Thursday, 23 February 2023

CON CHÚA – CON QUỶ. Chú Giải Tin Mừng CN I MC A (Mt 4,1-11); Lm. Jos. Ph.D. Thạch, SVD

 Bản Văn Và Dịch Sát Nghĩa

Việt

Hy Lạp

1 Lúc ấy Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa để chịu quỷ cám dỗ

2 Người đã ăn chay bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, sau đó Người đói.

3 Tên cám dỗ đến và nói cùng Người: “Nếu ông là con Thiên Chúa, hãy nói, để những hòn đá này có thể trở thành những chiếc bánh.

4 Đức Giêsu đáp lại rằng: “Người ta đã chép rằng: Con người sống không chỉ bởi bánh, nhưng bởi tất cả những lời đến từ miệng Thiên Chúa.

5 Rồi quỷ đưa Người lên một thành thánh và đặt Người trên nơi cao nhất của đền thờ.

6 Nó lại nói cùng Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy ném mình xuống dưới, vì người ta đã chép rằng: “Người sẽ truyền cho các sứ giả của Người đến xung quanh bạn và họ sẽ nâng bạn lên trên những bàn tay của mình, để bạn khỏi vấp chân vào đá”

7 Đức Giêsu trả lời rằng: “Người ta lại đã chép rằng: ‘Ngươi không được thử thách Chúa, Thiên Chúa ngươi”.

8 Quỷ lại mang Người lên một ngọn núi rất cao và chỉ cho Người tất cả các vương quốc của thế giớivinh quang của chúng.

9 Nó nói cùng Người rằng: “Tôi sẽ ban cho ông tất cả những thứ này, nếu ông sụp xuống bái thờ tôi”

10 Rồi Đức Giêsu nói cùng nó rằng: “Cút đi, Satan, vì người ta đã chép rằng: ‘Ngươi phải bái thờ Chúa, Thiên Chúa ngươi và phụng sự một mình Người mà thôi’”

11 Rồi, quỷ để Người ở lại, và kìa! Các sứ giả đến và không ngừng phục vụ Người.

1 Τότε Ἰησοῦς ἀνήχθη εἰς τὴν ἔρημον ὑπὸ τοῦ πνεύματος πειρασθῆναι ὑπὸ τοῦ διαβόλου.

 2 καὶ νηστεύσας ἡμέρας τεσσεράκοντα καὶ νύκτας τεσσεράκοντα, ὕστερον ἐπείνασεν.

 3 καὶ προσελθὼν πειράζων εἶπεν αὐτῷ· εἰ υἱὸς εἶ τοῦ θεοῦ, εἰπὲ ἵνα οἱ λίθοι οὗτοι ἄρτοι γένωνται.

 4 δὲ ἀποκριθεὶς εἶπεν· γέγραπται· οὐκ ἐπ᾽ ἄρτῳ μόνῳ ζήσεται ἄνθρωπος, ἀλλ᾽ ἐπὶ παντὶ ῥήματι ἐκπορευομένῳ διὰ στόματος θεοῦ.

 5 Τότε παραλαμβάνει αὐτὸν διάβολος εἰς τὴν ἁγίαν πόλιν καὶ ἔστησεν αὐτὸν ἐπὶ τὸ πτερύγιον τοῦ ἱεροῦ

 6 καὶ λέγει αὐτῷ· εἰ υἱὸς εἶ τοῦ θεοῦ, βάλε σεαυτὸν κάτω· γέγραπται γὰρ ὅτι τοῖς ἀγγέλοις αὐτοῦ ἐντελεῖται περὶ σοῦ καὶ ἐπὶ χειρῶν ἀροῦσίν σε, μήποτε προσκόψῃς πρὸς λίθον τὸν πόδα σου.

 7 ἔφη αὐτῷ Ἰησοῦς· πάλιν γέγραπται· οὐκ ἐκπειράσεις κύριον τὸν θεόν σου.

 8 Πάλιν παραλαμβάνει αὐτὸν διάβολος εἰς ὄρος ὑψηλὸν λίαν καὶ δείκνυσιν αὐτῷ πάσας τὰς βασιλείας τοῦ κόσμου καὶ τὴν δόξαν αὐτῶν

 9 καὶ εἶπεν αὐτῷ· ταῦτά σοι πάντα δώσω, ἐὰν πεσὼν προσκυνήσῃς μοι.

 10 τότε λέγει αὐτῷ Ἰησοῦς· ὕπαγε, σατανᾶ· γέγραπται γάρ· κύριον τὸν θεόν σου προσκυνήσεις καὶ αὐτῷ μόνῳ λατρεύσεις.

 11 Τότε ἀφίησιν αὐτὸν διάβολος, καὶ ἰδοὺ ἄγγελοι προσῆλθον καὶ διηκόνουν αὐτῷ. (Matt. 4:1-11 BGT)

Bối cảnh

Trong bối cảnh trực tiếp, Mt 4,1-11 được đặt liền sau trình thuật Đức Giêsu chịu Phép Rửa (Mt 3,13-17). Các điểm nối kết giữa hai trình thuật này là: Thần Khí và danh xưng Con Thiên Chúa. Nếu như trong trình thuật trước, sau khi chịu Phép Rửa, Đức Giêsu nhìn thấy Thần Khí của Thiên Chúa, đi xuống như chim bồ câu và đậu trên Người, thì trong trình thuật này, chính Thần Khí đã dẫn Đức Giêsu vào hoang địa. Trong trình thuật này, quỷ không ngừng thách thức căn tính “Con Thiên Chúa” của Đức Giêsu: “Nếu ông là Con Thiên Chúa”. Đây chính là căn tính mà tiếng từ trời đã công bố trước đó “Đây là con yêu dấu của Ta”. Tước hiệu “Con Thiên Chúa” còn được nhắc lại nhiều lần khác nữa trong Tin Mừng. Tiếp theo sau trình thuật này là đoạn văn nói về việc Đức Giêsu khai mạc sứ vụ giảng dạy, sau khi đã trải qua thử thách trong hoang địa. trong bối cảnh rộng hơn, các hình ảnh như “hoang địa”, nối kết với con số “bốn mươi ngày đêm” gợi nhớ đến bốn mươi năm trong hoang địa, chịu thử thách và tôi luyện. Rất nhiều câu trích dẫn được trích ra từ bộ Ngũ Thư (nhất là Đnl 6 – 8) cho thấy sự nối kết giữa câu chuyện này với Sách Thánh Cựu Ước. Truyền thống Đức Giêsu chịu thử thách phổ biến rộng khắp trong cộng đoàn các Kitô hữu sơ khai. Nó được nhấn mạnh cách đặc biệt trong thư Hípri: “Người phải nên giống anh em mình về mọi phương diện… hầu đền tội cho dân. Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể giúp đỡ những ai bị thử thách” (Hr 2,18); “Người đã chịu thử thách về mọi phương diện, nhưng không phạm tội” (Hr 4,15).[1]

Cả ba tác giả Tin Mừng Nhất Lãm đều có trình thuật về “Đức Giêsu chịu cám dỗ” (Mc 1,12-13; Mt 4,1-14; Lc 4,1-13). Câu chuyện cám dỗ căn bản được tác giả Máccô tường thuật cách ngắn gọn. Hai tác giả Mátthêu và Luca thêm vào ba cơn cám dỗ từ quỷ, có lẽ lấy từ nguồn chung (Q).[2] Luca, hoặc Mátthêu, một trong hai tác giả đã đảo thứ tự giữa cơn cám giỗ thứ hai và thứ ba. Trong Mátthêu, cám dỗ “ném mình xuống từ nơi cao nhất của đền thờ” được xếp thứ hai, trong khi trong Luca, cơn cám dỗ này ở vị trí cuối cùng. Tương tự, cơn cám dỗ về “các nước thế gian và vinh quang của nó” là cơn cám dỗ cuối cùng trong Mátthêu, lại là cơn cám dỗ thứ hai trong Luca. Tác giả Luca dường như muốn đặt chọn lựa giữa bái thờ Chúa và bái thờ quỷ vào trung tâm của ba cuộc thử thách: Cơm bánh – Bái thờ và phụng sự Chúa – thử thách Chúa, còn tác giả Mátthêu thì đặt cơn thử thách này vào cao điểm và kết thúc của mọi cơn thử thách: Cơm bánh – thử thách Chúa – bái thờ Chúa.

Mc 1,12-13

Mt 4,1-14

Lc 4,1-13

12 Và ngay lập tức, Thần Khí đẩy Đức Giêsu vào hoang địa. 13 Người ở trong sa mạc suốt bốn mươi ngày và chịu Satan cám dỗ. Người ở với loài dã thú và có các sứ giả phục vụ Người.

 

1 Lúc ấy, Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa để chịu quỷ cám dỗ.

2 Người đã ăn chay bốn mươi ngày bốn mươi đêm, sau đó Người đói.

3 Tên cám dỗ đến và nói cùng Người: “Nếu ông là con Thiên Chúa, hãy nói để những hòn đá này chúng có thể trở thành những chiếc bánh.

4 Đức Giêsu đáp lại rằng: “Người ta đã chép rằng: ‘Con người sống không chỉ bởi bánh, nhưng trên tất cả nhưng lời đến từ miệng Thiên Chúa’”.

5 Rồi quỷ đưa Người lên một thành thánh và đặt Người trên nơi cao nhất của đền thờ.

6 Nó lại nói cùng Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy ném mình xuống dưới, vì người ta đã chép rằng: ‘Người sẽ truyền cho các sứ giả của Người đến chung quanh bạn và họ sẽ nâng bạn lên trên những bàn tay của họ, để bạn khỏi vấp chân vào đá’”.

7 Đức Giêsu trả lời rằng: “Người ta lại chép rằng: ‘Ngươi không được thử thách Chúa, Thiên Chúa ngươi’”.

8 Quỷ lại mang Người lên một ngọn núi rất cao và chỉ cho Người tất cả các vương quốc của thế giới và vinh quang của chúng.

9 Nó nói cùng Người rằng: “Tôi sẽ ban cho ông tất cả những thứ này, nếu ông sụp xuống bái thờ tôi”.

10 Rồi Đức Giêsu nói cùng nó rằng: “Cút đi, Xatan, vì người ta chép rằng: ‘Ngươi phải bái thờ Chúa, Thiên Chúa ngươi và phục vụ một mình Người mà thôi’”.

11 Rồi, quỷ để Người ở lại, và kìa! Các sứ giả đến và không ngừng phục vụ Người.

 1 Rồi, được đầy Thánh Thần, Đức Giêsu trở về từ sông Giođan và được Thần Khí dẫn dắt trong hoang địa 2 suốt bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ. Người không ăn gì trong những ngày ấy, và sau thời gian đó, Người đói.

3 Bấy giờ, quỷ nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì thì hãy bảo viên đá này biến thành bánh.”

4 Đức Giêsu đáp: “Người ta đã chép rằng: Con người sống không phải chỉ nhờ cơm bánh.”

5 Sau đó, quỷ đưa Người lên cao và chỉ cho Người thấy tất cả các nước trên thế gian trong giây lát, 6 rồi nói với Người: “Tôi sẽ cho ông được toàn quyền và vinh quang của các nước này, vì quyền đó đã được trao cho tôi và tôi trao nó cho người nào tôi muốn. 7 Vậy nếu ông thờ lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông.

8 Đức Giêsu đáp lại: “Người ta đã chép rằng:  Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng sự một mình Người.”

9 Quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, đặt Người trên nơi cao nhất của Đền Thờ và nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì từ đây, hãy ném mình xuống dưới, 10 vì có lời chép rằng:  Người sẽ truyền cho các sứ giả của Người đến chung quanh bạn, 11 họ sẽ nâng bạn trên những bàn tay của họ để bạn khỏi vấp chân vào đá.”

12 Đức Giêsu đáp lại: “Người ta đã chép rằng: Ngươi không được thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.

 13 Khi đã kết thúc toàn bộ cơn cám dỗ, quỷ rút lui khỏi Người cho đến một thời điểm thuận tiện.

Cấu trúc

Mt 4,1-11 có thể được chia thành ba tiểu đoạn rõ nét có độ dài ngang nhau, dựa trên nội dung của ba cách thức cám dỗ mà quỷ dùng để tấn công Đức Giêsu. Thử thách thứ nhất (3-4); Thử thách thứ hai (5-7) và thử thách thứ ba (8-10).

Mở đầu (1-2): Đức Giêsu, Thần Khí, quỷ, hoang địa, bốn mươi, chịu cám dỗ, ăn chay

Thử thách I (3-4):

Bối cảnh: Người đói

Thách thức: “Nếu ông là con Thiên Chúa

Nói cho đá biến thành bánh

Đáp trả: Không chỉ bởi bánh,

Mà tất cả những lời đến từ miệng Thiên Chúa

Thử thách II (5-7):

Bối cảnh: Trên một thành thánh – trên nơi cao nhất của đền thờ

Thách thức: “Nếu ông là Con Thiên Chúa,

hãy ném mình xuống dưới”

Đáp trả: ‘Ngươi không được thử thách Chúa, Thiên Chúa ngươi’

Thử thách III (8-10):

Bối cảnh: Trên một ngọn núi rất caocác vương quốc của thế giới và vinh quang

Thách thức: “Tôi sẽ ban cho ông tất cả những thứ này, nếu ông sụp xuống bái thờ tôi”

Đáp trả: “Ngươi phải bái thờ Chúa – phục vụ một mình Người mà thôi”

Kết (11): Quỷ để Người lại – sứ giả đến và phục vụ

Một số điểm chú giải

1.     Thần Khí dẫn: Trong trình thuật về gốc tích của Đức Giêsu (Mt 1,18-25), độc giả đã được thông tri đến hai lần rằng Đức Maria “có thai do quyền năng Thánh Linh” (Mt 1,18.20). Muốn biết thêm về chuyện Đức Maria chịu thai do quyền năng Thánh Linh diễn ra thế nào, các độc giả phải đọc trình thuật được gọi là “Truyền tin cho Đức Maria” trong Tin Mừng Luca (1,26-38). Trong biến cố Đức Giêsu chịu Phép Rửa (Mt 3,13-17), khi Đức Giêsu đi lên từ nước, thì kìa! Trời mở ra, và Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đi xuống như chim bồ câu, đến trên Người” (Mt 3,16). Thần Khí đã hiện diện trong Mầu Nhiệm Nhập Thể của Đức Giêsu, Thần Khí ngự xuống trên Người trong khoảnh khắc Người Chịu Phép Rửa, giờ đây Thần Khí dẫn Người vào hoang địa để chịu cám dỗ.

2.     Quỷ cám dỗ/ thử thách:  Đối lại với Thần Khí là “quỷ”.[3] Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa để chịu quỷ cám dỗ (thử thách). Động từ “thử thách” (cám dỗ) được dùng ở thể nguyên mẫu, đặt ngay sau động từ “dẫn dắt”, diễn tả mục đích của việc được dẫn vào hoang địa. Dân Israel ngày xưa cũng được Chúa dẫn đi trong hoang địa bốn mươi năm để chịu thử thách: “Ngươi phải nhớ tất cả con đường Chúa, Thiên Chúa ngươi đã dẫn ngươi đi bốn mươi năm trong hoang địa, để Người có thể khuất phục ngươi, thử thách ngươi cho biết điều gì ở trong lòng ngươi, biết là ngươi có giữ các điều răn hay không” (Đnl 8,2). Hai tác nhân được người thuật chuyện đặt song song nhau cùng với hai động từ song song: Đức Giêsu “được dẫn dắt bởi Thần Khí”, và “chịu cám dỗ bởi quỷ” (ἀνήχθη εἰς τὴν ἔρημον ὑπὸ τοῦ πνεύματος πειρασθῆναι ὑπὸ τοῦ διαβόλου). Quỷ là tác nhân của hành động “cám dỗ” (thử thách). Động từ “cám dỗ” được chia ở thì bị động với tác nhân là “quỷ” trong tiếng Việt có thể dịch là “chịu cám dỗ” hoặc “bị cám dỗ”. Nếu hiểu là “chịu cám dỗ”, thì Đức Giêsu vẫn nắm vai trò chủ động trong hành động xem ra bị động này. Người chủ động đón nhận và chịu đựng sự thử thách do quỷ mang đến. Nếu hiểu là “bị cám dỗ”, thì Đức Giêsu hoàn toàn bị động và quỷ hoàn toàn chủ động trong hành động này. Cách hiểu “chịu cám dỗ” xem ra phù hợp hơn với bối cảnh Tin Mừng. Cùng với sự dẫn dắt của Thần Khí, Đức Giêsu thường chủ động trong mọi hành động tưởng chừng như là kế hoạch của quỷ hay nhân loại. Trong cuộc khổ nạn, thường được hiểu là “chịu nạn” (chịu thương khó, chịu nhiều đau khổ, x. Mt 16,21), Đức Giêsu cũng cho thấy đó là kế hoạch của Thiên Chúa. Chính Người trao ban thân mình làm giá chuộc cho nhân loại (x. Mt 20,28; Ga 10,18), tuy bề ngoài dường như là âm mưu và kế hoạch của những nhà lãnh đạo Do Thái. Quỷ là một trong hai nhân vật chính của cảnh này. Nó dùng chính lời Thánh Kinh để thử thách Đức Giêsu. Đức Giêsu chấp nhận để cho quỷ dẫn đi cám dỗ, nhưng không chiều theo những cơn thử thách nó đưa ra. Trong đoạn văn này, danh xưng “quỷ” (ὁ διάβολος) được dùng ba lần (Mt 4,1.5.8). Một lần khác, nhân vật quỷ được gọi bằng chính hành động nó làm: “Tên cám dỗ thử thách” (ὁ πειράζων - Mt 4,3; Cf. 1 Tx 3,5). Đức Giêsu, cuối cùng, gọi nhân vật này là “Satan” (Mt 4,11). Như thế, quỷ là Satan trong sách thánh Cựu Ước tiếng Hípri (G 1 – 2, Dcr 3,1-2; 1 Sbn 21,1, [הַשָּׂטָ֛ן], bản dịch LXX dùng danh xưng “quỷ” [ὁ διάβολος]), cũng là “tên cám dỗ” và “quỷ” trong các sách Tân Ước. Trong Cựu Ước, Satan dường như là một thành phần của triều thần Thiên Quốc. Nó có thể thử thách mức đ trung thành của những người Chúa chọn.[4] Trong Tân Ước, nhân vật Satan cũng xuất hiện nhiều lần trong tư thế những kẻ gây hại con người và chống đối Chúa. Nó được đồng hóa vớitướng của các quỷ” (Mc 3,23.26); “Những kẻ xấu” cướplời được gieotrong lòng người (Mc 4,15); Hay những kẻ dẫn các môn đ đi sai đường (Mc 8,33).[5] Ngoài trình thuật về sự kiện Đức Giê-su chịu cám dỗ được cả 3 tác giả Tin Mừng Nhất Lãm ghi lại (Mc 1,12-13; Mt 4,1-11; Lc 4,1-13), Tân Ước còn ghi lại rất nhiều trình thuật liên quan đến Satan. Satan là một trong những đối thủ, hay nói đúng hơn, nó là bại nhân của Đức Giêsu. Một trong những loại phép lạ tiêu biểu Đức Giêsu làm đó là các phép lạ trừ quỷ (Mc 1,23-28// Lc 4,31-36; Mt 1,22// Lc11,14; Mt 8,28-34// Mc 5,1-20// Lc 8,26-39; Mt 9,32-33; Mt 15,21-28// Mc 7,24-30; Mt 17,14-18// Mc 9,14-29; Lc 9,38-42).[6]

3.     Nhịn chay: Đức Giêsu “nhịn chay” bốn mươi đêm và bốn mươi ngày. Tác giả Luca diễn giải là “Người không ăn gì trong những ngày này” (Lc 4,2). Có lẽ, đúng hơn nên gọi hành động này là “nhịn chay” hay “nhịn ăn” để tránh nhầm lẫn với truyền thống “ăn chay” (ăn đồ chay) của những người theo đạo Phật, ngược lại với “ăn mặn”. Truyền thống nhịn chay đã được nói đến nhiều trong Thánh Kinh Cựu Ước. Người đầu tiên ăn chay phải kể đến là ông Môsê. Trong bối cảnh Chúa ban Thập Điều cho ông lần thứ hai, vì lần thứ nhất hai bia đá ghi Mười Điều Răn đã bị đập bể, do dân đúc và thờ con bê bằng vàng (Xh 32,15-20; Đnl 9,9). “Ông Môsê đã ở trên núi 40 ngày và bốn mươi đêm không ăn, không uống và ông viết lên những tấm bia đá những điều khoản của Giao Ước, tức là Thập Điều” (Xh 34,28). Dân Do Thái cũng được dạy là phải ăn chay và kiêng việc xác trong Ngày Xá Tội, ngày mùng 7 tháng 10 (Lv 23,27). Trong trận chiến với Bengiamin tại Bếtel, khi dân Israel thua trận, họ cũng ăn chay (Tl 20,26). Vua Đavid đã ăn chay nhiệm nhặt và nằm dưới đất, sau khi ngôn sứ Nathan phân xử ông, vì vua giết chết tướng Urigia và cướp vợ của ông này (2 Sm 12,16.21-23). Trước sắc chỉ tiêu diệt dân Israel của vua Asuêrô, ông Moocđokhai đã xé áo mình ra, mặc áo nhặm và rắc tro trên mình, còn dân Do Thái cũng “nhịn chay, khóc lóc, than van. Họ nằm trên tro, trên bụi và mặc áo nhặm” (Et 4,1-3). Còn rất nhiều bản văn Cựu Ước nói đến việc ăn chay của dân Israel.[7] Tiếp tục truyền thống Cựu Ước, Tân Ước cũng ghi lại rất nhiều lời dạy về việc nhịn chay. Nhiều nhất có lẽ là Tin Mừng Mátthêu (4,2; 6,16-18; 9,14-15; 15;32; 17,21). Tác giả Máccô nói đến việc ăn chay 3 lần (2,18-20; 8,3; 9,29). Tương tự, Luca cũng đề cập đến 3 lần (2,37; 5,33-35; 18,2). Sách Công Vụ Tông Đồ cũng nhiều lần đề cập đến chuyện ăn chay (9,9; 10,30; 13,2; 24,23; 27,9.33). Thánh Phaolô cũng nói đến việc ăn chay trong hai thư gửi cho tín hữu Côrintô (1 Cr 7,5; 2 Cr 6,5; 11,27). Đức Giêsu nhịn chay (không ăn gì), và cũng cảm nhận được cơn đói, để Người chứng tỏ rằng “con người sống không chỉ nhờ bánh, nhưng còn bởi lời đi ra từ miệng Thiên Chúa”.

4.     Bốn mươi ngày và bốn mươi đêm … hoang địa: Cả hai tác giả Máccô và Luca chỉ nói là “bốn mươi ngày”, trong khi tác giả Mátthêu thêm “bốn mươi đêm” nữa, như để nhấn mạnh khoảng thời gian ăn chay của Đức Giêsu. Con số bốn mươi, kết hợp với trạng ngữ chỉ nơi chốn “trong hoang địa”, rõ ràng không phải là thời gian và không gian ngẫu nhiên. Dân Israel đã hành trình bốn mươi năm trong hoang địa, đã chịu nhiều thử thách và đã sa ngã nhiều lần. Con số bốn mươi ngày chay tịnh của Đức Giêsu ứng với thời gian bốn mươi năm dân Chúa hành trình trong hoang địa (Ds 14,33.34; Xh 16,35; Đnl 2,7; 8,2.4; 29,4; Gs 5,6). Bốn mươi ngày là khoảng thời gian ông Môsê nhịn chay trên núi Sinai đến lãnh nhận Thập Điều (Xh 34,28; 24,18; Đnl 9,9; 10,10).[8] Thời gian thám tử đi dò thám đất Canaan là bốn mươi ngày (Ds 13,25). Đó cũng là khoảng thời gian ngôn sứ Êliah hành trình đến núi Khôrép, đ trốn chạy hoàng hậu Isabel (1 V 19,7-8).

Hoang địa vừa là nơi cám dỗ thử thách, sa ngã, vừa là nơi gặp gỡ Chúa và đón nhận những hồng phúc từ Người. Đó là nơi Chúa chỉ định cho ông Môsê đưa dân đi vào đ dâng hy lễ cho Người (Xh 3,18; 5,3; 8,23); Nơi Chúa ban bánh và thịt chim cút cho dân ăn no nê (Xh 16,13.32.35); Khiến nước từ tảng đá chảy ra cho dân uống (Ds 20,8.10; Tv 78,20); Lập Giao Ước với dân (Xh 34,10-28). Hoang địa là nơi thử thách, tôi luyện đ xem dân có giữ các mệnh lệnh của Người khôngnl 8,2.16). Nhiều lần dân đã sa ngã, nổi loạn, kêu trách Chúa (Ds 21,4-9); Thờ bò vàng (Xh 32,1-35). “Hoang địalà nơi ông Gioan Tẩy Giả rao giảng kêu gọi người ta hoán cải (Mt 3,1.3; 11,7). “Nơi hoang vắngthường đánh dấu những khoảnh khắc đặc biệt của Đức Giêsu. Đó là nơi Đức Giê-su chịu cám dỗ bốn mươi đêm ngày sau khi chịu phép rửa và trước khi đi rao giảng (Mc 1,12). Đó cũng là nơi nhiều lần Đức Giêsu gặp gỡ Chúa Cha trong những giờ cầu nguyện (Mc 1,35); Là nơi Người khuyên các môn đ lui vào và nghỉ ngơi (Mc 6,31.32). Cũng là nơi Đức Giêsu gặp gỡ, rao giảng cho dân chúng và cho họ ăn (Mc 6,35; Mt 14,13.15; 15,33). Đó cũng là nơi mà nhiều người từ khắp các phương hướng đến với Đức Giêsu, khi Người không thể vào thành vì lời rao giảng của người phong hủi được chữa lành (Mc 1,45). “Hoang địakết hợp với con số 40 ngày quả thật là một nơi chốn đầy tính biểu tượng. “Sa mạctượng trưng cho nơi cho sự giải thoát của Chúa, nơi của sự thử thách mang tính cánh chung, nhưng cũng là chốn dung thân của Satan và sự dữ, và nơi không mấy thân thiện của dã thú.[9] Hoang địa cũng là nơi chuẩn bị cho một sự bắt đầu mới của Chúa.[10] Nơi đây, Đức Giêsu chuẩn bị bắt đầu sứ vụ. Ông Gioan Tẩy Giả cũng trong hoang địa và bắt đầu sứ vụ trong hoang địa.

Đức Giêsu đi lại hành trình của dân Chúa, với sự dẫn dắt của Thần Khí, chịu đói khát, chịu nhiều thử thách, nhưng Người đã vượt qua tất cả đ trở thành người dẫn dắt gương mẫu, chuẩn mực trong hành trình sứ vụ.

5.     Nếu ông là Con Thiên Chúa: Trong Cựu Ước, dân Ítrael được gọi là con đầu lòng của Thiên Chúa: “Ngươi hãy nói với vua Pharaoh, Chúa nói thế này, Ítrael là con đầu lòng của Ta” (Xh 4,22; Hs 11,1). Trong Tân Ước, đây là danh hiệu Kitô học cao, diễn tả căn tính thần linh của Đức Giêsu. Danh xưng này nối kết chặt chẽ với lời tuyên bố của tiếng từ trời: “Đây là con yêu dấu của Ta, nơi Người, Ta hài lòng” (Mt 3,17). Danh xưng này được quỷ lặp lại hai lần trong đoạn văn này, như một cơ sở nền tảng đ nó thách thức Đức Giêsu: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì …” (Mt 4,3.6). Cách thức cám dỗ này cũng được những người qua đường dùng đ thách thức Đức Giêsu khi Người trên thập giá: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá đi nào” (Mt 27,40). Danh xưng này được lặp nhiều lần khác, bởi nhiều nhân vật khác nhau trong Tin Mừng Mátthêu dành cho Đức Giêsu: Những người bị quỷ ám (Mt 8,29); Những người cùng hành trình trên thuyền sau khi chứng kiến Người dẹp yên biển động (Mt 14,33); Ông Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” (16,16). Cuối cùng, người đại đội trưởng và những người lính canh tuyên xưng Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa” (Mt 27,54; Cf. Mc 15,39). Trong bối cảnh này, quỷ thách thức Đức Giêsu phải lộ diện, phải chứng tỏ Người là Con Thiên Chúa bằng quyền năngbiến đá thành bánhvà “nhảy từ trên cao xuống”, tương tự như “xuống khỏi thập giá”. Tuy nhiên, nghịch lý thay, danh xưng, Con Thiên Chúa được chứng tỏ cách rõ ràng nhất, khi Người chịu chết trên thập giá.

6.     Không chỉ bởi bánhnhờ tất cả những lời đi ra từ miệng Thiên Chúa: Cám dỗ thứ nhất đặt nền tảng trên địa vịCon Thiên Chúa”: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy nói đ hòn đá này trở thành những chiếc bánh”. Bối cảnh của cơn thử thách này là lúc Đức Giêsu đang đói, vì đã nhịn ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm. Đây rõ ràng là một thời cơ thuận tiện đ đánh vào điểm yếu của Đức Giêsu là cơn đói. Căn tínhCon Thiên Chúa” được đồng hóa với uy quyền hóa đá thành bánh. Cám dỗ này gợi nhớ đến cám dỗ của người những người Israel trong hành trình sa mạc: “Trong hoang địa, toàn thể cộng đoàn con cái Israel kêu trách ông Môsê và ông Aharon. Con cái Israel nói cùng họ rằng: “Phải chi chúng tôi chết trong tay Chúa nơi vùng đất Ai Cập, khi chúng tôi ngồi bên những nồi thịt và ăn bánh no nê, nhưng các ông đã dẫn chúng tôi vào hoang địa, đ làm cho toàn thể cộng đồng phải chết vì đói” (Xh 16,2-3).[11] Thiên Chúa đã ban bánh từ trời và thịt chim cút cho dân được ăn no nê (Xh 16,9-16). Đức Giêsu, Con Thiên Chúa cũng có thể biến đá thành bánh để thỏa mãn cơn đói của mình, nhưng Người đã không làm, Người dạy cho quỷ câu nói khác: “Người ta sống không chỉ nhờ bánh mà bởi tất cả những lời đến từ miệng Thiên Chúa”. Quỷ đã dùng dữ liệu về việc Đức Chúa đã ban bánh bởi trời cho dân, khi dân kêu trách trong sách Xuất Hành. Đức Giêsu đã đáp trả bằng lời sách Đ Nhị Luật: “Người ta sống không chỉ bởi bánh”. Câu trọn vẹn trong sách Đ Nhị Luật là: “Người đã bắt anh chị em phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh chị em ăn manna là của ăn anh chị em chưa từng biết đến, và cha ông của anh chị em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh chị em nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3).[12] Con người thể lý cần được nuôi dưỡng bằng bánh ăn và nước uống. Tuy vậy, vượt trên con người thể lý, con người còn có sức sống về tinh thần và tâm linh. Sức sống tâm linh thể hiện nơi tương quan tín thác, trung thành tuyệt đối với Chúa. Lời dạy, giáo huấn của Chúa mới là nguồn sống của người con Chúa. Lời Chúa mới làm cho người ta có sức sống đích thực và dồi dào. Thánh Vịnh 1, lời dẫn nhập cho toàn bộ sách Thánh Vịnh, đã mô tả sức sống của người yêu mến Giáo Huấn của Chúa rằng: “Hạnh phúc thay người chẳng đi theo lời khuyên của kẻ xấu, cũng chẳng đứng trong đường của những người tội lỗi, hay ngồi với những người lảm nhảm, nhưng vui thú với Torah (giáo huấn) của Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày. Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh, cành lá chẳng khi nào tàn tạ. Người như thế làm chi cũng sẽ thành” (Tv 1,1-3). “Suốt đêm và ngày”, diễn tả toàn bộ cuộc đời của người yêu mến lời dạy của Chúa. Không một phút giây nào của cuộc sống, họ ngừng gẫm suy Torah của Chúa. Họ luôn luôn kết hợp với Chúa và sống trong đường lối Chúa. Nhờ vậy, họ luôn thịnh đạt trong bất cứ điều gì họ làm. Đức Giêsu không tìm lương thực đ thỏa mãn cơn đói thể xác. Lương thực của Người chính là thi hành ý của Đấng đã sai Người và hoàn tất công trình của Người (Ga 4,34; Cf. Ga 6,38; 17,4). Người cũng đã từng chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều hai lần (Mc 6,30-44; Mt 14,13-21; Mt 15,32-39; Mc 8,1-10). Tuy nhiên, Người cũng nghiêm túc dạy những người Do Thái đừng chỉ lo tìm kiếm bánh ăn cả đời như vậy: “Đừng làm việc cho lương thực hư nát nhưng cho lương thực kéo dài mang lại sự sống đời đời, sự sống Con Người sẽ ban cho anh chị em” (Ga 6,27).

7.     Ném mình xuống dướikhông được thử thách Chúa: Bối cảnh nơi của thử thách này là thành thánh (tác giả Luca nói rõ là Jêrusalem), và trên nơi cao nhất của đền thờ. Núi Xion, Jêrusalem, được xem là điểm cao nhất trong vùng đó và đền thờ được xây trên điểm cao nhất của thành Jêrusalem. Như thế điểm cao nhất của đền thờ là điểm cao nhất của tất cả vùng đất ấy. Bên cạnh nơi xây đền thờ là thung lũng Kidron.[13] Có lẽ góc phía Đông Nam của đền thờ là nơi quỷ muốn nhắm đến.[14] Một bên là nơi cao nhất của đền thờ, một bên là nơi thấp nhất của thung lũng. Quỷ dùng câu nói trong Tv 91 đ xúi giục Đức Giêsu. Bạn sẽ không gặp điều ác hại, và tai ương không bén mảng tới nhà, bởi chưng Người truyền cho thiên sứ giữ gìn bạn trên khắp nẻo đường, và thiên sứ sẽ tay đ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá” (Tv 91,10-12). Thánh Vịnh này thường được xem là Thánh Vịnh khôn ngoan, suy gẫm về Thiên Chúa như là một Đấng bảo vệ của những ai trung thành. Họ thoát khỏi mọi nỗi hiểm nguy, vì Chúa ban cho họ sự bảo vệ của thiên thần. Lời của quỷ dĩ nhiên là rất hợp lý. Chúa sẵn sàng nâng đ và bảo vệ người công chính khỏi mọi cơn nguy khốn, nhưng nếu ai đó có ý định thử thách Chúa, Người chắc chắn không ra tay trợ giúp.[15] Đối lại với thách thức của quỷ, Đức Giêsu dùng lời trong sách Đ Nhị Luật: “Đừng thử thách Chúa, như các ngươi đã thử thách Người Maxa” (Đnl 6,16). Maxa và Mơriva có nghĩa là thử thách và gây sự. Đây là hai tên gọi mà ông Môsê đã đặt cho nơi mà dân đã kêu trách ông, vì không có nước uống và ông đã lấy gậy đập vào tảng đá khiến nước chảy ra cho dân uống (x. Xh 17,1-7). Thử thách của Đức Giêsu xảy ra trên điểm cao nhất của đền thờ và nội dung của thử thách là ném mình xuống rất giống với cám dỗ của người qua đường lúc Đức Giêsu trên đồi Golgôtha, trên thập giá. Những người này cũng xúi giục Đức Giêsuxuống khỏi thập giá”: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy xuống khỏi thập giá đi” (Mt 27,40). Các Thượng Tế, Kinh Sư và Kỳ Lão cũng thách thức Đức Giêsu: “Nếu ông ta xuống khỏi thập giá ngay bây giờ, chúng ta tin ông ta liền. Ông ta cậy vào Thiên Chúa thì bây giờ Người cứu ông ta đi, nếu quả thật Người thương ông ta, vì ông ta đã nói: ‘Ta là Con Thiên Chúa’ (Mt 27,42-43). Chiến thắng cơn cám dỗ đây là tiền đ cho chiến thắng cơn cám dỗ cuối cùng trên thập giá. Đức Giêsu luôn phó thác nơi Chúa ngay cả khi Người không cứu Người khỏi thập giá.

8.     Tất cả các vương quốc của thế giới và vinh quang: Trong lần thử thách này quỷ không cần đặt tiền đ là “Nếu ông là Con Thiên Chúa”. Dường như, nó ngầm hiểu rằng Đức Giêsu hoàn toàn là một con người và xét về quyền cai quản và sở hữu trên trái đất này, Đức Giêsu không bằng nó. Nó khẳng định là nó sẽ ban cho Đức Giêsu tất cả. Trong Luca, quỷ còn khẳng định thêm rằngquyền hành ấy đã được trao cho tôi và tôi có thể ban cho ai tôi muốn” (Lc 4,6). “Các vương quốc trên thế giới và vinh quang của nó”, đối lại vớiNước TrờihayNước Thiên Chúamà Đức Giêsu rao giảng như là cùng đích của tất cả mọi người. Trước tiên, các môn đ phải tìm kiếmNước Thiên Chúa và sự công chính của Người” (Mt 6,33). Người cũng cảnh báo rằng: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải mất mạng sống mình, thì có ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi lại mạng sống mình” (Mt 16,26). Sau Phục Sinh, Đức Giêsu tuyên bố với các môn đ là “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời và dưới đất” (Mt 28,28). Qua thư thứ hai Côrintô, người ta càng hiểu rõ hơn rằng Đức Giêsu vốn giàu sang, phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì chúng ta, đ lấy cái nghèo của mình mà làm cho chúng ta trở nên giàu có (2 Cr 8,9). Đức Giêsu trong thân phận con người là một mầu nhiệm tự hạ như thư Philiphê đã diễn tả: “Đức Giêsu Kitô tự bản chất là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì, địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã tự hủy bản chất ấy, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống con người, sống như con người” (Pl 2,6-7). Đức Giêsu chắc chắn không đến trần gian này đ làm hoàng đế cai quản các nước thế gian. Người là vua, nhưng nước Người không thuộc thế gian này” (Ga 18,36). Người chấp nhận một cuộc sống lang thang, tối giản, không sở hữu, không nhà cửa: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,20; Lc 9,58). Khi các môn đ tranh giành vị trí “ngồi bên phải”, “ngồi bên trái”, Đức Giêsu dạy họai muốn làm lớn thì phải làm người phục vụ; Ai muốn làm đầu thì phải làm người đầy tớ, cũng như chính Con Người đến không phải đ được người ta phục vụ, nhưng là đ phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,26-28).

9.     Sụp xuống bái thờphải bái thờ và phục vụ một mình Chúa: Đức Giêsu vốn không ham muốn quyền lực và vinh quang trần gian. Người cũng không bao giờ cho phép mình bài thờ quỷ đ được những thứ đó. Hơn nữa, chính Đức Giêsu là đối tượng được bái thờ. Ngay từ lúc Người sinh ra, các hiền sĩ Phương Đông đã đến bái thờ Người (Mt 2,2.8.11). Việc xúi giụcsụp xuống bái thờtrong bối cảnh hoang địa, lại gợi nhớ đến trình thuậtcon bê vàngtrong sách Xuất Hành (Xh 32,1-10; Cv 7,41). Dân Israel đã nhờ ông Aharon đúc một con bê bằng vàng và cử hành lễ tế vui vẻ, vì họ xem con bê ấy như là vị thần đã đưa họ ra khỏi Ai Cập. Đức Giêsu lại dùng lời của sách Đ Nhị Luật đ dạy quỷ: “Chính Chúa là Thiên Chúa của các ngươi, là Đấng các ngươi phải kính sợ; Chính Người là Đấng các ngươi phải phụng thờ; các ngươi phải nhân danh Người mà thề” (Đnl 6,13; 10,20). Thờ tà thần, phục vụ thần ngoại là một lỗi rất nặng. Đó là lỗi bất trung, có thể dẫn đến đất nước và nhà cửa tan hoang, dân tộc phải phân tán, theo thần học Đ Nhị Luật. Trong Thập Điều, điều đầu tiên mà dân Giao Ước phải xác tín là: “Chính Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi, Đấng đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ, ngươi không được có thần nào khác ngoài Ta” (Xh 20,2-3; Đnl 5,6-7). Đức Giêsu bị xúi giục làm như dân Israel xưa, nhưng Người đã chối từ và loại trừ quỷ ngay lập tức. Mệnh lệnh của Đức Giêsu dành cho quỷ: “Biến đi, Satan” (ὕπαγε, σατανᾶ), rất giống với mệnh lệnh Người dùng đ quở trách ông Phêrô, khi ông can ngăn Chúa nói về cuộc khổ nạnphục sinh: “Satan, đi ra đằng sau Thầy (ὕπαγε ὀπίσω μου, σατανα), anh làm cớ vấp phạm cho Thầy, vì anh không nghĩ điều của Chúa mà của con người” (Mt 16,23). Cả Satan và Phêrô đều hướng Đức Giêsu đến vinh quang trần thế, và lợi lộc trần gian. Nếu như dân Chúa ngày xưa và cho đến thời Đức Giêsu chạy theo thờ tà thần, thì Đức Giêsu cho thấy sự dứt khoát trong hành động loại bỏ, xua đuổi quỷ ra khỏi cuộc đời mình.

10.  Quỷ đ Người lạiCác sứ giả đến và không ngừng phục vụ: Câu kết của trình thuật Mátthêu khác với câu kết của trình thuật Luca. Tác giả Luca cho biết rằng: “Quỷ rút lui khỏi Người cho đến một thời điểm thuận tiện”. Tác giả Luca như muốn báo trước là cơn cám dỗ vẫn chưa đến hồi kết, và Satan chỉ tạm thời rút lui cho đến một thời điểm khác. Tác giả Mátthêu thêm vào yếu tố thần linh: “Các sứ giả đến và không ngừng phục vụ Người”. Đức Giêsu chiến thắng cả ba lần thử thách. Đặc biệt, trong lần cuối Người khẳng định là chỉphụng thờ một mình Người mà thôi”. Giờ đây, Đức Giêsu đã được Chúa sai sứ giả đến phục vụ. Nếu như Người đã từ chối biến đá thành bánh theo lời xúi giục của quỷ đ thể hiện sự tín thác hoàn toàn nơi Chúa, thì giờ đây Chúa đã sai sứ giả đến cung cấp cho Người đầy đ. Sự xuất hiện của các sứ giả cũng cho thấy lời hứa bảo vệ của Chúa trong Tv 91, mà quỷ đã nhắc đến: “Người sẽ sai các sứ giả đến chung quanh bạn và họ sẽ nâng bạn lên trong các bàn tay của họ” (Tv 91,11).

Bình luận tổng quát

Đức Giêsu, ở trong vị trí hiện tại, vừa mới được Thiên Chúa công bố là “Con trai yêu quý” và được Thánh Linh ngự xuống như chim bồ câu (Mt 3,13-17), được dẫn vào hoang địa để chịu thử thách (Mt 4,1-11). Người cũng đang ở bên thềm của hành trình rao giảng. Đức Giêsu cần chứng tỏ vị thế, phẩm chất của Người Con yêu dấu và là sứ giả Tin Mừng của Chúa Cha. Hành trình trong hoang địa bốn mươi ngày quả là một hành trình đầy cam go, nhưng cần thiết. Nơi hoang địa có Chúa, có Thánh Linh dẫn dắt, nhưng cũng có quỷ, tên cám dỗ, Satan, mưu mô, quỷ quyệt. Nó biết dùng Lời Chúa một cách khéo léo, để buộc Đức Giêsu phải rơi vào chước cám dỗ. Hành trình hoang địa là hành trình xưa dân Israel đã đi và đã có nhiều kinh nghiệm thất bại. Họ kêu trách, phàn nàn, thoái lui khi thiếu bánh ăn, nước uống. Họ chạy theo tà thần “thờ bê vàng” thay vì thờ Chúa, Thiên Chúa, Đấng đã dẫn họ ra khỏi đất Ai Cập. Họ thách thức Chúa thỏa mãn, cung ứng những nhu cầu thể xác, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn. Israel được gọi là “Con Đầu Lòng” của Chúa, Đức Giêsu được giới thiệu là “Con Thiên Chúa”. Con Thiên Chúa thuộc thế hệ hành trình hoang địa đã thất bại trong những cơn thử thách. Con Thiên Chúa, Con yêu dấu, Đức Giêsu đã chứng tỏ sự trung thành, tín thác, và yêu kính một mình Thiên Chúa. Sau khi nhịn chay bốn mươi ngày bốn mươi đêm, Người cũng đói như bao người, như dân Israel xưa trong hoang địa. Người có khả năng biến đá thành bánh, bằng chứng là Người có thể hóa bánh ra nhiều cho hơn 5000 người ăn no nê, nhưng Người đã không thỏa mãn cơn đói của chính mình. Thứ nhất, vì đó là thử thách của quỷ. Thứ hai, Người xác tín rằng Lời Chúa, giáo huấn của Chúa mới mang lại cho người ta sự sống đích thực và vĩnh cửu. Người ta không chỉ có sự sống thể lý mà còn có sự sống tinh thần, sự sống của linh hồn bất tử, sống theo thánh ý Chúa. Thứ ba, Người dám tín thác nơi Chúa hoàn toàn, thay vì cậy vào sức riêng của mình. Trong những cơn hoạn nạn, khốn khó của hành trình sa mạc, dân Israel xưa đã thử thách Chúa, đòi Chúa phải chứng minh về sự hiện hữu và quyền năng của Người qua sự giải thoát, ứng cứu kịp thời. Dân Do Thái thời Đức Giêsu cũng nhiều lần đòi Đức Giêsu làm dấu lạ để chứng tỏ uy quyền của Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, Đức Giêsu sẵn sàng đón nhận đau khổ, bước đi hành trình thập giá cho đến cùng. Mặc cho quỷ xúi giục lao mình xuống từ nơi cao nhất của đền thờ, mặc cho dân chúng, thách thức, xúi giục Người xuống khỏi thập giá, Đức Giêsu vẫn một mực vâng phục đến cùng. Con Thiên Chúa, trong thân phận con người, chắc chắn thiếu thốn đủ điều, không tiền của, không địa vị xã hội, không vinh quang danh dự, thua cả quỷ nữa. Chính vì vậy, quỷ xúi giục phản bội, bất trung, tôn thờ quỷ để được vương quyền và vinh quang thế gian. Đức Giêsu không màng đến chức quyền, địa vị và vinh quang lợi lộc trần gian. Người rao giảng một “Nước Trời” (Nước Thiên Chúa), trong đó những người lớn nhất trở thành người phục vụ người nhỏ hơn; Trong đó, sự trao ban cách quảng đại, trở thành phúc lành hơn là sự tham lam thu tích, chiếm hữu. Đức Giêsu đã vượt qua tất cả những cơn thử thách của thế hệ hoang địa xưa. Người vượt qua tất cả những cám dỗ về danh, lợi, thú, và nỗi sợ hãi đau khổ, để chứng tỏ mình là “Con Thiên Chúa” đích thực, xứng đáng làm người giảng dạy, dẫn dắt dân mới vào Nước Trời. Những thử thách Đức Giêsu chịu trong hoang địa báo hiệu cho những thử thách trong suốt hành trình rao giảng của Người và sẽ được hoàn tất trong hành trình thương khó. Cái kết của trình thuật, tạm gọi là “những cơn thử thách của Con Thiên Chúa” (Mt 4,1-11), cũng báo trước cái kết của hành trình rao giảng, thương khó – phục sinh của Con Thiên Chúa làm người. Sau khi Đức Giêsu chiến thắng cả ba lần thử thách, tượng trưng cho mọi loại thử thách, “các sứ giả đến và hằng phục vụ Người.” “Các sứ giả” của Chúa sẽ “nâng bạn trên những bàn tay, để chân bạn khỏi vấp vào đá”, như lời trích dẫn của quỷ trước đó. “Các sứ giả” cũng cung ứng tất cả những nhu cầu bánh ăn, nước uống vì Đức Giêsu đã từ chối biến đá thành bánh. Động từ “phục vụ”, theo nghĩa hẹp là phục vụ bàn ăn, phục vụ bàn thờ, chăm sóc người nghèo, người đau khổ, nhưng theo nghĩa rộng là phục vụ bất cứ nhu cầu gì. Hơn nữa, động từ này được dùng ở thì “chưa hoàn thành” (imperfect), mô tả sự dài lâu của hành động phục vụ. Đức Giêsu đã chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa, khi Người loại bỏ quỷ để chỉ tín thác noi Chúa và phụng sự một mình Người ma thôi.

Lm. Jos. Phạm Duy Thạch, SVD

 



[2]Since they depart from Mark and are closely parallel, they are usually attributed to Q (though by length and complexity they stand out from thesimple sayings-material characteristic of Q) [D.J. Harrington, The Gospel of Matthew (SP 1; Collegeville 1991) 68].

[3] “by the first century had developed (under a variety of names: Belial, Beliar, Mastema, Azazel, but most commonly Satan) into a standard feature of Jewish belief which the Christian church fully shared. Running through Jewish references to the devil is a tension between his total hostility to God and his people and his operation apparently within and subject to the ultimate sovereignty of God, a tension which Matthew here reflects in that the devil’s intention to “tempt” Jesus to do wrong is subsumed under God’s good purpose to “test” his Son” [R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew (NICNT; Grand Rapids 2007) 129].

[4]Whereas in pre-exilic times Cod tests Israel, in post-exilic times that function is given over to Satan (see Job 1-2; Zech 3:1-2; 1 Chr 21:1). The assumption is that the devil remains under God's ultimate control. In the case of Jesus the Spirit of God leads him into the wilderness, and so makes the testing possible” (D.J. Harrington, The Gospel of Matthew, 66).

[5] J.R. Donahue – D.J. Harrington, The Gospel of Mark, 66.

[7] 1 Sm 1,7; 14,24; 20,34; 28,20; 31,13; 2 Sm 1,12; 3,35; 12,16; 21-23; 1 V 13,8-22; 19,8; 21,9-12,27;1 Sbn 10,12; 2 Sbn 20,3; Er 8,21-23; 9,5; 10,6; Nkm 1,4; 9,1; Et 4,3.16; 9,31; Tv 35,13; 69,10; 102,4; 109,24; Is 58,1-14; Gr 14,12; 36,6.9; Dnl 6,18; 9,3; 10,2-3; Ge 1,14; 2,12-15; Gn 3,5; Dcr 7,5; 8,19.

[8] “Matthew speaks more specifically of “forty days and forty nights,” and in view of his interest elsewhere in Moses and Elijah it is possible that he intends that phrase to recall more specifically either the period spent without food by Moses on Mount Sinai (Exod 24:18; 34:28; Deut 9:9 etc.)14 or by Elijah in the wilderness (1 Kgs 19:8)” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 129-130).

[9] R.A. Guelich, Mark 1-8:26 (WBC 34A; Dallas 2002) 38.

[10] R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 129.

[11]The challenge is not to perform a "show-miracle," since there is no audience in the wilderness. Rather the background is God's feeding Israel during its wandering in the wilderness (see Deut 2:7). God's provision of manna for Israel frequently met with grumbling and craving for earthly food (see Ps 78:18-20) (D.J. Harrington, The Gospel of Matthew, 66)”.

[12] “Israel’s hunger had been a part of the educative process designed by God; it was only after they had experienced hunger that they were fed, in God’s good time not at their own convenience. This was to teach them that there are more important things in life (and especially in the life of God’s people) than material provision” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 131).

[14] “The context makes it clear only that it is a high part of the temple from which a fall might be expected to be fatal. This might either be a part of the sanctuary building itself (which was some fifty meters high) or perhaps of the temple’s outer portico which on the east overhung the deep Kidron valley” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 132).

[15] “The devil’s suggestion, however, is to test out the literal truth of God’s promise of protection by deliberately creating a situation in which he will be obliged to act to save his Son’s life. In this way “man may become lord of God, and compel him to act through the power of his faith” (Schweizer, 63)” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 133).