Người ta kể lại rằng: Một hôm, Cha Clementê đi vào
quán cơm, ngữa tay ra trước mặt các thực khách và nói:
- Xin quí ông rộng lượng bố thí cho các em Cô nhi viện
một miếng ăn.
Tức thì các thực khách cười lên hô hố, biểu lộ một sự
khinh miệt. Một anh thợ đóng giầy tên là Wilszek trợn mắt nói :
- Một miếng ăn cho các em? Ừ, được lắm chứ !
Vừa nói, anh ta vừa nâng cốc bia lên miệng uống một ngụm
đầy, rồi phun thật mạnh, như tát nước,
thẳng vào mặt cha Clementê.
Thật ngạc nhiên! cha Clementê vẫn hết sức điềm tĩnh. Ngài
thong thả rút khăn tay ra lau sạch mặt cùng vạt áo, rồi lại ung dung
giơ tay ra vui vẻ nói:
- Thưa các ngài, đó là phần của tôi. Còn phần của
các em Cô nhi viện đâu chưa thấy?
Wilzsek đang ngồi trên ghế cao, bỗng té nhào xuống đất,
như vừa nhận một cú đấm trời giáng. Anh ta không thể tưởng tượng được, trong xã
hội đầy nham nhở này, lại có thể tồn tại một con người đầy khí phách thần dũng
đến như vậy.
Khi đã hoàn hồn, chàng lồm cồm ngồi dậy, ấp úng nói:
Tôi, tôi... sẽ gửi tặng các em... một món quà.
Sau đó anh ta tự động đi lạc quyên giữa các bạn xa gần,
và đến trao tận tay cho Cha Clementê một số tiền lớn (100 đồng Đức kim thời bấy
giờ) để tạ tội.
Phụng
vụ Lời Chúa CN XIV mùa thường niên giới thiệu cho chúng ta về nét đẹp của Đức Khiêm Nhường
và Hiền Lành.
Trong
bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Dacaria giới
thiệu cho chúng ta một Đức vua Chính Trực, Toàn Thắng, và đặc biệt là rất mực khiêm
tốn, ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ. Đó là một Đức Vua sẽ bẻ
gãy tất cả cung nỏ chiến tranh, để đem lại hoà bình cho muôn dân. Đó là một nền
hòa bình vĩnh cửu mà ngôn sứ Isaia và ngôn sứ Mikha đã từng nói đến bằng những
hình ảnh rất đẹp: “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm
nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau và thiên hạ thôi học
nghề chinh chiến (Is 2,4; Mk 4,3).”
Nhưng
làm thế nào để có thể có được một nền hòa bình như thế? Làm thế nào để con người
ta luôn có cảm giác an bình, thư thái, hạnh phúc thật sự giữa một biển đời đầy
phong ba, bão tố, thưa quý OBACE?
Xin
thưa! Nếu chúng ta muốn bình an, hạnh phúc thì nhất thiết phải lưu tâm, phải để
ý đến lời mời gọi của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay: “Tất cả những ai
đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.
Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và
khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và
gánh tôi nhẹ nhàng (Mt 11,28-30)."
Đó là
một lời mời gọi hết sức êm đềm và tha thiết. Đức Giêsu muốn cho mỗi người chúng
ta được nghỉ ngơi, được bình an, thư thái với Ngài. Nhưng để được như vậy thì chúng
ta phải đến với Ngài và học cùng Ngài. Ngài không dạy chúng ta kiến thức văn
chương khoa học. Ngài cũng không chỉ cho chúng ta những bí quyết để làm giàu.
Ngài chỉ muốn mỗi người chúng ta có được sự hiền hậu và khiêm nhường trong
lòng.
Có lẽ chúng ta không khỏi thắc mắc là tại sao Chúa lại ưu tiên mạc khải cho những người bé mọn biết chính Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài? rồi tại sao Ngài lại dấu không cho những bậc khôn ngoan, thông thái biết? và Tại sao Đức Giêsu lại cảm tạ Chúa Cha về điều ấy.
Xin thưa! Thiên Chúa chắc chắn không có sự phân biệt đối xử giữa người bé mọn và bậc khôn ngoan thông thái. Ngài không chọn lựa mạc khải cho người này mà che dấu đối với người khác. Tất cả đều là con Chúa và lẽ dĩ nhiên Ngài muốn tất cả mọi người con đều lãnh nhận được thông điệp của Ngài. Mạc khải cho kẻ bé mọn là mạc khải bình dân nhất, là mạc khải ở mức độ dễ hiểu nhất, dễ đón nhận nhất. Điều này ngụ ý rằng tất cả mọi người đều có thể đón nhận mạc khải của Thiên Chúa. Cảm thấy mình bé mọn sẽ dễ dàng hiền lành và khiêm nhường hơn trước mặt Thiên Chúa và dễ có cơ may đón nhận mạc khải của Thiên Chúa hơn.
Ngược lại, liệu những người cho mình là khôn ngoan thông thái có còn đủ lòng ao ước và sự khiêm nhường để đón nhận giáo huấn của Thiên Chúa qua con người Giêsu? sự kiêu ngạo tự mãn với vốn hiểu biết của mình là một rào cản rất lớn khiến nhóm người này khó có thể đón nhận con người Đức Giêsu và thông điệp của Ngài. Đó là bài học của nhóm Kinh sư và Pharisêu. Họ đã chối từ Thiên Chúa trong bộ dạng hiền lành khiêm nhường tự hủy của Đức Giêsu.
sự hiền lành và khiêm nhường chính là những đặc tính gắn liền với những người bé mọn. Đó là những tiêu chí hàng đầu cho việc đón nhận và sống giáo huấn của Thiên Chúa.
Đó không phải là sự khiêm nhường hiền hậu theo tiêu chuẩn của chúng ta, nhưng sự hiền hậu và khiêm nhường theo khuôn mẫu của Đức Giêsu, một khiêm nhường, tự hạ đến tột cùng. Từ thân phận Thiên Chúa, Ngài chấp nhận xuống thế làm người phàm. Trong thân phận phàm nhân Ngài lại chọn làm thân phận tôi tớ, cúi xuống rửa chân cho môn đệ. Chưa hết, Ngài lại chấp nhận chịu chết vì nhân loại. Hơn nữa, Ngài lại chọn lựa một cái chết đau đớn, nhục nhã nhất thời bấy giờ. Đó là chịu đóng đinh vào thập giá như một tên tử tội.
Có lẽ chúng ta không khỏi thắc mắc là tại sao Chúa lại ưu tiên mạc khải cho những người bé mọn biết chính Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ của Ngài? rồi tại sao Ngài lại dấu không cho những bậc khôn ngoan, thông thái biết? và Tại sao Đức Giêsu lại cảm tạ Chúa Cha về điều ấy.
Xin thưa! Thiên Chúa chắc chắn không có sự phân biệt đối xử giữa người bé mọn và bậc khôn ngoan thông thái. Ngài không chọn lựa mạc khải cho người này mà che dấu đối với người khác. Tất cả đều là con Chúa và lẽ dĩ nhiên Ngài muốn tất cả mọi người con đều lãnh nhận được thông điệp của Ngài. Mạc khải cho kẻ bé mọn là mạc khải bình dân nhất, là mạc khải ở mức độ dễ hiểu nhất, dễ đón nhận nhất. Điều này ngụ ý rằng tất cả mọi người đều có thể đón nhận mạc khải của Thiên Chúa. Cảm thấy mình bé mọn sẽ dễ dàng hiền lành và khiêm nhường hơn trước mặt Thiên Chúa và dễ có cơ may đón nhận mạc khải của Thiên Chúa hơn.
Ngược lại, liệu những người cho mình là khôn ngoan thông thái có còn đủ lòng ao ước và sự khiêm nhường để đón nhận giáo huấn của Thiên Chúa qua con người Giêsu? sự kiêu ngạo tự mãn với vốn hiểu biết của mình là một rào cản rất lớn khiến nhóm người này khó có thể đón nhận con người Đức Giêsu và thông điệp của Ngài. Đó là bài học của nhóm Kinh sư và Pharisêu. Họ đã chối từ Thiên Chúa trong bộ dạng hiền lành khiêm nhường tự hủy của Đức Giêsu.
sự hiền lành và khiêm nhường chính là những đặc tính gắn liền với những người bé mọn. Đó là những tiêu chí hàng đầu cho việc đón nhận và sống giáo huấn của Thiên Chúa.
Đó không phải là sự khiêm nhường hiền hậu theo tiêu chuẩn của chúng ta, nhưng sự hiền hậu và khiêm nhường theo khuôn mẫu của Đức Giêsu, một khiêm nhường, tự hạ đến tột cùng. Từ thân phận Thiên Chúa, Ngài chấp nhận xuống thế làm người phàm. Trong thân phận phàm nhân Ngài lại chọn làm thân phận tôi tớ, cúi xuống rửa chân cho môn đệ. Chưa hết, Ngài lại chấp nhận chịu chết vì nhân loại. Hơn nữa, Ngài lại chọn lựa một cái chết đau đớn, nhục nhã nhất thời bấy giờ. Đó là chịu đóng đinh vào thập giá như một tên tử tội.
Sự hiền
lành của Ngài được Isaia diễn ta như “Con chiên hiền lành bị đem đi làm thịt”
“như cừu câm nín khi bị xén lông” (Is 53,7). Ngài không kiêu cả hay phản kháng,
oán hận, trách cứ một lời nào.
Sự hiền
lành như thế phải chăng là một sự nhu nhược? một sự nhát đảm, khuất phục trước
sự ác?
Thưa
không! hiền lành luôn là một đặc tính hùng dũng, mạnh mẽ nhất của một con người.
Mahadma Gandhi, người đã giải phóng Ấn Độ khỏi đế quốc Anh, đã từng nói rằng: “Tôi biết chắc rằng bất bạo
động còn cao hơn bạo động vô cùng, sự tha thứ còn hùng dũng hơn sự trừng phạt...
Bao dung là món trang sức của nhà chiến sĩ. Tôi tin rằng Ấn độ không phải là vô
lực. 300 triệu người Ấn làm gì phải sợ một trăm ngàn người Anh. Bất bạo động
đâu phải chịu lụy kẻ làm hại mình. Bất bạo động là dùng cả sức mạnh của tâm hồn
để chống lại với cường quyền của kẻ độc tài.”
Sự hiền
lành mà Đức Giêsu muốn nói đến là một sự hiền lành được đặt nền tảng trên một
con tim yêu thương đồng loại. Một con người hiền lành thường được gọi là một
con người có cái tâm. Một cái tâm hội đủ tam hảo, 3 điều tốt lành: Nói tốt,
nghĩ tốt và làm tốt cho người khác. Một cái tâm sẵn sàng gạt bỏ đi những xích
mích, những hơn thua nhỏ nhen, những hàm oan, những thói trả đũa… để làm cho
tình người được lớn mạnh và lan tỏa trong cuộc sống.
Sống
với một con người có cái tâm, hiền lành, người ta cảm thấy an tâm, vui vẻ,
không lo sợ hay nghi ngại điều gì. Người hiền lành sẽ làm cho những xung đột lớn
lao trở nên nhỏ bé, và những xích mích, va chạm nhỏ trở nên như không có. Người
có tâm hiền lành luôn tìm được cho mình một sự an bình thư thái bên Chúa, vì
luôn yêu thương và sống hết tình với anh chị em mình.
Trái
lại, một người hung dữ cao ngạo sẽ dễ gây hấn và tranh chấp hơn thua trong những
sự việc rất nhỏ, chuyện bé xé ra to và có thể gây ra hậu quả rất lớn. Người ta
có thể chém giết nhau chỉ vì một cái nhìn, một nụ cười đểu, một câu nói, một mối
lợi vật chất.
Hung
dữ đúng ra là một thú tính chứ không phải là nhân tính. Thế nhưng, vì mang thân
phận sa ngã, tội lỗi, hèn yếu, con người ta vẫn mang trong mình thú tính ấy. Và
một khi thú tính ấy trỗi dậy con người rất dễ gây tổn thương cho nhau, gây đổ bể
mối tương giao của con người. Người hung dữ luôn làm cho những người sống chung quanh mình cảm thấy bất an. Hơn nữa chính bản thân người hung dữ cũng chuốc lấy nỗi cô đơn đau khổ vì bị người đời xa lánh.
Xin
Chúa cho mỗi người chúng ta luôn biết làm chủ và tốt nhất là loại bỏ thú tính
hung dữ trong con người mình và làm cho quả tim hiền lành trong lòng mình được
lớn mạnh. Để rồi, chúng ta luôn biết cư xử, đối đãi nhau bằng những lời nói, cử
chỉ yêu thương. Những ông chồng, những bà vợ và những người con hiền lành sẽ tạo
nên những mái ấm gia đình hiền lành, những gia đình hiền lành sẽ tạo nên một
giáo xứ, một khu phố hiền lành; một khu phố hiền lành sẽ làm nên một thành phố
hiền lành… và chắc chắn những con người sống trong những môi trường hiền lành
như thế sẽ luôn bình an thư thái và hạnh phúc viên mãn như Đức Giêsu mong muốn.
Amen!
CN XIV TN A (Dcr 9,9-10; Rm 8,9.11-13; Mt 11,25-30)
DUY THẠCH SVD
No comments:
Post a Comment