Friday 1 June 2012

NÉT ĐẸP CỦA NHỮNG BƯỚC CHÂN SỨ GIẢ TIN MỪNG

“Đẹp thay trên đồi núi

Bước chân người loan báo tin mừng, công bố tin bình an,

Người loan tin hạnh phúc công bố ơn cứu độ,
Và nói với Si-on rằng: “Thiên Chúa ngươi là vua hiện trị” (Is 52,7).







Thật là một lời tiên tri ngọt ngào và đẹp đẽ mang đậm chất văn thơ của tiên tri Isaia. Một lời tán tụng có sức lay động  đến nỗi mỗi khi đọc lên người ta không khỏi háo hức trong lòng. Một lời chiêu mộ hấp dẫn làm cho bao chàng thanh niên mê mẩn đến bỏ mọi sự để dấn thân. 
 Bước chân người rao giảng tin mừng có gì đặc biệt mà tiên tri Isaia lại thêu dệt thơ mộng và lôi cuốn đến thế? Đường nét nào làm cho bước chân ấy nên đẹp? Và đẹp thế nào?
Dĩ nhiên nét đẹp của bước chân người rao giảng tin mừng không hệ tại ở sự “nâng niu bàn chân Việt” như lời quảng cáo của hãng dép Bitis nhưng ở động thái của những bước chân. Đôi chân bình thường ai mà chẳng bước, chẳng đi nhưng bước thế nào cho đẹp cho có ý nghĩa thì chẳng mấy ai có được. Vì thế bước chân của người rao giảng tin mừng hẳn phải là những bước chân đặc biệt và bảo đảm đẹp bởi những ý nghĩa trong từng bước chân ấy.

Bước chân trần:


“Đừng mang theo giày dép” (Mt 10,10; Lc 10,4). Đó là đòi hỏi đầu tiên của bước chân đẹp. Thật lạ lùng khi trong kỷ nguyên này người ta nghe thấy lời mời gọi đi chân đất. Không mang dép đôi bàn chân sẽ dễ tổn thương và nguy hại. Một khi bàn chân không tốt đủ thì làm sao đi xa, đi lâu được. Tuy nhiên, bước chân không dép lại là bước chân nhẹ nhàng nhất, thật nhất và khoan thai nhẹ nhàng nhất, là bước chân chạm đến chính cõi đất và chạm đến chính cõi lòng người. Trong một kỷ nguyên mà thật giả lẫn lộn và nhiều khi cái giả dối dường như chiếm ưu thế thì những giá trị chân thật và đơn sơ như những mặt hàng sa xỉ luôn bắt mắt mọi người. Nhà truyền giáo khi đến với một quốc gia hay một nền văn hóa khác luôn được mời gọi “hãy cởi dép của mình ra” bởi đôi dép có thể là rào cản bước chân của họ đến với người khác. Đó là một thái độ cởi mở, trải lòng ra trước một nền văn hóa khác, với những con người khác. Một sự sẵn sàng đón nhận và sống với những người mình muốn đến. 

Tựa hồ những giáo sỹ Tây Phương khi đến với đất nước Việt nam họ sẵn sàng sống theo những phong tục tập quán của người Việt, ăn những món người Việt và họ cũng lồng đạo vào trong văn hóa Việt. Hành động “cởi dép” sẵn sàng đi chân trần xem chừng đơn giản nhưng cũng không phải không đòi hỏi sự hy sinh của nhà truyền giáo. Bởi lâu nay họ đã quá quen với việc đi dép, đi giầy. Về thần học, bước chân trần chính là bước chân dành cho những nơi thánh, nơi Chúa ngự. Tựa hồ như ông Mô-sê được yêu cầu phải cởi dép ra trước khi bước tới gặp Chúa nơi bụi gai rực cháy: “chớ lại gần hãy cởi dép ra vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh” (Xh 3,5). Đến lượt Ông Giô-suê cũng được vị tướng lãnh đạo đạo binh Đức Chúa yêu cầu như thế trong một cuộc thần hiện ở Giê-ri-khô: “Cởi dép ở chân ngươi ra vì nơi ngươi đang đứng là nơi thánh” (Gs 5,15). Có lẽ dù tiếp xúc với Đấng Chí Thánh hay với đồng loại các sứ giả luôn phải có những bước chân chân thật nhất và đơn sơ nhất.

Bước chân vội vã: 

“Đừng chào hỏi ai dọc đường” (Lc 10,4). Công việc rao truyền Tin Mừng hẳn là một công việc hết sức khẩn thiết. Nó đòi hỏi sứ giả phải mau mắn và nhiệt tình như người báo tin thắng trận. Việc chào hỏi sẽ làm chậm một nhịp trong bài ca rao truyền tin vui. Sứ giả phải bỏ qua những cuộc tán gẫu không mục đích. Đức Giê-su trong sứ vụ công khai của mình cũng cho thấy sự vội vã như thế. “Anh em hãy sám hối vì nước trời đã đến gần (Mt 4, 17)”. Trong thâm tâm của sứ giả luôn luôn có tâm tình muốn chia sẻ tin vui với người khác càng sớm càng tốt. Chính vì thế mà sau khi nhận lời truyền tin Đức Maria cũng vội vã lên miền sơn cước để mang tin vui đến với người chị họ của mình (Lc 1,39). Đó hẳn không phải chỉ là những bước chân trong một hành trình mục vụ cụ thể nhưng là những bước chân gắn liền với cả cuộc đời của vị sứ giả. Trong sứ vụ công khai của mình Đức Giê-su cũng từng vội vã và làm việc liên tục như vậy. Ngài tận dụng mọi nơi trên núi, dưới phố, trong hội đường, nơi bờ giếng… và tận dụng mọi lúc, ngay cả trong Ngày Sa-bát của người Do Thái. Điều đó chứng tỏ rằng sự khẩn thiết của việc dậy men Tin Mừng không cho phép các sứ giả chậm trễ một giây phút nào.

Bước chân từ bỏ và phó thác: 

Trước một chuyến đi xa người ta luôn trang bị cho mình một hành lý đầy đủ những tư trang cần thiết nhất: áo quần, dụng cụ cá nhân và đặc biệt là tiền bạc. Thế nhưng sứ giả Tin Mừng thì không nên mang gì cả: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng mang hai áo” (Lc 9,3). Đó quả là một thách đố cho những ai vốn cẩn thận và lo xa. Tuy nhiên, sứ giả Tin Mừng thì không quan tâm nhiều đến những tiện nghi, bởi những trang bị ấy có thể làm cho họ làm chậm tiến độ rao giảng tin vui. họ phải mất nhiều giờ cho công việc chuẩn bị cho những cái bề ngoài ấy. Họ phải tốn nhiều công sức để mang vác những thứ ấy và những thứ ấy làm cho vai của họ nặng trĩu và bước đi rất khó khăn. Thế nhưng làm sao họ có thể không chuẩn bị những thứ ấy mà vẫn an tâm bước đi. Thưa thay thế cho tất cả những thứ ấy là niềm tin. Họ phải tin rằng “làm thợ thì đáng được nuôi ăn”(Lc 10,7). 

Chỉ có niềm tín thác tuyệt đối vào Cha trên trời mới làm cho họ an lòng. Niềm tin giúp họ loại bỏ tất cả những lo lắng cơm ăn áo mặc mà chuyên tâm lo “việc nhà Cha”. Khi dám tin vào Chúa sứ giả sẽ được giải thoát khỏi những phụ thuộc vo tiện nghi vật chất. Họ chỉ lấy những gì Chúa ban cho làm đủ. Tục ngữ Việt nam có câu: “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn”. Tất cả những giá trị vật chất chỉ nên là yếu tố cần và đủ để duy trì mạng sống của một con người. Cái quan trọng nhất và đáng lưu tâm nhất là con người phải sống thế nào. Cách riêng đối với sứ giả Tin Mừng đó là việc sống và rao giảng Tin Mừng. Mọi nhu cầu của cuộc sống đều được giảm thiểu để dành thời gian và sức lực cho một điều quan trọng hơn nhiều. Họ cần phải bỏ lại sau lưng những hoài bão về một tương lai thành công rực rỡ trong sự nghiệp, tiền dư, bạc thừa. Các sứ giả có thể bị cám dỗ về một ước mơ có thật nhiều tiện nghi vật chất để rồi có thể chia sẻ với những người nghèo khổ và ngần ngại khi phải ra đi với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, họ không nên quên rằng chuyện sở hữu và trao ban là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Câu chuyện bà quá nghèo bỏ vào thùng dâng cúng trong đền thờ hai đồng tiền kẽm (Mc 12,41-44; Lc 21,1-4) nhưng lại là người cho nhiều nhất là một minh họa sống động cho điều này.

Bước chân mang sứ điệp bình an. 

Có lẽ Tột đỉnh của hạnh phúc có thể tưởng tưởng được đó chính là sự bình an. Từ khi con người bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng thị sự bình an là một điều gì quá xa xỉ đối với họ. Họ luôn luôn cảm thất bất an và không có được sự hạnh phúc của buổi bình mình nhân loại ấy nữa. Chính vì thế, Đức Giê-su, Đấng Cứu Thế đã nhập thể để trao ban sự bình an tinh tuyền và giúp con người đón nhận lại sự bình an ấy. Ngay trong đêm Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế thiên thần Chúa đã hợp tiếng hát vang: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14). Và trong ngày Đức Giê-su vào thành Jerusalem chính dân Do-thái đã chúc tụng rằng: “Chúc tụng Đức Vua đấng ngự đến nhân danh Chúa. Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời.” (Lc 19,38). 

Và rồi trong suốt cuộc đời rao giảng của mình Đức Giê-su đã không ngừng thi ân giáng phúc và ban ơn bình an cho nhân loại. Đó là sự bình an cho người đàn bà bị băng huyết đã mười hai năm: “Này con niềm tin của con đã cứu chữa con. Con hãy về bình an” (Mc 5,34). Đó là sự bình an cho người phụ nữ tội lỗi: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an” (Lc 7,50). Sự bình an cho người bị quỷ ám tại Ghê-ra-xa: “Này con niềm tin của con đã cứu con. Con hãy đi bình an” (Lc 8,48). Trước khi bước vào cuộc khổ nạn, trong tâm tình tha thiết Đức Giê-su đã không ngừng khuyên nhủ và an ủi nhằm giúp cho các môn đệ có được sự bình an. Điều mà Đức Giê-su để lại cho các môn đệ của Ngài không phải là điều gì khác hơn là sự bình an. “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến và đừng sợ hãi.” (Ga 14, 27), “Thầy nói những điều ấy để trong Thầy, anh em được bình an.” (Ga 16,33). Sau biến cố Phục Sinh, trong những lần hiện ra với các môn đệ lời đầu tiên Đức Giê-su nói với các môn đệ là: “Bình an cho anh em!” (Ga 20,19.20.21.26). Và cuối cùng khao khát ước mong cũng như sứ mạng mà Đức Giê-su trao lại cho các môn đệ đó là làm cho thế giới được bình an. “Vào bất nhà nào trước tiên hãy nói: bình an cho nhà này!” (Lc 10,5.6; Mt 10,12.13). Vâng theo lời dạy của Thầy Chí Thánh, các sứ giả Tin Mừng đích thực phải luôn luôn mang bình an đích thực đến cho người thân cận. Nếu Tin Mừng của họ rao giảng không mang lại sự bình an thì hẳn đó không phải là Tin Mừng mà Thiên Chúa muốn họ rao truyền bởi sứ điệp mà Thiên Chúa gửi đến cho nhân loại phải là Tin Mừng bình an: “Người đã gửi đến cho con cái Ít-ra-en lời loan Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giê-su Ki-tô là Chúa của mọi người” (Cv 10,36).

Nhân loại đang lâm vào cơn khủng hoảng bởi sự chối từ Thiên Chúa và chấp nhận những giá trị vật chất như là cùng đích. Đôi khi họ không nhận ra điều mình cần nhất trong đời là sự bình an đích thực như Đức Giê-su đã từng đau xót: "Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi ! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được” (Lc 19,42). Và họ càng không nhận ra sự bình an đích thực chỉ có nơi Thiên Chúa là cội nguồn của sự bình an. Trong hoàn cảnh đó bước chân của sứ giả Tin Mừng trở nên vội vã và khẩn thiết hơn bao giờ hết. Vội vã vì liên quan đến hạnh phúc- điều quan trọng nhất của một đời người. Khẩn thiết bởi đó chính là sứ vụ chính yếu của họ, là điều làm nên căn tính của người môn đệ. Để bước chân nên nhẹ nhàng và có thể tiến bước một cách nhanh nhẹn trên con đường truyền giảng Tin Mừng trước tiên người sứ giả cần phải từ bỏ triệt để những gì có thể làm cho thân xác mình nên nặng nề. Đó là bao bị, gậy gọc cùng những nhu cầu tiện nghi vật chất. Và hơn ai hết sứ giả phải là người cảm nhận được sự bình an mà Tin Mừng mang lại và khao khát muốn chia sẻ sự bình an đó cho tha nhân.
Duy Thạch, SVD

4 comments:

  1. mà một mực học hằng ngày. Ngày tiến đánh việc hạng ông thường kéo trường từ 7 hiện thời 30 sáng biếu đến bán đêm, bởi thế, thậm chí nhiều giàu hôm ông buộc đầu học vào đại hồi 12 hiện giờ đêm. nhờ cậy thế mà ông đạt xuể những kết trái khả quan lại. có dạng nói bài xích phân phát biểu chính thức của ông hôm mào 6 tháng 7 lỡ qua là đơn dịp sát sao hạch sách quan trọng, biếu chộ ông hả tự tín hơn giàu dận khả hay là nói tiếng Anh mức ông.
    Khóa học đàn guitar piano organ thanh nhạc
    Bao cao su nam nữ an toàn tốt nhất kéo dài quan hệ giá rẻ ở đâu TPHCM Hà Nội
    Thông tắc cống nghẹt vệ sinh toilet thông tắc bồn cầu chuyên nghiệp nhanh chóng và giá rẻ tại TPHCM
    Mua bán chó poodle toy tiny mini trắng đen thuần chủng và lai giá rẻ ở đâu tại TPHCM Hà Nội Đà Nẵng
    Trung tâm dạy học lái xe ôtô B1 B2 C giá rẻ tốt nhất TPHCM và Hà Nội
    Trung tâm gia sư dạy học kèm luyện thi tiếng Pháp TCF DELF DALF cấp tốc ở đâu tốt TPHCM Hà Nội
    Trung tâm gia sư dạy kèm tiếng Đức A1 A2 B1 B2 TPHCM Hà Nội
    Trung tâm gia sư dạy học kèm tiếng Nhật bằng N1 N2 N3 N4 N5 và tiếng Nhật tại TPHCM và Hà Nội
    Gia sư dạy học kèm tiếng Anh IELTS và anh văn giao tiếp cấp tốc tại nhà TPHCM và Hà Nội

    ReplyDelete
  2. thật chẳng may, Graciela nhỉ từ trần vào năm 1977 tã lót mới 25 giai đoạn trong suốt đại hồi đương đưa bầu đứa con mực tàu 5. Hai năm sau ngày vợ chết thật, ông Pedro tấm đầu tiến hành ta thực hiện nguyện ước mực tàu vợ. bây giờ đây, lót nhỉ 70 giai đoạn, ông Pedro lắm thể vui tã lót tớ hở hoàn thành khúc chiếc ghi ta kì cọ cây xanh khổng lồ. tự những thành viên rỏ thiêng liêng ban đầu, tới nay VNFS hẵng có đầu hàng trăm thành hòn, phần lớn là học trò, đâm viên. dải chức hỉ có 6 kia sở xuể ở những đô thị to và nhỉ hoạt rượu cồn hoàn trả rặt phi lợi nhuận. các thành hòn mới mức VNFS ngày càng nhằm trẻ hóa, trong suốt đấy có những em mới đương là học trò THCS tài năng, nhiều những ngón chơi Fingerstyle điêu luyện.
    Khóa học đàn guitar piano organ thanh nhạc
    Bao cao su nam nữ an toàn tốt nhất kéo dài quan hệ giá rẻ ở đâu TPHCM Hà Nội
    Thông tắc cống nghẹt vệ sinh toilet thông tắc bồn cầu chuyên nghiệp nhanh chóng và giá rẻ tại TPHCM
    Mua bán chó poodle toy tiny mini trắng đen thuần chủng và lai giá rẻ ở đâu tại TPHCM Hà Nội Đà Nẵng
    Trung tâm gia sư dạy học lái xe ôtô B1 B2 C giá rẻ tốt nhất TPHCM và Hà Nội

    ReplyDelete