Thursday 16 November 2023

NÉN BẠC. Chú giải Tin Mừng CN XXXIII TNA (Mt 25,14-30); Lm. Jos. PH.D. THẠCH, SVD

Bản văn và dịch sát nghĩa

Việt

Hy Lạp

14 “Hệt như một người kia, người đi xa, gọi các đầy tớ của mình đến trao phó cho họ tài sản của ông.

15 Ông đã trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, cho mỗi người theo khả năng của mình, rồi ông ra đi. Ngay lập tức,

16 người lãnh năm nén bạc ra đi, đầu tư (làm việc) với chúng và đạt được năm nén khác.

17 Tương tự, người đã lãnh hai nén cũng đạt được hai nén khác.

18 Nhưng người đã lãnh một nén, đi khỏi, đào đất và chôn giấu số bạc của chủ mình.

19 Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy đến và tính chuyện với họ.

20 người đã lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác, nói rằng: ‘Thưa ông chủ, ngài đã trao phó cho tôi năm nén bạc, nhìn này! Năm nén khác, tôi đã đạt được.

21 Ông chủ nói cùng người ấy rằng: ‘Làm tốt lắm! Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, trên những việc nhỏ, ngươi đã trung tín, trên những việc lớn ta sẽ giao cho ngươi, hãy đi vào trong niềm vui của ông chủ ngươi.

22 Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: Thưa ông chủ, ngài đã trao phó cho tôi hai nén bạc; Nhìn này! Hai nén khác, tôi đã đạt được.

23 Ông chủ nói cùng người ấy rằng: ‘Làm tốt lắm! Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, trên những việc nhỏ, ngươi đã trung tín, trên những việc lớn ta sẽ giao cho ngươi, ngươi hãy đi vào trong niềm vui của ông chủ ngươi.

24 Nhưng người đã lãnh một nén bạc đến và nói: ‘Thưa ông chủ, biết rằng ngàimột người hà khắc, gặt nơi không gieo và thu nơi không vãi:

25 nên tôi khiếp sợ, đi chôn giấu nén bạc của ngài trong đất. Nhìn này! Ngài có cái của ngài’.

26 Ông chủ đáp trả người ấy rằng: Hỡi đầy tớ xấu xalười biếng, ngươi đã biết rằng ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi,

27 thì lẽ ra ngươi phải giao bạc của ta cho các chủ ngân hàng, và khi ta đến, ta sẽ nhận cái của ta cùng với số lời.

28 Vậy, các ngươi hãy lấy nén bạc khỏi nó trao cho người có mười nén.

29 Vì người có tất cả, sẽ được cho thêm và sẽ được dư đầy, nhưng kẻ không có, thì cái mà nó có, sẽ bị lấy đi khỏi nó.

30 Còn người đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó vào chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ là kẻ khóc và kẻ nghiến răng.

14 Ὥσπερ γὰρ ἄνθρωπος ἀποδημῶν ἐκάλεσεν τοὺς ἰδίους δούλους καὶ παρέδωκεν αὐτοῖς τὰ ὑπάρχοντα αὐτοῦ,

 15 καὶ ᾧ μὲν ἔδωκεν πέντε τάλαντα, ᾧ δὲ δύο, ᾧ δὲ ἕν, ἑκάστῳ κατὰ τὴν ἰδίαν δύναμιν, καὶ ἀπεδήμησεν. εὐθέως

 16  πορευθεὶς ὁ τὰ πέντε τάλαντα λαβὼν ἠργάσατο ἐν αὐτοῖς καὶ ἐκέρδησεν ἄλλα πέντε·

 17 ὡσαύτως ὁ τὰ δύο ἐκέρδησεν ἄλλα δύο.

 18 ὁ δὲ τὸ ἓν λαβὼν ἀπελθὼν ὤρυξεν γῆν καὶ ἔκρυψεν τὸ ἀργύριον τοῦ κυρίου αὐτοῦ.

 19 Μετὰ δὲ πολὺν χρόνον ἔρχεται ὁ κύριος τῶν δούλων ἐκείνων καὶ συναίρει λόγον μετ᾽ αὐτῶν.

 20 καὶ προσελθὼν ὁ τὰ πέντε τάλαντα λαβὼν προσήνεγκεν ἄλλα πέντε τάλαντα λέγων· κύριε, πέντε τάλαντά μοι παρέδωκας· ἴδε ἄλλα πέντε τάλαντα ἐκέρδησα.

 21 ἔφη αὐτῷ ὁ κύριος αὐτοῦ· εὖ, δοῦλε ἀγαθὲ καὶ πιστέ, ἐπὶ ὀλίγα ἦς πιστός, ἐπὶ πολλῶν σε καταστήσω· εἴσελθε εἰς τὴν χαρὰν τοῦ κυρίου σου.

 22 Προσελθὼν [δὲ] καὶ ὁ τὰ δύο τάλαντα εἶπεν· κύριε, δύο τάλαντά μοι παρέδωκας· ἴδε ἄλλα δύο τάλαντα ἐκέρδησα.

 23 ἔφη αὐτῷ ὁ κύριος αὐτοῦ· εὖ, δοῦλε ἀγαθὲ καὶ πιστέ, ἐπὶ ὀλίγα ἦς πιστός, ἐπὶ πολλῶν σε καταστήσω· εἴσελθε εἰς τὴν χαρὰν τοῦ κυρίου σου.

 24  Προσελθὼν δὲ καὶ ὁ τὸ ἓν τάλαντον εἰληφὼς εἶπεν· κύριε, ἔγνων σε ὅτι σκληρὸς εἶ ἄνθρωπος, θερίζων ὅπου οὐκ ἔσπειρας καὶ συνάγων ὅθεν οὐ διεσκόρπισας,

 25 καὶ φοβηθεὶς ἀπελθὼν ἔκρυψα τὸ τάλαντόν σου ἐν τῇ γῇ· ἴδε ἔχεις τὸ σόν.

 26  Ἀποκριθεὶς δὲ ὁ κύριος αὐτοῦ εἶπεν αὐτῷ· πονηρὲ δοῦλε καὶ ὀκνηρέ, ᾔδεις ὅτι θερίζω ὅπου οὐκ ἔσπειρα καὶ συνάγω ὅθεν οὐ διεσκόρπισα;

 27 ἔδει σε οὖν βαλεῖν τὰ ἀργύριά μου τοῖς τραπεζίταις, καὶ ἐλθὼν ἐγὼ ἐκομισάμην ἂν τὸ ἐμὸν σὺν τόκῳ.

 28  ἄρατε οὖν ἀπ᾽ αὐτοῦ τὸ τάλαντον καὶ δότε τῷ ἔχοντι τὰ δέκα τάλαντα·

 29 Τῷ γὰρ ἔχοντι παντὶ δοθήσεται καὶ περισσευθήσεται, τοῦ δὲ μὴ ἔχοντος καὶ ὃ ἔχει ἀρθήσεται ἀπ᾽ αὐτοῦ.

 30 καὶ τὸν ἀχρεῖον δοῦλον ἐκβάλετε εἰς τὸ σκότος τὸ ἐξώτερον· ἐκεῖ ἔσται ὁ κλαυθμὸς καὶ ὁ βρυγμὸς τῶν ὀδόντων. (Matt. 25:14-30 BGT)

                                     

Bối cảnh

Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong bối cảnh của Chúa Nhật áp cuối của năm Phụng Vụ A. Tuần sau là Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ A, lễ Chúa Giêsu Kitô, vua vũ hoàn. Trong bối cảnh ấy chủ đề phụng vụ dĩ nhiên là liên quan đến khoảnh khắc cuối cùng của mỗi con người. Hơn ai hết, mỗi Kitô hữu ý thức rõ rằng mình là môn đệ của Chúa Giêsu và mình là con Chúa và sẽ trở về với Chúa một khi chết đi. Chính Chúa Giêsu đã nhiều lần thông báo rằng Ngài sẽ trở lại (Mt 16,27; 25,31; Mc 8,31; Lc 9,26). Mỗi Chúa Nhật, các tín hữu cũng tuyên xưng trong Kinh Tin Kính rằng: “Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết”. Tuyên xưng không ngừng như thế, nhưng lời tuyên xưng ấy đôi khi trở thành thói quen hơn là một niềm xác tín. Cho nên, tuyên xưng như thế nhưng các tín hữu đôi khi lại thiếu sức sống, thiếu những hành động cụ thể hay những chuẩn bị cần thiết cho xác tín ấy. Đôi khi gánh nặng cuộc sống thể lý, cơm áo gạo tiền, làm cho họ quên đi việc hiện thực hóa cách sống động niềm tin này. Chính vì thế, phụng vụ Giáo Hội trong những tuần cuối năm và đầu năm, khởi đầu bằng Chúa Nhật Mùa Vọng, luôn nhắc nhở con cái đức tin, con cái ánh sáng về niềm xác tín về ngày trở lại của Chúa Giêsu trong vinh quang.

Trong bối cảnh của Tin Mừng Mátthêu, Mt 25,14-30 tiếp theo dụ ngôn “mười cô trinh nữ đi đón chàng rể” (Mt 25,1-13), và dụ ngôn “người tôi tớ” (24, 45-51), là loạt 3 dụ ngôn nói về thời cánh chung, thời sau cùng của thế giới, khi Đức Giêsu trở lại lần thứ hai, và cũng là lần cuối. Chủ đề của đoạn dụ ngôn dĩ nhiên cũng như chủ đề Phụng Vụ, cũng nói về những vấn đề của thời sau hết của nhân loại. Trong các tác giả sách Tin Mừng, chỉ có Luca chia sẻ dụ ngôn này giống như Mátthêu, với nhiều chi tiết khác biệt sẽ nói sau.

Cấu trúc

Bối Cảnh (4): Người đi xa giao phó tài sản cho các đầy tớ

Cách giao (15): Tùy theo khả năng: Năm nén hai nén một nén

Cách sử dụng các nén bạc (16-19):

Người lãnh năm nén bạc, đầu tư và đạt được năm nén khác

Người đã lãnh hai nén, đạt được hai nén khác

Người đã lãnh một nén, đi khỏi, đào đất và chôn giấu số bạc

Nghiệm thu giao phó (19-30): Ông chủ các đầy tớ ấy đến và tính chuyện với họ

Người đã lãnh năm nén: ‘Thưa ông chủ, năm nén khác, tôi đã đạt được

‘Làm tốt lắm! Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy đi vào trong niềm vui của ông chủ ngươi

Người đã lãnh hai nén: Thưa ông chủ, hai nén khác, tôi đã đạt được

‘Làm tốt lắm! Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy đi vào trong niềm vui của ông chủ ngươi

Người đã lãnh một nén:

‘Thưa ông chủ, ngàimột người hà khắc, …tôi khiếp sợ, đi chôn giấu nén bạc của ngài trong đất.

Hỡi đầy tớ xấu xalười biếng, …ngươi phải giao bạc của ta cho các chủ ngân hàng, nhận số lời

Hãy lấy nén bạc khỏi nó và trao cho người có mười nén.

Người đầy tớ vô dụng, ném vào chỗ tối tăm bên ngoài, sẽ là kẻ khóc và kẻ nghiến răng

So sánh Mt 25,14-30 và Lc 19,12-27)

Có khác nhiều điểm khác biệt giữa hai bản văn của cả hai tác giả tường thuật cùng một dụ ngôn.

Thứ nhất, Mátthêu bắt đầu bằng liên từ “γὰρ (bởi vì) và liên từ “Ωσπερ” (hệt như) cho thấy sự liên tục của dụ ngôn này với dụ ngôn “mười cô trinh nữ đi đón chàng rể” ngay phía trước, với câu kết là: “Vì vậy, hãy coi chừng vì các ngươi không biết ngày và giờ” (Mt 25,13). Câu kết này được Mátthêu viết tiếp: “Vì hệt như (Ωσπερ γὰρ), có người kia sắp đi xa liền gọi các đầy tớ của mình lại…”. Câu khởi đầu này của Mátthêu cho thấy sự nối kết rất gần gũi giữa dụ ngôn này với dụ ngôn “mười trinh nữ đi đón chàng rể” (Mt 25,1-13). Nó hoặc là minh họa cho dụ ngôn, làm rõ thêm dụ ngôn trước đó, hoặc củng cố cho dụ ngôn trước đó.[1] Bản dịch Anh ngữ ESV còn dịch liên từ (γὰρ) như là một liên từ chỉ sự kết quả (for): “vì thế” trong khi bản dịch Pháp Ngữ (TOB), bản dịch Ý ngữ (CEI) và bản dịch Việt ngữ (CGKPV) đều dịch là “quả thế” (infatti, En effet). Khác với Matthêu, Luca đặt dụ ngôn này (Lc 19,11-27) ngay sau tường thuật về việc Chúa Giêsu viếng thăm nhà ông Dakêu. Và lý do mà Luca đưa ra, bối cảnh cụ thể mà Chúa Giêsu kể dụ ngôn này là vì Chúa Giêsu lúc đó đang tiến gần đến Jêrusalem và nhiều người nghĩ rằng Vương quốc Thiên Chúa sẽ đến ngay lập tức, nên “Chúa Giêsu mới kể cho họ nghe dụ ngôn này” (Lc 19,11). Cũng nên nhắc lại rằng Tin Mừng Luca, tường thuật về chặng đường đức Giêsu lên Jêrusalem dài nhất trong tất cả các sách Tin Mừng. Thánh Luca dành đến mười chương để tường thuật hành trình này (9,51 – 19, 44). Dụ ngôn mười nén bạc của Luca được đặt ở giao điểm giữa đoạn cuối của cuộc hành trình này và tường thuật về sự kin Chúa Giêsu tiến vào Jêrusalem. Mátthêu đặt dụ ngôn này vào trong loạt những bài giảng về thời cánh chung sau khi Ngài đã vào Jêrusalem vinh quang.

Thứ hai, tác giả Mátthêu chỉ nói là “một người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ mình lại chia…”, không cụ thể là ai và đi đâu để làm gì. Trong khi đó Luca xác định khá rõ địa vị của người này. Ông ta là một người đàn ông quý tộc (εὐγενὴς). Và lý do cũng rất cụ thể là ông này đi xa để lãnh nhận vương quyền và sẽ trở về (Lc 19,12).

Thứ ba, trong Luca, số người mà ông ta gọi đến để trao nén bạc là mười đầy tớ và số tiền mà ông đưa cho họ chung chung là mười người lãnh nhận mười mna (μνᾶ).[2] Nhưng sau đó, tác giả Luca lại chỉ đề cập đến ba người báo cáo về số tiền mà chủ giao mà thôi. Người thứ nhất đạt được mười minas và người thứ hai năm minas. Người thứ nhất được khen là “làm tốt lắm, đầy tớ tốt lành, vì ngươi đã trung thành trong việc nhỏ, hãy cai trị mười thành”. Người thứ hai chỉ được bảo là “ngươi sẽ cai trị trên năm thành (Lc 19,15-19). Mátthêu xem ra chặt chẽ hơn khi nói rằng ông chủ trao cho ba người đầy tớ mỗi người một số lượng khác nhau. Người lãnh năm talanton[3] người lãnh hai talanton và người khác nữa lãnh một talenton. Mátthêu còn nói rõ là mỗi người tùy theo khả năng của họ, chứ không phải ai cũng như ai.

Thứ tư, theo tác giả Luca, ông này ra lệnh cho mười đầy tớ của mình là “hãy lấy số tiền này đầu tư cho đến khi tôi trở về” (Lc 19,13). Tác giả Mátthêu không ghi lại mệnh lệnh này. Thay vào đó, ông cho thấy hành động cụ thể của ba người đầy tớ. Trong đó, người thứ nhất đã lấy năm talanton đi làm ăn kinh doanh ngay lập tức và đã sinh lời được năm talenton khác. Người đã lãnh hai talanton cũng sinh lời được hai talanton khác. Còn người thứ ba, người nhận một talanton thì đem đi đào đất và chôn giấu.

Thứ năm, phần thưởng mà ông chủ dành cho các đầy tớ biết sinh lời cũng khác nhau giữa hai phiên bản của Luca và Mátthêu. Trong khi, các đầy tớ của Luca được trao quyền lãnh đạo trên số thành tương ứng mới số mnas mà họ sinh lời. Các đầy tớ của Mátthêu được lời hứa là sẽ được trao nhiều (vốn) hơn và được mời gọi là hãy vào hưởng niềm vui của ông chủ.

Thứ sáu, tác giả Luca tường thuật chi tiết những người công dân của ông ghét ông nên sai một phái đoàn đến sau ông để nói rằng “chúng tôi không muốn rằng ông này làm vua chúng tôi.” (Lc 19,14). Đây là chi tiết không hề tồn tại trong tường thuật của Mátthêu. Chi tiết này cùng với chi tiết “người đàn ông quý phái đi xa để lãnh nhận vương quyền” (Lc 19,11) và chi tiết “giết chết những người dân” (Lc 19,27) theo trình thuật của thánh Luca được sử gia Josephus liên tưởng đến sự kiện lịch sử liên quan đến Archelaus. Số là, sau khi vua Hêrôđê Cả băng hà, Archelaus cùng đoàn tùy tùng của mình đã đến Roma để thuyết phục hoàng đế Kaisar chấp nhận cho ông ta làm kế thừa vua cha. Trong khi đó một phái đoàn năm mươi người Do thái từ Israel, hợp với tám ngàn người Do Thái tại Rôma, đã đến trước Kaisar để tranh luận nguy cơ làm vua của Archelaus. Theo những bản văn của Josephus, Archelaus đã giết chết 3000 người Do Thái gây rối trước khi đến Roma (Josephus, J.W. 2.1-38, 80-111; Ant. 17.208-49, 299-320).

Thứ bảy, Luca kết thúc dụ ngôn của mình với việc ông chủ ra lệnh giết chết  những kẻ không muốn ông làm vua (Lc 19,27). Mátthêu kết thúc một cách hợp lý hơn: Người đầy tớ vô dụng đã bị tống ra ngoài nơi tối tăm, và ở đó anh sẽ là người khóc lóc và nghiến răng (Mt 25,30). Đây là kết luận mang tính cánh chung trong các câu chuyện của Mátthêu.

Một vài điểm chú giải

1.   Người kia đi xa (ἄνθρωπος ἀποδημῶν): Ý tưởng một người kia (một ông chủ vắng mặt) trong dụ ngôn này nhằm làm nổi bật cốt truyện trong đó trách nhiệm của người đầy tớ được đặt nặng. Rõ ràng Mátthêu không muốn nói gì đến mục đích đi xa của ông này và thậm chí danh tánh, địa vị của ông cũng không được đề cập đến. Chi tiết cần thiết nhất đc giả cần biết đến là ông ta “đi xa” (apodemeo). Ông chủ đi xa có nghĩa là trách nhiệm trông nhà, trông cửa thuộc về các đầy tớ. Và ông chủ vắng bóng càng cho thấy mức độ trưởng thành và trung tín của một người đầy tớ. Có những người đầy tớ chỉ trung thành giả tạo khi có mặt ông chủ. Còn những người đầy tớ đích thực, thì họ tôn trọng chính bản thân và nhân phẩm đầy tớ của mình. Họ có lòng tự trọng, và luôn có tinh thần trách nhiệm cao nhất dù có ông chủ ở đó hay không. Người Việt nam có câu: “Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm/ gà mọc đuôi tôm”. Một khi chủ vắng mặt thì những cái xấu xa, tính vô trách nhiệm của một đầy tớ rất dễ phơi bày. Mc 14,34-36 cũng nói đến một ông chủ đi xa và giao nhà, giao việc cho các đầy tớ, mỗi người mỗi việc và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Rõ ràng, chi tiết một người kia đi xa rất quan trọng trong dụ ngôn này. Nó để lại không gian hành động và trách nhiệm của các đầy tớ. Ông chủ của Mátthêu tín thác tài sản mình trong tay các đầy tớ và chờ đợi một kết quả tích cực. Ý tưởng “một người đi xa” xuất hiện trong câu chuyện cánh chung với nhiều hình ảnh khác nhau:  Ông chủ vắng mặt trong dụ ngôn “người đầy tớ trung tín hay thất tín” (Mt 24,45-51; Lc 12,42-46); Chàng rể trì hoãn đến (Mt 25,1-13); “Con Người đến trong vinh quang” (Mt 2531-46). Mátthêu nhấn mạnh đến việc không ai biết ngày đến của Con Người (24,36.42.44.50; 25,13) và tác giả cũng làm nổi bật chủ đề “canh chừng, khôn ngoan và trung thành”.

2.   Trao cho họ tài sản của mình (τὰ ὑπάρχοντα). Danh từ được dịch là tài sản trong dụ ngôn này cũng rất đáng chú ý. Trong ngôn ngữ gốc Hy Lạp, đây là một động từ dạng phân từ (participle), được dùng như một danh từ có mạo từ xác định đi trước. Nó phát xuất từ động từ “ὑπάρχω” có nghĩa là tồn tại, hiện diện, là…giống như động từ eimi. Như vậy, cái mà ông chủ trao cho đầy tớ có thể là một tài sản bình thường như tiền bạc, đất đai, nhà cửa, nhưng cũng có thế quý giá hơn nữa, là chính bản thân ông, chính sự hiện hữu, sự tồn tại của ông. Danh từ tài sản này gợi nhớ đến Mt 24,7, nơi mà ông chủ cũng hứa trao toàn bộ tài sản của mình cho đầy tớ thông minh và trung thành coi sóc. Trong câu chuyện của Tôbia, ông Tôbít để lại những nén bạc cho Gabael ở Media và hai mươi năm sau, ông nói cùng con trai là Tôbia về số tiền trao phó. Phần còn lại của cuốn sách là về hành trình của Tôbia để lấy lại số tiền (Tb 1,14; 4,20-21; 5,3). Số tiền được trả lại với dấu đóng chứng tỏ sự nguyên vẹn (Tb 9,5). Rõ ràng trong trường hợp này, đây là số tiền được trao phó với mục đích giữ gìn chứ không phải đầu tư.[4]

3.   Trao talenton… mỗi người theo khả năng của mình. Không biết ngẫu nhiên hay hữu ý, trong ngôn ngữ hiện đại đơn vị tiền tệ này được dịch là talent (tiếng Anh, tiếng Pháp), “talenta” (Latin), “talent” (Ý), cũng có nghĩa là tài năng tự nhiên.[5] Có thể diễn giải là ông chủ trao tài năng cho các đầy tớ… tùy theo khả năng của mỗi người. Món quà tài năng này được trao không phải như nhau cho tất cả mọi người nhưng mỗi người tùy theo khả năng sử dụng nó để sinh lời. Thật hợp lý, khả năng mỗi con người không giống nhau. Ông chủ chắc chắn biết rõ điều ấy và trao số lượng talanton đúng với khả năng của mỗi người.[6] Nếu trao thiếu thì người đy tớ ấy không phát huy hết khả năng của mình. Còn nếu trao dư thì người đầy tớ sẽ không dùng hết đâm ra uổng phí. Thánh Phaolô có những ý tưởng tương tự như thế. Thư Rm 12,3-8 “nói về mức độ đức tin mà Chúa trao gửi cho anh ta” và “món quà khác nhau theo ân sủng đã được ban cho chúng ta”. Ep 4,7-8 và 1 Pt 4,10 đề cập đến việc khi mỗi người đã lãnh nhận một món quà, hãy tận dụng nó vì nhau, như là những người phục vụ ân sủng muôn hình vạn trạng của Chúa”.

4.   Lập tức… ra đi… làm việc… và đạt được (kiếm được). Ba động từ liên tục được sử dụng cùng với trạng từ chỉ mức độ nhanh chóng, gấp rút, dồn dập của người đầy tớ thứ nhất, người được trao năm nén, cho thấy sự nhiệt thành, trách nhiệm và chịu thương chịu khó của người đầy tớ này.[7] Trạng từ “tương tự như thế” (ὡσαύτως) đặt ngay trước biểu hiện của người đầy tớ thứ hai, người nhận được hai talanton. Tuy tác giả không lặp lại những động từ dày đặc và trạng từ chỉ tính gấp rút trong hành động của người thứ nhất nhưng trạng từ “tương tự như thế” đã thay thế cho tất cả các cách diễn tả ấy. Nghĩa là cả hai người đầy tớ này đều trung thành, trách nhiệm, nhiệt thành cách gấp rút, nhanh nhất có thể để làm cho những talanton mà chủ ban cho mình được sinh lời gấp đôi. Và họ đã thành công.

5.   Hành động của người thứ ba, người đã nhận được một talenton. Liên từ “nhưng” (δὲ) được đặt đầu câu báo hiệu một sự trái ngược giữa hành động của người thứ ba so với hai người trước. Anh đi khỏi, đào đất, chôn số bạc của chủ anh ta. Anh cũng có ba hành động nhưng không được bắt đầu bằng trạng từ vội vã. Giả định rằng anh ta cứ bình chân, không lấy gì làm vội vã trong các hành động của mình. Và những hành động của anh ta đều mang tính tiêu cực. Đào đất và chôn bạc. Trong Luca, người đầy tớ này giấu mina trong vải. Động từ “đi khỏi, rời khỏi” (ἀπελθὼν), khởi đầu cho loạt hành động của anh khác so với hành động “lên đường, đi tới” (πορευθεὶς) của hai người trước đó. Chôn giấu bạc dưới đất là một thói quen của người thời xưa. Nếu anh ta đào đất và chôn giấu số bạc của mình thì đó là chuyện bình thường. Ngạn ngữ xưa có câu: “Tiền bạc chỉ được canh giữ bằng cách chôn dưới đất”. Theo như Jeremias (Parables, 61), chôn tiền được xem như bảo đảm tốt nhất để chống trộm. Ai chốn giấu tiền thì thoát khỏi trách nhiệm pháp lý, trong khi đó ai gói tiền ký thác trong vải thì chịu trách nhiệm cho việc mất.[8] Trong Mt 13,44, Đức Giêsu đề cập đến một kho tàng được chôn trong ruộng, diễn tả một truyền thống cất giấu tài sản của người xưa. Tuy nhiên, đây không phải số bạc được trao để cất giữ.[9] Rõ ràng là anh này không hiểu rõ ý chủ của mình. Nếu chủ đưa bạc cho anh chỉ để cất giấu thì không cần chia talanton từng người tùy theo khả năng của mình. Ông chủ chắc chắn cũng có kho để cất giấu tài sản của mình, không cần trao cho từng người đầy tớ mỗi người một số lượng khác nhau như thế.

6.   Sau một thời gian dài (πολὺν χρόνον). Đây là kiểu nói thể hiện sự trì hoãn, tương tự như chúng ta đã gặp trong những dụ ngôn trước Mt 24,48 và 25,5. Đây rất có thể là thời gian giữa lúc Chúa Giêsu lên trời và trở lại trong vinh quang.[10] Nó kết hợp với hình ảnh “người đàn ông đi xa” trong phần đầu tiên của dụ ngôn để làm thành một hành trình của người chủ: Ra đi và trở lại sau một thời gian dài. Đây là thời gian có đủ để các đầy tớ sinh lời theo đúng khả năng và số vốn mà Chúa trao phó.

7.   Đầy tớ tốt lành và trung thành: Cả hai người đầy tớ đầu tiên cùng được ông chủ khen với cùng những loại phẩm tính: “Tốt lành và trung thành” (ἀγαθὲ καὶ πιστέ). Cả hai đều được khen là “làm tốt lắm” (εὖ). Cả hai anh tốt lành và trung thành trong cách thức sinh lời gấp đôi, kịp lúc trước khi chủ trở về. “Trung tín” là một phẩm tính của Thiên Chúa (1 Cr 10,13; 2 Tx 3,3; 2 Tm 2,13; Hr 10,23; 11,11). Một mình Thiên Chúa là Đấng “tốt lành” (Mt 19,17).

8.   Trên những việc nhỏ, ngươi trung tín, trên những việc lớn, Ta sẽ trao trách nhiệm: Cả hai người đầy tớ “người đạt được 5 nén khác” và “người đạt được hai nén khác” đều được hứa hẹn về một trách nhiệm lớn hơn. Trách nhiệm này được dựa trên sự “trung tín” (πιστός). Sự trung tín/ trung thành được nhấn mạnh. Đức Giêsu đã từng nhận định rằng: “Ai trung tín trong việc nhỏ hơn, thì trong việc lớn cũng trung tín; ai trong việc nhỏ hơn bất chính thì trong việc lớn cũng bất chính” (Lc 16,10). Nhận định này được đặt trong bối cảnh cách thức sử dụng tiền của bất chính. Người đạt được năm nén còn được trao thêm cho một nén được lấy từ người “chôn giấu số bạc” của ông chủ (25,28). Trước đó, Đức Giêsu cũng đề cập đến hình ảnh người “đầy tớ trung tín và khôn ngoan” (Mt 24,45). Đó là người “cấp phát lương thực đúng thời cho các tôi tớ” và được ông chủ trao trách nhiệm trên tất cả tài sản của ông (24,47).

9.   Hãy vào trong niềm vui của chủ anh. Cùng với lời khen và lời hứa được giao nhiều hơn là một đối đãi hết sức hậu hỷ: “Hãy vào trong niềm vui của ông chủ ngươi”. Đó có thể là lời mời gọi vào dự tiệc Mêsia trong thời cánh chung. Nên nhớ thân phận của họ là những đầy tớ. Được đi vào trong niềm vui của ông chủ là một thay đổi về tình trạng, thân phận của họ.[11] Cũng như năm cô trinh nữ khôn ngoan, nhờ đã sẵn đèn dầu, được vào dự tiệc cưới với chàng rể, hai người đầy tớ tốt lành và trung thành cũng được vào hưởng niềm vui của chủ các anh. Lời mời gọi này không có trong bản dụ ngôn của Luca. Bản tiếng Việt (CGKPV), bản tiếng Pháp (TOB) và bản tiếng Ý (CEI) đều dịch có ý rằng “hãy vào và hưởng niềm vui của chủ anh”. Trong khi đó bản nguyên ngữ tiếng Hy Lạp thì chỉ nói là “hãy vào bên trong (εἰς, vào trong) niềm vui của chủ anh”. “Vào bên trong” có thể ngụ ý là chia s chung niềm vui với chủ của anh. Anh được hòa vào trong niềm vui của chủ anh, được chung phần với chủ. Đó là niềm vinh dự của người tôi tớ vì tôi tớ thường dù có làm gì thì cũng là việc bổn phận. Từ đi vào (εἰσέρχομαι) cộng với giới từ bên trong (εἰς) được dùng ở đây giống y chang như động từ và giới từ được dùng trong dụ ngôn mười người trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể. Năm cô trinh nữ khôn ngoan, những người đã sẵn sàng di vào bên trong phòng tiệc cùng với chàng rể (Mt 25,10). Đây là lối diễn tả chung cuộc của buổi tiệc cánh chung. Thuật ngữ “niềm vui” torng tiếng Aram là thường có nghĩa là “bữa tiệc” hay “tiệc cưới”, trong thế giới Hy Lạp “niềm vui” diễn tả “ăn tiệc” với ông chủ.[12] Sự đi vào bên trong niềm vui của chủ không phải là trong chốc lát nhưng là kéo dài vĩnh viễn. Có người bên trong được chung vui thì chắc chắn cũng có những kẻ bên ngoài buồn bã. Đó là năm cô trinh nữ khờ dại hay là người tôi tớ thứ ba trong dụ ngôn này.

10.  Người đầy tớ lười biếng… xấu xa… và vô dụng. Anh đầy tớ này có một lý giải khá suôn sẻ và hợp lý và không làm hao hụt số vốn mà chủ giao. Tuy vậy, lối lý giải ấy không thuyết phục được ông chủ. Như đã nói trên, trong khi hai người đầy tớ trước đã hiểu được ý chủ và dấn thân sinh lời gấp đôi ngay lập tức, người đầy tớ này lừng khừng, không hiểu, và chỉ làm theo suy nghĩ của anh. Đầy tớ thì phải làm theo ý chủ, đoán ý chủ mà làm. Đầy tớ này được chủ kết luận là lười biếng[13], bởi anh ta đã không làm gì trong suốt thời gian dài chủ đi vắng. Đối nghịch lại với hai phẩm tính tốt mà ông chủ dành cho hai người tôi tớ trước (tốt lành và trung thành) là hai tật xấu dành cho người đầy tớ thứ ba: Xấu xa và biếng nhác. Anh bị cho là xấu xa có thể là do anh đã nghĩ sai về chủ của anh, hoặc anh đã lấy ý anh làm ý chủ. Còn có ý trách vì ông chủ như thế nên anh ta làm như vậy. Vì ông chủ hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi nên anh ta mới đâm sợ và đi chôn giấu số bạc. Nói cách khác anh quy trách nhiệm cho lỗi lầm của anh là vì tính cách của chủ anh, chứ không phải do anh lười biếng. Rõ ràng một đầy tớ không biết ý chủ, lấy ý mình làm ý chủ, lười biếng, không làm gì trong suốt thời gian dài, là một đầy tớ vô dụng, hết xài. Nếu sự tốt lành và trung thành của hai đầy tớ trước được đánh giá dựa trên số bạc mà họ đã đạt được, thì sự xấu xa và lười biếng của người thứ ba được đánh giá dựa trên sự không “đạt được” của anh.[14] Người đầy tớ thứ ba không được ông chủ trao cho trách nhiệm trên “việc lớn hơn” như hai đầy tớ trước, Hơn nữa, anh còn bị lấy đi số bạc được trao phó và nhất là bị trừng phạt nghiêm khắc.

11.   Hãy ném tên đầy tớ vô dụng ra bên ngoài vào trong nơi tối tăm.”[15] Trái ngược với số phận dành cho những đầy tớ tài giỏi và trung thành: Được mời vào bên trong niềm vui của ông chủ, ngưới đầy tớ biếng nhác, xấu xa và vô dụng bị quăng vào nơi tối tăm bên ngoài. Như đã nói trên, có người bên trong thì sẽ có kẻ bên ngoài.[16] Đó là cấu trúc dụ ngôn của Mátthêu. Có năm cô trinh nữ khôn ngoan, thì có năm cô khờ dại. Những người vào bên trong được mời “hãy vào”, trong khi những người ra bên ngoài thì bị “quăng”. Quăng, ném là động từ dành cho một sự vật chứ không dành cho một con người. Quăng, ném giả định một sự túm lấy, trói lại rồi mới quăng đi. Anh ta vô dụng nên bị quăng đi như một đồ vật phế thải. Những người tốt và trung thành thì đi vào niềm vui của chủ, còn tên đầy tớ vô dụng thì đi vào nơi tối tăm. “Vào nơi tối tăm bên ngoài” diễn tả sự phán xét chung cuộc.[17] Hình phạt của tên đầy tớ vô dụng còn được diễn tả một cách chi tiết rùng rợn hơn: Kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng. Bản dịch Việt Ngữ (CGKPV) là: “Ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng”. Cách dịch này diễn tả hành động nhưng không gột tả hết được ý nghĩa của bản văn. Bản văn gốc Hy Lạp không dùng động từ khóc lóc và nghiến răng mà dùng hẳn động từ eimi (là) cùng với hai danh từ với mạo từ xác định: kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng (ὁ κλαυθμὸς καὶ ὁ βρυγμὸς τῶν ὀδόντων). Anh ta sẽ biến thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng. Từ nay anh ta được gọi là “kẻ khóc lóc” và “kẻ nghiến răng”. Cùng lúc anh ta làm hai hành động và không phải một khoảng thời gian nhất định, nhưng suốt đời. Nó bao trùm cả số phận, tình trạng, cho suốt phần đời còn lại của anh. Cũng như thế, những đầy tớ chung vui với chủ là vui suốt cả phần đời còn lại của họ. Đó là cách thức diễn tả một tình trạng chung cuộc của thời cánh chung. Lối diễn tả hình phạt khóc lóc và nghiến răng được Mátthêu sử dụng nhiều lần khác. Trong Mt 8,12 Đức Giêsu cảnh báo rằng thiên hạ sẽ từ đông tây đến dự tiệc với Abraham, Isaac và Giacóp trong Nước Trời, còn con cái vương quốc thì bị quăng ra ngoài nơi tối tăm và sẽ trở thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng. Luca không đề cập đến hình phạt dành cho người thứ ba nhưng chỉ có lệnh “giết” dành cho các công dân nổi loạn (19,27).

12.   “Người đã có tất cả thì sẽ được cho thêm và sẽ có dư tràn, còn kẻ không có thì ngay cái nó đang có cũng sẽ bị lấy đi.”[18] Đây là câu giải thích cho bối cảnh cụ thể, khi người đã có mười talanton đã được cho thêm một talanton nữa. Điều này hiện thực hóa lời hứa của ông chủ ở 25,21 dành cho người đầy tớ tài giỏi và trung thành vì anh đã trung thành trên số ít được giao. Nó cũng lý giải cho việc người đầy tớ biếng nhác có ít nhất (chỉ có một đồng), thì đã bị lấy đi. Tiếng Việt rất lợi thế trong việc truyền tải hai động từ bị động trong câu này. Trong khi động từ cho thêm được dịch ở thể bị động là “được cho thêm” với một ý nghĩa tích cực, động từ lấy đi, tước đi ở thể bị động được dịch là “bị lấy mất” với ngụ ý rất tiêu cực. Cách dịch này trong tiêng Anh, tiếng Ý hay tiếng Pháp, không hề thấy rõ. Thể bị động trong các động từ này được gọi là bị động thần linh. Có nghĩa là Chúa chính là tác nhân của các hành động này. Chúa sẽ “ban thêm” cho kẻ đã có nhiều và Chúa sẽ “lấy đi” cái đang có của kẻ có ít. Đó cũng là hình phạt dành cho những kẻ làm gương mù, gương xấu và phá luật (Mt 13,12), rồi hình phạt dành cho kẻ đầy tớ xấu xa, chè chén say sưa đánh đập tôi trai tớ gái (Mt 24,51). Luca cũng nói đến cùng hình phạt dành cho quân làm điều bất chính (Lc 13,28).

Bình luận tổng quát

Dụ ngôn những talanton nằm trong loạt ba dụ ngôn nói về thời cánh chung của Mátthêu: dụ ngôn hai đầy tớ (Mt 24,45-51); Dụ ngôn mười người trinh nữ đi đón chàng rể (Mt 25,1-13); và dụ ngôn những talanton (Mt 25,14-30). Dụ ngôn những talanton của Mátthêu có cấu kết chặt chẽ và mạch lạc hơn dụ ngôn có cùng chủ đề của Lc 19,11-27. Dụ ngôn gồm có 3 phần. (1) Ông chủ đi xa và trao talanton (Mt 25,14-15); (2) Hành động của ba người đầy tớ (25,16-18); (3) Báo cáo của ba đầy tớ, kéo theo phần thưởng và hình phạt (25,19-30). Việc ông chủ đi xa diễn tả một khoảng thời gian vắng bóng của ông chủ, đồng nghĩa với việc ông trao lại cho các đầy tớ không gian và thời gian tự do thể hiện trách nhiệm của mình. Và khoảng thời gian ông chủ đi vắng được diễn tả là rất lâu. Các đầy tớ được giả định có đủ thời gian phát huy tài năng của mình. Hơn thế nữa, ông còn trao cho họ những talanton phù hợp theo khả năng của mình. Ông biết rõ khả năng từng người và trao đúng số lượng cần thiết, không hơn không kém. Người tôi tớ khôn ngoan, nhiệt thành và trách nhiệm sẽ tận dụng thời gian ngay lập tức, nhanh nhất có thể để đầu tư sinh lời. Quả thật, hai đầy tớ đầu tiên đã làm như thế và đã làm rất hiệu quả. Mỗi người đều sinh lời được gấp đôi. Còn người đầy tớ thứ ba thì lười biếng, lừng khừng, không muốn đầu tư, không muốn làm việc. Anh ta đã chôn dấu talanton của chủ và dự định sẵn một phương án để đối phó với ông chủ. Mọi chuyện xảy ra đúng như logic của nó. Những người nhiệt tâm và siêng năng đã được ông chủ khen thưởng như những đầy tớ tài năng và trung thành. Ngoài những mỹ từ ca tụng đức hạnh này, ông chủ còn hứa là sẽ trao thêm vốn liếng và cơ hội cho những đầy tớ này nữa. Bằng chứng cụ thể là ông đã trao thêm cho người có mười talanton một nén nữa. Hơn nữa họ còn được mời gọi cách long trọng là “vào niềm vui của chủ anh”. Đó là một phần thưởng được đồng bàn, được chia sẻ được đồng hưởng niềm vui và sự sung túc của chủ. Người tôi tớ thiếu nhiệt thành, lừng khừng bị mắng nhiếc bằng những từ thậm tệ: xấu xa và biếng nhác. Anh bị tước lấy talenton mà anh đang có, bị công bố là kẻ vô dụng, hết xài. Ngoài ra, anh còn bị tống ra ngoài nơi tối tăm. Hơn nữa, anh phải trở thành người khóc lóc và nghiến răng trọn kiếp. Đức Giêsu sẽ trở lại trong ngày tận thế. Khoảng thời gian trước khi Ngài trở lại được ví như khoảng thời gian ông chủ vắng bóng, đi xa. Ngài trao cho mỗi tín hữu thời gian và cơ hội để họ hoàn thiện đời mình. Cái mà Thiên Chúa trao cho mỗi người tín hữu, những talanton mà người trao gửi vào tay từng người là chính sự sống, sự hiện hữu của người. Ngài trao cho họ hình ảnh của Ngài, hơi thở của Ngài, cùng với những ân sủng cần thiết để con người có thể trở nên hoàn thiện như chính chính Chúa là Đấng hoàn thiện. Lời mời gọi nên hoàn thiện phải luôn được thể hiện ngay lập tức, gấp rút và từng phút giây. Mỗi người không những phải tự sửa đổi nhưng thói hư tật xấu nơi mình mà còn phải hướng đến kẻ khác với con tim yêu thương, thể hiện bằng những hành động tử tế đối với đồng loại, đặc biệt là với những người yếu đuối, nghèo hèn. Sự hoàn thiện bản thân của con người còn phải được thể hiện qua thái độ sống trách nhiệm với vũ trụ, với thế giới, với tài nguyên thiên nhiên và môi trường mà Thiên Chúa, Tạo Hóa đã ban tặng và trao cho mỗi người trách nhiệm trông nom giữ gìn ngay từ khởi thủy. Lời mời gọi hãy nên hoàn hảo như Cha anh em trên trời là đấng hoàn hảo được thánh Mátthêu đặt vào cuối chương 5 (5,48). Đây là chương đầu tiên của Bài Giảng Trên Núi (Mt 5 – 7). Và chương 5 được khởi đầu bằng tám mối phúc thật, trong đó những lời chúc phúc được đảo ngược dành cho những kẻ khó nghèo về tinh thần; những người hiền lành; những người sầu khổ; những người khao khát sống cuộc đời công chính; những người thương xót người khác; những người có trái tim tinh tuyền;  những người xây dựng hòa bình; những người bị bách hại vì lẽ công chính. Và lời mời gọi khó khăn nhất cuối chương 5, cũng là điều kiện để mỗi tín hữu chứng tỏ mình là con của Cha trên trời, là “hãy yêu mến kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ anh em” (Mt 5,44-45). Đời người được ví như thời gian ông chủ đi xa, như Thiên Chúa vắng bóng. Ngài nhường lại không gian, thời gian và trao cho mỗi người những tài năng theo đúng khả năng của mỗi người. Thời điểm ông chủ trở về, lúc Chúa đến, là giờ chết của mỗi người, hay là ngày tận thế. Sự phán xét vào lúc ấy là chung cục không thể thay đổi gì nữa. Người được mời gọi vào hưởng niềm vui của chủ và kẻ bị quăng ra ngoài nơi tối tăm và trở thành kẻ khóc lóc và nghiến răng. Tất cả ranh giới này là vĩnh viễn. Phụng vụ Lời Chúa vào cuối năm phụng vụ mời gọi mỗi người rà soát lại túi của mình xem mình đã sinh lời được những gì và đánh mất những gì và cần phải làm thêm gì nữa để hoàn thiện mỗi ngày. Chắc chắn rằng, lời mời gọi này, Chúa Giêsu đã mời gọi hơn 2000 năm và còn mời gọi, nhắc nhở chúng ta mỗi ngày chứ không chỉ là cuối năm phụng vụ. Vấn đề là các tín hữu của Ngài có để tâm và nhiệt tâm hay không mà thôi.

Lm. Joseph Phạm Duy Thạch SVD

 



[1]Hōsper gar (“For it is just like,” v. 14) should not be understood so that the parable is seen merely as an explanation of v. 13 and the idea of being alert. More likely it illustrates the broader themes of the whole section, as its parallels with 24:45-51 attest” [K.R. Snodgrass, Stories with Intent. A comprehensive Guide to the Parables of Jesus (Grand Rapids 2018) 404]; “Its sequel lacks that specific identification, but the opening phrase, hōsper gar, literally “for just as”, indicates that the same subject is under discussion” [R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew (NICNT; Grand Rapids 2007) 953].

[2] Mna (μνᾶ, μνᾶς) là một đơn vị tiền tệ trong tiếng Hy Lạp. Theo Friberg, nó có giá trị tương đương 60 drachmas, hay là 1/60 talenton. Trong Tân Ước, nó có giá trị tương đương với 100 shekels. Danker còn nói thêm là nó có thể mua được 20-100 con bò tùy theo thời giá.

[3] Khác với Luca, Mátthêu dùng đơn vị talenton (τάλαντον). Theo Friberg thì một talenton có giá trị cân nặng bằng 26-28 kilogram hay tương đương với 3000 shekels Do thái. 5 talenton xấp xỉ bằng 30.000 đồng Rôma. 2 talenton, xấp xỉ 12.000 đồng Rôma.

[4] K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 400.

[5] The definition we know of “talent” referring to human ability was derived from this parable, and, even though people interpreted “talent” in connection with ability much earlier, this use of the word did not emerge until the fifteenth century. For modern readers this meaning is at least distracting and potentially misleading. A talent in the ancient world was a monetary weight of approximately 60 to 90 pounds depending on the metal in question, the value of a talent was equivalent to 6000 days’ wages for a day laborer (roughly twenty years’ work), so the man given five talents was given an enormous sum” (K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 405).

[6] “Because Luke’s figures for the money are probably more accurate and he says that each received the same amount, Matthew may here make a special point in noting that the master gave “each according to his ability”—he already knew which slaves would be most industrious, but expected all to show some industry” [C.S. KEENER, The Gospel of Matthew. A Socio-Rhetorical Commentary (Grand Rapids – Cambridge) 600]; “The principle of different levels of responsibility depending on the slaves’ individual ability hints at the parable’s intended application” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 953).

[7] “The first slave’s eagerness—he “went straight off and …” (see p. 933, n. 19)—is a model for enthusiastic discipleship. He and his first colleague achieve spectacular results (100% profit), but clearly there was a risk involved, which their other colleague was unwilling to face” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 954).

[9]In that case, burying the money is appropriate, but the money in the parable is not left for safekeeping. The assumption, which all would recognize, is that the servants are to use the money to create profit, or “to each according to his ability” in Matt 25:15 would make no sense. Other options with regard to the third servant will be treated below. Luke 19:13b only makes explicit what everyone would assume” (K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 408).

[10] This warning applies to all disciples, but perhaps most severely to church leaders: “A Christian leader who does not lead is damned” (Meier 1980: 300). That the householder is on a journey and will return unexpectedly may imply a possible “delay” of the parousia, although it is clearer in Luke (“far” country—Lk 19:12). “Settling accounts” again becomes a figure for the time of judgment (cf 18:23) (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 600); R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 954.

[11] “But along with the added responsibility goes a significant change of status, the new relationship of sharing the master’s happiness” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 955).

[12] “Although Matthew may know that the Aramaic word translated into Greek as “joy” can also mean “feast” or “wedding feast” (Jeremias 1972: 60n.42; Gundry 1982: 506), purely Greek-speaking readers would lose very little: the term “joy” can connote banqueting with the master (cf. 25:10), and the context of the preceding parable supports this interpretation” (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 600).

[13] ὀκνηρός tính từ này thường được dịch là lười biếng (CGKPV) nhưng nó cũng có một nghĩa khác đó là chần chừ, do dự, ngại, sợ. Cách hiểu này xem ra hợp lý hơn theo cách ngụy biện của tên đầy tớ này. Nhưng nó lại không đúng với sự thật là anh ta biếng nhác.

[14] “Temples, including the Jerusalem temple, functioned as banks, and moneylenders were also common elsewhere in the Gentile world. Most people lacked capital, but those who had it could multiply their investment fivefold or even tenfold (Lk 19:16–18); doubling one’s investment (Mt 25:20, 22) might be regarded as a reasonable minimum return to expect in the ancient economy (Derrett 1970: 24, though citing here Hammurabi; cf. Hock 1988: 140)” (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 601).

[15]Casting into outer darkness is mentioned elsewhere only in Matt 8:12 and 22:13 and means separation from everything good, specifically God” (K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 410-411).

[16] “There is thus a fundamental division between good and bad disciples, between the saved and the lost, and the language of ultimate judgment is deployed again to warn the reader to take the parable’s message seriously. What ultimately condemned this disciple, and made him unready to meet his Lord at the parousia, was the fact that he had proved to be “useless” for the kingdom of heaven” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 566-567).

[17] D. J. Harington, The Gospel of Matthew, 353.

[18] “the same proverbial saying which was used of the progressive enlightenment of the disciples in 13:12 (see comments there) now underlines the theme that success breeds further success, while failure is further compounded” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 956).

No comments:

Post a Comment