Thursday, 3 March 2022

BÁI THỜ QUỶ SẼ ĐƯỢC VINH QUANG THẾ GIAN. Chú Giải Tin Mừng CN I MC C (Lc 4,1-13)

 Bản văn và dịch sát nghĩa

Hy Lạp

Việt

Ἰησοῦς δὲ πλήρης πνεύματος ἁγίου ὑπέστρεψεν ἀπὸ τοῦ Ἰορδάνου καὶ ἤγετο ἐν τῷ πνεύματι ἐν τῇ ἐρήμῳ

 2  ἡμέρας τεσσεράκοντα πειραζόμενος ὑπὸ τοῦ διαβόλου. Καὶ οὐκ ἔφαγεν οὐδὲν ἐν ταῖς ἡμέραις ἐκείναις καὶ συντελεσθεισῶν αὐτῶν ἐπείνασεν.

 3  εἶπεν δὲ αὐτῷ ὁ διάβολος· εἰ υἱὸς εἶ τοῦ θεοῦ, εἰπὲ τῷ λίθῳ τούτῳ ἵνα γένηται ἄρτος.

 4  καὶ ἀπεκρίθη πρὸς αὐτὸν ὁ Ἰησοῦς· γέγραπται ὅτι οὐκ ἐπ᾽ ἄρτῳ μόνῳ ζήσεται ὁ ἄνθρωπος.

 5  Καὶ ἀναγαγὼν αὐτὸν ἔδειξεν αὐτῷ πάσας τὰς βασιλείας τῆς οἰκουμένης ἐν στιγμῇ χρόνου

 6  καὶ εἶπεν αὐτῷ ὁ διάβολος· σοὶ δώσω τὴν ἐξουσίαν ταύτην ἅπασαν καὶ τὴν δόξαν αὐτῶν, ὅτι ἐμοὶ παραδέδοται καὶ ᾧ ἐὰν θέλω δίδωμι αὐτήν·

 7  σὺ οὖν ἐὰν προσκυνήσῃς ἐνώπιον ἐμοῦ, ἔσται σοῦ πᾶσα.

 8  καὶ ἀποκριθεὶς ὁ Ἰησοῦς εἶπεν αὐτῷ· γέγραπται· κύριον τὸν θεόν σου προσκυνήσεις καὶ αὐτῷ μόνῳ λατρεύσεις.

 9  Ἤγαγεν δὲ αὐτὸν εἰς Ἰερουσαλὴμ καὶ ἔστησεν ἐπὶ τὸ πτερύγιον τοῦ ἱεροῦ καὶ εἶπεν αὐτῷ· εἰ υἱὸς εἶ τοῦ θεοῦ, βάλε σεαυτὸν ἐντεῦθεν κάτω·

 10  γέγραπται γὰρ ὅτι τοῖς ἀγγέλοις αὐτοῦ ἐντελεῖται περὶ σοῦ τοῦ διαφυλάξαι σε

 11  καὶ ὅτι ἐπὶ χειρῶν ἀροῦσίν σε, μήποτε προσκόψῃς πρὸς λίθον τὸν πόδα σου.

 12  καὶ ἀποκριθεὶς εἶπεν αὐτῷ ὁ Ἰησοῦς ὅτι εἴρηται· οὐκ ἐκπειράσεις κύριον τὸν θεόν σου.

 13  Καὶ συντελέσας πάντα πειρασμὸν ὁ διάβολος ἀπέστη ἀπ᾽ αὐτοῦ ἄχρι καιροῦ.

  (Lk. 4:1-13 BGT)

1 Đức Giêsu đầy Thánh Linh trở về từ sông Giorđan và được Thần Khí dẫn đi trong sa mạc.

2 Người chịu quỷ cám dỗ bốn mươi ngày và Người đã không ăn gì trong những ngày ấy. Sau khi những ngày ấy kết thúc, Người đói.

3 Quỷ liền nói cùng Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy nói cùng tảng đá này đề nó có thể trở nên bánh.”

4 Đức Giêsu trả lời cùng nó rằng: “Có lời đã được chép rằng: Con người sống không chỉ bởi bánh.”

5 Và sau khi dẫn Người lên, quỷ chỉ cho Người tất cả vương quốc của thế gian trong một lúc.

6 Và quỷ nói cùng Người: “Tôi sẽ cho ông tất cả quyền lực này và vinh quang của chúng vì nó đã được ban cho tôi và tôi có thể cho ai mà tôi muốn.”

7 Nếu ông bái lạy tôi, tất cả sẽ là của ông.”

8 Để trả lời, Đức Giêsu nói cùng nó: “Đã có lời chép rằng: ‘

Ngươi phải bái thờ Chúa là Thiên Chúa ngươi và phụng thờ một mình Người mà thôi.”’

9 Rồi quỷ dẫn Người đi vào Giêrusalem và đặt Người trên nơi cao nhất của đền thờ và nói cùng Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy ném mình xuống từ nơi này.

10 Vì đã có lời chép rằng: “Người truyền cho các thiên sứ của Người xuống trên bạn để bảo vệ bạn.

11 Các thiên sứ sẽ đỡ bạn trên tay của họ, kẻo bạn sẽ vấp vào đá.”

12 Để trả lời, Đức Giêsu nói cùng nó: “Đã có lời nói rằng, ‘người không được thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi”.

13 Sau khi kết thúc tất cả cơn cám dỗ, quỷ rút lui khỏi Người cho đến thời cơ.

 

 

Bối cảnh

Lc 4,1-13 là cầu nối giữa trình thuật Phép Rửa và trình thuật về khai mạc sứ vụ tại Galilê.[1] Nó đi sau sự kiện Đức Giêsu chịu Phép Rửa (3,21-22) và trước trình thuật về khởi đầu sứ vụ của Người tại Galilê (4,14). Câu giới thiệu về bối cảnh – “Đức Giêsu đầy Thánh Linh trở về từ sông Giorđan” – cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa đoạn này và trình thuật về việc Đức Giêsu chịu Phép Rửa. Sông Giorđan là nơi Đức Giêsu chịu Phép Rửa và trong biến cố đó “Thánh Linh” đã đi xuống trên Người theo hình dạng thể lý như một con chim bồ câu. Tiếp theo sau đoạn này, Đức Giêsu lại trở về Ga-li-lê với quyền năng Thần Khí (4,14). Cách nói “Đức Giêsu đầy Thánh Linh” nối kết xa hơn với việc Thánh Linh ngự xuống trên Thân Mẫu của Người trong bối cảnh truyền tin (Lc 1,35). Gioan cho biết rằng Người là Đấng làm Phép Rửa trong Thánh Linh và lửa (Lc 3,16). Thánh Linh luôn hiện diện trong cuộc đời và sứ vụ của Đức Giêsu (4,16-19). Con số bốn mươi cùng với bối cảnh không gian “sa mạc” làm cho độc giả liên tưởng đến hành trình bốn mươi năm trong sa mạc của dân Ítrael xưa. Họ đã chịu nhiều thử thách và cám dỗ chống lại Chúa. Đức Giêsu cũng chịu cám dỗ như họ, nhưng Người đã vượt qua. Sự kiện quỷ rút lui khỏi Người cho đến thời điểm khác sẽ được minh chứng trong lời của Đức Giêsu: “Simôn, Simôn, kìa Xatan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22,31). Xatan nhập vào ông Giuđa, cũng gọi là Ítcariốt, một người trong nhóm Mười Hai (Lc 22,3; x. Ga 13,27). Danh xưng “Con Thiên Chúa” cũng nối kết với nhiều trình thuật khác trong Tin Mừng Luca (trình thuật Phép Rửa, biến hình, trình thuật trút hơi thở cuối cùng). Những lời Đức Giêsu trích dẫn nhằm chống lại cám dỗ của quỷ đều được rút ra từ truyền thống Cựu Ước, cụ thể là trong sách Torah. Truyền thống Đức Giêsu chịu thử thách phổ biến rộng khắp trong cộng đoàn các Kitô hữu sơ khai. Nó được nhấn mạnh cách đặc biệt trong thư Hípri: “Người phải nên giống anh em mình về mọi phương diện… hầu đền tội cho dân. Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể giúp đỡ những ai bị thử thách” (Hr 2,18); “Người đã chịu thử thách về mọi phương diện, nhưng không phạm tội” (Hr 4,15).

Cấu trúc

Lc 4,1-13 gồm có ba phần chính. Phần dẫn nhập giới thiệu về bối cảnh thời gian (sau khi Đức Giêsu về từ sông Giorđan), không gian (trong sa mạc), nhân vật (Đức Giêsu và quỷ), sự kiện là cám dỗ, thử thách. Phần kết thúc đánh dấu sự thất bại và rút lui của quỷ. Phần trung tâm là ba cơn cám dỗ được cấu trúc theo lối đối xứng đồng tâm. Phần (A) nói về cám dỗ bộc lộ căn tính Con Thiên Chúa bằng cách biến đá thành bánh // phần (A’). Phần trung tâm (B) là cám dỗ về quyền lực và vinh quang thế gian.

Dẫn nhập: Nhân vật, nơi chốn, thời gian, sự kiện (1-2)

 

A

Bối cảnh: Đức Giêsu đang đói (2b)

Cám dỗ: Nếu là Con Thiên Chúa, hãy biến đá thành bánh (3)

Đáp trả: “Con người sống không chỉ bởi bánh” (4) 

 

B

Bối Cảnh: Trước vương quốc thế gian và vinh quang của nó (5)

Cám dỗ: Bái thờ quỷ sẽ được vinh quang thế gian (6-7)

Đáp trả: Phải bái thờ Chúa và phụng sự một mình Người (8) 

 

A’

Bối cảnh: Nơi cao nhất của của đền thờ (9a)

Cám dỗ: Nếu là Con Thiên Chúa, hãy ném mình xuống (9b-11).

Đáp trả: Không được thử thách Chúa là Thiên Chúa (12)

Kết thúc: Quỷ rút lui (13)

Một số điểm chú giải

1.     Đầy Thánh Linh: Dấu ấn về tác động của Thánh Linh trong cuộc đời của Đức Giêsu được tác giả Tin Mừng thứ ba đặc biệt nhấn mạnh.[1] Trong trình thuật về “Truyền Tin” (Lc 1,26-38), thiên sứ đã cho biết “Thánh Linh sẽ ngự xuống trên Đức Maria và quyền năng Đấng Tối Cao bao phủ bà” (Lc 1,35). Ngay từ biến cố Nhập Thể của Người, Thánh Linh đã tác động. Trong trình thuật về “Truyền Tin” (Lc 1,26-38), thiên sứ đã cho biết “Thánh Linh sẽ ngự xuống trên” Đức Maria và “quyền năng Đấng Tối Cao bao phủ bà” (Lc 1,35). Gioan đã cho biết rằng Đức Giêsu là Đấng sẽ làm Phép Rửa trong Thánh Linh. Đấng làm Phép Rửa trong Thánh Linh phải nối kết như hình với bóng với Thánh Linh. Như vậy, Thánh Linh đã hiện diện ngay giây phút đầu tiên khi Ngôi Lời nhập thể; Thánh Linh hiện diện trong biến cố Người chịu Phép Rửa. Phép Rửa của Đức Giêsu thường được hiểu theo truyền thống như là Đức Giêsu được Thánh Linh xức dầu.[2] Thánh Linh sẽ hiện diện trong suốt sứ vụ công khai của Đức Giêsu và tác động trên từng hoạt động của Người. Người trở về làng quê Nadarét và công bố rằng Người chính là Người được Thiên Chúa xức dầu với quyền năng Thánh Linh (Lc 4,16-30) để thi hành sứ vụ rao giảng và chữa lành như lời ngôn sứ Isaiah. Người được Thánh Linh tác động và ngợi khen Chúa Cha vì đã mặc khải mầu nhiệm cho những người bé mọn (Lc 10,21). Cũng nên biết thêm rằng trong Tin Mừng thứ ba, Thánh Linh không những tác động trên Đức Giêsu, mà còn trên nhiều nhân vật liên quan đến Đức Giêsu: Bé Gioan Tẩy Giả đầy Thánh Linh khi còn trong lòng mẹ (Lc 1,15); bà Êlisabét cũng được đầy Thánh Linh (1,41); Ông Dacarias cũng được đầy Thánh Linh (1,67); Thánh Linh hằng ngự trên lão ngôn sứ Simêon, và báo cho ông biết rằng ông sẽ không thấy cái chết trước khi thấy Đức Kitô của Chúa (2,25-26). Đức Giêsu hứa Chúa Cha sẽ ban Thánh Linh cho những người kêu xin Người (Lc 11,13); Thánh Linh cũng sẽ dạy cho các môn đệ biết phải nói gì trước những người bách hại (12,12). Không thể không nhắc đến tác động của Thánh Linh trên hoạt động của các Tông Đồ và cộng đoàn Kitô hữu sơ khai được chính tác giả của Tin Mừng thứ ba ghi lại trong sách Công Vụ Tông Đồ. Trong bối cảnh này, sau khi đã được Thánh Linh ngự xuống trong biến cố Phép Rửa, thật là hợp lý khi Người được đầy Thánh Linh khi trở về từ sông Giorđan và được dẫn với quyền năng Thánh Linh vào trong hoang địa và chịu ma quỷ cám dỗ (Lc 4,2). Tác giả muốn diễn tả rằng Đức Giêsu chinh phục được quỷ vì Người “đầy Thánh Linh”. Động từ “dẫn dắt” được chia ở thì “vị hoàn” (ἤγετο), diễn tả một hành động kéo dài liên tục (cứ dẫn, đang dẫn).

2.     Quỷ (διάβολος): Đối lại với Thánh Linh là “quỷ”. Người được dẫn với quyền năng Thánh Linh và chịu quỷ cám dỗ (thử thách). Tác giả Luca dường như muốn đặt cạnh nhau những tác nhân thần linh ảnh hưởng lên Đức Giêsu, Thánh Linh và quỷ.[3] Quỷ là tác nhân của hành động “cám dỗ” (thử thách). Động từ “cám dỗ” được chia ở thì bị động với tác nhân là “quỷ” trong tiếng Việt có thể dịch là “chịu cám dỗ” hoặc “bị cám dỗ”. Nếu hiểu là “chịu cám dỗ”, thì Đức Giêsu vẫn nắm vai trò chủ động trong hành động xem ra bị động này. Người chủ động đón nhận và chịu đựng sự thử thách do quỷ mang đến. Nếu hiểu là “bị cám dỗ”, thì Đức Giêsu hoàn toàn bị động và quỷ hoàn toàn chủ động trong hành động này. Cách hiểu “chịu cám dỗ” xem ra phù hợp hơn với bối cảnh Tin Mừng. Đức Giêsu thường chủ động trong mọi hành động tưởng chừng như là kế hoạch của quỷ hay nhân loại. Trong cuộc khổ nạn, thường được hiểu là “chịu nạn” (chịu thương khó), Đức Giêsu cũng cho thấy đó là kế hoạch của Thiên Chúa. Chính Người trao ban thân mình làm giá chuộc cho nhân loại (x. Mt 20,28; Ga 10,18), tuy bề ngoài dường như là âm mưu và kế hoạch của những nhà lãnh đạo Do Thái. Quỷ là một trong hai nhân vật chính của cảnh này. Tin Mừng thứ ba dùng danh xưng “quỷ” năm lần, thì có đến bốn lần danh xưng này được dùng trong câu chuyện này (4,2.3.5.13). Một lần còn lại, quỷ được nhắc đến như là nhân vật “cướp lấy lời” được gieo trong tâm hồn người nghe (Lc 8,12). Trong câu chuyện này, quỷ dùng mọi cách để cám dỗ (thử thách) Đức Giêsu, nhưng cuối cùng nó hoàn toàn thất bại và rút lui. Cụm trạng ngữ chỉ thời gian “cho đến một thời cơ” cho thấy nó không hoàn toàn bỏ cuộc. Quỷ sẽ xuất hiện bất cứ khi nào có dịp thuận tiện. Trong các câu chuyện về trừ quỷ, tác giả Luca thường dùng danh xưng “δαιμόνιον” (diamonion, Lc 4,35.41; 8,29). Đó là cuộc đối đầu liên lỷ giữa Con Thiên Chúa và “quỷ”.  Trong bộ dạng một tên cám dỗ, quỷ còn được biết đến như là Xatan (trong trình thuật về cám dỗ, Máccô dùng danh xưng Xatan thay vì quỷ: Mc 1,13). Xatan sẽ nhập vào ông Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai và hành động “nộp Thầy” có tác động từ Xatan (Lc 22,3; x. Ga 13,27). Tác giả Gioan đã nói rằng “quỷ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simôn Giêrusalem, ý định nộp Đức Giêsu (Ga 13,2) và khi Giuđa vừa “ăn xong miếng bánh, Xatan đã nhập vào anh ta” (13,27). Xatan cũng xin được sàng các môn đệ như sàng gạo. Những sa ngã của họ cũng không thiếu tác động xấu của Xatan (Lc 22,31). Có thể quỷ cũng hiện diện trong hình ảnh những người lính chế giễu và xúi giục Đức Giêsu “hãy cứu lấy mình đi” (Lc 23,37) và một trong hai tên gian phi xúi giục Người “hãy tự cứu lấy mình đi và cứu chúng tôi nữa” (Lc 23,39). Quỷ sẽ trở lại trong biến cố thương khó.[4]

3.     Bốn mươi ngày”: Tác giả Luca và Máccô nói là “bốn mươi ngàytrong khi tác giả Mátthêu thêm vàobốn mươi đêm”, như muốn nhấn mạnh độ dài và sự tròn đầy của khoảng thời gian ăn chay của Đức Giêsu. Con số bốn mươi kết hợp với việcNgười không ăn gì” gợi nhớ đến khoảng thời gian ông Môsê ăn chay trên núi Sinai để lãnh nhận Thập Điềung Môsê đã ở trên núi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm không ăn, không uống và ông viết lên những tấm bia đá những điều khoản của Giao Ước; Xh 34,28; 24,18; Đnl 9,9.11; 10,10). Bốn mươi năm kết hợp vớitrong sa mạcgợi nhớ đến hành trình của dân Ítrael trong trong cuộc xuất hành trước khi vào đất hứa (Ds 14,33.34; Xh 16,35; Đnl 2,7; 8,2.4; 29,4; Gs 5,6). Thời gian thám tử đi dò thám đất Canaan là bốn mươi ngày (Ds 13,25). Đó cũng là khoảng thời gian ngôn sứ Êliah hành trình đến núi Khôrép, để trốn chay hoàng hậu Isabel (1 V 19,7-8). Con số bốn mươi ngày Đức Giêsu không ăn gì và chịu ma quỷ cám dỗ, có ý nghĩa biểu tượng cho cuộc hành trình bốn mươi năm của dân Ítrael trong hoang địa, chịu nhiều thử thách gian nan và nhiều lần sa ngã.[5]

4.     Trong sa mạc”: Tác giả Luca cũng đặt Đức Giêsu trong sa mạc, tách Người ra khỏi đời thường để nhằm mục đích thử thách.[6] Sa mạc vừa là nơi cám dỗ thử thách, sa ngã, vừa là nơi gặp gỡ Chúa và đón nhận những hồng phúc từ Người. Sa mạc là nơi Chúa chỉ định cho ông Môsê đưa dân đi vào để dâng hy lễ cho Người (Xh 3,18; 5,3; 8,23); Nơi Chúa ban bánh và thịt chim cút cho dân ăn no nê (Xh 16,13.32.35); Khiến nước từ tảng đá chảy ra cho dân uống (Ds 20,8.10; Tv 78,20); Lập Giao Ước với dân (Xh 34,10-28). Sa mạc là nơi thử thách, tôi luyện để xem dân có giữ các mệnh lệnh của Người khôngnl 8,2.16). Nhiều lần dân đã sa ngã, nổi loạn, kêu trách Chúa (Ds 21,4-9); Thờ bò vàng (Xh 32,1-35). Trong Tân Ước, sa mạc là nơi gắn bó với cuộc đời của Đức Giêsu. Người chịu cám dỗ trong sa mạc. Người thường lui vào sa mạc để gặp gỡ và cầu nguyện cùng Chúa Cha (Lc 4,42; 5,16). Sa mạc cũng là nơi Người giảng dạy dân và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân (Lc 9,12-17). Sa mạc cũng là nơi ở của quỷ, dã thú, thế lực sự dữ (Lc 4,2; 8,29; 11,24).[7] Đức Giêsu vào trong sa mạc với Thánh Thần, là nơi để Người chiến đấu với quỷ và vượt thắng những thử thách, cám dỗ của nó.

5.     Con Thiên Chúa: Trong Cựu Ước, dân Ítrael được gọi là con đầu lòng của Thiên Chúa:  “Ngươi hãy nói với vua Pharaoh, Chúa nói thế này, Ítrael là con đầu lòng của Ta” (Xh 4,22; Hs 11,1). Đây là danh hiệu Kitô học cao, diễn tả căn tính thần linh của Đức Giêsu. Trong biến cố truyền tin, sứ thần đã báo cho Đức Maria rằng, Người sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao (Lc 1,32). Hơn nữa, khi Đức Giêsu chịu Phép Rửa tiếng từ trời đã long trọng xác nhận rằngCon là Con của Ta, nơi Con, Ta hài lòng” (Lc 3,22). Chính vì thế, trong cơn cám dỗ này, có đến hai lần quỷ xúi giục Đức Giêsu bộc lộ căn tính của mình. Lần thứ nhất, “nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho những hòn đá này hóa bánh”; Lần thứ hai, “nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy nhảy xuốngtừ nơi cao nhất của đền thờ. Trong Tin Mừng Luca, ông Ađam, tổ tiên của loài người cũng được gọi là con Thiên Chúa (Lc 3,38), có lẽ, theo nghĩa là được Thiên Chúa tác tạo, chứ không phải là Chúa Con như Đức Giêsu. Tuy nhiên, kiểu móc nối này trong bản văn về gia phả của tác giả Luca cho thấy Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, chứ không chỉ là con cái Ápraham như bản gai phả  của tác giả Mátthêu. Quỷ nhận biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Nhiều lần nó cố gắng công bố, nhưng Đức Giêsu cấm nó nói (Lc 4,41; 8,28). Trong cuộc xét xử, trước Thượng Hội Đồng Do Thái, Đức Giêsu đã nhìn nhận mình là “Con Thiên Chúa” (Lc 22,70; Mt 26,63-64). Tác giả Mátthêu ghi lại chi tiết những người qua kẻ lại nhục mạ Người và thách thức rằngnếu ông là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá đi” (Mt 27,40). Lời thách thức này xem ra rất giống với lời cám dỗ thứ ba của quỷ: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy ném mình xuống từ đây” (nơi cao nhất của đền thờ). Tác giả Máccô và Mátthêu còn ghi lại lời tuyên xưng của người đại đội trưởng sau khi nhìn thấy Đức Giêsu tắt thở: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39; Mt 27,54). Khác với hai tác giả còn lại, người đại đội trưởng trong Tin Mừng Luca tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Người này đích thực là người công chính” (Lc 23,47). Lời tuyên xưng này nhằm chứng nhận sự vô tội của Đức Giêsu, đã được quan Philatô nói đến ba lần trước đó (23,4.14.22).

6.     Sống không chỉ nhờ bánh: Cám dỗ thứ nhất nhắm vào việc sử dụng quyền năng của Con Thiên Chúa. Sách Xuất Hành kể lại sự kiện Chúa ban bánh bởi trời trong sa mạc (Xh 16,14-21). Thế giới Hy Lạp cũng nói đến quyền năng ma thuật, của các quyền năng thần linh củanhững đứa con của các thần linh”.[8] Quỷ ngụ ý rằng, Con Thiên Chúa sẽ có quyền năng biến đá thành bánh, để thỏa mãn cơn đói của mình. Trong sa mạc, khi dân đói đã kêu trách ông Môsê và ông Aharon: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Chúa trên đất Aicập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thỏa thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ đây” (Xh 16,3). Kêu trách ông Môsê và ông Aharon là kêu trách Chúa (Xh 16,8). Chúa đã ban không những bánh mà còn thịt cho dân ăn thỏa thích, Chúa đã cho bánh mana từ trời cho dân ăn (Xh 16,11-16). Điều này chứng tỏ rằng, Đức Giêsu cũng có thể biến đá thành bánh để thỏa mãn cơn đói tức thời của mình. Tuy nhiên, Người không làm, vì đây là thách thức chứng tỏ quyền năng Con Thiên Chúa. Quyền năng Con Thiên Chúa không chỉ giới hạn vào việc thỏa mãn nhu cầu cơm bánh của bản thân mình, nhưng là một niềm tín thác tuyệt đối vào sự quan phòng của Người.[9] Quỷ đã dùng dữ liệu về việc Đức Chúa đã ban bánh bởi trời cho dân, khi dân kêu trách trong sách Xuất Hành. Đức Giêsu đã đáp trả bằng lời sách Đệ Nhị Luật: “Người ta sống không chỉ bởi bánh”. Câu trọn vẹn trong sách Đệ Nhị Luật là: “Người đã bắt anh chị em phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh chị em ăn manna là của ăn anh chị em chưa từng biết đến, và cha ông của anh chị em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh chị em nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8,3). Ông Môsê nhắc lại cho dân nhớ rằng vượt trên những nhu cầu thể xác là lời của chính Chúa. Lời Chúa làm cho họ sống ra người hơn. Đức Giêsu chứng tỏ mình vượt trên cám dỗ về nhu cầu bánh ăn. Người có thể chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa qua phép lạ biến đá thành bánh, nhưng Người sẽ làm cho dân Người chứ không phải cho chính mình.[10] Khác với dân Ítrael, họ phải được ăn bánh từ trời và phải được ông Môsê nhắc nhở, thì họ mới nhận ra lời Chúa có thể làm cho người ta sống. Đọc Tin Mừng Gioan, người ta biết thêm rằnglương thực của Đức Giêsukhông chỉ là bánh mà là “thi hành ý của Đấng đã sai Người và hoàn tất công trình của Đấng ấy” (4,34). Đức Giêsu cũng nói đến một thứ lương thực mang lại sự sống đời đời, đối lại với thứ lương thực chóng qua, hư nát (Ga 6,27). Đức Giêsu là người duy nhất có thể ban lương thực ấy.

7.     Vinh quang và quyền lực: Cám dỗ thứ hai liên quan đến tham vọng, vinh quang và quyền lực của biết bao vị vua và các lãnh tụ trên trái đất. Lần này, quỷ không đặt vấn đ Đức Giêsu là “Con Thiên Chúa”. Nó xem Đức Giêsu như bao người trên trái đất này, cũng ham muốn quyền lực, giàu có, và lợi lộc. Tầm mức lợi lộc và quyền lực mà quỷ đề nghị là rất lớn, có thể nói là lớn nhất, làm hoàng đế của tất cả các nước trên thế gian.[11] Khi khẳng định rằng tất cả “đã được trao ban cho nó và nó có thể cho ai mà nó muốn”, quỷ dường như đang ảo tưởng về quyền lực của mình.[12] Nó tưởng tượng mình đang là chủ tể của vũ trụ. Trong sách Gióp, có trường hợp Chúa đã trao cho Xatan tất cả những gì của ông Gióp: “Tất cả những gì ông ta có đều thuộc quyền ngươi, duy chỉ con người của nó là ngươi không được đưa tay đụng tới” (G 1,12). Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu có đề cập đếnthủ lãnh của thế gian”: “Bây giờ là cuộc xét xử của thế gian này, bây giờ thủ lãnh của thế gian sẽ bị đuổi ra ngoài” (Ga 12,31). Thánh Phaolô cũng đề cập đếnvị thần của thế gian này đã làm mù tâm trí của những người không tin, để ngăn cản họ thấy ánh sáng của Tin Mừng về vinh quang của Đức Kitô, Đấng là hình ảnh của Thiên Chúa” (2 Cr 4,4). Quỷ có thể có quyền trên những người và những vật mà nó điều khiển.[13] Tuy nhiên, rất khó đ đồng hóa quyền lực toàn thể mà quỷ tuyên bố ở đây. Đức Giêsu sẽ được trao toàn quyền trên trời dưới đất sau khi Người Phục Sinh (Mt 28,18). Nói cách khác, Thiên Chúa trao lại cho Người tất cả vinh quang mà Người đã có trước khi có thế gian (Ga 17,5).

8.     Bái thờ và thờ phượng: Khi đề nghị Đức Giêsu phải bái thờ nó đ đổi lại vinh hoa phú quý của trần thế, dường như quỷ không thật sự nhận biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, hoặc ít ra, nó nghĩ rằng khi làm người, Đức Giêsu đã đánh mất tất cả và trong thân phận con người, Đức Giê-su cũng ham muốn những thứ ấy. Trong Thập Điều, Chúa đã truyền rằngngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta. Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì trên trời cao cũng như dưới đất thấp, hoặc phía dưới mặt đất để mà thờ, không được phủ phục trước những thứ đó cũng không phụng thờ chúng” (Xh 20,3-5; x. Xh 23,24.33). Dẫn chứng của Đức Giêsu – “Ngươi phải bái thờ Chúa là Thiên Chúa người, và phụng thờ một mình Người mà thôi” – rất có thể là tóm tắt của điều đầu tiên trong Thập Điều hoặc là điều khoản trong Đnl 6,13: “Ngươi phải kính sợ Chúa là Thiên Chúa ngươi. Ngươi phải phụng thờ Người và lấy danh Người mà thề”. Đây là những điều răn mà bất cứ những người Ítrael nào cũng phải tuân giữ. Là một người Do Thái, Đức Giêsu đương nhiên thấu hiểu điều này. Hơn thế nữa, Người là Con Thiên Chúa, Người không bao giờ bái thờ quỷ, là một thụ tạo của Người. Lời của Đức Giêsu vừa cho quỷ thấy rằng, một người Ítrael bình thường không bao giờ thờ tà thần và vừa nhắc nhở quỷ rằng, chính Người là Đấng mà quỷ phải bái thờ và phụng sự.

9.     Ném mình từ đây xuống” (βάλε σεαυτὸν ἐντεῦθεν κάτω): Thử thách thứ ba diễn ra tại Giêrusalem. Theo tác giả J. Green nơi cám dỗ này báo trước cơn thử thách mà Đức Giêsu phải đối diện trong cuộc thương khó, cũng diễn ra tại Giêrusalem.[14] Quỷ đặt Đức Giêsu trên điểm cao nhất của đền thờ, rất có thế là góc Đông Nam của đền thờ, nhìn từ thung lũng Kidron phía dưới nó.[15] Đây được xem là nơi nguy hiểm nhất nếu nhảy xuống, vì phía trên là đỉnh cao nhất của đền thờ và phía dưới là nơi thấp nhất của thung lũng Kidron. Quỷ dùng Thánh Vịnh 91 để làm cơ sở xúi giục Đức Giêsu: “Bạn sẽ không gặp điều ác hại, và tai ương không bén mảng tới nhà, bởi chưng Người truyền cho thiên sứ giữ gìn bạn trên khắp nẻo đường, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá.” (Tv 91,10-12). Thánh Vịnh này thường được xem là Thánh Vịnh khôn ngoan, suy gẫm về Thiên Chúa như là một Đấng bảo vệ của những ai trung thành. Họ thoát khỏi mọi nỗi hiểm nguy, vì Chúa ban cho họ sự bảo vệ của thiên thần. Rất có thể vì bị Đức Giêsu dùng Thánh Kinh thánh đánh bại trong hai lần trước, nên lần thứ ba quỷ dùng chính lời Thánh Kinh để làm nền tảng cho lời xúi giục của mình.[16]

10.  Chớ thử thách Chúa: Đức Giêsu dĩ nhiên là biết rõ Thánh Vịnh 91 cũng như ý nghĩa của nó. Người không thể dùng một lời Thánh Kinh để nói ngược lại với lời Thánh Kinh. Điều Người có thể làm là vạch trần ý định xấu xa của quỷ. Đó là một sự thử thách dành cho Chúa. Chúa sẽ bảo vệ người trung thành trong cơn nguy khốn, nhưng nếu họ tạo ra sự nguy khốn để thử thách Người thì không được phép. Đức Giêsu vẫn trích dẫn một lời Thánh Kinh trong sách Đnl: “Đừng thử thách Đức Chúa, như các ngươi đã thử thách Người tại Maxa” (Đnl 6,16). Ma-xa và Mơriva có nghĩa là thử thách và gây sự. Đây là hai tên gọi mà ông Môsê đã đặt cho nơi mà dân đã kêu trách ông, vì không có nước uống và ông đã lấy gậy đập vào tảng đá khiến nước chảy ra cho dân uống (x. Xh 17,1-7). Trong sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê nhắc lại biến cố đó và đưa ra lời chỉ dẫn chung là từ đây về sau, khi vào đất hứa rồi, đừng thử thách Chúa kiểu như thế nữa. Đức Giêsu ngụ ý rằng, Người sẽ không thử thách Chúa. Người là Con Thiên Chúa, thì Người càng không bao giờ thử thách Cha của mình. Người sẽ không ném mình xuống từ đỉnh của đền thờ để thử thách Chúa, nhưng Người chịu treo mình trên thánh giá, đi vào cõi chết trong niềm tin tưởng phó thác tuyệt đối vào Cha mình và Chúa đã cho Người sống lại.[17] Hơn nữa, Người cũng kết thúc ý định thử thách của quỷ bằng mệnh lệnh: “Ngươi không được thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. Quỷ đã làm ngược lại điều Chúa dạy khi nó dám thử thách Chúa. Đức Giêsu đã vượt qua ba lần thử thách. Nó báo trước cho ba lần Người bị chế nhạo trên thập giá (Lc 23,35.37.39). Điều đó có thể đối lại với ba lần chối Chúa của Phê-rô (Lc 22,54-62).[18]

Bình luận tổng quát

Sau khi chịu Phép Rửa tại sông Giorđan với lời tuyên bố long trọngCon là Con của Cha, nơi Con, Cha hài lòng”, Đức Giêsu chịu thách thức chứng minh căn tính Con Thiên Chúa của mình trước đối thủ ma quỷ. Đây cũng là loạt thử thách chuẩn bị cho sứ vụ công khai của Người. Người bước vào cơn thử thách với sự đồng hành của Thánh Linh, cũng như Thánh Linh cùng sánh bước bên Người trong hành trình sứ vụ. Đối lại với đồng hành, trợ giúp của Thánh Linh là sự theo sát và chống phá của ma quỷ. Trình thuật này là tổng thể những cám dỗ mà quỷ dành cho Đức Giêsu trong sứ vụ làm người. Có thể, trong bối cảnh này, quỷ không tin Đức Giêsu là Thiên Chúa, hoặc là nó cảm thấy rằng Đức Giêsu yếu thế hơn nó trong bản tính con người. Bởi lẽ, nếu nó vẫn tin Đức Giêsu một trăm phần trăm là Thiên Chúa, thì có lẽ nó không dám thử thách, đối đầu với Người. Ba hình thức cám dỗ được tổ chức theo một cấu trúc chặt chẽ. Hai thách thức chứng tỏ chứng minh, bày tỏ căn tính Con Thiên Chúa, đóng khung cám dỗ trung tâm về những ham muốn thuộc về nhân tính của Người. Cấu trúc này có thể được mô tả ngắn gọn như sau: Nếu ông là Con Thiên Chúaquyền lực và lợi lộc trần giannếu ông là Con Thiên Chúa. Nói theo kiểu của triết gia cổ đại Hy Lạp, ba cơn cám dỗ này tượng trưng ba loại tính xấu của con người: “Yêu sự sung sướng, yêu thích sở hữu; và ham muốn vinh quang”.[19] Nói theo nhãn quan thần học của sách Đệ Nhị Luật, ba cơn cám dỗ này phản ánh ba thông điệp dành cho dân Ítrael: (1) Dân Ítrael được cho phép đói bụng để học biết rằng người ta sống không chỉ nhờ bánh (8,3); (2) Dân Ítrael được chỉ dẫn phải thờ phượng một mình Chúa và không được chạy theo các thần khác (6,4-15); và (3) Dân Ítrael được ra lệnh là không thử thách Chúa là Thiên Chúa của họ (6,16). Tuy vậy, thực tế, dân Ítrael đã sa ngã trong cả ba lời dạy ấy.[20] Đức Giêsu trong tư cách là Con Thiên Chúa, và cũng đại diện cho dân Ítrael, cũng từng được gọi là “con đầu lòng Thiên Chúa” đi lại hành trình trong sa mạc của dân, với đầy đủ những cám dỗ thử thách như dân, và Người đã chiến thắng tất cả. Trong hành trình sa mạc của dân Ítrael, không tồn tại một nhân vật được gọi là “quỷ” (hay Xatan theo tác giả Máccô), cám dỗ dân bất trung với Chúa. Tất cả chỉ đều do những ước muốn, đam mê xác thịt của riêng họ. Trong hành trình bốn mươi ngày trong sa mạc của Đức Giêsu, nhân vậtquỷlà tên cám dỗ duy nhất. Tuy nhiên, nó cũng chỉ khơi gợi chính những ước muốn bên trong của con người, chứ nó không ép buộc Đức Giêsu làm theo ý nó. Tất cả đều có chữnếuvà có chọn lựa tự do của Đức Giêsu. (1) Nếu Đức Giêsu muốn chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa, thì hãy biến đá thành bánh để thỏa mãn cơn đói của mình. Nếu vì cơn đói mà người ta có thể làm tất cả, bất chấp kể cả nghe theo lời của quỷ, thì người ta có nguy cơ đánh mất căn tính của đời mình. Đức Giêsu cho biết bánh không phải là phương tiện duy nhất làm cho người ta sống. Người ta có thể sống và sống dồi dào hơn, sống ra người hơn nhờ lời của Chúa. (2) Nếu Đức Giêsu muốn tất cả quyền lực và lợi lộc thế gian thì Người phải bái thờ và phụng sự cho quỷ. Nói theo ngôn ngữ bình dân là “bán linh hồn cho quỷ dữ” đ được quyền lực và vinh hoa phú quý. Nếu Đức Giêsu ham muốn quyền lực và vinh hoa phú quý, Người đã chẳng nhập thể làm người, giống như bài ca về sựtự hủytrong thư gửi tín hữu Philípphê đã diễn tả: “Đức Giêsu, Đấng đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa, không muốn nắm giữ sự ngang bằng với Thiên Chúa; nhưng đã tự làm mình ra như hư không, mặc lấy hình dạng một tôi tớ; Người hạ mình đến nỗi vâng lời chịu chết, thậm chí chết trên thập giá” (Pl 2,6-7). Người vâng lời Thiên Chúa cho đến chết và chết trên thập giá. Người sẽ không vì bất cứ một quyền năng hay lợi lộc trần thế nào mà bất trung với Chúa, và phụng thờquỷ”. (3) Nếu Đức Giêsu muốn chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa thì hãy thử gieo mình xuống từ đỉnh của đền thờ, vì Chúa sẽ lập tức đưa tay đỡ nâng, không để cho Người bị rơi xuống thung lũng Kidron. Thiên Chúa sẽ phù trì nâng đỡ người công chính trong cơn nguy khốn, nhưng có lẽ Chúa sẽ không can thiệp nếu như họ muốn thử thách Chúa. Đức Giêsu chắc chắn không thử thách Chúa. Người chứng tỏ mình là Con Thiên Chúa khi đặt trọn niềm tin cậy nơi Chúa, thậm chí dường như bị bỏ rơi trong cơn hấp hối. Đức Giêsu chiến thắng cả ba cơn cám dỗ cho thấy Người đủ sức cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ. Người là điểm tựa vững chắc cho dân mới còn nhiều yếu đuối thử thách trên hành trình dương thế.

Trong sự đói kém, thiếu thốn về mặt vật chất, nhiều khi người ta dễ quên đi thân phận, căn tínhcon Chúanơi mình để rồisinh đạo tặc vì quá bần cùngtheo như đường lối của ma quỷ. Lại có nhiều người không còn đói kém, hay thiếu nhu cầu cơ bản, nhưng vì giấc mơ quyền lực và vinh hoa, phú quý, sẵn sàng làm ăn phi pháp, bán rẻ lương tâm, gian dối, lừa lọc, miễn sao có thể tiến nhanh và tiến xa trên đường công danh, sự nghiệp. Họ vô tình bán linh hồn cho quỷ dữ lúc nào mà họ không hay biết. Thiên Chúa quyền năng và Người có thể làm được mọi sự, nhưng nếu người ta bắt Chúa làm theo những yêu cầu vô tận, vô lý của riêng mình, thì người ta đang thử thách Chúa và đi theo đường lối của ma quỷ. Thiết nghĩ, chỉ có tình yêu, lòng trung thành, và niềm tín thác tuyệt đối nơi Thiên Chúa là những phẩm tính quý giá giúp người ta duy trì được căn tínhcon Thiên Chúacủa mình dù cuộc đời có trải qua bao sống gió hay gặp bao nhiêu cơn cám dỗ của ma quỷ.

Lm. Joseph Phạm Duy Thạch, SVD



[2] J.B. Green, The Gospel of Luke, 186; “The descent of the Spirit upon him is a preparation for the ministry, the “beginning” of which is noted in the immediately following context” (3,23) [J.A. Fitzmyer, The Gospel according to Luke I–IX (AnB, New Haven – London 2008) 481].

[3] J.B. Green, The Gospel of Luke, 193.

[4]It clearly refers to the second diabolic onslaught to be made against the Father’s plan of salvation-history in the passion and death of Jesus” (518).

[5] J.D. Barry et al., Faithlife Study Bible (Bellingham 2012, 2016) Mk 1:13.

[6] J.B. Green, The Gospel of Luke, 193.

[8] L.T. Johnson, The Gospel of Luke (SP 3; Collegeville 1997) 74.

[9] J.B. Green, The Gospel of Luke,  194.

[10] F. Bovon – H. Koester, Luke 1. A commentary on the Gospel of Luke 1:1–9:50 (Hermeneia; Minneapolis 2002) 143.

[11] Ibid.

[12] “This implies that the princes receive power and glory neither directly from God nor from the people, but from the devil, and that they therefore honor him, not God, or, in nonmythological language, that they exercise their power in their own interests, not in the service of others.” (F. Bovon – H. Koester, Luke 1. A commentary on the Gospel of Luke 1:1–9:50, 144).

[13] “Luke elsewhere gives us no reason to doubt that the world of both Jews and Gentiles is characterized by the darkness of satanic rule” (J.B. Green, The Gospel of Luke,  194).

[14] J.B. Green, The Gospel of Luke, 195.

[16] Ibid.

[17] J.B. Green, The Gospel of Luke, 195; “It serves as the answer to a criticism, not of miracles, but of the cross of Jesus. Why did God not spare his son this death (Luke 23:35, 37, 39)? The Christian answer runs this way: It is because of faith, and not powerlessness, that Jesus did not save himself. Again, this is not only the answer of a believer, but also of the Messiah of the Christians, who is under attack.” (F. Bovon – H. Koester, Luke 1. A commentary on the Gospel of Luke 1:1–9:50,145).

[18] L.T. Johnson, The Gospel of Luke, 76.

[19] Ibid.

[20] J.B. Green, The Gospel of Luke, 192-193

No comments:

Post a Comment