Bản văn và dịch sát nghĩa
Việt |
Hy Lạp |
44
Nước Trời giống như một kho tàng được chôn trong thửa
ruộng, một người kia tìm được, dấu đi và từ sự vui mừng đó
anh ra đi và bán tất cả những gì mình có và
mua thửa ruộng ấy. 45
Nước Trời lại giống một thương gia tìm những viên ngọc
tốt. 46
Sau khi tìm được một viên ngọc quý giá, anh ta
ra đi bán tất cả những gì anh có và mua nó. 47
Nước Trời lại giống chiếc lưới được quăng xuống biển
và thu được tất cả các loại. 48
Khi lưới đã đầy, người ta kéo nó lên bờ biển và ngồi
xuống nhặt những con tốt vào giỏ và những con xấu người ta quăng ra ngoài. 49
Sẽ là như vậy trong ngày hoàn tất thời đại này,
các thiên sứ sẽ đến và tách những người xấu khỏi giữa
những người công chính. 50
Họ sẽ ném chúng vào lò lửa, ở đó sẽ thành kẻ khóc
lóc và kẻ nghiến răng, 51
Anh em có hiểu những điều này không? Họ nói
là: Thưa hiểu! 52
Rồi Người nói cùng họ: “Vì thế các Kinh Sư được
đào tạo cho Nước Trời, thì giống như người chủ nhà kia, người lấy từ kho tàng
của mình cả cái mới và cái cũ”. |
44 Ὁμοία ἐστὶν ἡ βασιλεία τῶν οὐρανῶν θησαυρῷ κεκρυμμένῳ ἐν τῷ ἀγρῷ, ὃν εὑρὼν ἄνθρωπος ἔκρυψεν, καὶ ἀπὸ τῆς χαρᾶς αὐτοῦ ὑπάγει καὶ πωλεῖ πάντα ὅσα ἔχει καὶ ἀγοράζει τὸν ἀγρὸν ἐκεῖνον. 45 Πάλιν ὁμοία ἐστὶν ἡ βασιλεία τῶν οὐρανῶν ἀνθρώπῳ ἐμπόρῳ ζητοῦντι καλοὺς μαργαρίτας· 46 εὑρὼν δὲ ἕνα πολύτιμον μαργαρίτην ἀπελθὼν πέπρακεν πάντα ὅσα εἶχεν καὶ ἠγόρασεν αὐτόν. 47 Πάλιν ὁμοία ἐστὶν ἡ βασιλεία τῶν οὐρανῶν σαγήνῃ βληθείσῃ εἰς τὴν θάλασσαν καὶ ἐκ παντὸς γένους συναγαγούσῃ· 48 ἣν ὅτε ἐπληρώθη ἀναβιβάσαντες ἐπὶ τὸν αἰγιαλὸν καὶ καθίσαντες συνέλεξαν τὰ καλὰ εἰς ἄγγη, τὰ δὲ σαπρὰ ἔξω ἔβαλον. 49 οὕτως ἔσται ἐν τῇ συντελείᾳ τοῦ αἰῶνος· ἐξελεύσονται οἱ ἄγγελοι καὶ ἀφοριοῦσιν τοὺς πονηροὺς ἐκ μέσου τῶν δικαίων 50 καὶ βαλοῦσιν αὐτοὺς εἰς τὴν κάμινον τοῦ πυρός· ἐκεῖ ἔσται ὁ κλαυθμὸς καὶ ὁ βρυγμὸς τῶν ὀδόντων. 51 Συνήκατε ταῦτα πάντα; λέγουσιν αὐτῷ· ναί. 52 ὁ δὲ εἶπεν αὐτοῖς· διὰ τοῦτο πᾶς γραμματεὺς μαθητευθεὶς τῇ βασιλείᾳ τῶν οὐρανῶν ὅμοιός ἐστιν ἀνθρώπῳ οἰκοδεσπότῃ, ὅστις ἐκβάλλει ἐκ τοῦ θησαυροῦ αὐτοῦ καινὰ καὶ παλαιά. (Matt. 13:44-52 BGT) |
Bối cảnh
Mt 13,44-52 tiếp tục bài giảng bằng
dụ ngôn, bài giảng thứ ba trong số năm bài giảng của Đức Giêsu theo cách cấu
trúc của tác giả Mátthêu. Đây là loạt ba dụ ngôn tiếp nối bốn dụ ngôn mô tả Nước
Trời Đức Giêsu đã kể trước đó: Người gieo giống; Lúa và cỏ lùng; Hạt cải; Men
trong bột. Kiểu mẫu giới thiệu “Nước Trời như…” được lặp lại và trạng từ “Πάλιν”
được lặp lại trong các dụ ngôn tiếp theo sau dụ ngôn “kho tàng chôn trong ruộng”
cho thấy sự nối tiếp và trật tự thời gian của loạt ba dụ ngôn này. Các khái niệm
cánh chung như “quăng vào lò lửa”, “kẻ khóc lóc”, “kẻ nghiến răng” nối kết chặt
chẽ với loạt dụ ngôn trước đó, dụ ngôn cỏ lùng và lúa. Khái niệm kho tàng cũng
nối kết với bài giảng nơi khác trong Tin Mừng Mátthêu và Luca (Mt 6,19.20.21;
12,35; 13,52; 19,21; Mc 10,21; Lc 12,33; 12,34; 18,22).
Cấu trúc
Mt 13,44-52 bao gồm ba dụ ngôn và một phần kết luận: Dụ ngôn
kho tàng (c.44); Dụ ngôn viên ngọc tốt (cc.45-46); Dụ ngôn lưới cá (cc.47-50); Và
phần kết luận (cc.51-52).
Kho tàng (c.44): Nước trời giống như… -
Một kho
tàng được chôn trong thửa ruộng, -
Một người
kia tìm được, dấu đi -
Ra đi
bán tất cả những gì mình có và mua thửa ruộng ấy Viên ngọc quý (cc.45-46): Nước trời lại giống như… -
Thương
gia tìm ngọc tốt, tìm được một viên ngọc quý -
Ra đi
bán tất cả những gì mình có và mua nó Chiếc lưới (cc.47-50): Nước trời lại giống như… -
Chiếc lưới
được quăng xuống biển và thu được tất cả các loại -
Nhặt những
con tốt vào giỏ và những con xấu quăng ra ngoài -
Các
thiên sứ tách những người xấu khỏi giữa những người công chính. -
Ném
chúng vào lò lửa, ở đó sẽ thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng Kết luận (cc.51-52) -
Các môn
đệ hiểu tất cả những gì thầy Giêsu nói -
Các Kinh
Sư được đào tạo cho Nước Trời, thì giống như chủ nhà lấy cả cái mới và cái cũ
từ kho tàng của mình. |
Một vài điểm chú giải
1. Kho tàng: Kho tàng là khái niệm quen thuộc trong lời giảng của Đức Giêsu. Đây là một
trong những điều quý giá mà con người qua mọi thời đại vẫn tìm kiếm. Nó tượng
trưng cho sự giàu có, sung túc về vật chất mà người đời thường mơ ước có được.
Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã mô tả sự trái ngược giữa kho tàng dưới đất
và kho tàng trên trời. Trong khi kho tàng dưới đất có nguy cơ bị mối mọt làm hư
hoại và bị kẻ trộm lấy đi, thì kho tàng trên trời tránh được tất cả những nguy
cơ đó. Chính vì thế, Người mời gọi các môn đệ “hãy tích trữ kho tàng trên trời”
(X. Mt 6,19-20; Lc 12,33). Đức Giêsu cũng khẳng định rằng “kho tàng của anh ở
đâu thì lòng anh cũng sẽ ở đó” (Mt 6,21; Lc 12,34). Trong Mt 12,35, Đức Giêsu lại
nói về sự đối lập giữa kho tàng tốt và kho tàng xấu của người tốt và người xấu
(cf. Lc 6,45). Một người có ý muốn theo Chúa, được mời gọi: “Nếu anh muốn nên
hoàn thiện thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một
kho tàng trên trời. Rồi hãy đền theo tôi” (Mt 19,21; Lc 18,22; Mc 10,21). Kho
tàng trên trời được mua bằng việc cho đi tài sản dưới đất. Kho tàng trong bối cảnh
dụ ngôn này được ví như Nước Trời. Nó không xa với ý tưởng “kho tàng trên trời”,
mà muốn có được người ta được khuyên phải bán hết tất cả tài sản dưới đất để
cho người nghèo.
2. Tìm được và dấu đi: Động từ tìm được giả định một hoạt động tìm
kiếm trước đó. Trong bài giảng trên núi, Đức Giêsu đã mời gọi các môn đệ: “Trước
hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người”. Kho tàng ở đây được
ví như Nước Thiên Chúa. Tìm được ở đây có thể hiểu là nhận ra giá trị của Nước
Trời như một kho tàng quý giá nhất. Việc chôn dấu kho tang trong ruộng là thòi
quen bình thường của người Cận Động cổ xưa, nhưng hành động tìm được kho tàng trong
ruộng của người khác và chôn dấu đi với ý định lấy làm của riêng mình xem ra không
hợp đạo đức cho lắm và có thể cũng không hợp pháp.[1] Bởi lẽ,
đó không phải là ruộng của người ấy và kho tàng ấy không thuộc quyền sở hữu của
người ấy. Có lẽ, dụ ngôn không bàn đến những yếu tố đó mà chỉ muốn nhấn mạnh đến
sự yêu thích của người này đối với kho tàng tìm được. Có thể nói người này quý
kho tàng ấy trên tất cả mọi sự, và làm mọi cách để đạt được.
3. Bán tất cả và mua: Quyết định này là quyết định chung cho cả người
nông dân lẫn người thương gia. Người này ngược với những người được biểu tượng
hoá bằng hình ảnh hạt giống rôi trên bụi gai, vì những người này bị vấp ngã vì
những lo lắng sự đời và ham mê tiền của. Tính từ “tất cả” được đặt trước mệnh đề
những gì anh có, cho thấy mức độ từ bỏ của người này để đạt được kho tàng mà
anh đã tìm được. Anh ta mua thửa ruộng mà mình dấu kho tàng, và như thế kho tàng
sẽ thuộc về anh ta. Vấn đề là anh ta phải bán tất cả, chứ không phải chỉ bán một
phần những gì mình có. Điều đó có nghĩa là từ đây, anh không còn gì nữa ngoài
thửa ruộng có kho tàng trong đó. Khi chấp nhận bán tất cả tài sản đề sở hữu kho
tàng là “Nước Trời”, người này đang thực hiện lời khuyên Tin Mừng: “Hãy tích trữ
kho tàng trên trời” trong Mt 6,19-20, hay nói cách khác, người này đang bày tỏ
ước muốn ước muốn nên hoàn hảo như trong Mt 19,21. Theo nghĩa này, “bán hết tài
sản của mình mà mua thửa ruộng” đồng nghĩa với “bán tài sản của mình mà cho người
nghèo và có một kho tàng trên trời”. Hai động từ “đi” và “bán” (hãy đi bán) ở
19,21 được sử dụng trong dụ ngôn này (người ấy đi bán). Trong lời mời gọi ở
19,21 còn có thêm mệnh lệnh mấu chốt là: “Hãy đến đây đi theo tôi”. Nghĩa là,
việc mua viên ngọc, hay kho tang phải kết hợp với cả điều kiện là đi theo Đức
Giêsu, hay có thể ngay trong hành động bán hết những gì mình có để mua kho tàng
hay viên ngọc quý đã bao gồm cả việc đi theo Đức Giêsu.
4. Viên ngọc quý: Song song với kho tàng, rất có thể là mơ ước của người nông dân, viên ngọc
tốt, là ước mơ của một thương gia. Ở dụ ngôn này, động từ “tìm kiếm” và “tìm thấy”
được dùng như một tiến trình rõ ràng. Trên hành trình đi tìm những viên ngọc tốt,
vị thương gia đã tìm được viên ngọc quý. Hành động của người thương gia này giống
y như hành động của người nông dân kia: Đi bán tất cả những gì anh có và mua
viên ngọc. Như thế, viên ngọc quý là thứ duy nhất mà anh còn lại, vì đã bán hết
tất cả.
5. Chiếc lưới tập hợp tất cả các loại: Chiếc lưới lại liên quan đến một loại nghề
nghiệp khác: Người đánh cá. Dụ ngôn này xem ra quen thuộc với các ông như
Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan, và bất cứ ngư phủ nào. Một cách tự nhiên, khi
quăng lưới xuống biển người ta bắt được tất cả các loại cá tốt – xấu, lớn – nhỏ
khác nhau. Tuy nhiên, Đức Giêsu sử dụng động từ “tập hợp” (συνάγω)
có lẽ ngụ ý đến việc tập hợp con người trong thời cánh chung. Đây chính là động
từ được dùng trong câu chuyện về cuộc phán xét cuối cùng, trong đó, “tất cả các
nước được tập hợp trước mặt” (συναχθήσονται ἔμπροσθεν αὐτοῦ πάντα τὰ ἔθνη) “Con Người đến
trong vinh quang”. Cụm trạng từ chỉ thời gian “vào thời hoàn tất làm rõ ý nghĩa
của động từ “tập hợp”. Tất cả các loại bao gồm người xấu và người công chính
như trong phần giải thích.
6. Con tốt … con xấu … người xấu … người công
chính: Một cách tự nhiên, các ngư
phủ sẽ chọn những con cá tốt bỏ vào giỏ và cá xấu, họ ném đi.[2] Công
việc này rất giống với công việc người ta nhặt cỏ lùng bó lại và đốt đi trong dụ
ngôn “lúa và cỏ dại”. Tương tự, vào thời cánh chung, các thiên sứ sẽ đến và
tách những người xấu ra khỏi người công chính. Công việc này lại giống như các
thiên sứ đuổi ra khỏi Vương Quốc của Người tất cả những căn nguyên sa ngã và những
kẻ xấu xa của dụ ngôn nói trên. Hình phạt bị quăng vào lò lửa[3] và trở
thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng[4] trong
dụ ngôn “lúa và cỏ dại” lại được lặp lại trong dụ ngôn này: Những người xấu bị
ném vào lò lửa ở đó họ sẽ là kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng. Dụ ngôn “chiếc lưới”
không nói về phần thưởng dành cho người công chính như trong dụ ngôn có lùng và
lúa “người công chính sẽ chiều sáng như mặt trời trong Vương Quốc của cha họ
(13,43)
7. Kẻ khóc lóc … kẻ nghiến răng: Hai danh động từ “khóc lóc” và “nghiến răng”
đi kèm với mạo từ xác định (ὁ κλαυθμὸς καὶ ὁ βρυγμὸς τῶν ὀδόντων), cùng với động từ eimi, diễn tả hai loại
người chứ không phải hai loại hành động của một con người (ở đó sẽ là kẻ khóc
lóc và kẻ nghiến răng). Cách dùng này tỏ lộ căn tính đau khổ vĩnh viễn của những
người xấu, chứ không phải hành động của họ trong một khoảng thời gian nhất định.
Trước khi trở thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng, những người xấu đã bị quăng
vào lò lửa, nghĩa là, họ khóc lóc và nghiến răng trong tình trạng bị lửa thiêu
đốt. Hình ảnh ông nhà giàu trong dụ ngôn “ông nhà giàu và anh Ladarô” nghèo có
thể là một minh hoạ cho tình trạng đau đớn của kẻ ở trong lò lửa: “Lạy tổ phụ
Ápraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ
vào lưỡi con cho mát, vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm” (Lc 16,24).
8. Thưa hiểu! Đó là đáp trả của các môn đệ dành cho câu hỏi của Đức Giêsu: “Anh em có
hiểu tất cả những điều ấy không? “Tất cả những điều ấy” (ταῦτα πάντα), trong bối cảnh này có thể là tất cả những
dụ ngôn Đức Giêsu đã kể, cùng với lời giải nghĩa, nhất là khối dụ ngôn gần với
câu hỏi này nhất. Câu trả lời của các môn đệ là minh chứng cho khẳng định của Đức
Giêsu trước đó: “Anh em được ơn hiểu các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không”
(Mt 13,11). Kiến thức của các môn đệ chứng tỏ họ không phải là loại hạt giống
rơi dọc đường, vì những người, được biểu trưng bằng hình ảnh hạt giống gieo dọc
đường, khi nghe lời về Nước Trời được gieo trong lòng mình thì không hiểu, nên
quỷ dữ đến lấy đi (Mt 13,19).[5] Các
môn đệ hiểu và đón nhận lời về Nước Trời.
9. Các Kinh Sư được đào tạo cho Nước Trời: Các Kinh Sư biểu trưng cho một nhóm người trí
thức và yêu mến Luật Cựu Ước.[6] Trong
Tân Ước, họ xuất hiện như những người chất vấn Đức Giêsu về nội dung Tin Mừng
Nước Trời mà Người đang rao giảng. Họ thường xuất hiện cùng với nhóm những người
Pharisêu trong nhiều cuộc tranh luận với Người. Dẫu cho họ có thể là các chuyên
gia về Luật Môsê, nếu muốn vào Nước Trời, họ phải được đào luyện bởi Đức Giêsu.
Động từ “μαθητεύω” nghĩa đen là “được trở thành môn đệ”,
“được môn đệ hoá”. Chủ từ của động từ bị động này có thể là Đức Giêsu hay giáo
huấn mới mẻ của Người. Đức Giêsu gián tiếp nhìn nhận họ là những người công
chính, nhưng cảnh báo các môn đệ phải có sự công chính vượt trội hơn sự công
chính của họ thì mới được vào Nước Trời (Mt 5,20). Uy quyền giảng dạy của Đức
Giêsu được dân chúng nhìn nhận là vượt trội hơn các Kinh Sư, nên họ phải học từ
Người là điều dễ hiểu. Trên thực tế, tác giả Mátthêu đã tường thuật câu chuyện
một Kinh Sư bày tỏ ý muốn theo Đức Giêsu và Người cho ông ấy biết thực tế không
mấy dễ chịu: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa
đầu” (Mt 8,19-20). Tác giả không chó biết là vị Kinh Sư này có theo Đức Giêsu
hay không sau khi nghe thực tế về cuộc đời bấp bênh đó. Thực tế, có những Kinh
Sư đã trở thành nhưng người tham gia trực tiếp trong vụ án Đức Giêsu (Mt 16,21;
20,18; 26,57; Mt 27,41).
10. Cái
mới và cái cũ: Đức Giêsu ví các
Kinh Sư được trở thành môn đệ vì Nước Trời giống như ông chủ nhà kia lấy ra từ
kho tàng của mình cả cái mới và cái cũ. Kho tàng của người chủ nhà ở đây có lẽ
chưa phải là kho tàng Nước Trời mà chủ nhà tìm thấy trong ruộng. Kho tàng của
các Kinh Sư có thể là những giá trị Lề Luật mà họ đã có. Torah thật sự là một
kho tàng mang đến ơn cứu độ cho các Kinh Sư và họ dành nhiều thời gian để
nghiên cứu và thực hiện những điều Sách Thánh dạy. Tuy nhiên, cách giải thích
và áp dụng Torah của Đức Giêsu, thì mới mẻ hơn và hoàn hảo hơn. Chính Đức Giêsu
đã khẳng định rằng, Người đến để hoàn tất Lề Luật: “Anh em đừng tưởng Thầy đến
để bãi bỏ Luật Môsê và các ngôn sứ. Thầy đến không phải để vô hiệu hoá nhưng là
để hoàn tất (Mt 5,17). Cách giải thích và áp dụng Luật cách mới mẻ của Đức
Giêsu sẽ giúp các môn đệ có được sự công chính hơn các Kinh Sư và những người
Pharisêu (Mt 5,20). Cụ thể trong sáu phản đề khởi đầu bằng: “Anh em đã nghe nói
cùng người xưa rằng … còn chính Thầy nói cùng an hem rằng…” (Mt 5,21-47), Đức
Giêsu đã hướng dẫn cách thực hành những điều luật Cựu Ước theo cấp độ cao hơn.
Kết thúc loạt phản đề cho thấy sự vượt trội và tiêu chuẩn cao trong cách hiểu
Luật của Đức Giêsu, là lời mời gọi nên hoàn hảo: “Anh em hãy trở nên hoàn hảo
như cha trên trời của an hem thì hoàn hảo” (Mt 5,48). Sự khác biệt giữa cái cũ trong
giáo huấn của các Kinh Sư và cái mới trong giáo huấn của Đức Giêsu được minh hoạ
bởi hình ảnh cái “ách” (ngụ ý Lề Luật): Ách của Đức Giêsu thì dễ mang và gánh nặng
của Người thì nhẹ nhàng (Mt 11,29-30), đối lại với ách của các Kinh Sư thì khó
mang hơn (Mt 23,4; cf. Cv 15,10). Sự đối chọi giữa cái cũ và cái mới được thể
hiện rõ trong từng tình huống tranh luận cụ thể giữa các Kinh Sư và Đức Giêsu:
Về quyền tha tội của Đức Giêsu (Mt 9,3); Khả năng làm một dấu lạ (Mt 12,38); Giữ
truyền thống của tiền nhân (Mt 15,2); Vinh dự của Đức Giêsu như một vị vua (Mt
21,15). Thật khó để cho các Kinh Sư có thể dung hoà giữa cái cũ vốn có bề dày lịch
sử trong Cựu Ước và cái mới từ đến Đức Giêsu, con ông Giuse, xuất thân từ làng
quê Nadarét. Cộng đoàn kitô hữu sơ khai đã phải đối diện với khó khăn này, khi họ
phải tranh luận về luật cắt bì rằng liệu có cần thiết phải áp dụng nó cho những
người ngoại theo đạo. Họ cảm thấy khó chấp nhận một người theo Đức Kitô mà
không phải giữ luật cắt bì, cách nào đó, trải qua luật cũ trước khi đón nhận luật
mới. Kết quả là tại công đồng Jerusalem, các nghị phụ, chính yếu là các Tông Đồ,
dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, đã quyết định rằng: “Không đặt lên vai” những
người ngoại mới theo đạo, một gánh nặng nào khác “ngoài những điều cần thiết
này: kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, kiêng ăn thịt những con
vật không cắt tiết và tránh gian dâm” (Cv 15,28-29). Tác giả D. Harrington xem
cách nói này là bức tranh tự hoạ của tác giả Mátthêu, một người Do Thái chính
hiệu muốn dung hoà giữa Luật Do Thái và Tin Mừng của Đức Giêsu, hay ít ra ông đang
muốn giúp cho toàn thể cộng đồng Do Thái đón nhận Tin Mừng Đức Giêsu qua sách
Tin Mừng mà ông soạn thảo.[7]
Bình luận chung
Nhìn lại cấu trúc tổng thể của loạt bày dụ ngôn Đức Giêsu rao giảng trong
bài giảng bằng dụ ngôn (Mt 13), độc giả có thể thấy dụ ngôn người gieo giống
đóng vai trò như là một dẫn nhập để giới thiệu người gieo giống và các loại
thái độ thính giả có thể có trước hạt giống lời về Nước Trời. Tiếp theo là hai
khối dụ ngôn diễn giải về Nước Trời, hay nội dung của lời về Nước Trời. Mỗi khối
bao gồm ba dụ ngôn, trong đó một dụ ngôn diễn giải về thời cánh chung, thời mà
mọi thái độ đón nhận và chối từ Tin Mừng Nước Trời được phân biệt rõ rệt và đón
nhận những thưởng phạt cụ thể. Hai dụ ngôn còn lại, có thể nói là phần diễn giải
của dụ ngôn nói về thời cánh chung. Có thể tác giả Mátthêu ngụ ý là dụ ngôn
cánh chung như là kết quả báo trước những chọn lựa của người nghe trước hai dụ
ngôn còn lại của từng khối. Vị trí của dụ ngôn cách dung được đảo lộn trong hai
khối. Nó được đặt đầu trong khối thứ nhất và nằm ở cuối trong khối còn lại. Nói
cách khác, khối dụ ngôn thứ nhất phát triển theo lối diễn dịch trong khi khối dụ
ngôn thứ hai phát triển theo hướng quy nạp. Nếu nhìn hai khối dụ ngôn này như
là một khối duy nhất với chủ đề Nước Trời, thì hai dụ ngôn cánh chung (cỏ dại
và lúa; chiếc lưới cá) có vai trò làm khung cho loạt sáu dụ ngôn này.[8] Nói
cách khác hai dụ ngôn này đóng vai trò như là một inclusio cho loạt sáu dụ ngôn
về Nước Trời (13,24-50).
Khối dụ ngôn thứ hai (Mt 13,44-52) được đóng lại với dụ ngôn cánh chung,
cho biết thực trạng của người xấu. Trong thời hoàn tất, họ sẽ bị tách ra khỏi
những người công chính như người ta tách cá xấu ra khỏi cá tốt và bị quăng vào
lò lửa. Ở đó, họ sẽ trở thành kẻ khóc lóc và kẻ nghiến răng vĩnh cửu, nghĩa là
chịu hình phạt đau đớn đời đời. Tuy phần kết này không nói gì đến phần thưởng
dành cho những người công chính, nhưng hình ảnh cá tốt được bỏ vào giỏ có thể
là một minh hoạ cho một kết cục tích cực dành cho họ. Kết cục này được soi sáng
bằng cái kết của dụ ngôn cỏ dại và lúa: “Người công chính sẽ chói ngời trong
Vương Quốc của cha họ” (Mt 13,43), hay dưới ánh sáng của trình thuật cánh
chung: “Người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời đối lại với những người
xấu xa ra đi để chịu cực hình vĩnh cửu” (Mt 25,46). Theo tính mạch lạc của khối
dụ ngôn, cò thể hiểu rằng, người xấu phải gánh chịu hậu quả đớn đau khắc nghiệt
ấy là vì họ đã không tìm kiếm và tìm thấy Nước Trời như là một kho tàng chôn
trong ruộng hay tìm kiếm và tìm thấy Nước Trời như một viên ngọc quý giá nhất để
rồi bán hết mọi sự, từ bỏ mọi sự, chỉ để mua được Nước Trời. Ngược lại, người
công chính đã nhận ra Nước Trời là cùng đích của cả đời mình và họ đã bán tất cả
những gì mình có, cho người nghèo, tích trữ kho tàng trên trời và dấn thân cả đời
theo Đức Giêsu. Hiệu quả tất yếu là họ được hưởng hạnh phúc trong Nước Trời cùng với Đức Giêsu.
Lm. Jos.Phạm Duy Thạch, SVD
[1]
“It was not at all unusual in the ancient
world to hide a treasure in the ground. The background of this phrase, however,
is probably to be found in the wisdom literature (cf. Prov 2:4, Sir 20:30),
although many secular folk tales also deal with this theme (see Crossan,
“Hidden Treasure”). This analogy, like the re-hiding of the treasure by the
person who found it, suggests that something of tremendous worth can be present
and yet not known to others who may have frequently traversed the same field” [D.A. Hagner, Matthew 1-13
(WBC; Dallas 2002) 33A, 399].
[2]
“It would have been very common in Capernaum, for example, to
see the fishermen sitting (καθίσαντες) on the beach, going through the day’s
catch, keeping the good fish and throwing away the bad ones (σαπρά,
used also to describe bad trees or fruit in 7:17–18; 12:33)” (D.A. Hagner, Matthew 1-13, 399).
[3] Tác
giả D. Harrington cho rằng cách nói này lấy từ Đn 3,6.11.15.20. Tuy nhiên, bối
cảnh Cựu Ước không trực tiếp nói về khải huyền như là bối cảnh của Mátthêu [D.J.
Harrington, The Gospel of Matthew (SP 1, Collegeville 1997) 206].
[4] Xuất
hiện nhiều lần trong Mátthêu (8,12; 13,50; 22,13; 24,51; và 25,30).
[5] “The reference to understanding the parables recalls the
specific discussion of vv 10–17 (the verb συνιέναι, “understand,”
occurs in v 13 and twice in the Isaiah quotation; cf. too vv 19 and 23). Only
if the disciples have understood these things will they be in a position to be
fruitful for the kingdom (cf. v 23) (D.A. Hagner, Matthew 1-13, 401).”
[6]
“The γραμματεύς, “scribe,” in Judaism was the
Scripture scholar-teacher trained in the interpretation of the Torah (cf.
Orton). The scribe is described in Sir 39:2–3 as one who not only “will seek
out the wisdom of all the ancients” but also as one who will “penetrate the
subtleties of parables” and “be at home with the obscurities of parables.”
Jesus refers to a new kind of scribe, one instructed (μαθητευθείς,
lit. “having been made a disciple”) τῇ
βασιλείᾳ τῶν
οὐρανῶν,
“in the kingdom of heaven,” i.e., concerning the nature of the kingdom as it
has been elucidated through the parables” (D.A. Hagner, Matthew 1-13, 401).
[7] “The expression is
sometimes taken as a self-portrait of the evangelist. Originally charged with
drawing up legal documents, scribes developed skill in legal matters and the
interpretation of the Torah” (D.J. Harrington, The Gospel of Matthew 208); “Matthew refers again to Christian
scribes in 23:34, but there more probably to Christian scholars of the Torah.
This new type of scribe, trained in the knowledge of the kingdom, is likened to
an οἰκοδεσπότῃ, “master of a household” (cf. 20:1; 21:33), who brings out
of his storeroom (θησαυροῦ αὐτοῦ;
cf. 12:35) καινὰ καὶ παλαιά, “new things and old things.” The key
here—indeed the key to the parables themselves—is the combination of new and
old. The parables, like Jesus’ other teaching about the kingdom, involve old
and familiar things but newly juxtaposed with new elements” (D.A. Hagner, Matthew 1-13, 402).
[8] “At this point the basic significance of these disparate
materials in Matt 13:24-52 is clear. The general topic is the kingdom of God.
The particular problem is the mystery of the rejection and acceptance of Jesus'
word of the kingdom” (D.J. Harrington, The
Gospel of Matthew, 209).
No comments:
Post a Comment