Tuesday, 29 September 2015

THÌ RA, ĐỨC GIÊSU NÓI "CON NGƯỜI KHÔNG CÓ CHỖ TỰA ĐẦU" LÀ VÌ LÝ DO NÀY

Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo." Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Lc 9,57-58).

Đoạn Tin Mừng này nằm trong khoảng thời gian Đức Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem. Đoạn đường mà Đức Giêsu đang dẫn các môn đệ đi là đoạn đường lên Giêrusalem được khởi đầu ở Lc 9,51. Đây là đoạn đường mà “nhất quyết đi, khi đã đến giờ Người được rước lên trời” (Lc 9,51).

Monday, 28 September 2015

CÁI "LỚN" CỦA KẺ "NHỎ" (Lc 9,48)

Trong chuyến tông du Hoa Kỳ (22-29/09/2015), trên đường Đức Giáo Hoàng đi từ Tòa Bạch Cung đến thánh đường thánh Mátthêu, có một bé gái 5 tuổi rất dễ thương, con của những người nhập cư, tên là Sophie Cruz, cố gắng len lỏi qua hàng rào an ninh bảo vệ, để tìm gặp Đức Thánh Cha. Em đã bị 2 nhân viên an ninh giữ lại, nhưng may mắn là Đức thánh Cha đã nhìn thấy và gọi em lại, ôm hôn Em. Em trao cho Đức Thánh Cha một phong thư, bên ngoài có hình Đức Thánh Cha đang nắm tay 5 đứa trẻ màu da khác nhau, cùng với dòng chữ: “Con và các bạn yêu thương nhau, mặc dù khác màu da”.

Friday, 25 September 2015

ĐAU KHỔ CẦN THIẾT?

Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều cho chúng ta biết rằng Đức Giêsu tiền báo tất cả 3 lần về cuộc thương khó và phục sinh của Người (Mt 16,21-22;17,20-23;20,17-19; Mc 8,31-33;9,30-32;10, 32-34; Lc 9, 22; 9,43b-45;18,31-34)
Đoạn Tin Mừng theo thánh Luca chúng ta vừa nghe hôm nay (Lc 9,43-45) tường thuật lại việc Đức Giêsu tiền báo về cuộc thương khó lần thứ hai.

Thursday, 24 September 2015

GIÁ TRỊ CỦA TƯƠNG QUAN

Một sinh viên trường y kể lại một kinh nghiệm quý báu rằng:

Trong tháng thứ 2 của khoa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp…

Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Wednesday, 23 September 2015

THÌ RA LÝ DO VUA HÊRÔĐÊ MUỐN GẶP CHÚA GIÊSU LÀ...

Tiểu vương Hêrôđê mà chúng ta nghe trong đoạn Tin Mừng hôm nay (Lc 9,7-9) là tiểu vương miền Galilê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên (Lc 3,1).

Monday, 21 September 2015

PHẢI CHĂNG ĐỨC GIÊ-SU XEM THƯỜNG TƯƠNG QUAN HUYẾT THỐNG? (Lc 8,19-21; Mt 12,46-50)

Khi nghe người ta nói rằng:  "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy." Người đáp lại: "Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành." (Lc 8,20-21)

Sunday, 20 September 2015

TỰ TÌNH CỦA NGƯỜI THU THUẾ

Cuộc đời luôn có những sự bất ngờ lạ thường lý thú và ngọt ngào. Ví như chuyện tình của tui với Thầy Giê-su vậy. Một hôm, lúc tui đang ngồi tại bàn làm việc thì Ổng đi ngang, nhìn thấy tui, cất tiếng gọi: “Anh hãy theo tôi” (Mt 9,9).

Saturday, 19 September 2015

QUYỀN LỰC CỦA ĐÂY TỚ

Vào đầu năm học mới năm nay, dư luận trên toàn nước Việt Nam, đặc biệt là các bậc phụ huynh xôn xao, vì bộ giáo dục cho áp dụng dự án trường tiểu học mới gọi là VNEN. Theo dự án này, lớp học sẽ có một hội đồng tự quản, khoảng 27 em, đứng đầu là chủ tịch hội đồng tự quản, thay vì là lớp trưởng như trước đây. Chức vụ chủ tịch, cũng như các chức vụ khác được các em tự ứng cử và bầu chọn. Có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về chức danh chủ tịch trong lớp học, trong đó có nhiều ý kiến băn khoăn lo lắng rằng liệu các em có bị cuốn vào dòng xoáy đam mê quyền lực khi còn quá nhỏ, và ảnh hưởng đến việc học của các em hay không?

Thursday, 17 September 2015

CÙNG ĐI VỚI CHÚA

Sáng nay, khi vào thăm facebook, tôi đọc được một dòng Status của một người bạn share lại Status của Tung Thanh Nguyen, có một phần nội dung như sau: “Đã đến lúc nói lên câu giã từ VN ơi xin gút bai. Chỉ còn đôi ta bên nhau, sau một giấc mộng tan tành….

BAO DUNG HAY BUNG DAO?

Việc Đức Giê-su đến dùng bữa với một gia đình người Pha-ri-sêu là một chuyện hết sức bình thường theo quan niệm của người Do thái, đặc biệt là nhóm kinh sư và Pha-ri-sêu. Tin Mừng Luca ghi lại đến 3 lần Đức Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu (Lc 7, 36; 11,37; 14,1). Và mỗi lần Đức Giê-su đến dùng bữa tại nhà một người Pha-ri-sêu, thì y như rằng có chuyện.

Saturday, 12 September 2015

TỰ TÌNH CỦA CHÀNG NGƯ PHỦ LỖI LẦM

Tôi gặp Chúa trong một buổi sáng ảm đảm, có lẽ là một trong những buổi sáng ảm đảm nhất của nghề chài lưới. Một buổi sáng mà đêm hôm trước tôi và đồng bạn vất vả suốt đêm ngoài biển khơi mà không bắt được một con cá nào. Đó là một buổi sáng mà nổi thất bại ê chề đang gặm nhắm tâm hồn tôi, một buổi sáng mà thân xác tôi rã rời vì vất vã suốt đêm. (Xc. Lc 1,1-11)

Friday, 4 September 2015

VỀ VÙNG DÂN NGOẠI

Tin Mừng Ngày hôm nay (Mc 7,31-37) kể lại những hoạt động của Đức Giê-su trên vùng đất của dân ngoại. Hành trình rao giảng đưa Đức Giê-su ra khỏi miền Ga-li-lê để đi về phía dân ngoại.

Sau khi trừ quỷ cho con gái của một người phụ nữ Hy lạp tại vùng Tia. Hôm nay, nơi miền thập tỉnh, Đức Giê-su lại gặp gỡ một người khác. Anh ta không thể tự mình trình bày với Đức Giê-su về nhu cầu thiết yếu của mình. Anh ta cũng không thể nghe biết về khả năng chữa bệnh của Đức Giê-su, bởi vì anh ta vừa điếc lại vừa ngọng.

Người ta đem anh ta đến với Đức Giê-su và xin Người đặt tay trên anh. Đức Giê-su đã đón nhận anh từ đám đông, ân cần chăm sóc anh. Người chạm vào tai anh. Người dùng nước miếng chạm vào lưỡi anh. Đó là những cái chạm thân tình nhất mà chỉ những người yêu nhau mới làm được. Người ngước mắt lên trời cầu nguyện cho anh, Người ra lệnh cho đôi tai và lưỡi của anh: “Ephata, hãy mở ra”!  

Phép lạ mở tai và mở miệng cho người vừa điếc vừa ngọng được kết thúc bằng lời cảm thán của dân chúng: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được."

Lời cảm thán này là một cảm nghiệm từ một dấu lạ Đức Giê-su đã làm cho người ngọng điếc. Đó cũng là tin vui mà ngôn sứ Isaia đã loan báo từ ngàn xưa về thời Đấng Mesia: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được; kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (Is 35,5-6).

Đó là một niềm vui khôn tả, vui đến nỗi không thể che dấu được. Vì thế, Dẫu rằng Đức Giê-su đã ra lệnh cho họ không được nói với ai, nhưng Người càng ra lệnh thì họ càng rao giảng không ngừng.

Phép lạ chữa lành người ngọng điếc không chỉ có ý nghĩa cho cá nhân người ngọng điếc. Hơn thế nữa, Anh chính là biểu tượng cho một vùng dân ngoại bẩm sinh mất khi khả năng nghe tiếng Chúa và nghe về Chúa. Không nghe tiếng Chúa thì hẳn những điều họ nói về Chúa, về những điều Chúa muốn họ nói trở nên ngọng ngịu, khó thành câu. Đức Giê-su đã đến, và mọi thứ đã thay đổi, đôi tai họ đã được mở ra và miệng lưỡi họ loan báo kinh khủng, đến nỗi Người không thể bịt lại được nữa.

Cám ơn Chúa, vì Chúa đã đến với chúng ta. Người đã mở tai và mở lưỡi cho chúng ta vào ngày chúng ta chịu phép rửa. Tuy nhiên, nhiều lúc không khéo giữ gìn, bệnh cũ ngọng điếc của chúng ta lại tái phát.

Để rồi, có những đôi tai không còn nghe tiếng Chúa nữa; có những đôi tai chỉ thích nghe những điều xấu xa; có những đôi tai thích thú với những lời nói xu nịnh, vuốt ve; có những đôi tai thích lắng nghe những điều xầm xì, bàn tán về người khác; có những đôi tai không đón nhận sự thật mất lòng; có những đôi tai làm ngơ trước lời kêu gào của người khốn khổ…

Không nghe tiếng Chúa, thì làm sao bắt chước tiếng Chúa được. Thế nên mới có những chiếc lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, có những chiếc lưỡi khoe khoang khoác lác, có những chiếc lưỡi xu nịnh vuốt ve, có những chiếc lưỡi lảng tránh sự thật, hoặc tệ hơn nữa là bẻ cong sự thật.

Có những chiếc lưỡi “hễ ngồi lê là bới xấu anh em và bêu diếu cả người ruột thịt” (Tv 50,20). "Môi miệng chúng chẳng có gì thành thật, lòng dạ đầy chước độc mưu thâm. Cửa họng chúng như nấm mồ mở rộng, khéo đẩy đưa ba tấc lưỡi phỉnh phờ. (Tv 5,10). Và rốt cuộc: “Tấc lưỡi mình hại mình là thế ! Thiên hạ xem, ai cũng lắc đầu. (Tv 64,9)

Trong tông thư gửi những anh chị em sống đời thánh hiến, Đức Phanxico đã khuyên rằng: “tôi không ngừng lặp đi lặp lại rằng: những lời chỉ trích, đàm tiếu, ghen tương, tị hiềm, đố kỵ không được phép cư ngụ ở trong nhà của anh chị em”

Trong một bài giảng lễ ngày 2/9/2013, tại nhà nguyện Saint Martha, Đức Thánh Cha Phanxico đã nói rằng: “Những ai trong một cộng đoàn hay nói xấu về người anh chị em mình, tức các thành viên khác của cộng đoàn, là muốn giết chết họ... Chúng ta thường nói xấu, buôn chuyện. “Nhưng biết bao lần cộng đoàn chúng ta, ngay cả gia đình chúng ta, đã trở thành địa ngục khi chúng ta ác độc giết người anh em mình bằng lời nói!”


Mệnh lệnh Ephphatha - hãy mở ra, của Chúa Giê-su, và những cái chạm vào đôi tai vào lưỡi dành cho người ngọn điếc vẫn là những điều hết sức cần thiết cho mỗi người chúng ta. Xin Chúa Chúa mở tai, và thánh hóa môi miệng chúng ta để chúng ta biết nghe Lời Chúa dạy, và chỉ nói những điều cần thiết mang lại lợi ích cho anh chị em mình mà thôi.
Fr. Joseph Phạm Duy Thạch SVD