Thursday, 7 September 2023

CÁCH THỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NGƯỜI ANH EM LẠC. Chú giải Tin Mừng CN XXIII TN A (Mt 18,15-20); Lm. Jos. Ph.D.Thạch, SVD

Bản văn và dịch sát nghĩa

Việt

Hy Lạp

15 Nếu người anh em ngươi phạm tội [chống lại ngươi], hãy đi và hãy sửa nó, giữa ngươi và người ấy một mình. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đạt được người anh em ngươi.

16 Nếu nó không nghe ngươi, hãy mang theo một hoặc hai người với ngươi, để theo miệng của hai hoặc ba nhân chứng, tất cả những lời nói có hiệu lực.

17 Nếu người ấy không nghe họ, hãy nói cùng Hội Thánh; Nếu người ấy cũng không nghe Hội Thánh, hãy để người ấy trở nên như người ngoại hoặc người thu thuế.

18 Amen Thầy bảo các con điều con cầm buộc dưới đất sẽ bị cầm buộc trên trời và điều con tháo cởi dưới đất sẽ được tháo cởi trên trời.

19 Thầy lại nói cùng các con nếu hai người trong các con trên trái đất hợp nhất lại để kêu xin bất cứ điều gì, thì Cha của Thầy trên trời sẽ ban cho họ.

20 vì nơi mà hai hoặc ba người hợp lại vì danh Thầy, thì ớ đó, Thầy ở giữa họ.

15 Ἐὰν δὲ ἁμαρτήσῃ [εἰς σὲ] ὁ ἀδελφός σου, ὕπαγε ἔλεγξον αὐτὸν μεταξὺ σοῦ καὶ αὐτοῦ μόνου. ἐάν σου ἀκούσῃ, ἐκέρδησας τὸν ἀδελφόν σου·

 16  ἐὰν δὲ μὴ ἀκούσῃ, παράλαβε μετὰ σοῦ ἔτι ἕνα ἢ δύο, ἵνα ἐπὶ στόματος δύο μαρτύρων ἢ τριῶν σταθῇ πᾶν ῥῆμα·

 17 ἐὰν δὲ παρακούσῃ αὐτῶν, εἰπὲ τῇ ἐκκλησίᾳ· ἐὰν δὲ καὶ τῆς ἐκκλησίας παρακούσῃ, ἔστω σοι ὥσπερ ὁ ἐθνικὸς καὶ ὁ τελώνης.

 18 Ἀμὴν λέγω ὑμῖν· ὅσα ἐὰν δήσητε ἐπὶ τῆς γῆς ἔσται δεδεμένα ἐν οὐρανῷ, καὶ ὅσα ἐὰν λύσητε ἐπὶ τῆς γῆς ἔσται λελυμένα ἐν οὐρανῷ.

 19 Πάλιν [ἀμὴν] λέγω ὑμῖν ὅτι ἐὰν δύο συμφωνήσωσιν ἐξ ὑμῶν ἐπὶ τῆς γῆς περὶ παντὸς πράγματος οὗ ἐὰν αἰτήσωνται, γενήσεται αὐτοῖς παρὰ τοῦ πατρός μου τοῦ ἐν οὐρανοῖς.

 20 οὗ γάρ εἰσιν δύο ἢ τρεῖς συνηγμένοι εἰς τὸ ἐμὸν ὄνομα, ἐκεῖ εἰμι ἐν μέσῳ αὐτῶν (Matt. 18:15-20 BGT)

Bối cảnh

Mt 18,15-20 được trích ra từ bài giảng thứ tư, thường được gọi là bài giảng về Giáo Hội, hay bài giảng về đời sống cộng đoàn.[1] Trong bối cảnh trực tiếp đoạn văn được sắp xếp ngay sau dụ ngôn con chiên lạc (Mt 18,12-14), trong đó, người chủ sẵn sàng bỏ lại chín mươi chín con chiên kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc. Hình ảnh “con chiên lạc” có thể là hình ảnh của người anh em phạm tội, cần được sửa lỗi trong câu chuyện này. Trước dụ ngôn “con chiên lạc”, Đức Giêsu cũng khẳng định rằng “Con Người đến để cứu gì đã mất” (Mt 18,11). Tiếp liền sau câu chuyện này là bài học về sự tha thứ vô tận (Mt 18,22-22) và dụ ngôn về hình phạt dành cho người không biết tha nợ cho người đồng bạn (Mt 18,23-35). Lời hứa của Đức Giêsu luôn luôn hiện diện khi có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Người, nối kết với mặc khải về danh xưng Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta) trong trình thuật Giáng Sinh (Mt 1,23) và lời hứa Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế trong trình thuật cuối cùng của Tin Mừng (Mt 28,20). Lời khẳng định về hiệu quả của sự “tháo cởi” và “cầm buộc” của các môn đệ gợi nhớ đến lời hứa dành cho ông Phêrô sau khi ông tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống (Mt 16,19).

Cấu trúc

Giải pháp người anh em phạm tội (15-17)

Đi và sửa lỗi giữa ngươi và người ấy một mình

Nếu nó nghe – đạt được người anh em

Nếu nó không nghe – mang theo hai hoặc ba nhân chứng

Nếu nó không nghe – Nói cùng Hội Thánh

Nếu nó không nghe - Để người ấy thành người ngoại hoặc người thu thuế

Cầm buộc và tháo cởi (18)

Điều con cầm buộc dưới đất sẽ bị cầm buộc trên trời

Điều con tháo cởi dưới đất sẽ được tháo cởi trên trời.

Cầu xin (19-20)

Hiệp lòng cầu xin – Cha trên trời sẽ ban

Vì nơi nào có hai hoặc ba người tập hợp nhân danh Thấy – Thầy ở giữa


Một vài điểm chú giải

1.   Một người anh em: Danh xưng “người anh em” (ἀδελφός, tiếng Hípriאָח”) đ chỉ những người đồng hương Israel được dùng rất phổ biến trong sách Luật. (Ví dụ: Lv 19,17 ngươi không được ghét người anh em của ngươi trong lòng ngươi, nhưng phải hết lòng khiển trách người đồng bạn và tội ngươi được cất đi nhờ người ấy”; Đnl 15,12: “Hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của ngươi trong miền đất của ngươi”. Có thể nói những quy định về cách mà dân Israel đối xử với nhau dựa trên nền tảng tương quan anh-em trong một đại gia đình Israel (x. Lv 25,14-48; Đnl 15; 22). Ngôn từ này được sử dụng dựa trên nền tảng nguồn gốc của người Hípri. Họ được gọi là “những người con của Israel” (בְנֵֽי־יִשְׂרָאֵ֜ל). Danh xưng này theo nghĩa chặt là “những người con của ông Giacób” (Ông Giacób, được đổi tên thành Israel, vì ông đã chiến đấu với Thiên Chúa, x. St 32,28). Từnhững người con của Israelphát triển thành dân lớn bên Ai Cập và cũng được gọi là “con cái Israelhay gọi ngắn gọn là “Israel” (“Chúng ta hãy chạy trốn trước mặt Israel”, Xh 14,23). Đức Giêsu của Mátthêu cũng thường dùng danh xưng này đ gọi những thành viên trong cộng đoàn mà Người thiết lập cả trongBài Giảng trên núi” (Mt 5 – 7, vd. “Nếu ngươi đang dâng lễ vât tại bàn thờ mà nhớ rằng người anh em của người có điều gì chống lại ngươi, hãy đ của lễ trước bàn thờ và đi, trước tiên hòa giải với người anh em đã rồi đến và dâng lễ vật”) và “Bài Giảng về cộng đoàn” (Mt 18). Song song với danh xưngngười anh em của ngươi”, Đức Giêsu cũng sử dụng nhiều lần danh xưngCha của ngươi” (Mt 5,45.48; 6,8.14.15.26.32; 7,11; 10,20.29). Trong bối cảnh đoạn Tin Mừng này, Đức Giêsu cũng dùng hai danh xưng này đi kèm với nhau: “Cha của anh em trên trời” (18,14) và “người anh em của anh” (Mt 18,15). Tác giả phân biệt giữangười thân cận” (người có cùng quốc tịch) và “người anh em” (người có cùng tôn giáovà cho rằng ngườingười tín hữu đồng môncó thể phù hợp cho danh xưngngười anh em”.[2] Tôi nghĩ rằng, khi dùng những danh xưng này Đức Giêsu muốn diễn tả mối tương quan hết sức gần gũi giữa những thành viên trong cộng đoàn mà Người thiết lập. Họ là anh, chị, em của nhau và là những người con trong đại gia đình của Thiên Chúa. Trên nền tảng ấy mà lời mời gọi sửa lỗi được thiết lập.

2.     Phạm tội (chống lại ngươi): Nhiều bản thảo (Sinaiticus, Vaticanus) có thêm phầnchống lại ngươi”, chính vì thế trong bản inNestle Aland 2th”, phần này được đặt trong ngoặc vuông. Chính vì thế, câu này có thể là “người anh em phạm tội” (chung chung) hoặc là “phạm tội chống lại ngươi” (cá nhân). Việc xác định đâu mới thật sự là bản gốc vẫn còn được tranh luận. Tôi chọn khuynh hướngphạm tộichung chung, ứng với hình ảnhcon chiên lạctrong dụ ngôn trước đó.[3]

3.     Hãy đi và sửa nó: Đây là mệnh lệnh căn bản cho bất cứ ai khi đối diện với người anh em phạm tội. Hai động từ dạng mệnh lệnh được dùng cạnh nhau mà không có một liên từ nào: “Hãy đi hãy sửa người ấy». Động từἐλέγχωcó nhiều nghĩa: Sửa, khiển trách, mang ra ánh sáng, thuyết phục. Trong bối cảnh này có lẽ là sửa theo hướng khuyên bảo, thuyết phục.[4] Mệnh lệnh này khá giống với mệnh lệnh trong sách Lêvi được trích dẫn trên: “Hãy sửa lỗi người đồng bạn (người thân cận:  τὸν πλησίον σου) và tội ngươi được cất đi nhờ người ấy” (Lv 19,17). Ngôn sứ Êdêkiel cũng nói đến trách nhiệm lớn lao của một người trước lỗi lầm của người ác”: Hỡi kẻ gian ác, mi sẽ phải chết”; nếu ngươi không chịu nói đ kẻ gian ác bỏ đường lối mình, thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta đòi máu nó bởi tay ngươi. Còn khi ngươi loan báo cho kẻ gian ác bỏ đường lối nó, nếu nó không chịu bỏ đường lối nó, thì nó sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng ngươi cứu được mạng sống ngươi” (Ed 33,7-9).

4.   Ba giai đoạn sửa lỗi: Đức Giêsu đưa ra ba giai đoạn sửa lỗi: (i) Cá nhân riêng tư; (ii) Cùng với các chứng nhân; (iii) Trước Hội Thánh. Giải pháp đầu tiên được xem như là lý tưởng và tối ưu là gặp gỡ riêng tư giữa hai người.[5] Tính từ μόνος” (một mình, chỉ) nhấn mạnh đến tính riêng tư này.[6] Điều này hợp với tâm lý xấu hổ  của con người không muốn ai biết đến điều xấu của mình. Giải pháp này được đưa ra với hy vọng rằngngười anh em” được thuyết phục và thay đổi lỗi lầm của mình, và kết quả là “đạt được người anh em ấy”. Động từ κερδαίνω (kerđainô, đạt được) thường được dùng đ chỉ sự thu lợi về mặt kinh tế. Trong bối cảnh này nó có thể có nghĩa bóng là “cứu đượcngười ấy.[7] Trong Mt 16,26 Đức Giêsu so sánh giữa việc đạt được cả thế giới với việc “đánh mấtlinh hồn”. Đạt được cả thế giới cũng không ích gì nếu đánh mất linh hồn mình. Khi giải pháp đầu tiên, giải pháp tốt nhất không mang lại hiệu quả thì phải tính đến các giải pháp khác. Chuỗi giải pháp thứ hai và thứ ba cũng đi theo thứ tự ưu tiên: Từ ít người hơn, đến nhiều người hơn; từ riêng tư đến công cộng. Mang theohai hoặc ba ngườilà điều kiện tối thiểu cho tính hiệu lực của hành vi làm chứng theo quy định của sách Đ Nhị Luật: “Một nhân chứng không đ đ kết một người là phạm tội hay bất cứ một điều sai lỗi nào mà người ấy đã phạm. Chỉ có dựa trên bằng chứng của hai hoặc ba nhân chúng mà sự kết tội được thiết lập” (Đnl 19,15). Nó được áp dụng cách cụ thể hơn cho trường hợp tử hình trong Ds 35,30: “Nếu bất kai giết người khác thì kẻ giết người phải bị án tử với những nhân chứng, nhưng không ai bị tử hình  dưới bằng chứng của một nhân chứng  và Đnl 17,6: Dựa trên bằng chứng của hai hoặc ba chứng nhân, án tử hình được thi hành; một người không thể bị án tử hình dựa trên bằng chứng của chỉ một chứng nhân”. Quy luật về slượng nhân chứng cũng được áp dụng trong cộng đoàn Tân Ước.[8] Có lẽ, câu chuyện này không đặt trong bối cảnh một vụ kiện, nơi tòa án, nhưng trong bối cảnh một thành viên cộng đoàn đang cố gắng thuyết phục người anh em phạm tội.[9] Hai hoặc ba người sẽ giúp người anh em dễ thuyết phục hơn và nhận ra lỗi lầm của mình: “Từ miệng của hai hoặc ba chứng nhân mọi vấn đ có hiệu lực” (Mt 18,16). Những nhân chứng này sẽ giúp cho người anh em thấy rằng những gì người muốn góp ý nói không mang yếu tố chủ quan, phiến diện. Giải pháp thứ ba, kém tối ưu hơn, nhưng có thể mang đến hiệu quả: Nói với “Hội Thánh”. Danh xưngekklesiacó thể hiểu là “Hội Thánh”, cộng đoàn những người tin hoặc “đại hội”.[10] Vụ việc bây giờ được đưa ra ở tầm mức rộng hơn với những người thẩm quyền có uy tín hơn trong cộng đoàn các tín hữu. “Hội Thánh đây có thể hiểu là hội đồng những người lãnh đạo cộng đoàn, hơn là toàn dân. Tất cả các giải pháp không phải nhằm kết án, hay làm cho người phạm tội bị xấu hổ, cho bằng những cố gắng liên lỉ nhằm giúp người này trở về với Hội Thánh. Những cụm từnếu người ấy không nghe” (18,15); “nếu người ấy phớt lờ, làm ngơ” (Mt 18,17) được lặp lại như nhấn mạnh những nổ lực nơi dây chuyền của giải pháp.

5.     Người ngoại và người thu thuế[11]: Sau mọi giải pháp khả thi mà vẫn không “đạt được người anh emthì cuối cùng, “chẳng đặng đừng”, là “hãy đ người ấy như người ngoại và người thu thuế”. “Người ngoạivà “người thu thuếtrong bối cảnh này “đối lạivớingười anh em”. Tương tự, trong Cựu Ước, ngườithân cận”, “người anh em” đối lại với ngườingoại kiều”. Không còn là “người anh em”, người ấy trở thành người ngoài.[12] Trong Mátthêu, “người ngoạikhông được ưu tiên đón nhận Tin Mừng (Mt 10,6; 15,24). Đức Giêsu khuyên các môn đ khi cầu nguyện “đừng lải nhải như người ngoại” (Mt 6,7). Đức Giêsu dường như không đánh giá cao mức đ thực hành đạo đức củanhững người thu thuế” (Mt 5,46). Họ có mức đ thực hành đạo đức mức đ tầm thường.[13] Tuy nhiên, nên nhớ rằng, Đức Giêsu đánh giá khả năng vào Nước Thiên Chúa củanhững người thu thuếvà “những cô gái điếmcòn cao hơn cảcác Thượng Tếvà “các Kỳ Lão” (Mt 21,31). Thực tế, họ đã tin vào ông Gioan Tẩy Giả, người chỉ đường công chính cho họ (Mt 21,32). Mátthêu, người thu thuế được gọi làm Tông Đ và ông đã bỏ lại mọi sự đ đi theo Đức Giêsu (Mt 9,9). Nhiều người thu thuế kéo đến cùng ăn với Đức Giêsu và các môn đ. Có “những người ngoại” được Đức Giêsu tôn vinh như những người có niềm tin trổi vượt so với những người Do Thái (Mt 8,10; 15,28). Ơn cứu đ dành cho người ngoại được Đức Giêsu nói rõ trong Mt 8,11: “Từ Đông, Tây nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng với các tổ phụ Ápraham, Isaác và Giacób”. Như thế, tình trạng từ thân phận người anh em trở thành thân phận người ngoại và là người thu thuế là tình trạng không tốt của người phạm tội nhưng ơn cứu đ vẫn còn mở ngỏ cho người ấy.

6.   Cầm buộc tháo cởi:[14] Nếu như trong Mt 16,19, quyềntháo cởivà “cầm buộc” được nối kết trực tiếp đếnchìa khóa Nước Trờivà chỉ được trao cho một mình ông Phêrô, thì đây quyền này được mở rộng ra cho các môn đ bằng động từ ngôi thứ hai số nhiều (anh em trói buộc, anh em tháo cởi).[15] Lời chứng nhận của Đức Giêsu được khởi đầu bằng một lối nói long trọng: “Amen, Thầy nói cùng anh em…”. Trong bối cảnh nàyquyền tháo cởivà “trói buộccó lẽ liên quan đếnngười anh em phạm tội”. Các môn đthảo cởibằng cách góp ý, thuyết phục, sử lỗi, đ người anh em có thể trở về với cộng đoàn. Khi các môn đ “đạt đượcngười anh em này, thì ý củaCha trên trờicũng được thực hiện: “Người không muốn một trong những người bé nhỏ phải hư mất”. Có tác giả cho rằng câu chuyện sửa lỗi người anh em đã kết thúc, đây chúng ta được cho biết về quyền mà cộng đoàn môn đ được trao phó cho.[16]

7.     Hiệp lòng: Động từ ghép συμφωνέωbao gồm động từphônéô” và tiền tốsum”, có nghĩa đen là “kêu lên cùng nhau”, nghĩa bóng là đồng lòng, đồng ý với nhau. đây, hai người đồng ý, đồng lòng với nhau vềtất cả các vụ việc” (περὶ παντὸς πράγματος) mà họ hỏi xin. Cha của Đức Giêsu trên trời sẽ ban cho họ. Liệu sốhaitrong cụm từhai người trong anh em đồng lòng” (Mt 18,19) và “hai hoặc batrong cụm từhai hoặc ba người tụ họp với nhau” (Mt 18,20) có liên quan gì đếnmột hoặc hai người”, và “hai hoặc ba nhân chứngtrong câu chuyện sửa lỗi liền trước đó (Mt 18,16). Hơn nữa, danh xưngCha của tôi trên trờitrong câu này đã được nói đến trong câu: “Không phải ý muốn của Cha tôi trên trời rằng một trong những kẻ bé nhỏ này phải hư mất” (18,14). Câu này chắc chắn liên quan đếnngười phạm tội trong câu chuyện sửa lỗi người anh em (18,15-17).  Hơn nữa, trạng ngữtrên mặt đất” (ἐπὶ τῆς γῆς) lại có liên quan đến đặc quyềntrói buộctháo cởidưới đất. Nếu tất cả những yếu tố này được nối kết với nhau thì nội dung của điều mà hai người đồng lòng hỏi xin rất có thể là “ơn hoán cảicho người anh em tội lỗi, hoặc là sự thành công của tiến trình sửa lỗi, hay “đạt được người anh em phạm tội”.[17] Tuy nhiên, đây cũng có thể là những chỉ dạy chung chung, tách biệt với các phần trước đó. Nghĩa là, Đức Giêsu muốn nhấn mạnh đến sự đồng lòng, tính hiệp nhất cộng đoàn trong mọi lời cầu xin và hiệu quả của nó. Tác giả D. Hagner nối kết hành động cầu xin với đặc quyềntrói buộc và tháo cởimà ông xme như là vấn đ kỷ luật quản trị trong Hội Thánh. Những lãnh đạo cộng đoàn sẽ hỏi những chỉ dẫn. Thiên Chúa sẽ đưa ra những chỉ dẫn cho những quyết định trong những vấn đ họ đồng lòng cầu xin.[18]

8.     Tụ họp với nhau nhân danh Thầy giữa họ: Câu này nối kết chặt chẽ với câu trước bằng liên từ chỉ lý dobởi vì” (γάρ). Đức Giêsu lý giải lý do vì sao hiệp lòng với nhau trong tất cả mọi vụ việc người ta cầu xin thì Cha của Người trên trời sẽ ban cho. Có hai yếu tố quan trọng trong mệnh đ chỉ lý do này: (i) “Vì danh Thầy” (εἰς τὸ ἐμὸν ὄνομα); (ii) “Thầy đó, giữa họ”. Cuộc tụ họp, có tính đồng lòng, đồng trí giữa hai người, được móc nối với lý dovì danh Đức Giêsu”. Và do họ tụ họpvì danh Đức Giêsunghĩa là tất cảcác vụ việcmà họ xin, họ đều xinvì danh Đức Giêsu”. Như thế, những người này không chỉhiệp lòng, hiệp trí” với nhau mà cònhiệpvới ý của Đức Giêsu. Có thể nói rằng, chính Đức Giêsu hỏi xin Cha của Người trên trời, thay cho những người này. Lối cầu xin này thường được hiểu nôm na là “cầu thay, nguyện giúp”. Lời hứa giữa họ[19] nối kết chặt chẽ danh xưng Emmanuel (Thiên Chúa cùng chúng ta) dành cho Đức Giêsu trong trình thuật Giáng Sinh (Mt 1,23) và lời hứachính Thầy cùng anh em mọi ngày cho đến tận cùng thời gian” (Mt 28,20).[20] Đây là nét đặc trưng của Tin Mừng Mátthêu. Trong Cựu Ước Thiên Chúa hứa cùng bao hàm sự bảo đảm chở che, bảo vệ, mang lại an toàn tuyệt đối cho người được Chúa cùng (St 26,24; 28,15; Gs 1,5.9; Tl 6,16; 2Sm 7,9; 1 Sbn 17,8; Is 43,2; Gr 1,19). Trong Tin Mừng thứ tư, Đức Giêsu nói đến hai tác nhân ban ơn cho lời cầu xinnhân danh Người”: (i) Chính Đức Giêsu ban ơn (Ga 14,13.14); (ii) Chúa Cha ban ơn (Ga 15,16; 16,23).

Bình luận tổng quát

Đoạn Tin Mừng Mt 18,15-20 nằm trong loạt bài giảng thứ tư, tức là các bài giảng về đời sống cộng đoàn (Bài giảng I: Mt 5 – 7; Bài giảng II: Mt 10; Bài giảng III: Mt 13; Bài giảng IV: Mt 18; Bài giảng V: Mt 24 – 25). Trong đời sống cộng đoàn, Đức Giêsu nói nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là trách nhiệm cá nhân và cộng đoàn trước người anh em/ chị em lỗi lầm, sai lạc.

Để hiểu rõ đoạn Tin Mừng này, độc giả nên đọc câu chuyện ngay trước đó. Đó là câu chuyện về một con chiên đi lạc (Mt 18,12-14). Trong câu chuyện ấy, Đức Giêsu đã nói rằng: “Ai trong anh em có 100 con chiên, nhưng có một con đi lạc, mà không để lại 99 con chiên kia trên núi để đi tìm con chiên lạc sao? và nếu may mắn tìm được, thì Thầy bảo thật anh em người ấy vui mừng vì con chiên đó hơn vì chín mươi chín con không đi lạc.” Đức Giêsu kết luận rằng: “Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé nhỏ này phải hư mất”

Dưới ánh sáng của câu chuyện “con chiên lạc” này, chúng ta mới thấy được rằng “người anh em phạm tội” trong đoạn Tin Mừng hôm nay chính là “một con chiên lạc” mà Đức Giêsu muốn nói đến. Con chiên lạc này đang gặp nguy hiểm đến mạng sống, không phải mạng sống thể lý, nhưng là linh hồn có nguy cơ hư mất đời đời. Như thế, nhất thiết phải đi tìm cho được người anh em này về, bằng cách cố gắng khuyên bảo, góp ý, thuyết phục.

Có hai lý do mà các thành viên cộng đoàn phải tìm cách giúp người anh em lỗi lầm. Thứ nhất, vì đó là thánh ý của Chúa Cha trên trời: Cha chúng ta trên trời không muốn bất kỳ ai trong những người bé nhỏ, sa ngã, phải hư mất đời đời (Mt 18,14). Thứ hai, vì trách nhiệm yêu thương của một người con trong gia đình Thiên Chúa. Các thành viên cộng đoàn tín hữu không thể để cho người anh em của họ bị hư mất mà họ có thể nhởn nhơ vui sống.

Nếu người ta muốn bắt đầu tiến trình giúp đỡ người anh em lỗi lầm, thì giả thiết, người ta phải có trong lòng hai điều nền tảng này: Thứ nhất, phải yêu mến Chúa Cha thật lòng, và phải yêu mến tha nhân hết tình. Trong Mátthêu, Đức Giêsu thường dùng danh xưng “Cha của anh em, Đấng ngự trên trời”. Nghĩa là, các thành viên cộng đoàn có một người Cha chung, và tất cả họ đều là anh chị em ruột thịt với nhau. Trong câu chuyện này, Đức Giêsu dùng danh xưng “người anh em của anh” (Nếu người anh em của anh trót phạm tội) để nhấn mạnh tương quan huynh đệ trong gia đình Thiên Chúa. Như thế, người đi lạc, phạm tội, không phải là người xa lạ, mà là người anh em của mỗi thành viên cộng đoàn.

Chỉ khi nào người ta thật sự cảm nhận được tương quan người thân, với người anh em lỗi lầm, chúng ta mới cảm thấy xót ruột và tìm cách giúp đỡ họ. Xin đơn cử một hình ảnh để thấy rõ ý tưởng này: Bất cứ người cha, người mẹ nào trong gia đình đều luôn đau lòng, và xót ruột trước cảnh người còn của mình say sưa, nghiện ngập, bỏ đạo, bỏ Chúa. Họ chắc chắn mất ăn, mất ngủ để lo lắng tìm cách làm sao đưa con mình trở về càng sớm càng tốt.

Trên nền tảng yêu thương đó, người ta bắt đầu tiến trình giúp đỡ người anh em/ chị em của mình. Cách tốt nhất, là tìm hoàn cảnh thích hợp để gặp gỡ riêng, tế nhị lựa lời góp ý, thuyết phục, kêu mời người anh em/chị em nhận ra lỗi lầm để trở với cộng đoàn. Thánh Phaolô trong thư gửi hữu Galát đưa ra chỉ dẫn như sau: “Nếu có ai vướng mắc tội nào, thì anh em, những người đầy Thần Khí, hãy lấy tinh thần tử tế mà sửa dạy người ấy” (Gl 6,1). Nếu cuộc gặp gỡ riêng tư không thành, những nỗ lực tiếp theo sẽ được áp dụng, với các chứng nhân và với cộng đoàn Hội Thánh.

Ngôn sứ Êdêkiel diễn tả hình phạt nặng nề dành cho người không thực thi trách nhiệm yêu thương qua việc giúp đỡ những người anh em lầm lạc: “Nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác phải bỏ đường lối mình, thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta sẽ đòi nợ máu nó bởi tay ngươi”.

Các thành viên cộng đoàn phải cố gắng áp dụng mọi giải pháp, từ riêng tư cho đến tập thể, từ cá nhân cho đến cộng đoàn để giúp người anh em trở về: Riêng tư, mang theo một hoặc hai người, nói với Hội Thánh. Đức Giêsu trao cho họ quyền “trói buộc” và “tháo cởi”. Họ có chức năng giúp người anh em tháo cởi tội lỗi để trở về theo ý của Cha trên trời. Tiến trình chữa lành, thuyết phục người anh em lỗi lầm phải được thực hiện trong tinh thần hiệp nhất, một lòng một ý, cầu xin Cha trên trời. Họ không thực hiện tiến trình này một mình nhưng luôn nối kết với Đức Giêsu, Đấng trung gian tuyệt hảo. Sự hiệp lòng, hiệp trí của họ sẽ được Đức Giêsu hiện diện và chúc lành. Khi có Đức Giêsu ở giữa, mọi vụ việc dù khó khăn đến đâu cũng sẽ được Chúa Cha giải quyết. Giả dụ như mọi cố gắng để giúp người anh em lỗi lầm trở về đều thất bại, thì cùng với lời cầu thay của Đức Giêsu, họ vẫn có thể “đạt được” người anh em ấy. Đức Giêsu, Đấng Emmanuel, luôn hiện diện ở giữa cộng đoàn trong những thao thức nguyện cầu cho những vấn đề của cộng đoàn, đặc biệt là vấn đề người anh em đi lạc.

Lm. Jos. Phạm Duy Thạch, SVD

 



[1]This is as close as we come in Matthew to an actual handbook of rules for the community. Of course, in a broader sense the catechetical nature of the Gospel is meant to be a guide to Christian righteousness.” [D.A. Hagner, Matthew 14-28 (WBC 33B; Dallas 2002) 530].

[2] B.M. Newman & P.C. Stine, A handbook on the Gospel of Matthew (UBS; New York 1992, c1988) 569.

[3] “The nature of the “sin” is not specified. See above p. 689, n. 3 for the omission of “against you,” a decision which significantly affects one’s understanding of the whole passage. I understand this verse (unlike vv. 21ff) to refer to sin in general, not injury specifically to the person concerned, so that to speak of “grievance” or of “conflict resolution” here is inappropriate” [R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew (NICNT; Grand Rapids 2007) 692].

[4]The meaning here is not to scold someone or to abuse them verbally for their conduct but rather to bring the offensive matter to their attention in the hope that they will repent of their actions and be restored to the community” (D.A. Hagner, Matthew 14-28,531).

[5] “Like some other ancient moralists (Plut. Flatterer 32 in Boring 1995: 115), rabbis emphasized that reproof was to be private (e.g., b. Sanh. 101a) and taken before witnesses only if necessary (Edersheim: 378, cites b. Shab. 119b; Tamid 28a; ʿArak. 16b; see Beer 1988)” [C.S. KEENER, The Gospel of Matthew. A Socio-Rhetorical Commentary (Grand Rapids – Cambridge 2009) 453].

[6] “Sin, of whatever form, is not to be tolerated within the disciple community, but is to be dealt with when it is noticed. But it is to be dealt with sensitively and with a minimum of publicity” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 692).

[7] “The pastoral purpose of the approach is underlined by the verb “win,” which shows that the concern is not mainly with the safety and/or reputation of the whole community but with the spiritual welfare of the individual. “Win”13 suggests that the person was in danger of being lost, and has now been regained; it reflects the preceding image of the shepherd’s delight in getting his sheep back” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 692-693).

[8] “The requirement of two witnesses remained standard judicial procedure in early Christianity (2 Cor 13:1–2; 1 Tim 5:19–20)” (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 454).

[9] “Here too the reference is not judicial: there is no court, nor is it suggested that the one or two others were present at the offense and so could testify as “witnesses” in the legal sense” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 693); “As community centers, synagogues doubled as local courts, a function they maintained when evaluating internal disputes in Diaspora Jewish communities” (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 454).

[11] “The sense that the tax-collectors, even if they were Jewish, were little better than Gentiles (see on 9:9). The terms thus seem to stand for a person who has no place among the holy people of God, and who is to be shunned, in particular by refusing table-fellowship” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 694).

[12]Thus the unrepentant offender is not simply put out of the community but categorized as among the worst sort of persons” (D.A. Hagner, Matthew 14-28,532).

[13] Vài tác giả xem đây như là hình thức “loại trừ khỏi giáo hội” [C.S. KEENER, 454: the discipline urged here was full excommunication, implying spiritual death (1 Cor 5:5; 1 Tim 1:20; Titus 3:10–11)].

[15]In 16:19 Peter is addressed; here, by contrast, the verbs are plural, and thus other disciples and leaders of the community are also given the authority to “bind and loose.” Here the binding and loosing have to do directly with matters of church discipline, whereas in 16:19 they concern matters of conduct more generally (D.A. Hagner, Matthew 14-28, 532).

[16] R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 695.

[17] “The witnesses are to pray, not to act vindictively (18:19–20). Some suggest that this verse is misplaced from the tradition (Albright and Mann 1971: 221) or that it refers to arbitration rather than prayer (Derrett 1979b), but the verse makes perfect sense in this context… in this context of forgiveness the prayer may represent a prayer for ultimate restoration” (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 455); “The following outline can be suggested: (1) procedure in cases of specific offense (v. 15a), further divided into (a) a private meeting (v. 15b–d), (b) a meeting with two or three others, with OT basis (v. 16), and (c) public exposure and ostracizing (v. 17); (2) statement of the authority behind such discipline (v. 18); (3) the answer to prayer in such matters (v. 19); and (4) the presence of Jesus in such circumstances (v. 20). The most striking structural parallelism is found in the repeated ἐάν, “if,” clauses at the beginning of vv 15, 16, 17, 17b, and 19” (D.A. Hagner, Matthew 14-28, 530); “No specific request to God has been mentioned, but we may perhaps envisage the community (or two or more of its members) praying either for the person whose sin has been brought to light or for guidance in their corporate decision as to how it should be dealt with” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 696).

[18] D.A. Hagner, Matthew 14-28,533.

[19] “it is not just the prayer of the two who agree, but also that of Jesus who is “among them” because they have come together ‘in his name’, that is as his disciples representing him (cf. on v. 5, and cf. 10:40–42). While Jesus is on earth his disciples are his brothers and sisters (12:49–50) but even when he is no longer on earth he remains spiritually present as the focus of their unity” (R.T. FRANCE, The Gospel of Matthew, 698).

[20]This presence of Jesus should not be understood as a metaphor (as in the case of Paul’s statement in 1 Cor 5:4) but is the literal presence of the resurrected Christ, in keeping with the promise to be articulated in 28:20 (cf. 1:23b)” (Ibid.).

No comments:

Post a Comment