Tin mừng
hôm này tường thuật lại việc Đức Giê-su đặt lại vấn đề mà các Kinh Sư nói Đấng
Mê-si-a là con Vua Đavít. Người trích dẫn Thánh Vịnh 110: Sấm
ngôn của ĐỨC CHÚA ngỏ cùng Chúa Thượng tôi:"Bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch
thù, Cha sẽ đặt làm bệ dưới chân con" (Tv 110,1) để chứng tỏ rằng Đấng
Mê-si-a không phải là con vua Đavít. Theo lời Thánh Vịnh trên thì vua Đavít gọi
Đấng Mê-si-a là “chúa thượng tôi” một vị trí cao hơn Ông, vì thế Đấng Mê-si-a
không thể là con Vua Đavít được.
Thursday, 7 June 2012
Wednesday, 6 June 2012
ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ
Người
Công giáo thường tự hào rằng mình có đức tin chân chính. Và họ càng hãnh diện
hơn khi nhận ra rằng mình được Đức Giê-su chúc phúc: “phúc cho những ai đã
không thấy mà tin” (Ga 20,29). Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa Đức
Giê-su và tông đồ Thomas cho thấy một cái nhìn khá phong phú về đức tin. Đức
tin trong suy nghĩ của mỗi người chắc chắn là khác nhau. Có những người tin mà
không cần hiểu mình tin cái gì hay Đấng mình tin là ai. Có những người thì đòi
hỏi niềm tin phải được nghiệm chứng bằng khoa học, tin phải hiểu, phải hợp lý.
Saturday, 2 June 2012
CHUA BA NGÔI _CHÚA TÌNH YÊU
Chúa Ba Ngôi |
Đức tin Tông Truyền khẳng định có một Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Ba Ngôi đồng bản thể với nhau và chỉ phân biệt với nhau qua tương quan mà thôi. Con trong tương quan với Cha, được Cha sinh ra và Thánh Thần phát xuất từ Cha và Con. Đó là tín lý về Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Tuy nhiên, tín lý về Mầu Nhiệm ấy có ý nghĩa thế nào đối với đời sống Ki-tô hữu hay không là chuyện đáng quan tâm hơn.
Nên nhớ rằng Đức Giê-su không công bố tín lý về Thiên Chúa Ba ngôi cho bằng nói đến ý nghĩa của sự tương quan ấy sự tương quan ấy.
Tương quan ấy có nghĩa gì đây? thưa tương quan ấy là biểu hiện rõ nét nhất của một tình yêu thật sự. Ta không thể tưởng tượng được có một loại tình yêu làm cho ba đối tượng khác nhau trở nên một: "Ta và Cha ta là một". Đức Giê-su nói như thế. Không phải ta là Cha ta hay Cha ta cũng là ta nhưng là Ta và Cha ta là một. Vẫn là hai nhưng là một. Khi yêu nhau hai người một nam và một nữ luôn muốn ở gần nhau và ở trong nhau. Họ ôm nhau, quấn lấy nhau, siết chặt nhau hết cỡ có thể vì họ khao khát nên một với nhau. Tuy nhiên, vì giới hạn của thân xác họ không thể làm hơn thế. Nhưng về tinh thần họ thật sự mong muốn có chung suy nghĩ sở thích và mọi sự giống nhau nhất có thể. Và điều đó làm nên hạnh phúc của một đời người. Tình Yêu-Hạnh Phúc là cặp khái niệm không bao giờ có thể tách rời nhau được. Có tính yêu ắt có hạnh phúc và ai có hạnh phúc ắt hẳn họ đã có tình yêu. Và yêu như thế nào? yêu như Chúa Ba Ngôi: nên một với nhau trong mọi sự. Tôi và đối phương dẫu vẫn là hai người, hai cá thể, nhưng chúng tôi có thể đón nhận, hòa hợp làm một với nhau trong mọi sự. Một sự hòa điệu nhịp nhàng cho và nhận giữa hai người khiến cho cuộc sống hai người không ai thiếu thốn điều gì. Họ luôn muốn dành cho đối phương những điều tốt đẹp nhất và đối phương cũng biết đáp trả bằng tình yêu vị tha. Muốn có Hạnh Phúc thật sự thì phải có tình yêu thật sự. Tình yêu ấy phải dựa trên chuẩn mực của Tình Yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Quả vậy, tình yêu cần những sự hi sinh và sự hy sinh càng lớn lao, thì hạnh phúc càng chứa chan dạt dào.
Chuyện kể rằng, có hai vợ chồng nghèo chung sống với nhau. Người
vợ có một mái tóc dài, dầy và đẹp óng ả. Thế nhưng, vì vợ chồng nghèo, nên người
vợ không thể có được một chiếc lược đàng hoàng để chăm sóc mái tóc của mình. Người
chồng có một chiếc đồng hồ vàng rất đẹp. Anh ta rất quý nó nhưng nó lại bị đứt
dây nên anh ta không thể đeo nó được. Vào dịp kỷ niệm ngày cưới của hai người. Cả
hai đều ấp ủ trong lòng ý nguyện sẽ tạo cho người bạn đời của sự bất ngờ và chìm
đắm trong hạnh phúc.
Ngày hôm ấy, sau khi tan sở làm, khi đang trên đường đi làm về
ngang qua cửa hàng đồng hồ, ông quyết định bán nó. Với số tiền ít ỏi từ việc
bán chiếc đồng hồ cũ người chồng mua một chiếc lược mới cho vợ mình. Ông trở về
nhà vào buổi tối và háo hức đến bên vợ để tặng món quá đặc biệt mà mình đã chuẩn
bị. Tuy vậy, ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy người vợ thân yêu đang trùm một
chiếc khăn trên đầu một cách bất thường. Người chồng nhẹ nhàng cởi tấm khăn ra
và định sẽ cài chiếc lược mới lên mái tóc dài của vợ mình. Nhưng hỡi ơi! Anh ta
bỗng giật mình sững sờ, vì mái tóc ấy đã không còn nữa. Thì ra, trong lúc người
chồng tính chuyện bán chiếc đồng hồ yêu quý của mình để mua một chiếc lược thì
người vợ cũng nghĩ đến chuyện bán đi mái tóc quý giá của mình để mua dây đồng hồ mới. Hai món quà ấy giờ đây
dường như vô nghĩa. Nhưng tình yêu của họ thì có nghĩa bội phần. Nước mắt lăn
dài trên gò má của hai vợ chồng, họ ôm nhau khóc trong hạnh phúc. Món quà mà cả
hai người làm cho nhau bất ngờ và ngập tràn trong hạnh phúc không phải là chiếc
lược hay là dây đồng hồ nhưng là một tình yêu thật sự đến từ đáy lòng mỗi người.
Quả vậy, tình yêu cần những sự hi sinh và sự hy sinh càng lớn lao, thì hạnh phúc càng chứa chan dạt dào.
Lễ Chúa Ba Ngôi 2012
Duy Thạch SVD
Friday, 1 June 2012
ĐỨNG THẲNG NGẪNG ĐẦU HAY LỦI THỦI CÚI MẶT(Lc 21,20-28)
Vào ngày 6-11- 2009, điển ảnh USA bắt đầu trình chiều bộ phim bom tấn của năm với chi phí lên đến 200 triệu USD của đạo diễn nỗi tiếng Roland Emmerich. Bộ phim mang tựa đề là “thảm họa 2012”. Bộ phim mô tả hành tinh chúng ta đang sống bị một hành tinh lạ đâm vào đúng ngày 21-12-2012. Đó là thời điểm kết thúc một chu kỳ lịch của người Maya cổ đại, một dân tộc vùng Mỹ châu rất thông thái về thiên văn và địa lý. Và cư dân mạng truyền thông thế giới bỗng giật mình và trở nên xôn xao, hoang mang vì những bài biết nhưng website dự đoán về ngày kết thúc của nhân loại 21-12-2012.
NÉT ĐẸP CỦA NHỮNG BƯỚC CHÂN SỨ GIẢ TIN MỪNG
Bước chân người loan báo tin mừng, công bố tin bình an,
Người loan tin hạnh phúc công bố ơn cứu độ,
Và nói với Si-on rằng: “Thiên Chúa ngươi là vua hiện trị” (Is 52,7).
Thật là một lời tiên tri ngọt ngào và đẹp đẽ mang đậm chất văn thơ của tiên tri Isaia. Một lời tán tụng có sức lay động đến nỗi mỗi khi đọc lên người ta không khỏi háo hức trong lòng. Một lời chiêu mộ hấp dẫn làm cho bao chàng thanh niên mê mẩn đến bỏ mọi sự để dấn thân.
DUNG MẠO ĐỨC MARIA TRONG TIN MỪNG GIOAN
Thánh Gioan chú trọng đến vai trò làm mẹ của Đức Maria trong chương trình cứu chuộc nhân loại. Trong Tin Mừng Gioan, Đức Maria xuất hiện hai lần: (1) Tại tiệc cưới Ca-na lúc Đức Giê-su bắt đầu sứ vụ công khai; (2) dưới chân thập giá lúc Người chịu chết.
a) Trong tiệc cưới Ca-na (2,1-11),
khi thấy họ hết rượu Đức Ma-ri-a đã nói cùng Đức Giê-su: “họ hết rượu rồi” (Ga 2,3) và Đức Giê-su đã trả lời: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến” (2,4). Câu trả lời của Đức Giê-su được giải thích theo nhiều kiểu. Tuy nhiên, có
ĐỨC MARIA TRONG TIN MỪNG NHẤT LÃM
ĐỨC MARIA TRONG TIN MỪNG MÁC-CÔ
Chân dung Đức Maria đươc Máccô phác họa sơ xài qua hai đoạn văn: 3,31-35 và 6,3. Ngoài ra, Đức Maria cũng được nói đến cách gián tiếp trong hàng “thân nhân của Chúa” trong 3,21.
1.Mc 3,31-35: Ai là mẹ ta?
Trình thuật thứ nhất liên quan đến Đức Maria nằm trong bối cảnh Đức Giê-su đang giảng và đông bao quanh người. Lúc ấy “Mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.” Và “Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! Nhưng Người đáp lại: Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn
Chân dung Đức Maria đươc Máccô phác họa sơ xài qua hai đoạn văn: 3,31-35 và 6,3. Ngoài ra, Đức Maria cũng được nói đến cách gián tiếp trong hàng “thân nhân của Chúa” trong 3,21.
1.Mc 3,31-35: Ai là mẹ ta?
Trình thuật thứ nhất liên quan đến Đức Maria nằm trong bối cảnh Đức Giê-su đang giảng và đông bao quanh người. Lúc ấy “Mẹ và anh em Đức Giê-su đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra.” Và “Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy! Nhưng Người đáp lại: Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn
ĐỨC GIÊ-SU PHỤC SINH KHÁC VỚI ĐỨC GIÊ-SU SINH THỜI ?!?
Các sách Tin Mừng tường thuật lại nhiều lần Đức Giê-su hiện ra, với nhiều người thân thiết với Người sau khi Phục Sinh. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là không ai trong họ nhận ra Đức Giê-su ngay mà phải mất một khoảng thời gian họ mới nhận ra Người. Vậy, câu hỏi đặt ra là liệu dung mạo Đức Giê-su sau Phục Sinh và trước Phục Sinh có gì khác không? Khác thì khác thế nào? Giống thì tại sao không ai nhận ra? Đó là vấn
Subscribe to:
Posts (Atom)