Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay, năm C cho người đọc nhiều
cảm nhận nghịch lý khó hiểu và không kém phần lý thú về cuộc đời của một con
người. Có rất nhiều bài học tuyệt vời đáng để tâm trong dụ ngôn nổi tiếng này.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài suy tư này chỉ xin dừng lại ở một căn bệnh của
người con thứ: Bệnh Tưởng. Có rất nhiều chi tiết cho thấy cậu đang bị mắc một
căn bệnh tưởng khá nặng. Chính triệu chứng của cơn bệnh này là căn nguyên của một
chặng đường đau khổ, một kinh nghiệm xương máu trong cuộc đời cậu.
1. Xin "OUSIAS"
Câu
chuyện “xin – chia” gia tài của cậu thuộc loại câu chuyện ly kỳ hấp dẫn nhất
trong các bản văn Kinh Thánh.
Cậu muốn được hưởng thừa kế trước kỳ hạn. Thông
thường người ta hưởng thừa kế khi cha mất đi. Vậy mà, cậu lại muốn Cha giao cho
cậu ngay bây giờ. Phải chăng cậu ngụ ý mong muốn Cha cậu chết sớm? có thể lắm
chứ?! Ai mà biết được?!Tuy nhiên, đó chưa phải là chi tiết lý thú nhất. Chi tiết lý thú và rất ý nghĩa nằm trong cách dùng từ có phần chơi chữ của Luca. Luca dẫn lời người con thứ: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản (ousias) con được hưởng” (15,11).
Danh ngữ “tải sản” trong bản văn gốc Hy Lạp là “ousias” còn có một nghĩa khác. Đó là nghĩa được dùng trong triết học và ngay cả trong bản tuyên xưng Đức Tin của đạo Công Giáo, câu tuyên xưng về Chúa Con (omo-ousion toi Patri – đồng bản thể với Chúa Cha). “Ousia” ở đây có nghĩa là “bản thể”.
Như vậy, đã quá rõ, cậu không chỉ đơn thuần xin phần tài sản vật chất mà còn quyết liệt hơn xin cha cho cậu “bản thể, bản tính” của cậu.
Đây
là một quyết định táo bạo, dứt khoát, có suy tính hết sức kỹ càng chứ không phải
là một phản ứng nông nỗi, tạm thời, vì cậu còn nán lại ít ngày chứ không phải ra đi ngay
ngày hôm đó. Nếu là phản ứng nhất thời chắc cậu sẽ suy nghĩ lại.
Lời
thỉnh cầu của cậu cho thấy cậu đang tưởng rằng cậu đang đánh mất chính mình khi
ở trong nhà với cha mình. Cậu tưởng rằng dưới sự chăm sóc của người Cha, cậu chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là chính mình. Cậu muốn là chính mình. Cậu muốn làm chủ cuộc
đời mình.
Vì thế, cậu nhất định phải ra đi, đến một nơi xa, nơi nào không có bóng dáng người Cha. Cậu muốn mình phải là cha của chính mình. Cậu tưởng rằng chỉ có như thế, cậu mới là chính mình, cậu mới có “ousia” của mình.
Vì thế, cậu nhất định phải ra đi, đến một nơi xa, nơi nào không có bóng dáng người Cha. Cậu muốn mình phải là cha của chính mình. Cậu tưởng rằng chỉ có như thế, cậu mới là chính mình, cậu mới có “ousia” của mình.
Như
vậy, ý hướng ra đi khỏi nhà, khỏi tầm kiểm soát yêu thương của người Cha là ý
tưởng chủ đạo chứ không phải là ý tưởng về phần tải sản vật chất. Tài sản vật chất chỉ là
lộ phí cho hành trình đi tìm chính mình của cậu.
Đi tìm chính mình là ý tưởng không tồi nhưng điều ngớ ngẩn ở đây chính là do cậu mắc bệnh tưởng chứ thật sự cậu vẫn vốn là chính mình trong bàn tay yêu thương săn sóc của cha cậu bấy lâu nay.
2. Sự Tuột Dốc Không Phanh
Đi tìm chính mình là ý tưởng không tồi nhưng điều ngớ ngẩn ở đây chính là do cậu mắc bệnh tưởng chứ thật sự cậu vẫn vốn là chính mình trong bàn tay yêu thương săn sóc của cha cậu bấy lâu nay.
2. Sự Tuột Dốc Không Phanh
Không
nhấn mạnh đến phần tài sản vật chất, nhấn mạnh đến "ousias" nhiều hơn, tác giả Luca đã chú tâm đến việc mô tả một cách chi tiết tiến trình
sai lầm đến đánh mất chính mình của cậu. Chính lúc cậu tưởng đi đến một vùng xa
xôi khỏi tầm nhìn của người cha, cậu có thể tìm thấy chính mình, có thể thoả sức
thể hiện “bản thể - ousia” của mình, thì cũng là lúc cậu đánh mất chính mình.
Cậu từng bước tiêu xài phung phí (15,13) “bản thể - ousia” của mình và đánh mất mình. Luca mô tả sự tuột dốc của cậu như một cầu thang xoắn được kết nên từ nhiều bậc.
Từ một người Do thái cậu đến nơi vùng đất của dân ngoại, đồng hoá với dân ngoại; cậu ăn chơi phóng đãng – cậu tự đồng hoá mình với đĩ điếm, tội lỗi; từ cậu ấm, cậu chủ, cậu tụt xuống thân phận người làm thuê – cậu trở thành một đầy tớ; đầy tớ mà lại là đầy tớ chăn heo – một con vật ô uế, cậu được xếp thấp nhất trong bậc đầy tớ; từ bậc đầy tớ cậu lại muốn ăn thức ăn của heo – cậu được xem ngang bằng với heo; và đỉnh điểm của việc tuột dốc đánh dấu bằng sự kiện cậu không được ăn thức ăn của heo – và thậm chí cậu không bằng một con heo của dân ngoại. Heo của dân ngoại, có thể nói là được xếp thấp nhất trong các con vật trong suy nghĩ của Người Do Thái. Đừng quên, bầy heo chính là đối tượng và quỷ muốn nhập vào, và tất cả đều gieo mình xuống biển (Lc 8,32-33).
(Có thể mô tả tiến trình ấy ngắn gọn bằng sơ đồ sau: Người Do thái - người ngoại - đĩ điếm - đầy tớ chăn heo - con heo - dưới con heo). Đó không chỉ là đỉnh điểm của sự nghèo đói khốn cùng về vật chất nhưng là một sự suy thoái nghiêm trọng về nhân phẩm, phẩm giá và cả căn tính của con người. Nhân phẩm của cậu bị hạ giá đến mức tận cùng, không bằng một con vật ô uế. Một con vật mà người Do Thái kinh tởm còn có giá hơn cậu.
Cậu từng bước tiêu xài phung phí (15,13) “bản thể - ousia” của mình và đánh mất mình. Luca mô tả sự tuột dốc của cậu như một cầu thang xoắn được kết nên từ nhiều bậc.
Từ một người Do thái cậu đến nơi vùng đất của dân ngoại, đồng hoá với dân ngoại; cậu ăn chơi phóng đãng – cậu tự đồng hoá mình với đĩ điếm, tội lỗi; từ cậu ấm, cậu chủ, cậu tụt xuống thân phận người làm thuê – cậu trở thành một đầy tớ; đầy tớ mà lại là đầy tớ chăn heo – một con vật ô uế, cậu được xếp thấp nhất trong bậc đầy tớ; từ bậc đầy tớ cậu lại muốn ăn thức ăn của heo – cậu được xem ngang bằng với heo; và đỉnh điểm của việc tuột dốc đánh dấu bằng sự kiện cậu không được ăn thức ăn của heo – và thậm chí cậu không bằng một con heo của dân ngoại. Heo của dân ngoại, có thể nói là được xếp thấp nhất trong các con vật trong suy nghĩ của Người Do Thái. Đừng quên, bầy heo chính là đối tượng và quỷ muốn nhập vào, và tất cả đều gieo mình xuống biển (Lc 8,32-33).
(Có thể mô tả tiến trình ấy ngắn gọn bằng sơ đồ sau: Người Do thái - người ngoại - đĩ điếm - đầy tớ chăn heo - con heo - dưới con heo). Đó không chỉ là đỉnh điểm của sự nghèo đói khốn cùng về vật chất nhưng là một sự suy thoái nghiêm trọng về nhân phẩm, phẩm giá và cả căn tính của con người. Nhân phẩm của cậu bị hạ giá đến mức tận cùng, không bằng một con vật ô uế. Một con vật mà người Do Thái kinh tởm còn có giá hơn cậu.
3. Tình Huống Xoay Chiều
Tuy nhiên, sự lý thú nằm ở chỗ trong lúc cậu tưởng mình không còn gì, không bằng một con vật ô uế và dĩ nhiên không đáng gọi là con (vì cậu đã xin quyền làm cha của cha cậu trước đây – cậu muốn làm cha của chính mình); tưởng rằng mình đã tiêu xài bản thể của chính mình; tưởng rằng bây giờ cao lắm cậu chỉ có thể vươn tới địa vị người làm công của cha mình để kiếm miếng ăn; tưởng rằng bây giờ cậu chỉ có thể đến với cha mình trong tư cách người xin việc tồi tàn; thì cũng là lúc cậu còn tất cả những cái ấy và còn cả địa vị làm con cao quý.
Cái “tưởng” đầu tiên đã kéo theo mọi cái “tưởng” sau này và có thể nhiều cái “tưởng” nữa nếu cậu không nhớ đến những người làm công của cha (chứ không phải nhớ đến cha) và quay về nộp đơn xin việc.
Tuy nhiên, sự lý thú nằm ở chỗ trong lúc cậu tưởng mình không còn gì, không bằng một con vật ô uế và dĩ nhiên không đáng gọi là con (vì cậu đã xin quyền làm cha của cha cậu trước đây – cậu muốn làm cha của chính mình); tưởng rằng mình đã tiêu xài bản thể của chính mình; tưởng rằng bây giờ cao lắm cậu chỉ có thể vươn tới địa vị người làm công của cha mình để kiếm miếng ăn; tưởng rằng bây giờ cậu chỉ có thể đến với cha mình trong tư cách người xin việc tồi tàn; thì cũng là lúc cậu còn tất cả những cái ấy và còn cả địa vị làm con cao quý.
Cái “tưởng” đầu tiên đã kéo theo mọi cái “tưởng” sau này và có thể nhiều cái “tưởng” nữa nếu cậu không nhớ đến những người làm công của cha (chứ không phải nhớ đến cha) và quay về nộp đơn xin việc.
Cùng
một lối chơi chữ, Luca cho thấy người cha đã chia “của cải” cho hai con. Từ “của
cải” trong nguyên ngữ là “bios”. Nghĩa đầu tiên của từ này không phải là “của cải”
nhưng là sự sống (life, everyday life) cho nên bản dịch tiếng anh KJV (King
James Version) là: “he divided unto them his living”, theo tôi là cách dịch rất có ý nghĩa, khi đối lại với danh từ "ousias" (bản thể).
Danh ngữ “của cải” trong câu nói của người anh sau này “Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng” (15,30)” cũng có nguyên ngữ là trong tiếng Hy lạp là “bios”.
Danh ngữ “của cải” trong câu nói của người anh sau này “Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng” (15,30)” cũng có nguyên ngữ là trong tiếng Hy lạp là “bios”.
Như
vậy, người con thứ đã xin cái “ousia” (bản thể) của nó nhưng người cha lại cho cái “bios” (sự sống) của cha. Người con tưởng rằng mình tiêu xài cái “ousia” (bản thể) của mình thì thực ra
anh ta chỉ tiêu xài cái “bios” (sự sống) của cha cho.
Hay nói cách khác, người cha đã không cho cái mà người con xin; người con lại tưởng rằng mình đã nhận được cái mình xin và đã tiêu xài cái đó.
Hay nói cách khác, người cha đã không cho cái mà người con xin; người con lại tưởng rằng mình đã nhận được cái mình xin và đã tiêu xài cái đó.
Hú
hồn! người con tưởng rằng mình đã tiêu xài chính “bản thể” của mình, chính căn
tính của mình và mình đã đánh mất nó. Nhưng không! Người cha đã không cho nó
cái nó muốn mà chỉ cho nó chính sự sống của ông. Mà xét cho cùng, sự sống của mỗi người là do chính cha mẹ ban cho, và người cha đã ban cho người con ngày từ lúc nó được sinh ra, chứ không phải đến khi nó xin chia phần gia tài. Còn địa vị làm con của "cậu ba", người cha vẫn giữ nguyên trong lòng mình, cái “bản thể” mà nó tưởng rằng nó chưa từng có khi ở với
ông, thật ra nó vẫn luôn có.
Do
vậy, cái nó tưởng nó mất rồi thì cha nó vẫn luôn cất giữ cho nó. Cái nó tưởng
mình phải cầu xin thì chỉ cần nó nhận lại. Đời nó vẫn luôn là của nó, nó vẫn
luôn là chính nó khi ở với cha. Cha nó chưa từng là cản trở cho bước đường thể
hiện chính mình. Ngược lại cha nó luôn là người hỗ trợ nó trên con đường thể hiện
chính mình.
Khi
nhìn thầy người con trở về từ đằng xa người cha đã chạy ra ôm và hôn lấy hôn để.
Niềm vui ấy được ví ngang bằng với niềm vui của kẻ chết sống lại và hưởng được
sự sống vĩnh cửu. Thật ly kỳ, cậu đã chết vì ảo tưởng và trong ảo tưởng rằng
mình đã chết thì cậu lại tìm lại được sự sống viên mãn trong vòng tay người cha
yêu dấu.
Tạm
kết
Lịch
sử loài người đã từng chứng kiến câu chuyện giống hệt như câu chuyện của của
người con thứ hôm nay. Ông bà nguyên tổ cũng đã từng mắc bệnh tưởng. Họ tưởng rằng
Thiên Chúa Cha không muốn cho mình ăn trái cây giữa vườn vì sợ khi ăn rồi mình
sẽ bằng Thiên Chúa. Họ thà tin tưởng vào một con rắn, biểu tượng của thần dữ
hơn là tin tưởng vào Cha mình.
Dĩ nhiên, Thiên Chúa là Đấng nhân lành hết mực, quảng đại hết mực. Ngài không bao giờ hẹp hòi với con người. Ngài khôn ngoan, biết được con người cần gì và có thể ban tất cả những gì cần thiết để cho họ sống đúng với phẩm giá của mình. Những gì con người tưởng rằng Thiên Chúa không ban cho họ thật ra chỉ vì họ không đủ khả năng lãnh nhận. Hoặc giả, đó là những điều không thật sự cần cho họ, thậm chí còn nguy hại đến họ mà họ không biết.
Một khi những người con biết đặt trọn niềm tín thác nơi cha mình, họ luôn cảm thấy họ được sống sung mãn trong bàn tay bao bọc êm ấm của người cha. Ngược lại, họ sẽ thấy mình luôn bị gò bó không thể phát huy khả năng, bị kềm kẹp và luôn muốn thoát ra để tìm chính mình. Đó là cám dỗ triền miên của những người con không tín thác tuyệt đối vào cha mình.
Thiên Chúa Cha không ngừng mong muốn cho con mình rơi vào cám dỗ ấy. Tuy nhiên, khi biết con mình bị rơi vào cám dỗ ấy Thiên Chúa càng mong mỏi hơn cho một sự trở về. Cạm bẫy, đôi khi là một cơ hội tốt cho con người nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương họ thật, không nơi nào cho bằng ở bên Thiên Chúa. Sự công chính giả tạo dễ làm cho người tự mãn mà quên mất địa vị làm con dẫu rằng vẫn luôn ở chung mái nhà với người cha của mình.
Dĩ nhiên, Thiên Chúa là Đấng nhân lành hết mực, quảng đại hết mực. Ngài không bao giờ hẹp hòi với con người. Ngài khôn ngoan, biết được con người cần gì và có thể ban tất cả những gì cần thiết để cho họ sống đúng với phẩm giá của mình. Những gì con người tưởng rằng Thiên Chúa không ban cho họ thật ra chỉ vì họ không đủ khả năng lãnh nhận. Hoặc giả, đó là những điều không thật sự cần cho họ, thậm chí còn nguy hại đến họ mà họ không biết.
Một khi những người con biết đặt trọn niềm tín thác nơi cha mình, họ luôn cảm thấy họ được sống sung mãn trong bàn tay bao bọc êm ấm của người cha. Ngược lại, họ sẽ thấy mình luôn bị gò bó không thể phát huy khả năng, bị kềm kẹp và luôn muốn thoát ra để tìm chính mình. Đó là cám dỗ triền miên của những người con không tín thác tuyệt đối vào cha mình.
Thiên Chúa Cha không ngừng mong muốn cho con mình rơi vào cám dỗ ấy. Tuy nhiên, khi biết con mình bị rơi vào cám dỗ ấy Thiên Chúa càng mong mỏi hơn cho một sự trở về. Cạm bẫy, đôi khi là một cơ hội tốt cho con người nhận ra rằng Thiên Chúa yêu thương họ thật, không nơi nào cho bằng ở bên Thiên Chúa. Sự công chính giả tạo dễ làm cho người tự mãn mà quên mất địa vị làm con dẫu rằng vẫn luôn ở chung mái nhà với người cha của mình.
Jos.
Phạm Duy Thạch
Mùa
Chay, 2013
No comments:
Post a Comment