Sunday, 7 December 2014

DọN đườNG CHúa HAY CHúa DọN đườNG


Hằng năm cứ vào mùa vọng, người ta lại nghe vang vang lời của của ngôn sứ Isaia: “Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3,4-6). Đoạn văn trên được trích trong phần thứ hai của sách ngôn sứ Isaia, vốn được gọi là “ Sách An ủi dân Ít-ra-en”. Trong phần này, dân Do thái được thông báo rằng họ sẽ lại một lần nữa nếm trải đau khổ lưu đày và một cuộc xuất hành mới sẽ diễn ra, nhưng lần này họ được chính Thiên Chúa dẫn dắt chứ không phải Mô-sê. Một lần nữa họ sẽ đi qua sa mạc để đến một đất hứa mới. Thánh Lu-ca xem lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả tiền báo về Đấng Mê-si-a sẽ đến, như là một hoàn tất lời ngôn sứ này (Xc.The Navarre BiBle, Gospel & Acts, New York: Scepter, 1999, p. 368).

Tuesday, 2 December 2014

THáNH PHANXICô JAVIER: Lợi LộC THế GIAN HAY LINH HồN???

 “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng… Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1Cr 9,16.22).

Đó là những tâm tình hết sức đẹp đẽ của thánh Phaolô, một con người luôn luôn tha thiết và nhiệt tâm loan báo Tin Mừng của Chúa. Rao giảng Tin Mừng như là một nhiệm vụ cấp thiết, gắn liền với máu thịt, với sự sống của thánh nhân. Nếu không rao giảng, thánh nhân cảm thấy bứt rứt, khó chịu và đau khổ trong lòng.

Friday, 28 November 2014

CHIA SẺ TIN MỪNG CN I MV B: "HãY CANH THứC"


Hôm nay cha mang áo màu gì các con? Màu tím. 
đố các con biết tại sao cha mang áo màu tìm nè? Vì hôm nay là Chúa nhật thứ I Mùa Vọng ?
Vậy thì ai có thể nói cho cha và cộng đoàn biết có mấy Chúa Nhật Mùa Vọng ? 12345 ? bốn
Mùa vọng là gì ? là mùa mong đợi, ngóng trông. Cho nên ca đoàn thường hát những bài như là : « từ trần gian con ngước trông lên Chúa ơi… trời cao hãy đổ sương xuống »
Zậy thì, chúng ta ngóng trông, mong đợi ai đây ? ngóng trông ca sĩ Lệ Rơi hả ? hay là Harry Potter ? hay là cầu David Beckham ? ngóng trông ai đây ? thưa ngóng trông Chúa Giêsu đến.

Sunday, 16 November 2014

VượT LêN CHíNH MìNH

THUHAISAUCN32TNA (Kh 1,1-4;2,1-5a ;  Lc 18,35-43)

Christine Hà, Cô gái mù thành vua đầu bếp Mỹ
Có thể nói, mỗi biến cố trên hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu đều mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Việc Đức Giêsu đến thành Giêrikhô hôm nay không phải là một sự tình cờ ngẫu nhiên nhưng có một dụng ý hết sức rõ ràng. Đức Giêsu đến Giêrikhô vì Ngài có một cuộc hẹn với một người khốn khổ. Ngài đến đây vì Ngài biết nơi đây có một người mù đang chờ đợi ngài.
Việc Đức Giêsu đi ngang đã đem đến cho anh mù một cơ hội không thể tốt hơn. Chính anh mù đã ý thức được điều ấy và đã vượt qua mọi rào cản để có thể tiếp cận Đức Giêsu. Tiếng kêu đầu tiên của anh đã bộc lộ một niềm khao khát và một niềm hy vọng vào Đức Giêsu.

Friday, 10 October 2014

THÔNG ĐIỆP CỦA “DỤ NGÔN TIỆC CƯỚI” (Mt 22,1-14)

I.  Bối cảnh Văn Chương
1. Tương quan với bản văn trước đó
Đây là dụ ngôn cuối trong loạt 3 dụ ngôn phán xét liền kề nhau chống lại dân Ítrael, đặc biệt là giới lãnh đạo(bắt đầu bằng Mt 21,28). Thính giả vẫn như trước: “Đức Giêsu lại nói cùng họ (chủ yếu là “các thượng tế và Pharisêu” trong Mt 21,45) trong các dụ ngôn” (Mt 22,1a). Chữ “dụ ngôn” ở số nhiều không nhất thiết ngụ ý rằng Mathêu xem 22,2-10 như là một dụ ngôn, và cc.11-14 như là một dụ Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."ngôn khác. “Những dụ ngôn” có lẽ nối kết 22,1-14  với hai dụ ngôn đi trước đó, hoặc lối diễn tả này có lẻ đơn giản ngụ ý rằng “bằng dụ ngôn”.
Có những điểm nối kết rõ ràng giữa 3 dụ ngôn: Mỗi dụ ngôn có một “biểu tượng uy quyền” (người cha, người chủ vườn, và nhà vua đáng kính); “những người con” hay “một người con” xuất hiện trong cả 3 dụ ngôn. Dụ ngôn thứ hai và thứ ba có chung hai nhóm nô lệ và một vị quan tòa nghiêm túc chống lại những người phản đối người con.

Saturday, 4 October 2014

NHỮNG LẦN ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI FATIMA VÀ CÁC THÔNG ĐIỆP

Ngày 13 tháng 5 năm 1917
Sau hơn một năm, kể từ ngày Thiên Thần hiện ra lần đầu tiên cùng các em, vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, Ðức Mẹ đã hiện ra cùng các em lần đầu, trong khi các em đang chăn cừu trên một cánh đồng hẻo lánh, gần Cova da Iria. Ðó là một ngày trời nắng và trong sáng, bỗng nhiên các em thấy sấm chớp trên trời. Lo sợ về một trận bão bất thần của mùa Xuân, các em vội lùa cừu vào nơi trú ẩn, nhưng một vầng sáng chói lòa đã xuất hiện trên một cây sồi ngay hướng các em đang đi. Các em đã sửng sờ khi nhìn thấy một Bà đang đứng trong vầng sáng trên ngọn cây. Bà đẹp đến nỗi các em không thể nào diễn tả được. Sau này, các em cho biết Bà là Ðức Mẹ rất trẻ vào khoảng 16 tuổi. 
Ðức Mẹ đã phán bảo các em: "Hãy lần chuỗi Môi Khôi hằng ngày để đem hòa bình cho nhân loại và để chấm dứt chiến tranh." Sau khi hứa dâng chính mình cho Chúa và vui lòng chịu đựng mọi thử thách để đền tạ mọi tội lỗi đã xúc phạm tới Chúa và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại, các em lại nghe tiếp: "Rồi đây các con sẽ chịu rất nhiều đau khổ, nhưng Chúa nhân lành sẽ ở cùng các con và sẽ phù trợ các con."

Monday, 29 September 2014

TÌM ĐÂU RA NGƯỜI CON LÝ TƯỞNG?

CNXXVITNA (Ez 18,25-28; Pl 2,1-11; Mt 21,28-32)

Người ta thường nói rằng “quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử biết nghĩ lại là quân tử khôn”. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay sẽ dạy cho chúng ta biết thế nào là một bậc chính nhân quân tử biết nghĩ lại.

Bài đọc một trích sách ngôn sứ Êdêkiel cho chúng ta thấy hai lối ứng xử của hai loại người: “Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính của mình và làm điều bất chính mà chết, thì chính vì điều bất chính nó đã làm mà nó phải chết. Còn nếu kẻ gian ác từ bỏ điều dữ nó đã làm, mà thi hành điều chính trực công minh, thì nó sẽ cứu được mạng sống mình. Nó đã thấy và từ bỏ mọi tội phản nghịch nó phạm, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết.”

Saturday, 23 August 2014

XÁC TÍN BA TRONG MỘT

 Năm 305, hoàng đế Dioclesianô, một hoàng đế Lamã nổi tiếng một thời bách hại kitô giáo, ra lệnh đúc những đồng tiền vàng với dòng chữ: Để kỷ niệm ngày Kitô giáo bị tiêu diệt.

Năm 1758, đại văn hào Voltaire nói tiên tri rằng: hai mươi năm nữa đạo Công giáo sẽ hết đời.

Năm 1850, chính khách P. Proudhon, cha đẻ của thuyết hỗ sinh, cũng đã quả quyết rằng: Các người đạo đức hãy lo giấy thông hành trước đi. Mười năm nữa sẽ không còn vị linh mục nào  để xức dầu cho đâu.

Thursday, 14 August 2014

MẸ LÊN TRỜI


Ngày 1 tháng 5 năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII gửi tới tất cả các giám mục trên thế giới một thông điệp mang nhan đề Deiparae Virginis, với hai vấn nạn: Ngài có thể tuyên tín Đức Mẹ Lên Trời hay không, và các giám mục và cộng đoàn dân Chúa có muốn tuyên tín tín điều này hay không? 

Hầu hết các thư trả lời cho hai vấn nạn trên đều ủng hộ  (trong số 1181 giám mục chính tòa chỉ có 22 vị không đồng ý, nhưng chỉ có 6 vị là hồ nghi đó có phải là chân lý mạc khải hay không, chỉ có 3 trong số 206 Đại Diện Tông Tòa, 5 trong số 381 giám mục hiệu tòa không đồng ý). 

Và sau cùng, ngày 1 tháng 11, Lễ Các Thánh năm 1950, Đức Thánh Cha Piô XII, với Tông Hiến Munificentissimus Deus (MD) đã long trọng tuyên bố tính điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Friday, 8 August 2014

VỊ KHÁCH V.I.P CỦA CON THUYỀN CUỘC ĐỜI và HÀNH LÝ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG HẢI TRÌNH DƯƠNG THẾ

Bài đọc I hôm nay trích sách các vua, kể lại cho chúng ta nghe một giai đoạn tăm tối nhất trong cuộc đời của một trong những ngôn sứ lẫy lừng nhất của thời Cựu Ước (1V 19,9a.11-13a). Đó là ngôn sứ Êlia. Êlia nổi tiếng với cuộc chiến khốc liệt với 450 ngôn sứ thần Baan trên núi Cácmen, cuộc chiến nhằm xác định rõ giữa Thiên Chúa và thần Baan, đâu là vị Thiên Chúa thật. Với một đức tin mãnh liệt, Êlia đã đánh bại 450 ngôn sứ thần Baan để chứng minh cho toàn dân thấy rằng Đức Chúa là Thiên Chúa thật. Tuy nhiên cũng chính chiến tích ấy đã đẩy ông vào những ngày đen tối nhất, gian nan nhất của cuộc đời ngôn sứ. Hoàng hậu Ideven, vốn thờ thần Baan, đã đùng đùng nổi giận và thề sẽ giết chết Êlia để tế thần. Êlia buộc phải trốn lên núi Khôrép, núi Đức Chúa. Ông muốn nói với Chúa rằng ông mệt mỏi lắm rồi, chán lắm rồi cái sứ vụ mà Chúa trao phó. Thế nhưng Đức Chúa đã đến gặp ông và an ủi ông. Và rồi, ông lại xuống núi tiếp tục sứ mạng mà Chúa trao cho ông cho đến khi được cất lên trời.

Friday, 25 July 2014

THA NHÂN LÀ NGỌC QUÝ VÀ KHO TÀNG

Vua Salômôn được mệnh danh là vị vua khôn ngoan, minh mẫn nhất trần gian, nói theo ngôn ngữ Thánh Kinh là “trước vua không một ai sánh bằng, và sau vua cũng chẳng có ai bì kịp” (1 V 3,12). Trong cuộc đời rao giảng của mình, Đức Giêsu cũng đã từng nhắc đến sự khôn ngoan của vua Salômôn khi Ngài nói rằng: “Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa.” (Mt 12,42;Lc 11,31).

Friday, 11 July 2014

LÒNG NÀO CHO CHÚA VÀ LÒNG NÀO CHO TA?!?

Người ta kể lại rằng: Một hôm nọ, Benjamin Flanklin, nhà lập quốc vĩ đại của Hoa Kỳ, nhận được món quà từ Ấn độ. Đó là một cây chổi bông lau. Nhìn cây chổi, ông thấy có vài hạt còn dính lại ở đó, ông liền nhặt ra và lấy đem gieo, thế là hạt giống nảy mầm, sinh hoa kết hạt. Tới mùa gặt, ông lại lấy những hạt giống đó đem phân phát cho các bạn bè hàng xóm. Tất cả đều đem gieo và chẳng bao lâu, một kỹ nghệ làm chổi bông lau phát đạt khắp nơi trong quốc gia Hoa Kỳ.

Saturday, 5 July 2014

SỰ HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG LÀM CHO GÁNH NẶNG CUỘC ĐỜI NÊN NHẸ NHÀNG


Người ta kể lại rằng: Một hôm, Cha Clementê đi vào quán cơm, ngữa tay ra trước mặt các thực khách và nói:
- Xin quí ông rộng lượng bố thí cho các em Cô nhi viện một miếng ăn.
Tức thì các thực khách cười lên hô hố, biểu lộ một sự khinh miệt. Một anh thợ đóng giầy tên là Wilszek trợn mắt nói :
- Một miếng ăn cho các em? Ừ, được lắm chứ !
Vừa nói, anh ta vừa nâng cốc bia lên miệng uống một ngụm đầy, rồi phun thật mạnh, như tát nước, thẳng vào mặt cha Clementê.

Sunday, 29 June 2014

GIÁ TRỊ CỦA LỖI LẦM TRONG TÌNH YÊU

“Lân la khách lạ nên quen. Rồi ngón tay tình chắp mối duyên. Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”

Đó là những vần thơ thân thương, quen thuộc mà thi sĩ Thế Lữ đã ghi lại trong một thi phẩm có nhan đề: “Lời Than Thở của nàng mỹ thuật” đề tặng ông Nguyễn Đỗ Cung.

Hôm nay,  Giáo Hội hoàn vũ long trọng mừng lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Cả Thánh Phêrô và thánh Phaolô đều có những phút gặp gỡ thuở ban đầu lưu luyến với Đức Giêsu để rồi mãi mãi gắn bó với Ngài.

Friday, 27 June 2014

HAI NGÔI SAO SÁNG TRÊN BẦU TRỜI HỘI THÁNH

Trong vòng chung kết world cup 2014, hai siêu sao được người ta để ý nhiều nhất, mong chờ nhiều nhất là Christiano Ronaldo của Bồ Đào Nha và Lionel Messi của Áchentina. Hai siêu sao này được mong đợi nhiều nhất bởi lẽ họ đã đạt được vô số vinh quang ở cấp câu lạc bộ. Bộ đôi này có trong tay 5 cúp vô địch Champions League (C1), và thay phiên nhau thâu tóm 6 danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong vòng 6 năm qua. Thế nhưng, họ lại rất vô duyên với giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh trong màu áo đội tuyển quốc gia. World cup 2014 đã đi qua hết vòng bảng, và một lần nữa Christiano Ronaldo lại lỗi hẹn cùng chức vô world cup vì đội của anh, đội Bồ Đào Nha đã bị loại. Chỉ còn lại một mình Messi, cùng với Áchentina đang tiếp tục chinh phục World cup 2014.

Friday, 6 June 2014

XƠ CHRISTIANA ĐOẠT GIẢI NHẤT THE VOICE ITALY




Vượt qua ba thí sinh khác trong đêm chung kết của cuộc thi The Voice mùa thứ hai phiên bản Italy, nữ tu 25 tuổi đã giành chiến thắng và củng cố tên tuổi của mình như một hiện tượng lạ của nền âm nhạc cũng như truyền thông nước này trong mấy tháng qua.
Xơ Cristina. (Nguồn: AFP)
Trong đêm chung kết, xơ Cristina đã giành được 62% bình chọn của khán giả truyền hình trên kênh RAI 2 sau khi hát bản "Beautiful that way" của Noah, phổ lời cho bản nhạc được dùng trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Roberto Benigni.

Monday, 5 May 2014

                       
                              VIDEO 10 TRIEU LƯỢT XEM TRONG 10 NGÀY

Saturday, 26 April 2014

CẦN MỘT SỰ BÌNH AN GIỮA NHỮNG SÓNG GIÓ CUỘC ĐỜI

Vinh Danh Thiên Chúa trên các trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương (Lc 2,14). Đó là điều mà các thiên thần đã nguyện chúc cho nhân loại ngay trong ngày Đức Giêsu giáng sinh. Trong thời kỳ rao giảng, sau khi chữa lành bệnh tật cho một người nào đó, Đức Giêsu cũng thường căn dặn: Con hãy đi bình an (Lc 7,59; 8,48; Mc 5,34). Rồi, khi sai các môn đệ đi rao giảng, Ngài cũng dặn các ông: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói : "Bình an cho nhà này !" (Lc 10,5; Mt 10,12). Trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Đức Giêsu lại để lại món quà bình an cho các môn đệ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27).

Friday, 11 April 2014

CHUYỆN TÌNH GIÊSU


Chuyện kể rằng: Có một chàng thái tử nọ, muốn hiểu rõ đời sống thần dân, nên trước lúc đăng quang, chàng vi hành đến một miền quê xa xôi, hẻo lánh. Không ngờ rằng trong chuyến đi ấy chàng lại ngẩn ngơ trước hình ảnh một cô thôn nữ, đầu đội nón lá, quần xoắn ống, và đôi tay thoăn thoắt cấy lúa trên cánh đồng. 

Saturday, 5 April 2014

ĐỈNH ĐIỂM CỦA CÁC DẤU LẠ



Tần Thủy Hoàng đế, người lập ra nhà Tần, và là vị vua đầu tiên thống nhất đất nước Trung Hoa rộng lớn. Ông có niềm tin bệnh hoạn về một phương thuốc trường sinh bất lão. Muốn sống mãi để hưởng thụ ngai vàng, vị hoàng đế đã lệnh cho đạo sĩ Từ Phúc phải dong thuyền ra khơi, tìm cho được đảo Bồng Lai và lấy thuốc tiên về. Sau đó, Từ Phúc đã đem theo 500 đồng nhi nam và 500 đồng nhi nữ, ra đi và không bao giờ trở về nữa. Giấc mộng trường sinh bất lão của Tần Thủy Hoàng vẫn mãi là giấc mộng. Vào năm 210 tCn, Ông đã mang theo giấc mộng ấy xuống cõi tuyền đài khi mới 49 tuổi. Tuy nhiên, với mong muốn là sau khi chết, ông vẫn được làm hoàng đế cho nên ông đã cho xây dựng khu lăng tẩm đồ sộ và hoành tráng với hàng ngàn chiến binh và hàng vạn đồ dùng xa xỉ để ông sử dụng sau khi chết.

Friday, 28 March 2014

NIỀM VUI ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI MÙ BẨM SINH



Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối (12,46). "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống (8,12)." Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian (9,5)."

Đó là những lời khẳng định mà chỉ có một mình Đức Giê-su có thể có đủ tư cách để nói. Dấu lạ chữa lành Anh mù từ thuở mới sinh trong bài Tin Mừng hôm nay là một trong những bằng chứng xác thực rằng những gì Đức Giê-su nói hoàn toàn là sự thật. Ngài quả thực là ánh sáng thế gian.

Saturday, 22 March 2014

ĐỨC GIÊ-SU KHÁT GÌ? NGƯỜI PHỤ NỮ KHÁT GÌ?

 Trong bộ phim Tây Du Ký, trên hành trình lên Tây Trúc thỉnh Kinh, thỉnh thoảng thầy trò Đường Tăng lại nghỉ chân ở một nơi nào đó. Các đồ đệ vào trong làng xin cơm chay. Và yêu quái thường xuất hiện để làm hại Đường Tăng trong những dịp như thế. Khung cảnh ấy giống giống với khung cảnh của câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay. Đức Giê-su dừng chân bên bờ giếng, các môn đệ vào thành mua thức ăn. Chính trong bối cảnh ấy, Đức Giê-su đã gặp gỡ và khởi đầu câu chuyện với người phụ nữ Samari.

Friday, 21 March 2014

TÂM SỰ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ SAMARI



Người ta thường đi lấy nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, vì lúc ấy trời mát hơn. Họ thường đi thành từng nhóm. Như vậy sẽ vui vẻ hơn, an toàn hơn và bớt mệt nhọc vì quãng đường từ làng ra giếng nước cũng khá xa và đường đi lại gập ghềnh. Tôi thì không được như vậy. Tôi vốn lẻ loi, cô độc, bị người đời khinh khi vì một quá khứ không mấy tốt đẹp. Muốn lấy nước dùng hằng ngày, tôi phải chọn một thời điểm mà tôi chắc rằng không còn người làng nào ở giếng.

Tuesday, 18 March 2014

THÁNH GIUSE NÓI GÌ CÙNG THẾ GIỚI HÔM NAY?!?

Kinh Thánh Tân Ước đã phác họa lại cho chúng ta chân dung của Cha nuôi Chúa Giê-su như một con người thầm lặng. Quả thế, không một lời nói nào của thánh nhân được Tin Mừng ghi lại. Thế nhưng, chính nét im lặng ấy lại làm cho bức chân dung của thánh nhân trở nên sống động và đẹp đẽ hơn ai hết. Sự thầm lặng ấy như một gam mầu tối làm nổi bật lên lên chân dung của một con người luôn biết lắng nghe và hành động. Thánh Giu-se sống thầm lặng. Ngài không nói một lời nào, nhưng hậu thế lại có quá nhiều điều để nói về ngài.

Friday, 14 March 2014

Ý NGHĨA CUỘC BIẾN HÌNH CỦA ĐỨC GIÊ-SU


Cuộc biến hình của Đức Giê-su là một biến cố rất đặc biệt được cả 3 Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật lại (Mt 17, 1-8; Mc 9:2-8; Lc 9:28 -36). Khác với những biến cố khác, Đức Giê-su đã không thông báo điều gì sẽ xảy ra, các môn đệ chắc chắn không có ý niệm gì trong đầu về điều đó, và sự kiện này không bao giờ lặp lại. Cũng không có một lời nào trong sách Cựu Ước tiền báo về việc này. Cũng không có một nối kết nào với bất cứ một bài giảng nào của Đức Giê-su, và Đức Giê-su bảo những người chứng kiến cuộc biến hình phải giữ kín về những gì họ đã thấy. Thậm chí ngày nay, đối với nhiều sinh viên, đó vẫn là một sự kiện bí ẩn, một sự kiện thoạt nhìn cũng mang đến cảm giác lúng túng. Những lý giải về sự kiện này thường thì rất trừu tượng, dường như nó có rất ít hoặc không liên quan gì đến ơn cứu độ của chúng ta. Tuy thế, nếu chúng ta quan sát kỹ lưỡng khung cảnh này, chúng ta sẽ khám phá ra rằng nó một cái gì khác hơn chỉ là một sự kiện tình cờ và nó có sự nối kết với sự vụ của Đức Giê-su và ơn cứu độ của chính chúng ta nữa. Muốn hiểu phần nào ý nghĩa của cuộc biến hình, thiết nghĩ chúng ta phải quay về bối cảnh chung Tin Mừng Mat-thêu chương 16-17.

Saturday, 8 March 2014

ĐỨC GIÊ-SU ĂN CHAY


Ở Tu Hội Gia Đình Na Gia, Khiết Tâm, Thủ Đức có một phương pháp chữa bệnh khá đặc biệt. Đó là chữa bệnh bằng phương pháp tuyệt thực. Có rất nhiều người đến đó chữa bệnh. Thường thì, bệnh nhân không ăn gì cả, chỉ uống nước lọc, trong khoảng thời gian 15 -20 ngày. Sau đó, họ bắt đầu tiến trình ăn lại bằng nhiều công đoạn như: uống nước gạo rang, ăn bột gạo, ăn cháo loãng, rồi cháo đặc rồi mới ăn cơm gạo lức.

Khi chia sẻ cảm nghiệm sau nhiều ngày nhịn ăn như vậy, nhiều người chia sẻ cùng một kinh nghiệm hết sức đặc biệt: khi cơ thể mình yếu ớt thì tinh thần của mình lại rất mạnh, mình cảm thấy gần gũi, gắn bó mật thiết với Chúa hơn, muốn đến với Chúa hơn và trở nên hiền lành, vui vẻ với tất cả mọi người, không còn muốn tranh chấp cãi vả giận hờn ai nữa!

Friday, 28 February 2014

LÀM TÔI THIÊN CHÚA HAY LÀM TÔI TIỀN CỦA?!?

Có một chị vợ buồn bã đến nói với một anh chồng đang ngồi nhậu với các anh em chiến hữu của mình rằng: “Anh ơi! Sao anh không lo lắng gì hết trơn vậy? nhà không có gạo ăn, con thì không có tiền đóng học phí mà anh lại suốt ngày ăn nhậu như vậy”. Anh chồng liền bình thản, nói cùng chị vợ rằng: “Lo gì em ơi, em không nghe Chúa Giê-su dạy à? “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.”

Saturday, 11 January 2014

ĐIỀU GÌ NƠI CHÚA GIÊ-SU LÀM CHO CHÚA CHA HÀI LÒNG?


Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng dạy rằng: “Đức Giê-su, Con Thiên Chúa khi nhập thể, một cách nào đó đã kết hợp với tất cả mọi người. Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người. Sinh bởi Đức trinh nữ Maria, Người đã thực sự trở nên một người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi” (GS, no.22).
Đó chính là niềm xác tín của Giáo Hội. Đức Giê-su giống hệt con người trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Vậy thì tại sao Đức Giê-su lại đến sông Gio-đan để xin Gioan Tẩy Giả làm phép rửa? Chắc chắn là Đức Giê-su không cần phải sám hối vì Ngài không phạm tội. Vậy thì, việc Đức Giê-su chịu phép rửa phải mang một ý nghĩa khác.

Friday, 3 January 2014

3 CUỘC TÌM KIẾM 1 SỰ GẶP GỠ (Mt 2,1-12)


Chúa nhật trước Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa thường được gọi là Lễ Ba Vua hay là Lễ Hiển Linh. Đó là ngày Lễ hết sức ý nghĩa cho mọi dân trên toàn thế giới, ngày Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Trong tường thuật độc nhất vô nhị của mình thánh Mát-thêu ghi lại 3 cuộc tìm kiếm của ba nhóm người khác nhau nhưng chỉ có duy nhất một sự gặp gỡ mà thôi.



1.      Cuộc tìm kiếm của Vua Hê-rô-đê

Khi nghe các nhà chiêm tinh hỏi về tung tích của vị vua Người Do Thái mới sinh ra, vua Hê-rô-đê tá hoả tâm tinh, bối rối quá đỗi và toàn thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao rung động. Sự kinh ngạc hoà lẫn sự sợ hãi cho một quyền lực sắp lung lay, sụp đổ. Đó là có thể là một tin mừng đối với các nhà chiêm tinh nhưng lại là một hung tin cho hoàng đế đương nhiệm. Việc có một vị vua thừa kế mới sinh nhưng lại không nằm trong hoàng tộc của mình làm cho vua Hê-rô-đê trở nên hoang mang thật sự. Theo phản ứng tự vệ tự nhiên, trước tiên ông cho mời tất cả các kinh sư và thượng tế trong dân lại để hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Sau đó, nhà vua