I. Bối cảnh
Văn Chương
1. Tương
quan với bản văn trước đó
Đây là dụ ngôn cuối trong loạt 3 dụ ngôn phán xét liền kề
nhau chống lại dân Ítrael, đặc biệt là giới lãnh đạo(bắt đầu bằng Mt 21,28).
Thính giả vẫn như trước: “Đức Giêsu lại nói cùng họ (chủ yếu là “các thượng tế
và Pharisêu” trong Mt 21,45) trong các dụ ngôn” (Mt 22,1a). Chữ “dụ ngôn” ở số
nhiều không nhất thiết ngụ ý rằng Mathêu xem 22,2-10 như là một dụ ngôn, và
cc.11-14 như là một dụ Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa."ngôn
khác. “Những dụ ngôn” có lẽ nối kết 22,1-14
với hai dụ ngôn đi trước đó, hoặc lối diễn tả này có lẻ đơn giản ngụ ý rằng
“bằng dụ ngôn”.
Có những điểm nối kết rõ ràng giữa 3 dụ ngôn: Mỗi dụ ngôn có
một “biểu tượng uy quyền” (người cha, người chủ vườn, và nhà vua đáng kính);
“những người con” hay “một người con” xuất hiện trong cả 3 dụ ngôn. Dụ ngôn thứ
hai và thứ ba có chung hai nhóm nô lệ và một vị quan tòa nghiêm túc chống lại
những người phản đối người con.
2. Tương
quan với bản văn sau đó
Dụ ngôn này chuẩn bị con đường cho bốn cuộc tranh luận tiếp
theo (22,15-46) giữa Đức Giêsu và những nhà cầm quyền mà Đức Giêsu muốn phản đối
khi Ngài kể 3 dụ ngôn này. Những dụ ngôn và những cuộc tranh luận này chuẩn bị
cho những lời nguyền của Đức Giêsu dành cho những nhà thông luật và Pharisêu
trong ch.23.
II. Dụ
ngôn tiệc cưới
1. Khác
với Lc 14, 16-24
Trong Lc ông chủ là “một người nào đó”, trong Mt “một ông
vua”.
Lc đơn giản nói về “một buổi tiệc lớn”. Trong Mt một ông vua
“cử hành tiệc cưới” cho con trai. (Từ “gamos” xuất hiện tám lần trong 22,1-14.
Chung chung, từ gamoi ở số nhiều diễn tả một buổi cử hành, khác với một tiệc cưới
thông thường). Hơn nữa, bữa tiệc trong Mt được gọi là một sriston, “bữa sáng”
hay “bữa trưa”, trong khi đó bữa tiệc trong Lc được gọi là deipon, “bữa tối, bữa
khuya, bữa chính (vào ban đêm).
Trên thực tiễn câu chuyện, bữa tiệc cưới của Máthêu cũng diễn
ra vào ban đêm (22,13: “quăng anh ta ra ngoài tối tăm”) vì sự trì hoãn do những
vị khách chối từ, vì cuộc tấn công thành phố, và vì phải đưa ra những lời mời
khác.
2. Những
lời mời đầu tiên
Theo truyền thống lúc bấy giờ (và vẫn còn là một phong tục của
Đông Phương) một lời mời chuẩn bị được gửi đến những vị khách, theo sau đó là lời
mời thứ hai khi bữa tiệc đã sẵn sàng. Phong tục này được phản ánh trong cả hai
dụ ngôn (dẫu rằng theo những thuật ngữ hơi khác nhau: x. Lc 14,16-17; Mt 22,3-4).
3. Những
đáp trả
Có một mối tương quan họ hàng giữa ba người khách của Lc
14,18-20 và ba sự đáp trả của Mt 22,5-6 (một người đi thăm đồng, người khác đi
buôn, và “người còn lại” thì bắt những đầy tớ của vua). Nhưng có một điểm khác
đáng kể trong từng cách thức đáp trả.
Trong Lc, mỗi vị khách có lẽ đã chấp nhận lời mời khởi đầu. Vào
lúc nhận lời mời thứ hai thì mỗi vị khách đều xin kiếu một cách lịch sự vì một
điều gì đó xảy ra (“tôi mới mua” hoặc “tôi mới lập gia đình”). Nhưng trong Mt cả
hai lần mời đều bị từ chối, và không có mảy may một dấu hiệu lịch sự nào: “nhưng
họ chối từ không đi” (c.3b); “nhưng họ không để ý đến” (c.5a) và cũng không có
một bằng chứng cho thấy một tình huống giảm khuynh: “họ bỏ đi- người đi thăm đồng,
người đi buôn” (c.5b). Điều đáng ngạc nhiên nhất là, đa số khách mời lại “bắt đầy
tớ nhà vua, ngược đãi họ và giết chết họ” (c.6)! Cả hai dụ ngôn đều mô tả sự dửng
dưng và quan tâm đến những điều khác của các vị khách; một mình Mt cho thấy một
thái độ chống đối nhà vua và các đầy tớ bằng cách giết chết họ.
4. Lời mời
thứ hai
Lại có những sự khác biệt đáng chú ý
a. Khác
về nơi chốn.
Trong Lc những cư dân thi trấn được mời trước tiên (14,21),
rồi (vẫn còn phòng cho những người khác) những người sống ngoài thị trấn (“ra
các con đường phố và đường làng” c.23). Trong Mt, không có phòng nào cho một lời
mời thêm ngoài dân cư trong thành phố; vì thế, đáp trả cho hành vi của những thực
khách, nhà vua phá hủy thành phố luôn.
b. Khác
về khách mời.
Trong Lc lời mời mới (thứ 3) trước tiên được gửi đến cho
“người nghèo, người tàn tật, người mù và người què” (14,21), và rồi những người
không phân biệt (c.23). Trong Mt, nhà vua đưa ra lời mời cốt để quy tụ tất cả:
“Hãy đi… và mời bất cứ ai mà các ngươi gặp vào bàn tiệc” (c.9). Vì thế, lời mời
bao hàm luôn tất cả những loại người được mời trong bản của Luca.
Trong lời mời của dụ ngôn Mt vẫn có đủ những thành phần mà
Luca đề cập đến. Nhưng cách Mt giải thích tính chất toàn diện của lời mời là
các đầy tớ tập trung “tất cả những người họ có thể tìm thầy, tốt lẫn xấu”
(c.10).
Trong khi Luca nhấn mạnh đến những lớp người ưa chuộng của
mình: nghèo, tàn tật, đui mù…, thì Mt lại nhấn mạnh đến sự phổ quát: ai cũng được
mời. Nhà vua không dựa trên tiêu chuẩn tốt hay xấu, thấp hèn hay giàu sang để mời
nhưng là tất cả. Vấn đề là thực khách đáp trả như thế nào. Họ có tự làm cho
mình xứng đáng là một thực khách hay không mà thôi.
5. Người
không mặc y phục cưới
Mt 22,11-14 là bản riêng của Mt, không có bản đối chiếu song
bên dụ ngôn của Lc. Theo tác giả Jeremias, “trang phục cưới” (endyma gamou)
nghĩa là “không phải là một cái áo đặc biệt, mặc vào những dịp lễ hội, nhưng là
chiếc áo mới giặt…chiếc áo bẩn là một sự lăng mạ đối với chủ” (Parables, 187;
trích Kh 19,8; 22,14: “Phúc thay những kẻ giặt sạch áo mình, để được quyền hưởng
dùng cây Sự Sống và qua cửa mà vào Thành”). Nếu như những thực khách phải mang
theo những trang phục của chính họ, thì dụ ngôn không phải quan tâm giải thích
làm thế nào họ có thể được mong chờ làm như thế bằng một thông báo ngắn gấp gáp
như thế. Nhưng có lẽ tác giả muốn chúng ta hiểu (đặc biệt đưa lên cao trào của
tình huống?) rằng nhà vua trừng phạt cho một trang phục thích hợp – mà người
đàn ông này đã chối từ.
Mt có lẽ đã không nhắm đến một lời mời tức thời, gấp gáp cho
bằng là một lời mời rộng khắp, mà nếu ai thật sự muốn đi dự tiệc cưới thì họ vẫn
có đủ thời gian để chuẩn bị một y phục cưới. Vấn đề là có một thực khách đã
không làm như thế, không sẵn sàng đủ, trong khi đa số những người khác vẫn có
thể tươm tất đủ để làm một thực khách ngon lành.
III. Thông
điệp dụ ngôn
1. Buổi
cử hành tiệc cưới của Thiên Chúa
Nhà vua của dụ ngôn là Thiên Chúa Cha; con trai của nhà vua
là Đức Giêsu “Đấng Mêsia, con Thiên Chúa hằng sống (16,16). Buổi cử hành tiệc
cưới nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa Cha tôn vinh Người Con yêu vì công trình
Ngài thực hiện và con người Ngài đảm nhận. Có lẽ là quá hạn hẹp khi áp dụng
hình ảnh này để giới hạn bữa tiệc Đấng Mêsia vào ngày chung cuộc Nước Trời
(8,11; 26,29). Tốt hơn nên nói như tác giả Manson rằng “tiệc cưới cho con của
nhà vua là một biểu tượng cho thời đại Mêsia với tất cả niềm vui của nó
(Sayings, 225) – một thời kỳ được khai mạc với việc Đức Giêsu đến lần thứ nhất,
một thời kỳ mà những chúc lành có thể được trải nghiệm rồi (5,3-10).
2.
Lời mời
gọi của Chúa
a. Tính
chất toàn diện của lời mời gọi của Thiên Chúa.
Những lời mời của nhà vua bao hàm tất cả mọi người: Trước tiên
chúng được gửi đi khắp thành phố, rồi đến những vùng chung quanh. Đức Giêsu kết
luận dụ ngôn hai trong một của Ngài bằng những lời: “Kẻ được mời thì nhiều, kẻ
được chọn thì ít” (c.14). Những lời này có tính chất quyết định để hiểu 13 câu
trước kia; và chúng ta sẽ thấy rằng chúng cung cấp một sự hiểu biết nhiều hơn một cấp độ. Vì bây
giờ chúng ta quan sát thấy rằng câu nói này minh chứng cho sự bao hàm tất cả
trong lời mời gọi của Chúa. Từ “nhiều” (polloi) của câu này bao hàm không chỉ
những người được quy tụ sau cuộc phá hủy thành phố, mà còn những người được mời
gọi ngay lúc đầu. Chuỗi lời mời tương đương với công bố của sự thật của Chúa về
Vương Quốc của Ngài và Con Ngài- trước tiên cho Itraen rồi đến những quốc gia
ngoại giáo.
Cách dùng hai động từ “mời” và “chọn” gây cho chúng ta lầm
tưởng rằng nhà vua có chủ ý muốn gọi nhiều và chọn ít. Nhưng không, nhà vua dĩ
nhiên muốn gọi nhiều và chọn nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, sự đáp trả là tự do
của mỗi thực khách. Nếu họ không có lòng đáp trả, hoặc không thay đổi, hoán cải
đủ cho xứng với phòng tiệc thì tự nhiên họ sẽ bị loại.
Tác giả Vũ Phan Long cho rằng: trong tiếng Hy Lạp không có
những hình thái đặc biệt cho các tính từ ở dạng so sánh (comparative: better;
more) hay tối thượng cấp (superlative: best; most); do đó, người ta dùng cách
kiểu nói quanh (paraphrases). Phải dựa vào ngữ cảnh thì mới xác định được
nghĩa so sánh nằm ở dưới. Do vậy hai tính từ “Polloi” (nhiều) và “holygoi”
(ít) trong ngữ cảnh này nên hiểu ở dạng so sánh hơn: “kẻ được gọi thì nhiều hơn
và kẻ được chọn thì ít hơn”. Tác giả lý giải rằng theo ngữ cảnh của bản văn thì
chỉ một người bị loại trong số vô vàn được chọn, sao có thể hiểu rằng, người được
gọi thì nhiều mà người được chọn thì ít được? (x. http://www.simonhoadalat.com/Suyniem/chunhat/NamA/2013-2014/ThuongNien28-ChaLong.htm)
b. Lời mời
gọi của Chúa dành cho người Ítraen
Lời mời cho những vị khách đầu tiên tương ứng
với mạc khải chân lý Chúa dành cho Ítraen, dân Chúa chọn. Trong khi lời mời gọi
hai trong môt trong cc. 3-4 gợi nhớ hai nhóm đầy tớ trong 21,35-36, hai lời mời
không tương ứng chặt chẽ với công trình của Đấng tác thành và những ngôn sứ sau
đó. Cuộc phán xét của Thiên Chúa (22,7) cũng giả định trước sứ vụ của Gioan và
Đức Giêsu. Cũng như nhà vua trong dụ ngôn mời gọi không phân biệt ai, Thiên
Chúa cũng công bố chân lý cứu độ cho Ítraen toàn thể. Đức Giêsu công bố Tin Mừng
vương quốc của Ngài cho tất cả các quốc gia (4,23-25) (“Đức Giêsu đi khắp vùng
Galilê”); 15,24 (“nơi các con chiên lạc nhà Ítraen” nghĩa là toàn thể dân
Ítraen).
Sự chối từ khiếm nhã và tàn nhẫn của người khách đầu tiên với
lời mời gọi lịch thiệp của nhà vua, minh chứng sự chối từ của Ítraen với ân sủng
của Chúa trao ban nơi Đức Giêsu. Sự kiện quân đội của nhà vua “giết những tên
sát nhân và đốt thành phố” (c.7), diễn tả - bằng ngôn từ khủng khiếp hơn 21,41 – cuộc phá hủy thành
Jerusalem sắp đến. Có lẽ những người được mời kế tiếp bao gồm “những người Do
Thái lưu vong” những người đã được chọn để theo Đức Giêsu.
c. Lời mời
gọi Chúa dành cho dân ngoại. Việc các đầy tớ tiếp tục đi vào các vùng quê
(cc.9-10), minh họa sứ vụ của các tông đồ đến với dân ngoại. Lại nữa lời mời này
mang tính bao quát (8,11: “từ đông và tây”; và 28,19, “làm cho muôn dân thành
môn đệ”). Đấng Mêsia mời gọi các dân ngoại cũng như những người Do thái gia nhập
cộng đoàn mới của Ngài.
3. Giao
Hội Chúa
a. Một
đám đông hòa trộn.
Những đầy tớ của vua, được gửi đi với một lời mời mới, tập
họp những người “cả tốt và xấu” (c.10). Việc này chuẩn bị cho phần thứ hai của
dụ ngôn cc. 11-14. “thực khách đầy phòng
tiệc” (c.10) đại diện cho Giáo Hội. Sự bao hàm cả “người tốt và người xấu” minh
chứng không những cho tính toàn diện của
ân sủng mà còn – và ở đây đặc biệt (trong cái nhìn của cc.11-14) – cho đặc tính
hòa trộn của Giáo hội. Ở đây chúng ta tìm thấy một lối áp dụng khác của c.14,
“vì kẻ được mời thì nhiều, nhưng được chọn thì ít”. Trong khi c.14 phản ánh trên toàn bộ cc.2-13,
nó cũng một bình luận ngắn gọn trên câu chuyện trong cc.11-13 – như là được nhấn
mạnh bằng cách mở đầu với từ “bởi vì” (gar), ở c.14. Và rồi những diễn tảcho sự
phân biệt giữa “nhiều” người đầy phòng tiệc và “ít người” hiện diện cách đúng đắn
ở đó là gi?
b. Tính
quyết định của sự vâng phục.
Điều gì phân biệt giữa những môn đệ chân chính và những người giả hiệu?
câu trả lời của Đức Giêsu trong Mt: thể hiện sự vâng phục Luật Chúa như là
chúng được Đức Giêsu diễn giải cách mới mẻ và chung cục (5, 17-48; 7,13-29). Những
việc tốt lành không phải là căn nguyên và nền tảng của ơn cứu độ nhưng chúng là
bằng chứng cho thấy rằng một con người được cứu độ bằng ân sủng. Những điều mà
người môn đệ làm tạo nên bằng chứng xác thực đối với việc người môn đệ là ai(7,20).
Những người mang “áo cưới sạch” là biểu tượng của những hành động tốt lành mà một
người môn đệ chân chính được khoác lên. Việc thiếu vắng chiếc áo cưới thích hợp,
chứng thực một sự giả hiệu của lời tuyên xưng của các môn đệ. “Trang phục cưới
thiếu vắng … không tượng trưng cho niềm vui cánh chung, cũng không tượng trưng
cho ơn cứu độ tương xứng, nhưng cho những hành động công chính hiển nhiên. Áo
cưới “được hiểu tốt nhất như là cách sống biểu hiện tính chân thật của cuộc
hoán cải.”
c. Tính
chắc chắn của phán xét
Trong bối cảnh này, những từ “kẻ được chọn thì ít” không phải
nói về một sự tiền định nhưng là phán xét của Chúa dựa trên những đáp trả của
con người đối với chân lý về Người Con. Thiên Chúa từ chối những người từ chối
Đức Giêsu – cho dù họ không phải là môn đệ (giống như những người từ chối lời mời)
hay là môn đệ giả hiệu (giống như người đàn ông đến mà không mặc y phục cưới).
“Người được chọn” là những người chứng minh tính chân thật của lời tuyên xưng của
họ bằng cách sống của mình.
Sự xem xét và quyết định của Đức Vua báo trước cuộc phán xét
chung cuộc, khi mọi người – gồm cả các môn đệ - sẽ được tặng thưởng “theo điều
họ làm” (16,27; 2 Cr 5,10). Sự đối đãi nghiêm túc đối với người đàn ông không
mang y phục cưới (c.13), diễn tả bằng một ngôn ngữ khủng khiếp kết quả của phán
xét bất lợi từ Chúa. Việc một người môn đệ bị phán xét như thể, cảnh báo một
cách chính thức thành viên của Giáo hội chống đối, bắt chước những lãnh đạo Do
thái, những kẻ có những lời lẽ và hành động mâu thuẫn và che đậy căn tính của
mình. Là những người trải nghiệm ân sủng và quyền năng của Nước Trời, các môn đệ
được mời gọi vâng lời cách triệt để tất cả.
Kết luận
Dụ ngôn “Khách mời dự tiệc cưới” nằm trong loạt 3 dụ ngôn đức
Giêsu kể trong kỳ giảng tại Giêrusalem. Đức Giêsu nhắc nhở những người Do thái
mà đại diện là các nhà lãnh đạo của họ về một lời mời gọi gia nhập Vương quốc
Thiên Chúa, trong đó Đức Giêsu là vị hoàng tử hòa bình và Thiên Chúa chính là Đức
Vua khả kính.
Không may thay lời mời gọi tha thiết ấy, (mời hết lần này đến
lần khác, mời xa mời gần), đều không được đáp trả cách tốt đẹp. Họ đi từ thái độ
dửng dưng bàng quang cho đến thái độ phản đối, chống đối đến nỗi giết chết sứ
giả của nhà vua cho bõ ghét.
Sự kiện thành phố bị phá hủy, là một móc nối cho sự kiện
thành Giêrusalem bị phá hủy năm 70, nhưng thâm sâu hơn là một sự phá hủy chung
cuộc. Mọi kẻ chối từ sẽ chuốc lấy cái chết trong một cảnh tang thương điêu tàn
của thành thị quê hương.
Biên giới của lời mời gọi cho dân ngoại được mở rộng ra đến
vô hạn. Dân ngoại không hề là một chọn lựa thứ hai, bởi lẽ sự thất bại của lời
mời thứ nhất. lời mời gọi cho dân ngoại chỉ là một biểu lộ của sự mạc khải tiệp
tiến theo không gian của nhân loại, chứ không phải là một chọn lựa thứ yếu
trong ý định Thiên Chúa. Giáo hội Chúa vốn phát triển như thế: Từ một nhóm người
cho đến vô số người; từ một Giêrusalem cho đến tận cùng cõi đất.
Thiên Chúa mời gọi không dựa trên tiêu chuẩn tốt xấu. Ngài
chào mời và khao khát tất cả mọi người. Thế nhưng ơn cứu độ, Tiệc Cưới Con
Chiên chỉ dành cho những người biết trang bị cho mình một “y phục cưới” phù hợp.
Đó là một lời cảnh báo hơn là một kết luận chung cuộc của Đức
Giêsu. Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được ơn cứu độ. Ngài không bao giờ muốn
“kẻ được chọn thì ít (hơn)”. Kẻ được chọn ít hơn không phải do phòng tiệc bị giới
hạn, hay Đức vua hạn chế, nhưng chỉ do sự giới hạn của thực khách.
Giuse Phạm Duy Thạch SVD
Giuse Phạm Duy Thạch SVD
lạ quá!!!
ReplyDeleteKim Dương – Marketing Executive
-------------------------------------------------------------------
Xem chi tiết về Tìm nơi quay phim cưới phóng sự Sài Gòn ở đâu?
Hoặc Tim noi quay phim cuoi phong su Sai Gon o dau?
câu chuyện đem lại cho mình rất nhiều bài học ý nghĩa
ReplyDeleteNhựt Nguyễn – Nhân viên Sale
-------------------------------------------------------------------
Xem chi tiết về Bí quyết chọn váy cưới ưng ý
Hoặc Bi quyet chon vay cuoi ung y
Amen.
ReplyDeleteTrọng Nghĩa – Thiết kế
-------------------------------------------------------------------
Xem chi tiết về năm ý tưởng chụp ảnh cưới hay
Hoặc nam y tuong chup anh cuoi hay