Đức Giê-su hiện ra cùng các môn đệ |
Các sách Tin Mừng tường thuật lại
nhiều lần Đức Giê-su hiện ra, với nhiều người thân thiết với Người sau khi Phục
Sinh. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là không ai trong họ nhận ra Đức Giê-su
ngay mà phải mất một khoảng thời gian họ mới nhận ra Người. Vậy, câu hỏi đặt ra
là liệu dung mạo Đức Giê-su sau Phục Sinh và trước Phục Sinh có gì khác không?
Khác thì khác thế nào? Giống thì tại sao không ai nhận ra?
Đó là vấn nạn hầu hết các ki-tô hữu đặt ra khi tiếp xúc với các bản văn tường thuật về sự phục sinh của Đức Giê-su. Và thậm chí cả các sinh viên thần học cũng phải bóp trán, vò đầu lấy làm khó hiểu. Vậy, trong khuôn khổ bài viết này, xin đưa ra một số phân tích và nhận định về một số bản văn của các sách Tin Mừng về những sự nhầm lẫn về Đấng Phục Sinh để có thể đưa ra một lý giải “khiêm tốn” nào đó cho vấn nạn trên.
Đó là vấn nạn hầu hết các ki-tô hữu đặt ra khi tiếp xúc với các bản văn tường thuật về sự phục sinh của Đức Giê-su. Và thậm chí cả các sinh viên thần học cũng phải bóp trán, vò đầu lấy làm khó hiểu. Vậy, trong khuôn khổ bài viết này, xin đưa ra một số phân tích và nhận định về một số bản văn của các sách Tin Mừng về những sự nhầm lẫn về Đấng Phục Sinh để có thể đưa ra một lý giải “khiêm tốn” nào đó cho vấn nạn trên.
1.
“Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ”
(Ga 20,2)
Trước hết, bản văn nền tảng tường
thuật về biến cố Phục Sinh chính là bản văn nói về “ngôi mộ trống”. Đây được
xem như là chứng từ căn bản về sự Phục Sinh của Đức Giê-su. Chính vì thế mà
chúng ta không ngạc nhiên khi cả bốn tác giả sách Tin Mừng đều ghi lại sự kiện
này (Mc 16:
1-8; Lc 24: 1-10; Ga 20: 1-10 ). Bốn tác giả đều có những chi tiết ít nhiều
khác nhau nhưng chung quy lại đều cho thấy việc xác Đức Giê-su đã không còn
trong ngôi mộ và chỉ có Lu-ca cho thấy rằng các bà đã tin lời các Thiên Thần,
nhớ lại lời Đức Giê-su đã dạy, và đã về nói lại cho “nhóm mười hai và những
người khác”, nhưng họ cho là “chuyện vớ vẫn” và không tin (Lc 24,8-10). Mác-cô
thì cho thấy “Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy
trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi” (Mc
16,8). Còn Gio-an thì cho biết là các bà tưởng rằng ai đã ăn cắp xác Chúa:
"Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở
đâu" (Ga 20,2). Các bản văn về “Ngôi mộ trống” chứng tỏ một điều rằng:
thân xác Đức Giê-su đã thực sự sống lại, chứ không phải chỉ tinh thần Người
sống lại rồi mặc một thân xác khác. Đối với các Thánh tác giả sách Tin Mừng và cộng đoàn Ki-tô
giáo thời ấy thì việc không có xác có nghĩa là đã sống lại. Chính vì thế mà các Thánh tác giả sách Tin Mừng ghi lại rằng Thiên Thần bảo hãy “đến xem chỗ Người nằm” (Mt 28,6) để
biết rằng Người không còn ở đây, Người đã chổi dậy. Nhưng vấn đề là hình dạng
Người thế nào sau khi “chỗi dậy” mà gây ra những sự nhầm tưởng ly kỳ hấp dẫn
đến thế.
2.
Tưởng Đức Giê-su là người làm vườn.
Tin
Mừng Gioan tường thuật lại việc Đức Giê-su hiện ra với riêng bà Ma-ri-a bên
ngoài cửa mộ, nhưng Bà lại tưởng là người làm vườn, mãi đến khi Đức Giê-su gọi Ma-ri-a
thì Bà mới nhận ra là Đức Giê-su (Ga 20,11-18) đang sống. Câu chuyện thật ly kỳ
hấp dẫn và có nhiều chi tiết nhưng chỉ xin được dừng lại chi tiết là Bà Ma-ri-a
tưởng Đức Giê-su là người làm vườn. Bà đã không nhận ra Người cho dù Người đã
trực tiếp hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai? " (Ga 20,15). Tại sao
vậy? tác giả không cho biết là tại sao bà không nhận ra Người. Tuy nhiên, có
một chi tiết có thể lý giải điều này. Đó là, mối quan tâm của Ma-ri-a Mác-đa-la
lúc bấy giờ. Điều bà quan tâm lúc bấy giờ là “xác Chúa” đã bị lấy mất. Mối quan
tâm đến “xác Chúa” bị mất làm cho bà rất phiền não, nước mắt dàn dụa, Bà chỉ lo
lắng làm sao tìm cho được “xác Chúa”. Điều này chứng tỏ rằng trong tâm trí Bà
và trong lòng Bà không hề có một ý niệm về việc Đức Giê-su Phục Sinh, chứ đừng
nói gì đến mong đợi gặp gỡ Đấng Phục Sinh.
Thương tiếc Chúa, rồi lại thương tiếc “xác Chúa”. Đức Giê-su có xuất hiện trong bộ dạng của một người làm vườn hay không? Bản văn không nói tới. Văn chỉ nói rõ ràng đến suy nghĩ của bà Ma-ri-a, tưởng (đokeồ) rằng Đức Giê-su là “người làm vườn”. Tưởng, hay nghĩ rằng, có nghĩa là không phải thực tế như thế nhưng do mình suy nghĩ như thế. Có lẽ Đức Giê-su không xuất hiện trong hình dáng của một người làm vườn nhưng bởi vì trong tâm trí của Ma-ri-a không hề tồn tại một ý niệm về hình ảnh Đức Giê-su Phục Sinh. Suy nghĩ của Bà chỉ dừng lại ở thái độ thương tiếc một xác chết bị đánh mất, và lo lắng làm sao tìm được xác chết ấy. Cộng đoàn đang chìm trong sự thương tiếc một Đức Giê-su chịu đau khổ mà không nhớ gì đến lời dạy của Người về đoạn sau của mầu nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh. Cuộc đời nhập thể của Đức Giê-su trong tâm tư của Họ đã chấm dứt lúc Tử nạn. Ý niệm Phục Sinh vốn không tồn tại, ngay cả trong tưởng tượng. Chính vì thế mà họ nhầm tưởng.
Thương tiếc Chúa, rồi lại thương tiếc “xác Chúa”. Đức Giê-su có xuất hiện trong bộ dạng của một người làm vườn hay không? Bản văn không nói tới. Văn chỉ nói rõ ràng đến suy nghĩ của bà Ma-ri-a, tưởng (đokeồ) rằng Đức Giê-su là “người làm vườn”. Tưởng, hay nghĩ rằng, có nghĩa là không phải thực tế như thế nhưng do mình suy nghĩ như thế. Có lẽ Đức Giê-su không xuất hiện trong hình dáng của một người làm vườn nhưng bởi vì trong tâm trí của Ma-ri-a không hề tồn tại một ý niệm về hình ảnh Đức Giê-su Phục Sinh. Suy nghĩ của Bà chỉ dừng lại ở thái độ thương tiếc một xác chết bị đánh mất, và lo lắng làm sao tìm được xác chết ấy. Cộng đoàn đang chìm trong sự thương tiếc một Đức Giê-su chịu đau khổ mà không nhớ gì đến lời dạy của Người về đoạn sau của mầu nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh. Cuộc đời nhập thể của Đức Giê-su trong tâm tư của Họ đã chấm dứt lúc Tử nạn. Ý niệm Phục Sinh vốn không tồn tại, ngay cả trong tưởng tượng. Chính vì thế mà họ nhầm tưởng.
3.
Tưởng là người bộ hành
Đây
cũng là một câu chuyện ly kỳ khác, tường thuật về việc Đức Giê-su hiện ra và
đồng hành với hai môn đệ trên con đường về Emmaus (Lc 24, 13-35). Cậu chuyện
này chỉ có một mình thánh sử Luc-ca thuật lại cách chi tiết. Trên đường đi “Họ
trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra” (Lc 24,14). Đức Giê-su tiến
đến, cùng đồng hành với họ, tham gia câu chuyện của Họ, nhưng Họ không nhận ra
Người. Lu-ca nói rõ lý do họ không nhận ra Người là do: “Mắt họ còn bị ngăn cản
(krateồ), nên không nhận ra Người (mê epighinôskô)” (24,16). Động từ
“epighinôskô” còn có nghĩa khác là biết một cách tỏ tường chứ không phải là
nhận dạng, biết qua hình dáng bên ngoài. Sự ngăn cản không nằm ở lãnh vực thể
lý thuộc thị giác nhưng sâu xa hơn là chính nơi cõi lòng của hai môn đệ này.
Trong lòng họ đang mang một nỗi thất vọng ê chề, khủng hoảng nghiêm trọng. Họ
đã hy vọng điều gì mà đã thất vọng? Họ đã hy vọng một Đức Giê-su Na-gia-rét,
“một ngôn sứ có uy thế trong lời nói và hành động trước mặt Thiên Chúa và toàn
dân” (24,19), sẽ “là Đấng cứu chuộc Ít-ra-en” (24,21). Đó là hy vọng chung của
tất cả các môn đệ. Họ hy vọng một Đấng có quyền lực chính trị thể hiện qua
việc: tranh luận xem ai là người lớn nhất nhỏ nhất; Gioan và Gia-cô-bê xin được
ngồi bên tả bên hữu Đức Giê-su; Phê-rô cản lối Đức Giê-su khi Người tiên báo về
cuộc thương khó…thế nhưng “mộng vàng tan mau”: Người đã chết ba ngày rồi, còn
gì nữa mà mong, về Emmaus thôi. Tất cả nỗi niềm chất chứa trong lòng họ bây giờ
chỉ là thương tiếc Thầy, buồn cho số phận và thất vọng, hụt hẫng khôn cùng vì
mộng không thành. Tất cả những “ngăn cản” này xuất phát từ vấn đề rất lớn:
"Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các
ngôn sứ!” (24,25). “Không hiểu” và “chậm tin” vào lời các ngôn sứ về việc “Đấng
Ki-tô phải chịu khổ hình như thế rồi mới vào trong vinh quang của Người”
(24,27). Đối với họ, Đức Giê-su chết như thế là đã chấm hết, làm gì có chuyện
Phục Sinh. Không có ý tưởng về Sự Phục Sinh, không mong đợi Đấng Phục Sinh, thì
làm sao họ có thể nhận ra Đấng Phục Sinh. Cho nên muốn “nhận ra” Đấng Phục
Sinh, thì “mắt họ” phải “mở ra” (24,31) qua việc hiểu Kinh Thánh và tin vào lời
các ngôn sứ bắt đầu từ Ông Mô-sê, và qua nghi thức bẻ bánh do Đức Giê-su cử
hành. Mắt chưa “mở ra” thì không thể nào nhận ra Người.
4.
Tưởng là thấy ma (Lc 24,36-43)
Chuyện
xảy ra khi các tông đồ và nhóm bạn hữu đang tụ họp với nhau. Họ đang kể cho
nhau nghe những câu chuyện về việc Đức Giê-su hiện ra đó đây với người này
người kia. Nhóm mười một và đồng bạn kể cho hai môn đệ trên dường Emmaus về
việc Đức Giê-su hiện ra với ông Si-môn; còn hai môn đệ Emmaus thì tường thuật
lại tất cả những gì đã xảy ra cho họ trên đường về Emmaus. Thế nhưng, khi Người
hiện ra gặp họ thì họ “kinh hồn bạt vía” vì “tưởng (đokeồ) là thấy ma” (20,37).
Tại sao vậy? Câu trả lời nằm trong lời chất vấn của Đức Giê-su. Sở dĩ họ hoảng
hốt khi thấy Người vì họ “còn ngờ vực”: “Sao lòng anh em còn ngờ vực?” (24,38) . Đó là
nguyên do trực tiếp còn nguyên do sâu xa thì cũng giống như lý do của hai môn
đệ trên đường Emmaus: họ chưa thực sự hiểu Kinh Thánh, không sẵn sàng chấp nhận
việc Đấng Ki-tô phải qua khổ hình, chết và Phục Sinh. Đối với họ người trở về
từ cõi chết chắc chắn là ma. Chính vì thế mà tiếp theo sau đó, Đức Giê-su lại
bắt đầu chỉ dạy lại cho các Ông: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói
với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh
Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm" (24,44). Và quan trọng hơn:
"Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ
ba, từ cõi chết sống lại” (24,46). Việc Đức Giê-su Phục Sinh dường như nằm
ngoài sức tưởng tượng của các Tông Đồ và ngoài sự mong đợi của họ. Chính vì thế
mà mỗi lần xuất hiện là mỗi lần Đức Giê-su Phục Sinh lại phải “làm công tác tư
tưởng”, nhắc nhớ cho các Ông, giúp các Ông đón nhận trọn vẹn mầu nhiệm Tử Nạn –
Phục Sinh của Người.
5.
“Chúa đó!” (Ga 21,7)
Câu
chuyện Đức Giê-su hiện ra tại biển hồ Ti-bê-ri-a chỉ có trong Tin Mừng Gioan.
Và theo tác giả Tin Mừng này thì đó là lần thứ ba Đức Giê-su hiện ra với các
môn đệ sau khi chỗi dậy từ cõi chết (Ga 21,14). Tuy thế, mặc dù trời sáng, Đức
Giê-su mở lời nói chuyện với các Ông nhưng không ai nhận ra Người (21,11). Chỉ
đến khi bắt được mẽ cá lạ lùng “đếm được một trăm năm mươi ba con” thì người
môn đệ được Đức Giê-su thương mến mới nhận ra và nói: “Chúa đó” (21,7). Chương
21 của Tin Mừng Gioan do các môn đệ thuộc trường phái Gioan thêm vào sau này
với phần kết luận thứ hai (21,24-25). Có rất nhiều ngôn từ trong chương này khác
biệt so với ngôn từ của Tin Mừng Gioan. Ví dụ như cách xưng hô của Đức Giê-su
với các Tông Đồ : “các chú” (21,5). Danh từ “paiđion” trong tiếng Hy Lạp có
nghĩa là “đứa trẻ” – chưa từng xuất hiện trong Tin Mừng này trước đó. Tin Mừng
Gioan lúc đầu chỉ có 20 chương, kết thúc với phần kết luận thứ nhất (20,30-31).
Mặc dù xác định rằng đây là lần thứ ba Đức Giê-su Phục Sinh tỏ mình ra
(phaneroồ) cho các môn đệ, nhưng hình như các Ông vẫn chưa thể nào nhận diện
được Đấng Phục Sinh. Đây là kinh nghiệm cũng như khó khăn của cộng đoàn người
tin vào cuối thế kỷ thứ nhất: làm sao để nhận ra Đức Giê-su Phục Sinh, Đấng đã
hứa “sẽ ở cùng họ mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20), vẫn đang hiện diện với
họ trong thường nhật, đặc biệt trong suốt chặng đường loan báo Tin Mừng? Thực
tế là Người vẫn hiện diện, hành động với họ, chỉ cho họ nơi phải thả “lưới
người”. Tuy nhiên, cám dỗ muốn được thấy Chúa tỏ tường mỗi ngày như lúc còn
sinh thời, muốn “thấy dấu đinh”, muốn “sỏ ngón tay vào lổ đinh”, và “đặt bàn
tay vào cạnh sườn Người” (Ga 20,25) đè nặng lên tâm tư họ làm cho họ không quen
với sự hiện diện cách vô hình của Đấng Phục Sinh.
Kết luận
Các
bản văn Tin Mừng không dơn thuần kể lại những câu chuyện mang tính cách lịch sử
về biến cố Phục Sinh. Đó là những bản “tuyên
xưng Đức Tin” của cộng đoàn sau một thời gian trải nghiệm, và suy gẫm về
biến cố này. Cũng nên biết rằng bản văn đầu tiên tường thuật về biến cố Phục
Sinh là bản văn của Phao-lô (1 Cr 15,1-34) viết vào khoảng năm 50, chứ không
phải các bản văn Tin Mừng. Chính vì thế mà các bản văn Tin Mừng mang dụng ý
thần học nhiều hơn là về sự kiện lịch sử đơn thuần. Qua việc nghiên cứu các bản
văn Tin Mừng trên, có thể rút ra những kết luận như sau:
Thân
xác Đức Giê-su đã sống lại, với bằng chứng trong tường thuật về “ngôi mộ trống”
và tường thuật về cuộc hiện ra với Ông Tô-ma. Vấn đề ở đây không phải là Người
còn có hình dáng như lúc sinh thời nữa không, nhưng là cách thức hiện diện của
Người. Trước biến cố Tử Nạn – Phục Sinh, Người hiện diện với các môn đệ cách
hữu hình, sau biến có ấy Người hiện diện một cách vô hình. Thân xác của Người
không còn hiện diện trong thời gian hay không gian nữa nhưng đã vượt không gian
và thời gian. Người có thể vào căn nhà các môn đệ trong khi cửa vẫn đóng kín và
cũng có thể xuất hiện, ăn cá nướng trước mặt họ.
Như
vậy, vấn đề không còn là dung mạo Đấng Phục Sinh có khác lúc sinh thời hay
không, nhưng là làm sao chấp nhận một Đấng Ki-tô chịu đóng đinh và sống lại,
làm sao nhận ra Đấng Phục Sinh đang hiện diện trong cộng đoàn khi thị giác thể
lý bị giới hạn? Đó là vấn đề của cộng đoàn thế kỷ thứ nhất và cũng là vấn đề
của nhiều tín hữu qua mọi thời đại. Giải pháp cho họ chính là “lòng tin”. Tin
vào lời Đức Giê-su trong Kinh Thánh. Vì nếu “chậm tin vào lời các Ngôn Sứ”,
chậm hiểu “tất cả những gì đã nói về Người trong Sách Thánh” thì mắt họ bị ngăn
cản và sẽ không nhận ra Chúa. Chính vì còn ở trong bóng tối của đức tin (vừa
tảng sáng), nên Ma-ri-a Mác-da-la đã ngỡ rằng Đức Giê-su là “người làm vườn”,
vì “hì hục” trong đêm tối đức tin mà các môn đệ không nhận ra Đức Giê-su trên
bờ biển Ti-bê-ri-a.
Trong
hoàn cảnh ấy Đức Giê-su mời gọi: “Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”(mê ghinu
apistos alla pistos) (Ga 20, 27) và “Phúc thay những người không thấy mà tin”
(Ga 20,29). Đức Giê-su vẫn hiện diện với những người tin “mọi ngày cho đến tận
thế”. Tuy nhiên, Người không hiện diện như cách thức họ muốn thấy. Vì thế, một
khi họ còn tìm Người qua thị giác thể lý họ sẽ không nhận ra Người dù cho Người
ở giữa, trước mặt họ hay bên cạnh họ. Họ phải nhận dạng Người bằng “đức tin”
bằng mối thân tình, tình yêu mà họ có đối với Người và với tha nhân. Người môn
đệ Đức Giê-su yêu mến chính là một mẫu Người như thế. Đó là một người thân tình
với Chúa, nằm tựa đầu vào ngực Đức Giê-su. Chính vì thế mà Ông là người đầu
tiên nhận ra Đức Giê-su Phục Sinh trên bờ biển Ti-bê-ri-a. Ma-ri-a sống dậy cảm
giác thân tình và nhận ra Người khi Người gọi tên Bà. Giả như Bà không có kinh
nghiệm thân tình với Người trước kia thì khó lòng nhận ra Người.
Ngày
nay, người Tín Hữu cũng rất dễ cảm xúc, thương cảm, đồng cảm với Đức Giê-su trong
những Nghi Thức của Tuần Thánh. Họ có thể “thương Chúa” đến rơi nước mắt và
thức với Chúa hàng giờ trước Thánh Thể trong đêm thứ năm Tuần Thánh. Thế nhưng,
phải chăng đó chỉ là một cảm xúc bình thường của một con người, cảm xúc mà Đức
Giê-su không muốn họ bày tỏ: “Đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho
phận mình và cho con cháu” (Lc 23,28). Và rồi quả thật, tâm tư, tình cảm, cảm
xúc của họ cũng chỉ dừng lại nơi biến cố tử nạn ấy. Họ chỉ nghe kể về Đấng Phục
Sinh còn “chính Người thì họ không thấy” (Lc 24,24). Như thế, cũng như một số
các tín hữu sơ khai, có nguy cơ rằng, họ chưa sống trọn vẹn biến cố Tử Nạn –
Phục Sinh. Họ hoang mang vì thiếu vắng Đấng Phục Sinh trong đời mình. Họ có thể
vẫn tìm Đức Giê-su, nhưng họ vẫn mãi không gặp Người vì Người đã Phục Sinh còn
họ thì loay hoay tìm “xác Người”…
Phục
Sinh 2012,
Jos.
Duy Thạch
No comments:
Post a Comment