt Nam ta có thể nghe chuyện kể rằng người công giáo ở mấy
nước Âu Châu chỉ còn đến nhà thờ 3 lần trong đời: lần 1 để được rửa tội,
lần 2 để làm bí tích hôn phối, lần 3 để được lễ an táng… rồi có thể
nghe chuyện kể về Chúa nhật ở Âu Châu, có cha sở phải kiếm xe đi tìm
giáo dân và chở đi dự lễ… về sau còn tệ hơn là chuyện kể nhiều nhà thờ,
nhiều chủng viện, nhiều tu viện vắng người vì không còn ai đến, nếu có
ai đến chỉ là để tham quan du lịch mà thôi… Sách lịch sử Giáo Hội của
Jean Comby cho mấy con số cụ thể ở nước Pháp như sau :
- Năm 1950 có 30% người đi lễ Chúa nhật, có 40.000 linh mục.
- Năm 1980 còn 12% người đi lễ Chúa nhật, có 28.000 linh mục.
-
Đến năm 2012 chắc còn giảm hơn. Thế mà từ nhiều thế kỷ trước, nước Pháp
là “Trưởng Nam” của Giáo Hội, và các nước Âu Châu thì toàn tòng theo
Kitô giáo.
Ở Canada
, sau Công đồng Vatican II cũng gặp tình trạng giảm sút như vậy, dù
Canada được tiếng có truyền thống đạo đức cao (44%). Nhìn vào Châu Mỹ La Tinh
được coi là tương lai của Giáo Hội vì có nhiều người trẻ được rửa tội
hơn bên Âu Châu, nhưng các Hội Ðồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh đang lo âu
vì phong trào đi theo các giáo phái tự do hơn. Còn bên Phi Châu
cũng vậy, sau nhiều năm loan báo Tin Mừng, nhiều người Phi Châu theo
Kitô giáo vẫn giữ tôn giáo cổ truyền của tổ tiên họ, và Tin Mừng vẫn chỉ
như “lớp sơn bề ngoài ” như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói trong
Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng (năm 1975); cụ thể là ít năm gần đây có nội
chiến, cộng đồng những người đã được rửa tội theo Kitô giáo không ngăn
cản được cuộc diệt chủng ghê sợ năm 1984 giữa 2 sắc tộc, Tutsi và Hutu,
giết chết nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ…
1.2 Sự kiện hiển nhiên thứ hai :
Sứ điệp Tin Mừng không thấm nhập vào thế giới Á Châu. Tại Ấn độ
, có một Giáo Hội đầy sức sống, nhưng tỉ lệ người công giáo vẫn luôn
thấp1,6%. Giáo Hội Ấn độ tự hào được Thánh Tông đồ Tôma đem Tin Mừng đến
ngay từ đầu, nhưng ngày nay ở nhiều vùng, người công giáo bị người Ấn
giáo thù nghịch, khủng bố, đốt nhà thờ… Tại Trung Quốc , Tin Mừng
được loan báo từ thế kỷ thứ XIV, nhưng cho tới nay dân số Trung Hoa là
1.300.000.000, dân số công giáo chỉ hơn 3.000.000, tỉ lệ 0.7%. Ở A Châu
dân số 4.414.586.000 người công giáo là 125.860.000, tỉ lệ 3.06%. Riêng tại Việt Nam
, dân số năm 2009 là 85.789.573 người, dân số công giáo là khoảng
7.658.000 người, tỉ lệ hơn 8%; sau 500 năm loan báo Tin Mừng. Có thể xem
bảng thống kê dân số thế giới và tín hữu công giáo trong sách niên giám
năm 2010 (Hiệp Thông số 68).
1.3 Sự kiện hiển nhiên thứ ba:
Những
tiếng nói công giáo tại Tây phương đòi hỏi phải cải tổ Giáo Hội cho tới
nay chưa có nhiều hiệu quả. Những tiếng nói đó ngày càng gia tăng và ăn
khớp với nhau, tất cả đều ước mong Giáo Hội luôn đổi mới, sao cho vừa
luôn trung thành với Tin Mừng, vừa theo kịp những đổi mới của con người
hiện đại, đặc biệt là loại bỏ những gì lỗi thời còn sót lại từ thời
phong kiến, trung cổ ở Tây phương. Những phàn nàn và đòi hỏi đó thường tập trung vào một số vấn đề như
: tập trung quyền bính vào Tòa Thánh quá mức – quá khắt khe về kỷ luật,
về giáo lý, về luân lý – tính độc đoán gây khiếp sợ, tính tập đoàn
(Collégialit) chưa đúng nghĩa, tính nhất trí còn ở mặt bề ngoài – từ
chối không chịu xét lại, chặn đứng mọi trao đổi về các vấn đề cần phải
tranh luận, trấn áp tất cả những gì được coi là lệch lạc… còn nhiều ước vọng khác
như: việc điều hành Giáo Hội có tính dân chủ hơn – việc thi hành các bí
tích không quá cứng ngắc; - việc phong chức linh mục cho người đã có
gia đình và cho phụ nữ – việc những người đã ly dị được tái hôn vì những
lý do thực tế – việc ngừa thai và phá thai… Ví dụ gần đây nhất, trong
bài giảng lễ làm phép Dầu, sáng thứ năm tuần thánh năm 2012; Đức Giáo
Hoàng có nhắc đến việc xảy ra năm 2011, là “một nhóm linh mục tại Âu
châu đã công bố lời kêu gọi bất tuân phục, đồng thời đưa ra những ví dụ
cụ thể qua đó người ta có thể biểu lộ sự bất tuân phục ấy, một sự bất
tuân phục làm ngơ không biết đến những quyết định chung kết của Huấn
quyền Hội thánh, ví dụ trong vấn đề truyền chức cho phụ nữ mà Đức Chân
Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố một cách không thể hồi lại
rằng: “Giáo Hội không hề được Chúa cho phép về vấn đề này ” (trích
Bài giảng lễ Dầu ngày 05/04/2012). Tác giả là người Tây Phương mà còn
cảm thấy “dị ứng” vì nền văn hóa Kitô giáo bị mắc kẹt trong nhiều cơ chế
cổ truyền của Tây Phương, thì chúng ta là người Á Đông càng dễ cảm thấy
dị ứng hơn đến thế nào.
Tất
cả những sự kiện hiển nhiên, những phàn nàn và khát vọng nêu trên nhiều
khi lại chỉ làm cho các vị có thẩm quyền thêm đề phòng hoặc kết án để
tự vệ, không muốn thay đổi theo Tin Mừng, hoặc thay đổi rất chậm trễ.
Tại sao thế ?
2. Tìm hiểu nguyên nhân các sự kiện trên .
Tại
sao người công giáo Tây Phương đã rời bỏ Kitô giáo ? Tại sao sứ điệp
Tin Mừng đã khó thấm nhập vào các nước Á Châu ? Sau khi nêu lên những sự
kiện hiển nhiên, tác giả đã đưa ra chẩn đoán như sau: Hai sự kiện hiển
nhiên trên là do người công giáo nhận thấy Kitô giáo ngày nay không còn
nguyên vẹn tinh tuyền như Kitô giáo thuở ban đầu, vì đã lún sâu trong
những cơ cấu luật lệ từ thời đế quốc Rôma và phong kiến trung cổ, trong
một thời gian lâu hàng chục thế kỷ, nên đã xa rời các giá trị Tin Mừng.
Mặc dầu Kitô giáo đã có nhiều cải cách, nhưng chưa giải thoát mình đủ để
đáp ứng kịp thời những khát vọng của con người hiện đại hôm nay. Chỉ
cần lướt qua những nét chính của lịch sử Kitô giáo trong 20 thế kỷ vừa
qua, sẽ thấy rõ. (Phần này do người viết minh họa).
2.1 Kitô giáo thời kỳ đầu (thế kỷ I – IV).
Kitô giáo khởi đầu từ khi Chúa Gisu Kitô là Con Thiên Chúa
xuống thế làm người trong một gia đình Do thái, sống trên đất Do thái
để thi hành sứ vụ Thiên Chúa Cha đã trao, là cứu độ cả thế giới. Ngài
luôn liên hợp với Chúa Thánh Thần để loan báo Tin Mừng cho người nghèo, làm phép lạ chữa nhiều bệnh tật, kiện toàn lề luật Do thái. Ngài không thiết lập tôn giáo mới , nhưng chọn các tông đồ là người Do thái làm nền móng cho Giáo Hội của Ngài
. Giáo quyền Do thái không tin Ngài và đã kết án tử hình thập giá cho
Ngài, Ngài vui lòng chịu chết để cứu độ loài người nhưng Thiên Chúa đã
cho Ngài phục sinh và về trời. Tuy nhiên Ngài đã hứa ở cùng Giáo Hội cho
đến tận thế, và sai các tông đồ đi khắp thế giới loan báo Tin Mừng.
- Các tông đồ nối tiếp sứ vụ của Ngài, cũng không muốn lập một tôn giáo mới. Các ngài tự tổ chức Giáo Hội sống theo lối sống và theo Tin Mừng của Ngài . Nhiều người đã nghe và tin theo lời giảng dạy của các tông đồ và người ta gọi họ là Kitô hữu (bạn của Chúa Kitô). Còn Giáo Hội của Ngài được gọi là Kitô giáo . Kitô giáo suốt bốn thế kỷ đầu đã luôn “theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn ” để tất cả đều đồng tâm nhất trí, luôn hiệp thông với nhau cầu nguyện , nghe các tông đồ giáo huấn, cử hành các bí tích , chia sẻ
cho nhau của cải để không còn ai nghèo, với lòng đơn sơ vui vẻ, và được
toàn dân thương mến, cộng đoàn mỗi ngày càng thêm đông số (xem Cv 2 ;
4). Các Kitô hữu, sống trong đế quốc Rôma, tuân giữ lề luật Nhà nước,
nhưng không chịu thờ hoàng đế, cũng không giữ những tập tục không thích
hợp của người Do thái như cắt bì, nên đế quốc Rôma và Do thái giáo đều bch hại họ
. Họ chấp nhận sống như “Giáo Hội hầm trú”, chấp nhận vào tù và tử đạo
để trung thành với Tin Mừng của Chúa Gisu. Khi gặp khó khăn trong cộng
đoàn, họ họp công đồng để giải quyết với nhau (xem công đồng đầu
tiên ở Girusalem). (Mùa phục sinh hằng năm có dịp đọc sách Công vụ tông
đồ giúp ta cảm nghiệm được Kitô giáo thuở ban đầu đã theo Chúa Thánh
Thần hướng dẫn để sống và loan báo Tin Mừng Chúa Gisu Kitô như thế nào).
Họ còn quy định các sách Thánh Kinh (Cựu Ước và Tân Ước) như quy điển, để Kitô hữu dùng làm nền tảng cho đời sống đạo; và cũng hình thành kinh Tin Kính để cộng đoàn tuyên xưng đức tin, trong đó tuyên xưng Giáo Hội là công giáo.
Họ luôn được các giám mục và văn sĩ Kitô giáo giảng dạy Tin Mừng. Tất
cả đã giúp Kitô giáo vừa đứng vững trước mọi gian nan thử thách vừa
trung thành với Tin Mừng và truyền bá tin mừng khắp thế giới. Thật đúng
như lời văn sĩ công giáo Tertulianô đã nói: “Máu các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh các Kitô hữu
”. Sau bốn thế kỷ đầu Kitô giáo sống tự lập trong đế quốc Rôma, từ mười
hai tông đồ đã làm đảo lộn cả đế quốc Rôma, và làm cho hoàng đế Rôma
cũng như đế quốc Rôma tin theo Kitô giáo.
2.2 Kitô giáo thời kỳ trở thành tôn giáo của đế quốc Rôma và các nước Âu châu (thế kỷ IV – XVIII ).
- Vào thế kỷ IV , khi hoàng đế Rôma là Constantinô theo Kitô giáo, thì thần dân của vua cũng theo vua, Kitô giáo chính thức trở thành tôn giáo của Đế quốc Rôma
(quốc giáo) và không còn bị cấm cách nhưng được tự do tôn giáo. Quyền
đời và quyền đạo chồng chéo nhau, đôi bên đều có lợi. Phía nhà nước, xã
hội được biến đổi, bớt bất công và bạo lực nhờ các giá trị của Tin Mừng,
nhờ văn hóa Kitô giáo. Nhà nước giúp giữ gìn an ninh trật tự, dẹp các
lạc giáo gây chia rẽ rối loạn, giúp các giáo sĩ, tu sĩ đất đai và tiền
bạc để xây nhà thờ, tòa giám mục, nhà xứ, tu viện… Phía Giáo Hội, đã
thoát ra khỏi hầm trú, không còn chuyện tử đạo, nên phát triển hướng tới
đời thánh hiến, thiết lập các tu viện như trung tâm sống đạo. Các văn
sĩ Kitô giáo, các giáo phụ giảng dạy thần học giáo lý, Kinh Thánh, giúp
Kitô hữu sống thánh thiện và truyền giáo chống lại các lạc giáo. Khi đế
quốc Rôma chia rẽ rồi tan rã, và chỉ còn Kitô giáo đứng vững, các nước
Âu châu cũng quay về theo Kitô giáo khiến ngày càng thêm đông số.
- Từ thế kỷ VIII Kitô giáo tổ chức đời sống xã hội theo hình thức quân chủ phong kiến
của Rôma, phong kiến là phong chức tước địa vị và chia đất đai làm tài
sản cho các giáo sĩ, tu viện trưởng. Khi Kitô giáo và các nước Âu châu
hòa thuận với nhau để lo cho dân thì mối tương quan rất tốt đẹp. Gặp
biến cố Hồi giáo tấn công xâm lăng Giáo Hội, Giáo Hội được các vua chúa
cầm khí giới tự vệ đẩy lui. Quyền của đức Giáo hoàng được các vua chúa thần phục, nên Kitô giáo đạt tới đỉnh điểm ở thế kỷ XIII: Các nước Âu châu đều theo Kitô giáo và được gọi là “cộng đồng các nước theo Kitô giáo ” (Chrétienté, christandom), số người vào khoảng 80 triệu. Nhưng từ khi sống chung với chế độ quân chủ phong kiến thì “virus” phong kiến dần dần xâm nhập tổ chức Kitô giáo . Từ điển Bách khoa Kitô giáo (THEO) tóm tắt như sau: “Các
vua chúa là địa chủ xây cất nhà thờ, quản lý đất đai của Giáo Hội; giám
mục và tu viện trưởng sống như các địa chủ; các chức vụ trong Giáo Hội,
việc cử hành phụng vụ bí tích là dịp để buôn thần bán thánh; các linh
mục có vợ con để hưởng thụ và thừa kế tài sản; trình độ trí thức của
giáo sĩ thấp kém ” (trang 343). Dân chúng công giáo gồm nhiều di dân thất học . Cộng đồng các nước Âu châu theo Kitô giáo mải lo tranh giành địa vị chức tước đất đai, dần dần tan rã
, nhưng nhờ có các vị thánh như thánh Phanxicô Atxidi, thánh Ðơminicô,
thánh Tôma Aquinô giúp sửa đổi bộ mặt của Giáo Hội lúc đó bớt xấu đi.
- Đến thế kỷ XIV
phong trào phục hưng do các trí thức Kitô giáo phát động, đề cao văn
chương khoa học Hy lạp, Rôma, đề cao lý trí và tự do cá nhân, không tôn trọng các nhà thần học và giáo sĩ … Ðang khi đó, suốt hai thế kỷ trước, những phàn nàn về lối sống xa hoa đồi bại của các giáo sĩ, lo giàu sang và sống bất xứng với đòi hỏi của chức vụ và của Tin Mừng, cả những kêu gọi cải cách của các vị thánh đã không được các vị hữu trách quan tâm , đáp ứng. Rồi đến khi Đức Giáo Hoàng dùng ân xá để kiếm tiền xây đền thờ thánh Phêrô, thì như đổ thêm dầu vào lửa, dẫn đến cuộc ly khai của linh mục Lutêrô
, người đứng đầu cuộc phản đối, và bị Đức Giáo Hoàng Lêô X kết án năm
1520. Cuộc ly khai kéo theo phân nửa các Kitô hữu Âu châu thuộc các nước
Đức, Anh, Pháp, Thụy Sĩ… bỏ Giáo Hội Rôma (khoảng 60 triệu). Giáo Hội
Rôma như bị đẩy vào chân tường, và mãi gần 50 năm sau mới được Đức Giáo
Hoàng Phaolô III triệu tập Công đồng Trentô năm 1545 để cải cách . Công đồng Trentô kéo dài từ 1545 đến
1563 mới bế mạc. Các sử gia đều thắc mắc tại sao chậm trễ thế! Công
đồng tuy không đáp ứng mọi nguyện vọng cải cách Giáo Hội, nhưng cũng đã
có những quyết định quan trọng căn bản đưa Giáo Hội trở về sống sát theo
Tin Mừng hơn. Những việc đáng kể là : soạn sách Giáo lý Rôma , sách Phụng vụ các giờ kinh , sách lễ Rôma , giáo sĩ không được thu tích tài sản , thiết lập chủng viện để đào tạo giáo sĩ…những sự việc này trước đây chưa có, và sau này được duy trì suốt 400 năm cho tới Công đồng Vatican II.
- Đến thế kỷ XVI và XVII
: nhờ hàng hải phát triển,người ta khám phá các thế giới mới là Châu Mỹ
(1492) và đi sâu vào lục địa Châu Phi, Châu Á…đã mở trang sử mới cho
thế giới, và cũng mở những cánh đồng mới để Giáo Hội truyền giáo.
Nhờ các dòng tu Thánh Phanxicô, Thánh Đôminicô…đặc biệt là dòng Tên.
Các vua chúa Âu châu : Hòa Lan, Bồ Đào Nha, Pháp , Anh…chiếm đất đai,
thống trị và lập chế độ thuộc địa, buôn bán vàng, hạt tiêu…nhưng cũng
nghĩ đến các linh hồn, và bảo trợ việc truyền giáo của các nhà truyền
giáo nước mình. Truyền giáo thời đó thường là đem văn hóa Kitô giáo Âu
châu để khai hóa dân bản xứ, loại bỏ tôn giáo và văn hóa cổ truyền của
họ. Giáo Hội đã phải lập ra Bộ Truyền Giáo (1622) để hướng dẫn và ngăn chặn những lạm duïng, những bất công đối với dân bản xứ. Tuy nhiên, năm 1742, Tòa Thánh đã kết án các nghi lễ của Á đông đối với ông bà tổ tiên,
khiến các vua cấm đạo. Việc này còn ảnh hưởng đến ngày nay (thành kiến
theo đạo là bỏ ông bà) dù Tòa Thánh đã chấp nhận một số nghi lễ vào năm
1939.
Đang
khi đó, phong trào Phục Hưng từ thế kỷ XIV đã lớn mạnh về mọi mặt :
khoa học, triết học, đề cao lý trí và chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng
tục hóa cũng phát triển. Phần Kitô giáo vẫn mắc kẹt bởi cơ chế phong
kiến, chưa đào sâu thần học và Kinh Thánh cho kịp với đà tiến của khoa
học thế giới. Chẳng hạn vụ ông Galilê tuyên bố trái đất quay
quanh mặt trời (1633), Tòa Thánh đã kết án ông là lạc đạo vì nói ngược
với Kinh Thánh, gây nên thành kiến là Kinh Thánh đi ngược với khoa học.
Mãi đến năm 2009, Đức Gioan Phaolô II mới công khai nhìn nhận sự kết án
đó là sai lầm và phục hồi danh dự cho ông Galilê. Phong trào tục hóa còn
tiến tới đỉnh cao hơn là các cuộc cách mạng.
2.3 Kitô Giáo từ hai cuộc Cách mạng Pháp (1789) và Cách mạng Nga (1917)
Cả
2 cuộc cách mạng đều cắt đứt quan hệ giữa Nhà Nước và Giáo Hội đã có từ
thế kỷ IV. Đây là mốc lịch sử quan trọng đối với Kitô giáo. Cách mạng Pháp (1789)
quốc hữu hóa tài sản của Giáo Hội, khoâng chu cấp những nhu cầu cho
Giáo Hội, giáo sĩ, tu sĩ nữa, khủng bố các giáo sĩ nào chống đối… Cách mạng Nga (1917)
lật đổ chế độ quân chủ, theo chủ nghĩa cộng sản duy vật vô thần, loại
bỏ hoàn toàn tôn giáo, coi như cản trở bước tiến của xã hội, chọn đấu
tranh giai cấp để giải quyết tranh chấp. Sau cách mạng, xã hội bị xáo
trộn, kinh tế khó khăn, phong trào tục hóa gia tăng, chủ nghĩa quốc gia
lớn mạnh, các nước Kitô giáo Âu châu chia thành 2 khối: đứng đầu mỗi
khối là Pháp và Đức; họ không quan tâm đến các giá trị của Tin Mừng như công bằng, hòa giải, chia sẻ “ai dùng gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26,52)…nhưng chọn đặt quyền lợi quốc gia trên việc tùng phục Đức Giáo Hoàng, chọn hận thù hơn yêu thương. Năm 1914, 14 nước Kitô giáo Âu châu bước vào Thế chiến I, 8,5 triệu
người chết; đến 1918 mới chấm dứt; nhưng chấm dứt chỉ để nước Đức và
nước Ý tiến tới chủ nghĩa phát-xít, rồi kéo theo Nhật Bản ở ngoài Âu
châu bước vào Thế chiến II (1939-1945). Phe trục là Đức, Ý, Nhật;
phe đồng minh là Pháp, Mỹ, Anh. Hai phe lâm chiến giết chết 35 đến 60
triệu người. Phe trục phải đầu hàng. Sau đó lại khởi sự một cuộc đối đầu
giữa hai khối Tự do và Cộng sản, được gọi là Chiến tranh lạnh,
mỗi khối lo chạy đua chế tạo vũ khí nguyên tử khiến cả thế giới sợ hãi.
Các Đức Giáo Hoàng lo việc cứu trợ nạn nhân chiến tranh và kết án những
chủ nghĩa Phátxít (1936), chủ nghĩa quốc xã (1937) và chủ nghĩa cộng sản
(1937). Các ngài cũng lo cho việc giáo dân làm tông đồ, truyền giáo.
Hai cuộc thế chiến giữa các nước đa số là Kitô giáo đã khiến nhiều Kitô
hữu rôøi bỏ Kitô Giáo, nhưng nhiều Kitô hữu khác đã có sáng kiến để đổi
mới Giáo Hội, chẳng hạn việc huấn giáo theo Thánh Kinh, việc dòch Kinh
Thánh ra tiếng địa phương, cử hành Bí tích theo tiếng địa phương, rút
ngắn nghi thức Tuần Thánh, làm lễ buổi chiều. Tuy nhiên, Giáo Hội tỏ ra
còn vắng mặt trong nhiều lĩnh vực của một thế giới đang đổi mới mạnh mẽ
về khoa học, về lao động, về các tôn giáo, Giáo Hội chưa theo kịp tiến
triển của thế giới. May thay, năm 1958 Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII lên
ngôi giáo hoàng và chỉ 3 tháng sau khi nhậm chức, ngài công bố triệu tập
Công đồng Vatican II để cập nhật hóa Giáo Hội với thế giới hôm nay
(aggiornamento).
2.4 Từ Công đồng Vatican II (1965) đến nay.
- Đức Gioan XXIII (1958-1963)
được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 77 tuổi (1958), tưởng là chỉ để chuyển
tiếp, nhưng chỉ ba tháng sau, ngày 25-01-1959, Ngài công bố sẽ mở Công
đồng chung, không phải như Công đồng Trentoâ chỉ cải cách Giáo Hội, để
đối phó với Giáo Hội Tin Lành, nhưng để trở về nguồn Kitô giáo thưở ban
đầu, đặt Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Ngài làm trung tâm, coi Công
đồng giống như một lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống mới, để đổi mới, để cập nhật hóa Giáo Hội với thế giới hôm nay, để Giáo Hội đi đến với mọi dân tộc trên thế giới. Tiếc thay, Đức Gioan XXIII sớm qua đời (1963) và Đức Phaolô VI kế vị.
- Đức Phaolô VI (1963-1978) tiếp tục công việc của Công đồng. Đức Phaolô VI là giáo hoàng đầu tiên, sau hàng thế kỷ, lên ngôi giáo hoàng mà bỏ thói quen đã có từ ngàn xưa, không đội mũ ba tầng nữa,
chỉ đội mũ giám mục. Năm 1964, Ngài cũng vượt qua truyền thống từ xưa
để ra khỏi Rôma, hành hương sang Jerusalem, gặp Đức Thượng phụ Chính
thống Athenagoras, trao cho nhau cái hôn đại kết. Sau đó Ngài tiếp tục
Công đồng, ban hành Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân để xác nhận Giáo Hội không phải chỉ là một xã hội hoàn hảo, nhưng Gíao Hội là mầu nhiệm, hiệp thông, sứ vụ. Rồi Ngài thiết lập một Thượng Hội Đồng các Giám mục, để cứ bốn năm một lần họp nhau với Đức Giáo Hoàng cùng lo cho Giáo Hội. Ngài cũng ban hành Hiến chế “Giáo Hội trong thế giới hôm nay”
để xác định tương quan giữa Giáo Hội và xã hội trần thể, mỗi bên có
quyền tự lập, tự trị nhưng cả đôi bên đều phải phục vụ công ích cho con
người. Có sử gia viết : “đây thực là một thỏa ước tình yêu giữa Giáo Hội và nhân loại.” Gần cuối Công đồng, Đức Phaolô VI đã đến trụ sở Liên Hợp Quốc để đối thoại với thế giới và kêu gọi các nước : “đừng bao giờ chống đối nhau nữa, đừng bao giờ chiến tranh nữa.”. Công đồng Vatican II đã thực hiện
: 4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh, 3 Tuyên ngôn, và bế mạc vào năm 1965. Tất cả
như làn gió giúp mọi người đổi mới tinh thần, từ lo âu bi quan sang phấn
khởi hy vọng. Cụ thể là việc thánh lễ, phụng vụ giờ kinh, các bí tích
được dùng tiếng địa phương, trước đây hoàn toàn phải dùng tiếng Latinh…
Nhưng chỉ vài năm sau, Công đồng đã gặp khủng hoảng về một số vấn đề như
: truyền giáo còn cần không ? linh mục, tu sĩ là gì và làm gì ? Nhiều
người muốn đặt lại các vấn đề vì thấy còn cần phải tranh luận
(contestation), và họ đi tới chỗ bỏ đạo càng gia tăng; linh mục, tu sĩ
hồi tục càng nhiều… Đức Phaoloâ VI qua đời năm 1978. Đức Gioan Phaolô I
lên kế vị, là người Ý cuối cùng sau suốt mấy trăm năm qua. Nhưng Ngài
chỉ tại chức được 30 ngày, và một việc đáng nhớ là Ngài đã bỏ truyền thống ngồi trên kiệu, mà đi bộ lên ngai để nhậm chức.
- Đức Gioan Phaolô II (1978-2005) là vị Giáo Hoàng Ba Lan đầu tiên,
đánh dấu một đổi mới trong giáo triều Rôma. Vì từ năm 1520 tới lúc này,
giáo hoàng toàn là người Ý. Ngài cũng dứt khoát theo hai vị tiền nhiệm
không đội mũ ba tầng, không ngồi kiệu mà dùng ôtô để đến với dân chúng.
Đây cũng là từ bỏ dần những thói quen thời trung cổ. Ngài cũng là người đầu tiên xưng mình là “tôi”, chứ không là “chúng tôi” như caùc giáo hoàng trước. Ngài đặc biệt có kinh nghiệm sống trong nước Cộng sản, nên Ngài hiểu rằng việc Giáo Hội tranh đấu cho công bằng xã hội, cho phẩm giá con người là điều thiết yếu trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, nên Ngài tuyên bố ngay khi bắt đầu triều giáo hoàng của mình rằng : “Con người là con đường đầu tiên mà Giáo Hội phải theo để thi hành sứ vụ”.
Ngài dấn thân hết mình cho sứ vụ nên là vị giáo hoàng đạt nhiều kỷ lục
để bắt kịp bước tiến của thế giới hiện đại. Trước hết, Ngài công du khắp năm châu (đến 129 nước) để đem Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô cho mọi hạng người. Năm 1985, Ngài triệu tâp Thượng Hội Đồng Giám mục đặc biệt
để xem xét việc cập nhật hóa Giáo Hội mà 20 năm trước Công đồng Vatican
II đã chọn, nhưng thấy nhiều giáo huấn chưa thấm nhập vào Dân Chúa, nên
Ngài quyết định soạn sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo để phổ biến giaùo
huaán của Công đồng. Cũng trong năm 1985, Ngài đã thiết lập Ngày Giới trẻ Thế giới,
tổ chức 2 năm một lần, để có dịp gặp gỡ các bạn trẻ khắp thế giới và
đem Tin Mừng Chúa Giêsu cho họ. Năm 1986, Ngài tổ chức cho các vị lãnh đạo các tôn giáo : Phật, Khổng, Do thái, Chính thống, Cao đài, Hòa hảo,…hằng năm gặp gỡ nhau
tại Atxidi để cầu nguyện cho hòa bình thế giới. Ngài lên tiếng phê bình
cả chủ nghĩa tư bản lẫn cộng sản, và năm 1989 Ngài đã góp phần làm sụp
đổ chế độ Cộng sản ở Ba Lan… Năm 1992, Ngài đã ban hành Sách giáo lý Giáo Hội Công giáo để vừa phổ biến giáo huấn của Công đồng, vừa giúp Giáo Hội hiệp thông trong một đức tin. Năm 2000 Ngài tổ chức Đại Năm Thánh toàn xá và Ngài đã làm một hành động sám hối có tính lịch sử
chưa tùng có bao giờ, đó là xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi mà Giáo Hội đã
phạm trong 2000 năm qua, đặc biệt những tội chống lại sự thật và hiệp
nhất, những lầm lỗi trong những liên hệ với dân tộc Do thái, với vấn đề
nhân quyền…
Đức
Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đã làm cho Giáo Hội dần dần thoát ra
khỏi những trói buộc của cơ chế lỗi thời của trung cổ, và có nhiều sáng
kiến để giúp Giáo Hội cập nhật với thời hiện đại. Tuy nhiên, Tin Mừng
vẫn chưa được giải phóng vì còn bị cản trở bởi nhiều truyền thống đã ăn
rễ sâu trong thời gian cả năm trăm năm. Người ta hỏi có cần Công đồng
Vatican III để cập nhật không, Ngài trả lời rằng còn nhiều điều Công
đồng Vatican II đã quyết định mà Giáo Hội chưa làm được nên chưa cần.
Ngài qua đời năm 2005. Và năm 2011, Ngài được phong chân phước do Đấng
kế vị Ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI.
Đức
Giáo Hoàng Bênêdictô XVI (2005 đến nay) là vị giáo hoàng thứ 265, là
người Đức đầu tiên kể từ năm 1057. Ngài là giáo sư thần học, viết nhiều
sách, và lên ngôi vào tuổi 78. Ngài đã thực hiện được ba việc chính giúp
Giáo Hội tiếp tục cập nhật :
- Việc thứ nhất : Ban hành Bản Toát yếu Sách Giáo lý Công giáo năm 2005.
Công đồng Trentô đã cải cách năm 1520, và cho soạn Sách Giáo lý Rôma để
phổ biến. Nhưng rồi phải hơn 400 năm sau mới lại có Công đồng Vatican
II (1965) để cập nhật, thật là quá lâu. Công đồng cũng muốn soạn sách
giáo lý để phổ biến, nhưng Đức Phaolô VI cho rằng các văn kiện của Công
đồng là một sách giáo lý tốt nhất rồi. Tuy nhiên, 20 năm sau, Đức Gioan
Phaolô II triệu tập Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới (1985) thì thấy
rằng giáo huấn của Công đồng chưa được phổ biến và thấm nhập vào Dân
Chúa, nên đề nghị soạn sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo, và trao cho Đức
Hồng Y Ratzinger đảm nhận. Đến năm 1992, Đức Gioan Phaolô II ban hành
Sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo gồm 2865 số, dày hơn 1000 trang. Năm
2003, hội nghị quốc tế về giáo lý thấy Sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo
như một kho tài liệu tham khảo, nên muốn có một Bản Toát Yếu Giáo Lý
theo hình thức hỏi thưa, và thu ngắn lại để mọi người có thể đọc và học
cách dễ dàng. Đức Gioan Phaolô II lại trao cho Đức Hồng Y Ratzinger đảm
nhiệm. Và năm 2005 (40 năm sau Công đồng), Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI
ban hành Bản Toát Yếu Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo có hình thức hỏi
thưa và gồm 598 câu.
- Việc thứ hai : Đức Bênêdictô XVI xuất bản cuốn “Đức Giêsu thành Nazaret” năm 2006.
Đây là cuốn sách Ngài đã ấp ủ lâu dài, vì thấy có nhiều sách viết về
Đức Giêsu không đúng sự thật theo Tin Mừng. Ngài bắt đầu viết năm 2003.
Khi lên ngôi giáo hoàng, Ngài dùng thì giờ rảnh để viết tiếp. Ngài đã cố
gắng dùng cả phương pháp thần học lẫn phương pháp phê bình lịch sử để trình bày “dung mạo và sứ điệp của Đức Giêsu” như Đức Giêsu có thật, Đức Giêsu “lịch sử” theo đúng nghĩa của từ này (xem Lời tựa phần I của sách “Đức Giêsu thành Nazaret”). Đây quả là một cố gắng “giải phóng Tin Mừng” khỏi những cách chú giải theo chủ quan, không đúng sự thật và không đúng lịch sử.
- Việc thứ ba : Ngài ban hành cuốn Giáo lý cho giới trẻ (Youth Catechism viết tắt You Cat) nhân dịp ngày Giới trẻ Thế giới ở Madrid năm 2011.
Sách này được soạn từ Sách Giáo lý Giáo Hội Công giáo nhưng điểm đặc
biệt là dùng ngôn ngữ hợp với giới trẻ, theo hình thức hỏi thưa là hình
thức đối thoại về từng vấn đề, cốt để Tin Mừng được dễ phổ biến trong
thế giới người trẻ hiện đại. Ngài còn chỉ dẫn cho giới trẻ cách học, đó
là học trong thinh lặng trong phòng, nếu có bạn trai hay bạn gái, họp
lại thành nhóm để suy tư, tạo mạng lưới để trao đổi trong Internet (xem
Lời tựa…). Đây cũng là cố gắng cập nhật giáo lý để giúp các bạn trẻ tạo
mối quan hệ sống động với những gì cốt yếu và độc đáo của Tin Mừng Đức
Giêsu Kitô. (Sách YOUCAT có bố cục mới và gọn hơn Sách Giáo lý Giáo Hội
Công giáo).
Tóm
lại, qua phần tóm lược những nét chính trong lịch sử Giáo Hội để minh
họa, ta thấy rõ đâu là sự thật về Kitô giáo trong những thế kỷ đầu và
đâu là năng động của Tin Mừng làm cho Đế quốc Rôma và các nước Âu châu
theo Kitô giáo. Đồng thời cũng giúp cho ta biết khi Kitô Giáo Hội nhập
với các Nhà nước Rôma và Tây phương thì nguy cơ Kitô giáo bị biến chất,
bị “virus” đế quốc phong kiến và tục hóa làm cho sức năng động của Tin
Mừng bị cản trở, bị bóp nghẹt (Mt 13, 22), không còn là Kitô giáo nguyên
tuyền như thưở ban đầu nữa, nhất là khi các nhà truyền giáo Tây phương
đem thứ Kitô giáo Tây phương đó truyền lại cho các dân tôc khác không
phải là Tây phương thì càng khó sinh hoa kết quả, vì các dân tộc này đã
có một nền văn hóa ổn định lâu đời. Nhưng Chúa Giêsu vẫn ở với Giáo Hội
cho đến tận thế, và Chúa Thánh Thần luôn liên hợp với Chúa Giêsu để đổi
mới bộ mặt trái đất, đã giúp cho Giáo Hội cải cách và cập nhật qua các
công đồng, đặc biệt là Công đồng Vatican II. Công việc cải cách và cập
nhật này còn dài, bởi vì từ Công đồng Vatican II đến nay, Giáo Hội phải
đối phó với phong trào tục hóa và lối sống văn minh hiện đại của Tây
phương đang nổi lên lớn mạnh và mau chóng lan rộng cả toàn cầu. Phong
trào này chống lại những gì là thần thiêng, muốn giới hạn tôn giáo vào
chỗ riêng tư mà thôi; chống lại những gì là truyền thống cổ thời; thúc
đẩy đổi mới trong mọi lĩnh vực : Nhà nước (hiện đại), kỹ thuật (hiện
đại), âm nhạc (hiện đại), hội họa (hiện đại), phong tục (hiện đại), tư
tưởng (hiện đại) (theo Bách khoa, Google). Đây là thách đố vừa mới mẻ,
vừa khó khăn mà Giáo Hội toàn cầu cần nhiều thời giờ và quan tâm mới có
thể đối phó được. Tới đây, ta chuyển sang giai đoạn II của cuộc hành
trình : tìm hiểu nét độc đáo của Tin Mừng.
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI :
Tìm hiểu để rút ra được cái gì là cốt lõi độc đáo của Tin Mừng
mà Chúa Giêsu đem đến. Nhìn lại lịch sử Kitô giáo trong những thế kỷ
đầu, sức năng động của Tin Mừng đã hướng dẫn và thúc đẩy Giáo Hội làm
cho đế quốc Rôma rồi cả các nước Âu châu theo Kitô giáo, trở thành một
“cộng đồng các nước Kitô giáo Tây phương” (chrétienté). Nhưng khi Kitô
giáo trở thành tôn giáo của các nước đó thì đã bị “virus” của phong kiến
và tục hóa xâm nhập làm cho công đồng ấy dần dần tan rã. Các nước theo
Kitô giáo sau đó, khi đi truyền giáo cho các nước khác lại mang nền văn
hóa Kitô giáo Tây phương ấy vào các nước bên ngoài Âu châu. Chính vì thế
mà ngày nay, cả các Kitô hữu Tây phương lẫn các Kitô hữu không thuộc
Tây phương đều nhận thấy Kitô giáo phải được giải phóng khỏi dính líu
với cơ chế, luât lệ, lễ nghi thời Rôma và trung cổ, phải quét sạch các
“virus” phong kiến và tục hóa để trở nên tinh tuyền như Kitô giáo ở thời
đầu, nhờ đó có thể đáp ứng kịp thời những khát vọng của thế giới hiện
đại và đang toàn cầu hóa; mặc dầu ngày nay Giáo Hội vẫn đang quan tâm để
cải cách và cập nhật nhờ các công đồng, đặc biệt là Công đồng Vatican
II. Vậy theo tác giả bản sắc dân tộc của Tin Mừng mà Đức Giêsu mang đến
là gì? Bản sắc độc đáo đó chính là Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô
con Thiên Chúa. Ta sẽ chia thành hai điểm để tìm hiểu cho thấu đáo hơn:
điểm thứ nhất là Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô, điểm thứ hai là Đức
Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
1.Điểm độc đáo thứ nhất : Kitô giáo là Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu Kitô.
Ta
nên lưu ý chi tiết này là : thời ban đầu, Kitô giáo không được gọi là
một tôn giáo giống như các tôn giáo khác, mà là một Tin Mừng. Sách Tân
Ước chứng minh điều này : khi bắt đầu rao giảng tại Nadaret, Đức Giêsu
cho biết : “Thần khí Chúa ngự trên tôi, Chúa đã xức dầu tấn phong tôi
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, cho kẻ bị giam cầm biết họ
được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tư do cho người bị
áp bức” (Lc 4,18). Tin Mừng của Ngài là một tin vui, là một nguồn
mạch ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống, là ánh sáng cho hoạt động chia
sẻ tôn trọng và yêu thương nhau. Tin Mừng của Ngài mang lại hạnh phúc
vĩnh hằng cho những ai sống theo tinh thần nghèo khó, hiền lành, trong
sạch, có lòng thương xót ,tha thứ, khao khát công bằng, chấp nhận bị
bách hại vì công lý, không thấy mà tin… Đức Giêsu đã không thiết lập một tôn giáo mới,
Ngài tôn trọng lề luật Do thái : tới hội đường ngày Sabat, dùng phép
rửa của họ để lập bí tích rửa tội, biến bữa ăn Vượt qua của họ thành
thánh lễ, giúp cho đức tin của dân trở về với lề luật và các tiên tri,
chỉ trích thói vụ hình thức giả hình; nhưng không bãi bỏ lề luật, không
đòi họ bỏ tôn giáo tổ tiên của họ. Ngài rao giảng Nước Thiên Chúa và kêu
gọi các tông đồ để thiết lập Giáo Hội của Ngài, Ngài chỉ truyền lệnh
cho các môn đệ đến với muôn dân, dạy bảo họ mọi điều Ngài đã truyền… Còn các tông đồ và môn đệ của Chúa cũng vậy, họ không nghĩ đến việc lập một tôn giáo mới,
hoặc bắt người ta phải thay đổi tôn giáo, hoặc bắt người ngoại giáo
(không phải Do Thái) phải chịu cắt bì. Các ngài chỉ dạy cho họ biết sống
theo Tin Mừng là yêu thương nhau thôi. Chỉ khi hoàng đế Constantinô
theo Kitô giáo, lấy Kitô giáo làm quốc giáo, người ta mới gọi Kitô giáo
là tôn giáo của Rôma; rồi sau thời trung cổ, người ta nói đến Kitô giáo
của các nước Âu châu là thứ tôn giáo của Tây phương đã bị “virus” cản
trở và làm ô nhiễm. Đến thế kỷ XX các chuyên gia về tôn giáo thường coi
là có ba lập trường về tôn giáo : thứ nhất là lập trường loại trừ (exclusiviste) cho rằng chỉ Kitô giáo là tôn giáo thật và duy nhất, nên loại trừ mọi tôn giáo khác; thứ hai
là lập trường hòa đồng (inclusiviste) cho rằng mọi cái tốt đẹp trong
các tôn giáo đều tương hợp với Kitô giáo và như có sẵn trong Kitô giáo
nên chủ trương hòa đồng các tôn giáo; thứ ba là lập trường đa
dạng (pluraliste) cho rằng mọi tôn giáo đều là những con đường có ít
nhiều tương đương với nhau dẫn đến Thiên Chúa, nên không chủ trương loại
trừ và cũng không chủ trương hòa đồng. Vậy Kitô giáo đã theo lập trường
nào? Kitô giáo hay Tin Mừng cứu độ của Đức Giêsu không phải là tôn giáo
nên vừa không loại trừ, không hòa đồng cũng không đa dạng, vừa không
thể được so sánh hay xếp loại với một tôn giáo nào khác, vì Tin Mừng ấy
còn hơn là một tôn giáo, Tin Mừng cứu độ là kho báu của tất cả mọi người
thuộc mọi ngôn ngữ, mọi nền văn hóa, mọi truyền thống tôn giáo. Và Tin
Mừng này lại không do người phàm nào mà do chính Đức Giêsu là con Thiên Chúa đã xuống trần gian để loan báo và cứu độ mọi người.
2.Điểm độc đáo thứ hai : Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, Đấng đã xuống thế làm người để loan báo và thực hiện sứ vụ cứu độ thế giới, Ngài là người thật và là Thiên Chúa thật. Đây chính là tâm điểm trong tính độc đáo của Tin Mừng.
Đức Giêsu là người thật
đã xuất hiện ở đất Do Thái, được sử sách Rôma và Do Thái nói tới; còn
hoạt động thi hành sứ vụ cứu độ thì cả bộ Kinh Thánh đã thuật lại.
Chuyện Đức Giêsu là người thật và là Thiên Chúa thật là một điều khó
hiểu mà người ta quen gọi là mầu nhiệm, nhưng đây lại là kế hoạch của
Thiên Chúa: Thiên Chúa làm người để có thể dùng chính cuộc sống làm
người mà thực hiện ba mầu nhiệm là ba công việc được Sách Giáo lý Giáo
Hội Công giáo tóm tắt:
- Mặc khải về Chúa Cha (Revelatio),
- Cứu chuộc loài người (Redemptio),
- Qui tụ mọi người về với Thiên Chúa (Recapitulatio)
( xem SGLGHCG số 516, 517, 518).
Còn về Đức Giêsu là Thiên Chúa thật
thì tất cả Kinh Thánh đều tập trung vào Ngài và dùng nhiều danh hiệu để
diễn tả Ngài, như là: Đấng được Thiên Chúa sai đến, tôi tớ, Đấng Cứu
độ, hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, Con Thiên Chúa, đầu lòng của muôn
vật, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. . . Tân ước cũng thuật
lại nhiều phép lạ Ngài làm để chứng tỏ quyền năng như Thiên Chúa của
Ngài; đặc biệt là việc Ngài chịu chết, sống lại, và về trời, đó là những
phép lạ đã làm cho các tông đồ và môn đệ thay đổi hẳn cuộc đời, rồi họ
đã sống chết để làm chứng cho Ngài và loan báo Tin Mừng của Ngài khắp
thế giới. Riêng Đức Giêsu có lúc đã hỏi các môn đệ nghĩ gì về Ngài, ông
Phêrô đã thưa "Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”, rồi Ngài xác định "không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều đó nhưng là Cha của Thầy Đấng ngự trên trời" (Mt 16, 15-17). Đến cuối đời trước khi về trời Ngài mới nói rõ cho các tông đồ: "Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” vì "Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy"
(Ga 14,9+11). Quả thật, Tin Mừng cứu độ là do Đức Giêsu loan báo và Đức
Giêsu là Con Thiên Chúa làm người; đây chính là cốt lõi độc đáo của
Kitô giáo.
Tuy nhiên còn một điều cũng liên hệ mật thiết với cả hai điểm độc đáo trên là Tin Mừng của Đức Giê su Con Thiên Chúa là Tin Mừng cho tất cả mọi người thuộc mọi ngôn ngữ màu da, nó tự bản chất đã có tính phổ quát, đã là công giáo rồi,
chứ không phải của Tây phương. Sở dĩ Kitô giáo bị coi là đạo Tây phương
vì đã hội nhập vào văn hóa Rôma và Âu châu, rồi biến Kitô giáo thành
một truyền thống gần như bất di bất dịch, và Tây phương đem cái văn hóa
đó cùng với Tin Mừng mà truyền sang các nước khác. Đó là lý do ngày nay
cần phải giải phóng Tin Mừng để Tin Mừng không còn bị hạn chế, cản trở,
biến dạng bởi những vết sẹo hoặc dị tật đã mắc phải trong thời Trung cổ
tại Tây phương.
3. Tầm quan trong và cần thiết của bản sắc độc đáo của Tin Mừng..
Một nhà triết học Đông phương là Lão Tử có nói rằng : "Đạo khả đạo, phi thường đạo", ý
nói là cái đạo có thể được diễn tả ra thì không phải là thường đạo,
thường ở đây có nghĩa là vĩnh hằng bất biến, thường đạo là đạo vĩnh hằng
bất biến. Như vậy không có người trần gian nào có thể hiểu hết và diễn
tả được thường đạo. Sau Lão Tử ít chục năm, Đức Khổng Tử cũng nói :"Minh đạo chi bản nguyên, xuất ư thiên" nghĩa
là đạo sáng suốt thì có nguồn gốc phát xuất từ trời. Nhắc đến tư tưởng
của hai nhà triết học Á đông sinh trước Đức Giê su ra đời khoảng 500
năm, để ta nhận thấy xưa bên Á đông đã có người cảm nghiệm được đạo phải
là thường đạo, là minh đạo, đó là đạo vĩnh cửu bất biến, đạo phát xuất
tự trời thì mới đáng tin cậy là đạo thật, đạo thật thì thường hằng bất
biến, chứ không nhất thời chóng qua và chỉ biết ở đời này mà không biết
gì đến vĩnh cửu. Cho nên cái làm cho Tin Mừng có bản sắc độc đáo chính
là do Tin Mừng phát xuất từ Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa đã biết rõ
loài người không thể nào suy nghĩ ra số phận và tương lai của mình, nên
Thiên Chúa đã cử Đức Giê su là Con Thiên Chúa xuống thế làm người, dùng
ngôn ngữ loài người để loan báo, dùng đời sống làm người để thực hiện
cuộc cứu độ. Do đó việc Đức Giê su làm người có tầm quan trọng và cần
thiết cho mọi người, nhất là ngày nay đang sống trong một thế giới đầy
bạo loạn, khủng bố, đầy những suy nghĩ hiện đại rất tự do mới mẻ, muốn
loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời sống cá nhân cũng như xã hội. Tin Mừng của Đức Giê su mặc khải cho mọi người hai điều thiết yếu nhất:
3.1 Nhận biết Thiên Chúa thật là tình yêu
để con người được giải phóng khỏi các thứ Thiên Chúa do con người thần
thiêng hóa các sức mạnh vũ trụ vật chất (sóng thần, thiên tai . . .)
hoặc do chính họ gán cho Thiên Chúa như nhà độc tài toàn năng chỉ muốn
đè bẹp con người. Và đồng thời cũng để con người nhận biết Thiên Chúa
thật đó là tình yêu, là Cha nhân từ thương xót mọi người, biết bằng một
cách dễ dàng là cứ nhìn xem cuộc sống và cái chết của Đức Giêsu ở trần
gian, sống chết vì tình yêu và yêu mọi người đến cùng, đến chết cho
người mình yêu (xem Ga l5,13); như Đức Giêsu đã nói: "Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy" (Ga 14,9).
3.2 Nhận biết con người là thụ tạo
được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài, được Ngài yêu thương và
dành cho số phận tốt đẹp; nếu đón nhận và tin vào Đức Giêsu thì được
"trở nên con Thiên Chúa"(Ga 1,12), bạn của Đức Giêsu, được Đức
Giêsu dạy cho cách sống hiếu thảo với Thiên Chúa như Cha, và sống yêu
thương nhau như anh em con một Cha trên trời, được thừa hưởng hạnh phúc
vĩnh hằng trong Nước Trời.
Tóm
lại, trong giai đoạn II ta đã rút ra được cái bản sắc độc đáo của Tin
Mừng cứu độ của Đức Giê su, nói theo kiểu Á đông, đó chính là thường
đạo, đạo thường hằng bất biến, vĩnh cửu, là minh đạo phát xuất từ Thiên
Chúa để cứu độ tất cả mọi người. Đạo này rất cần thiết và quan trọng cho
nhân loại ngày nay, đang có xu hướng muốn tục hóa, muốn hiện đại hóa và
toàn cầu hóa tất cả, vừa ham vật chất, hưởng thụ, thực dụng; vừa thích
tự do mới lạ theo sở thích, không cần đến vĩnh cửu. Bây giờ ta tiến tới
giai đoạn ba.
III.GIAI ĐOẠN THỨ BA :
Sáng
kiến để dấn thân trước hết làm cho Tin Mừng bớt bị hạn chế, bị biến
dạng bởi những vết sẹo hoặc những dị tật đã mắc phải trong quá khứ, sau
là để sức năng động của Tin Mừng có cơ hội phát triển giống như thời kỳ
đầu của Kitô giáo, có thể kịp thời đáp ứng mọi khát vọng tốt đẹp của thế
giới hiện đại. Tác giả có nhắc đến một câu: “Giáo Hội luôn luôn cần được cải cách”
(Ecclesia semper reformanda). Đó là việc Chúa Thánh Thần luôn luôn
hướng dẫn soi sáng để Giáo Hội thực hiện, đặc biệt qua các Công đồng.
Việc cải cách thường là mênh mông phức tạp nên tác giả chỉ chọn mấy việc
đáng kể thôi.
1. Việc phân quyền (hay bớt tập trung quyền).
Thời
Trung cổ các Đấng có trách nhiệm trong Giáo Hội thường lấy lý do để duy
trì sự hiệp nhất, nên quyết định chọn “Kitô giáo đã hội nhập văn hóa
Tây phương” làm chuẩn mực bất di bất dịch, khiến cho Kitô giáo mang một
bộ mặt như “đóng băng” suốt từ cuối thời Trung cổ cho tới Công
đồng Vatican II (hơn 500 năm). Chỉ khoảng 50 năm nay, người ta mới nói
đến việc Hội Nhập Văn Hóa. Đức Gioan Phaolô II nói rằng : “Qua việc
Hội Nhập Văn Hóa Giáo Hội làm cho Tin Mừng nhập thể vào các nền văn hóa
khác nhau, và đồng thời Giáo Hội dẫn các dân tộc cũng như các nền văn
hóa riêng của họ vào trong chính cộng đoàn của Giáo Hội” (Thông điệp
Sứ vụ Đấng Cứu Độ). Và Công đồng Vatican II đã mở đường để Tin Mừng hội
nhập vào văn hóa địa phương bằng cách cho phép dùng ngôn ngữ địa phương
trong phụng vụ, chấm dứt việc buộc dùng tiếng Latinh trong hàng chục
thế kỷ. Đang khi Giáo Hội Tin lành đã dịch Kinh Thánh và Phụng vụ từ
Latinh sang ngôn ngữ địa phương từ hơn 4 thế kỷ trước. Việc hội nhập văn
hóa như vậy còn làm Tin Mừng dễ được mọi người đón nhận hơn. Vì thế
Công đồng Vatican II và các Đức giáo hoàng Phaolô VI, giáo hoàng Gioan
Phaolô II, Biển đức XVI luôn khuyến khích, nhưng việc tiến hành hội nhập
còn chậm chạp. Đáng lẽ những gì liên quan đến địa phương nào thì được
địa phương ấy giải quyết, chẳng hạn chuyện liên quan đến Châu lục, miền,
quốc gia, giáo phận hay giáo xứ thì để địa phương đó lo giải quyết, chỉ
khi cần thiết mới cần nhờ cấp cao hơn can thiệp. Như việc dịch Kinh
Thánh, Phụng vụ, Giáo lý…ra tiếng địa phương, đâu có cần phải đưa sang
tận Rôma duyệt xét và chấp thuận. Tác giả mong ước rằng lời nhắc bảo của
Đức Giêsu mà Đức Gioan Phaolô II thường lặp lại là “Đừng có sợ” (Mt 14,27) sẽ giúp các cấp ở Rôma an tâm.
2. Sự tham gia của Cộng đoàn Dân Chúa.
Giáo
Hội là cộng đoàn các Kitô hữu. Công đồng Vatican II trong Hiến chế về
Giáo Hội đã chủ ý đặt Chương II về Dân Thiên Chúa trước Chương III về tổ
chức phẩm trật Giáo Hội; đảo ngược lại hình ảnh Giáo Hội như Kim tự
tháp có đỉnh là hàng giáo phẩm, còn giáo dân chỉ là cái chân đế ở dưới,
và chọn hình ảnh Giáo Hội như vòng tròn đồng tâm có Đức Giêsu là tâm
điểm, còn giáo phẩm, giáo sĩ, giáo dân là những vòng tròn đồng tâm. Dân
Thiên Chúa tập hợp những người đặt niềm tin vào Đức Giêsu và Tin Mừng
của Ngài, để đáp trả lời mời gọi hấp dẫn của Ngài. Cái nhìn về Giáo Hội
như cộng đoàn những người trưởng thành, vừa tự nguyện vừa có trách
nhiệm, sẽ giúp cho việc điều hành cộng đoàn phù hợp với Tin Mừng hơn.
Thường các Đấng có quyền vẫn nhắc nhớ là Giáo Hội không phải một tổ chức dân chủ,
vì có Thiên Chúa làm chủ tất cả, và Giáo Hội hiện hữu không phải chỉ do
các chi thể đã thỏa thuận đồng ý. Như thế đâu có nghĩa là quyền quyết
định phải nằm trong tay hàng giáo phẩm. Thế mà trong các hội nghị công
giáo ngày nay, thường ý kiến và thảo luận chỉ có tính cách tư vấn mà
thôi, chẳng hạn Thượng Hội Đồng giám mục thế giới, hội đồng linh
mục…Giáo Hội mời gọi mọi người tham gia theo tinh thần Tin Mừng, nghĩa
là mọi quyết định liên quan đến cộng đoàn phải do cộng đoàn chọn lựa, và
những người được cộng đoàn chọn lựa phải có trách nhiệm với cộng đoàn,
và phải họp thành một nhóm hơn chỉ là một cá nhân đơn độc. Cho nên người
ta quen nêu lên khẩu hiệu là: “Cộng đoàn có chủ quyền”. (C’est l’assemblée qui est souveraine).
3. Tháp tùng sự tiến triển của văn hóa thế giới.
Phong
trào tục hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa có một xu hướng là tự do cá
nhân, chống lại mọi thứ bảo thủ, cổ truyền, ham thích mới lạ, hưởng thụ
và thực dụng…nên không quan tâm đến tôn giáo tín ngưỡng, đến đời sống nề
nếp…Còn Giáo Hội là một xã hội vốn có truyền thống nề nếp, sống trung
dung, bảo vệ công ích, bảo vệ các giá trị…nên Giáo Hội không thể không e
ngại trước những biến chuyển văn hóa đó. Giáo Hội không ham thích nhiều
thay đổi, nhưng nếu chậm trễ không theo dõi kịp thời các biến chuyển
thì có thể gây nhiều tai hại, chẳng hạn việc chống thụ thai… Cho nên
Hiến chế Mục vụ đã nói ngay từ đầu rằng: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu
và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai
đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ
chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm
hưởng trong lòng họ” (số 1). Vì thế Giáo Hội cũng phải tháp tùng,
theo dõi các biến chuyển văn hóa của thế giới; tháp tùng theo dõi không
có nghĩa là chạy theo cho kịp những cái mới nhất, nhưng là để biết nhạy
cảm chứ không ích kỷ, sống chết mặc bay, hoặc vô tâm vô cảm trước những
biến chuyển đó. Quan tâm để Giáo Hội tìm ra thái độ thích đáng, nghĩa là
để có thể chu toàn bổn phận ngôn sứ của mình, như xưa nay nhiều người đã làm; đó là tố cáo và loan báo. Tố cáo những thảm họa, bất công, bóc lột người hèn kém, bạo lực với trẻ em và người nghèo, phá hoại môi trường… Còn loan báo
là dùng lời nói hoặc hành động, dù chỉ nhỏ bé, để chứng thực rằng thế
giới vẫn có thể trở nên tốt đẹp hơn. Tác giả có nhắc đến nhà thần học
Harvey Cox, vào thập niên 1960 là giáo sư ở đại học Harvard, đã có nhận
xét rằng các cộng đoàn Kitô hữu giữ vai trò “trừ quỉ” đối với những “quỉ”
đang có mặt trong văn hóa mới, bởi vì các cộng đoàn đó đã phê phán việc
khai thác tình dục để thương mại, lên án các bệnh của thời đại (xì ke,
ma túy), động viên nhau để chống lại những thứ đó. Họ quả thật là cần
thiết vì đã chu toàn bổn phận và còn kéo theo được nhiều người thiện chí
khác tiếp tay.
4. Hình ảnh một Giáo Hội mới.
Qua
hai giai đoạn trên, chắc chắn ta có thể nghĩ ngay tới hình ảnh một Kitô
giáo đúng nghĩa hơn, một Giáo Hội mới theo mô hình Kitô giáo thời đầu
tiên, đó là một cộng đồng các người sống đoàn kết liên đới với nhau, mọi
thành phần cùng chịu một phép rửa và thêm sức, đều cảm thấy có cùng
trách nhiệm là chung xây một thế giới công bằng và huynh đệ hơn. Cộng
đồng đó có nơi để thường xuyên cùng nhau khám phá sự phong phú của Lời
Chúa, cùng nhau cầu nguyện và chia sẻ cho nhau, không còn dấu vết của
Giáo Hội “kim tự tháp”, Giáo Hội duy giáo sĩ, Giáo Hội của Tây phương thời trung cổ… Và tác giả đưa ra hình ảnh một Giáo Hội mới có ba nét tiêu biểu:
4.1 Một Giáo Hội mà mọi người cùng tin tưởng vào vai trò độc nhất và dứt khoát của Đức Giêsu trong hành trình phiêu lưu của nhân loại. Độc nhất không những như mỗi con người là độc nhất có một không hai, mà còn là độc nhất trong tất cả lịch sử tôn giáo của nhân loại. Dứt khoát là không lưỡng lự như khi nói về các vị sáng lập các tôn giáo lớn là Đức Phật hay Đức Mahomet. Dứt khoát
với những gì mà Ngài đã dùng giáo huấn, đời sống, cái chết, sự sống
lại, để soi sáng cách mới mẻ triệt để cho ý nghĩa về số mệnh của con
người, kể cả cho mối tương quan với Đấng mà ta gọi là Thiên Chúa. Đó là
bản sắc độc đáo của Ngài.
4.2 Một Giáo Hội tin tưởng rằng cái trọng tâm mà Ngài mang đến cho lịch sử nhân loại, cái cốt lõi nhất của đời người chính là tình yêu thương nhau,
là tình anh em giữa nhân loại; và tin rằng, không kể đến những cái bề
ngoài, sức mạnh của tình yêu đó có thể thắng tất cả mọi chia rẽ, và mọi
thứ bạo lực. Chính sức mạnh này làm nên cộng đồng, làm nên hiệp thông và
làm nên Giáo Hội của Ngài.
4.3 Một Giáo Hội còn bày tỏ kinh nghiệm và niềm tin tưởng của mình cả trong hành động nữa,
đem đời sống và hoạt động của mình, cá nhân cùng với người khác, để cam
kết dấn thân làm cho thế giới này bớt bạo lực hơn, công bằng hơn và có
tình huynh đệ hơn. Đặc biệt cùng với Đức Giêsu quan tâm hơn đến những người bé nhỏ hèn yếu, những nạn nhân của ích kỷ, bất công và bạo lực
của chúng ta. Giáo Hội đó vừa nói vừa làm, vừa loan báo Tin Mừng vừa
sống Tin Mừng để mọi người có thể nghe nhìn, có thể cảm thấy được và bảo
nhau rằng: “Kìa xem họ thương yêu nhau”, cũng như nhà truyền
giáo “Gaspar ở Amaral viết bằng tiếng Bồ Đào Nha từ kinh đô Thăng Long
ngày 31-12-1632 gửi cha André Palmeiro ở Macao rằng: “người lương dân gọi bổn đạo là những người theo đạo yêu nhau”. (Trích tài liệu Sống đạo theo cung cách Việt Nam, trang 146).
Tóm
lại, sau khi nắm bắt được cái bản sắc độc đáo của Tin Mừng cứu độ của
Đức Giêsu, tác giả thấy rõ Giáo Hội còn luôn luôn phải tìm hiểu, thảo
luận, để quét sạch các “virus” đã thâm nhập và làm ô nhiễm cơ chế cũng
như đời sống Giáo Hội ngày nay. Tác giả có nhắc đến một nguyên tắc giúp
biết xét đoán, chọn lựa để làm cho Tin Mừng được giải phóng khỏi những
cản trở khó khăn. Nguyên tắc này có từ thời các giáo phụ và chính Hiến
chế Mục vụ có nói tới trong phần kết của Hiến chế, đó là: “Hiệp nhất trong những gì chính yếu, tự do trong những gì nghi ngờ, bác ái trong hết mọi sự”
(Hiến chế số 92). Và tác giả cũng trích câu ngạn ngữ được coi là của
thánh Vinh sơn de Lérins (450) giúp nhận ra những gì là chính yếu, đó là
những gì mà “nơi nào cũng cần, lúc nào cũng cần, ai ai cũng cần”
(quod ubique, quod semper, quod ab omnibus). Và tác giả thêm rằng đây
là tiêu chuẩn khó mà xác định. Tuy nhiên, nếu Giáo Hội thục hiện được
bốn gợi ý của tác giả kể trên, để phân quyền chứ không tập trung quyền,
để Dân Chúa tham gia, để tháp tùng theo dõi những biến chuyển của văn
hóa toàn cầu, và nhất là để xây dựng một Giáo Hội đặt Đức Giêsu và tình yêu cứu độ của Ngài làm tâm điểm, một Giáo Hội vừa loan báo Tin Mừng vừa sống theo Tin Mừng
thì Kitô giáo ngày nay không còn cách xa Kitô giáo thuở ban đầu và sức
năng động của Tin Mừng được tự do phát huy, góp phần xây dựng một thế
giới công bằng, tự do và hạnh phúc hơn.
ĐỂ KẾT
Hành trình qua ba giai đoạn với tác giả, ta nhận ra được bản sắc độc đáo của Tin Mừng là chính Đức Giêsu Con Thiên Chúa và tình yêu cứu độ mọi người của Ngài.
Ta cũng biết chính sức năng động của Tin Mừng phát xuất từ Đức Giêsu đã
làm cho Kitô giáo ở những thế kỷ đầu phát triển mạnh mẽ như thế nào.
Đồng thời ta cũng thấy được sức năng động ấy đã dần dần bị hạn chế, bị
cản trở bởi “virus” phong kiến, bởi xu hướng tục hóa rồi hiện đại hóa
trong thời gian qua như thế nào. Ta còn biết thêm rằng Kitô giáo tại
Việt Nam là thứ Kitô giáo bị Tây phương hóa được các nhà truyền giáo Tây
phương truyền sang đây cách bốn thế kỷ, nên có mang theo cả “virus”
phong kiến và tục hóa, cần phải được giải phóng để trở nên tinh tuyền.
Từ
Năm Thánh 2010 Giáo Hội Việt Nam đã quyết tâm theo chỉ dẫn của Công
Đồng Vatican II để đổi mới bộ mặt Giáo Hội tại Việt Nam. Thấy cuốn sách
của tác giả là một tài liệu quý giá, tôi chỉ muốn lượm lặt những suy
nghĩ và kinh nghiệm thích hợp để chia sẻ, giúp Kitô hữu Việt Nam tích
cực hơn, dưới sự hướng dẫn của Hội Đồng giám mục và các giám mục ở giáo
phận, cùng nhau thực hiện chương trình đổi mới các ngài đề ra. Và để kết
thúc bài chia sẻ này, xin trích một câu chuyện có liên quan đến Tin
Mừng, của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, để mỗi cá nhân suy
nghĩ :
Yêu thương, cách loan báo Tin Mừng tốt nhất
Trong cuộc đời tôi, có những lúc chính hoàn cảnh thực tế đã giúp soi sáng tôi khi nghĩ tới nhiệm vụ lớn lao làm chứng tá Kitô.
Trong
thời gian bị biệt giam, tôi được giao cho 5 người canh gác. Họ thay
phiên nhau luôn luôn có hai người ở với tôi. Các cấp chỉ huy nói với họ:
"Cứ mỗi hai tuần chúng tôi sẽ thay thế các anh bằng một nhóm khác, để các anh không bị "tiêm nhiễm bởi ông Giám Mục nguy hiểm này".
Sau một thời gian, chính họ lại đổi quyết định: "Chúng tôi sẽ không thay đổi các anh nữa, bởi nếu không thì ông Giám Mục đó sẽ tiêm nhiễm tất cả công an của chúng ta".
Ban đầu các công an canh gác không nói chuyện với tôi. Họ chỉ trà lời "có" hay là "không".
Thật là buồn. Tôi muốn tử tế và nhã nhặn với họ mà không được. Họ tránh nói chuyện với tôi.
Đêm nọ, một tư tưởng đến với tôi: "Phanxicô, con còn giàu lắm, con có tình yêu của Chúa Kitô trong tim, hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu đã yêu thương con".
Ngày
hôm sau tôi bắt đầu yêu Chúa Giêsu nơi họ hơn nữa, bằng cách cười nói
trao đổi với họ vài câu thân tình. Tôi bắt đầu kể cho họ nghe về những
chuyến đi ngoại quốc của tôi, cho họ biết các dân tộc tại Mỹ, tại Nhật
Bản, tại Phi Luật Tân... sống như thế nào, và nói với họ về kinh tế, về
sự tự do, về kỹ thuật.
Tôi
đã kích thích tính tò mò của họ và đưa họ tới chỗ đặt rất nhiều câu
hỏi. Dần dần chúng tôi trở thành bạn với nhau. Họ muốn học tiếng ngoại
quốc: tiếng Pháp, tiếng Anh... và như thế các người canh tù trở thành
học trò của tôi!
Một lần khác, trong trại tù Vinh Quang, trên núi Vĩnh Phú, vào một ngày mưa, tôi phải bổ củi. Tôi hỏi người canh tù:
- Tôi có thể xin anh một điều không?
- Anh cứ nói, tôi sẽ giúp anh.
- Tôi muốn đẽo một hình thánh giá bằng gỗ.
- Anh không biết rằng ở đây cấm ngặt không được phép có bất cứ vật gì mang dấu chỉ tôn giáo hay sao ?
- Tôi biết chứ, nhưng chúng ta là bạn với nhau, và tôi hứa sẽ giữ kín.
- Sẽ rất nguy hiểm cho cả hai chúng ta.
- Anh hãy nhắm mắt làm ngơ đi, tôi sẽ làm bây giờ và tôi sẽ rất cẩn thận.
Anh
ta lỉnh ra xa và để tôi một mình. Tôi đã đẽo miếng gỗ hình Thánh Giá và
đã giấu trong một mảnh xà phòng cho tới ngày được trả tự do. Rồi với
một lớp kim loại mỏng bọc bên ngoài, thánh giá đó đã trở thành thánh giá
giám mục của tôi.
Trong một trại tù khác, tôi đã xin với một người bạn canh tù một sợi dây điện. Anh ta hoảng hồn nói với tôi:
- Tôi đã học ở Đại Học An Ninh rằng, nếu một người xin dây điện có nghĩa là họ muốn tự tử.
Tôi giải thích cho anh ta:
- Các Linh Mục Công Giáo không được tự tử.
- Nhưng anh làm gì với sợi dây điện đó?
- Tôi muốn làm một dây xích nhỏ để đeo Thánh Giá.
- Làm sao mà có thể làm một dây đeo với sợi dây điện được? Không thể làm được!
- Nếu anh đem cho tôi hai cái kìm nhỏ, tôi sẽ chỉ cho anh thấy.
- Nguy hiểm lắm!
- Nhưng mà mình là bạn với nhau mà!
Ba ngày sau anh ta nói với tôi: "Thật
khó mà từ chối anh điều gì. Tối mai khi tới phiên tôi gác, tôi sẽ đem
đến cho anh một sợi dây điện. Phải làm xong trong vòng ba giờ đồng hồ”.
Chiều
hôm sau từ 7 giờ tới 11 giờ, cẩn thận không để cho ai trông thấy, với
hai cái kìm nhỏ chúng tôi đã cắt sợi dây điện thành từng đoạn ngắn
khoảng một que diêm và chúng tôi uốn cong chúng để kết lại với nhau. Và
ba giờ sau, trước khi đổi phiên canh, sợi dây đeo đã thành hình.
Sợi
dây và cây Thánh Giá này tôi luôn đeo mỗi ngày, không phải bởi vì chúng
là kỷ niệm của thời gian ở tù, nhưng vì chúng giúp tôi thấy xác tín sâu
xa lời luôn nhắn nhủ tôi: chỉ có tình yêu Kitô mới có thể thay đổi con
tim, chứ không phải khí giới, các lời đe dọa và các phương tiện truyền
thông.
Chính tình yêu chuẩn bị con đường cho việc loan báo Tin Mừng.
Omnia vincit amor, tình yêu thắng được mọi sự!
Khi
có tình yêu chân thật, nó khơi dậy lời đáp trả tình yêu. Khi đó người
ta yêu và được yêu. Khi đó người ta thực hiện được trên trái đất điều
răn mới của Đức Giêsu: "Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con"(Ga 15,12). Yêu thương nhau là chu toàn nghệ thuật yêu thương.”.
(Trích trong sách Chứng Nhân Hy Vọng, năm 2000, trang 121-124)
Linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng
Nhà hưu dưỡng Cần Thơ
dịp lễ thánh Antôn 13.6.2012
No comments:
Post a Comment