Thursday, 29 June 2023

YÊU CHA VÀ MẸ HƠN THẦY, KHÔNG XỨNG VỚI THẦY. Chú giải Tin Mừng CN XIII TN A (Mt 10,37-42); Lm. Jos. Ph.D.Thạch, SVD

Bản văn và dịch sát nghĩa

Việt

Hy Lạp

37 Ai yêu cha hoặc mẹ hơn tôi thì không xứng đáng với tôi, và người yêu con trai hay con gái hơn tôi thì không xứng đáng với tôi.

38 và ai không nhận lấy thập giá của mình và đi theo sau tôi, thì không xứng đáng với tôi.

39 Ai tìm kiếm linh hồn mình thì sẽ đánh mất nó, và ai đánh mất linh hồn mình vì tôi sẽ tìm được nó.

40 Ai đón tiếp anh em là đón tiếp tôiai đón tiếp tôi là đón tiếp Đấng đã sai tôi.

41 Ai đón tiếp một ngôn sứ vì danh xưng một ngôn sứ, thì sẽ nhận được phần thưởng của một ngôn sứ, và ai đón tiếp một người công chính vì danh xưng người công chính, sẽ nhận được phần thưởng của một người công chính.

42 và ai cho một trong những người bé nhỏ nhất này dù chỉ một cốc nước lạnh, vì danh xưng của một môn đệ, amen tôi bảo anh em, người này sẽ không mất phần thưởng của mình đâu.

37 φιλῶν πατέρα μητέρα ὑπὲρ ἐμὲ οὐκ ἔστιν μου ἄξιος, καὶ φιλῶν υἱὸν θυγατέρα ὑπὲρ ἐμὲ οὐκ ἔστιν μου ἄξιος·

 38 καὶ ὃς οὐ λαμβάνει τὸν σταυρὸν αὐτοῦ καὶ ἀκολουθεῖ ὀπίσω μου, οὐκ ἔστιν μου ἄξιος.

 39 εὑρὼν τὴν ψυχὴν αὐτοῦ ἀπολέσει αὐτήν, καὶ ἀπολέσας τὴν ψυχὴν αὐτοῦ ἕνεκεν ἐμοῦ εὑρήσει αὐτήν.

 40 δεχόμενος ὑμᾶς ἐμὲ δέχεται, καὶ ἐμὲ δεχόμενος δέχεται τὸν ἀποστείλαντά με.

 41 δεχόμενος προφήτην εἰς ὄνομα προφήτου μισθὸν προφήτου λήμψεται, καὶ δεχόμενος δίκαιον εἰς ὄνομα δικαίου μισθὸν δικαίου λήμψεται.

 42 καὶ ὃς ἂν ποτίσῃ ἕνα τῶν μικρῶν τούτων ποτήριον ψυχροῦ μόνον εἰς ὄνομα μαθητοῦ, ἀμὴν λέγω ὑμῖν, οὐ μὴ ἀπολέσῃ τὸν μισθὸν αὐτοῦ.

 

 (Matt. 10:37-11:1 BGT)

Bối cảnh

Mt 10,37-42 là phần cuối cùng của “bài giảng về sứ vụ”, một trong năm bài giảng Đức Giêsu thực hiện trên hành trình rao giảng, theo sắp xếp của tác giả Mátthêu. Trong bối cảnh trực tiếp, đoạn văn này đi liền sau những lời giảng Đức Giêsu nói liên quan đến sự xung đột giữa các thành viên trong gia đình trước sự hiện diện của Đức Giêsu. Những lời giảng này được khời đầu bằng khẳng định ngược đời là: Tôi đến không phải để mang hoà bình nhưng là thanh gươm, và kết thúc bằng khẳng định nghiệt ngã: Kẻ thù của một người sẽ là những người thuộc gia đình của mình (Mt 10,34-36). Quay trở lại xa hơn, độc giả cũng gặp điều tương tự khi Đức Giêsu cảnh báo về thực tế phũ phàng là các sứ giả sẽ bị chính những người thân của mình trao nộp (Mt 10,21). Ý niệm “vác thập giá” và “đi theo sau” sẽ được lặp lại trong Mt 16,24 dưới dạng một lời mời gọi. Và người vác thập giá đi theo sau Đức Giêsu trên đường ra pháp trường là ông Simôn nguồi Kyrênê (Mt 27,32). Tính chất bắc cầu nối kết việc tiếp đón các sứ giả với sự đón tiếp Đức Giêsu và nối kết sự đón tiếp Đức Giêsu với đón tiếp Chúa Cha, được tìm thấy trong Ga 13,20. Thái độ đón tiếp kẻ nhỏ bé bằng hành động cho uống một chén nước lạnh, nối kết với sự kiện Đức Giêsu tự đồng hoá mình với những kẻ bé nhỏ đang khát (Mt 25,35.42).

Cấu trúc

Người không xứng đáng với Đức Giêsu (cc.37-38)

Người yêu cha hoặc mẹ hơn tôi

Người yêu con trai hay con gái hơn tôi

Người không nhận lấy thập giá của mình và đi theo sau tôi

Người tìm linh hồn mình sẽ đánh mất (c.39)

Người tìm kiếm linh hồn mình thì sẽ đánh mất nó

Người đánh mất linh hồn mình vì tôi sẽ tìm được nó

Người đón tiếp… được phần thưởng (cc. 40-42)

Người đón tiếp anh em là đón tiếp tôi

Người đón tiếp tôi là đón tiếp Đấng đã sai tôi.

Người đón tiếp một ngôn sứ vì danh xưng một ngôn sứ,

sẽ nhận được phần thưởng của một ngôn sứ,

Người đón tiếp một người công chính vì danh xưng người công chính,

sẽ nhận được phần thưởng của một người công chính.

Người cho một trong những người bé nhỏ nhất một cốc nước lạnh,

vì danh xưng của một môn đệ,

sẽ không mất phần thưởng của mình đâu.

Một vài điểm chú giải

1.     Yêu cha hoặc mẹ hơn Tôi … yêu con trai, con gái hơn Tôi, không xứng đáng với Tôi: Tác giả Luca dùng ngôn ngữ gắt hơn Matthêu một tý: “Nếu ai đến với Tôi mà không ghét chính cha, mẹ, vợ, con, anh em và chị em của mình, thậm chí chính mạng sống mình, người đó không thể là môn đệ của Tôi được” (Lc 14,26). Điều thứ năm trong Thập Điều (điều thứ bốn theo lời kinh của Công Giáo) dạy những người Do Thái “phải làm vinh danh cha mẹ, để được sống lâu trong miền đất mà Chúa, Thiên Chúa của ngươi đã ban cho ngươi” (Xh 20,12; Đnl 5,16). Sách Lêvi cũng nhắc nhở rằng: “Mỗi người trong anh em phải kính trọng cha mẹ” (Lv 19,3; Xh 20,12). Sách Huấn Ca dạy rằng: “Ai làm vinh danh cha sẽ khỏa lấp lỗi lầm, ai tôn vinh mẹ như tích trữ kho tàng” (Hc 3,3-4).  Điều này chứng tỏ rằng, yêu mến và kính trọng cha mẹ là một điều răn rất quan trọng trong Luật của người Do Thái. Đức Giêsu cũng rất coi trọng luật yêu mến kính trọng cha mẹ: “Thiên Chúa dạy hãy làm vinh danh cha và mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Còn các ông nói rằng: ‘những gì con có để giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi thì người ấy không cần phải làm vinh danh cha mẹ nữa’” (Mt 15,4-6). Nói như thế để thấy rằng, những điều Đức Giêsu đòi hỏi không mâu thuẫn gì với điều luật hiếu kính cha mẹ. Câu nói: Người nào yêu cha và mẹ hơn Tôi thì không xứng đáng với tôi được đặt trong bối cảnh rõ ràng. Trước đó, Đức Giêsu nói về việc Người đến không phải mang bình an mà là thanh gươm. Cụ thể, Đức Giêsu nói rằng Người “đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng, kẻ thù của mình là người nhà” (Mt 10,34-36). Sự chia rẽ nhất thiết phải xảy ra giữa những người tin nhận Đức Giêsu và những người không tin nhận Đức Giêsu. Ngay cả trong một gia đình, vẫn có một sự phân chia như vậy. Trong trường hợp người cha và người mẹ không tin nhận Đức Giêsu, và những người con “yêu thương cha mẹ hơn Đức Giêsu”, đồng nghĩa với việc họ phải chối bỏ Đức Giêsu. Tương tự, một khi con trai hay con gái không tin nhận Đức Giêsu mà cha mẹ lại yêu những người con này hơn Đức Giêsu, thì đồng nghĩa với việc họ chối bỏ Người.  Câu nói “yêu cha yêu mẹ hơn” hay “yêu con trai, con gái” hơn Đức Giêsu, “không xứng với” Người có thể được hiểu theo một chiều hướng ưu tiên trong tình yêu.[1] Tình yêu dành cho Đức Giêsu là nguồn cội và là nền tảng của mọi tình yêu trong nhân loại. Tình yêu đích thực mà người ta dành cho cha mẹ phải phát xuất từ tình yêu dành cho Đức Giêsu như là Thiên Chúa. Nói cách khác, sở dĩ người ta yêu cha mẹ là vì họ yêu Chúa, và nghe lời Chúa truyền. Ngược lại tình yêu cha mẹ dành cho con cái, hoặc con cái dành cho cha mẹ, đôi khi không dẫn đến tình yêu dành cho Chúa, đôi khi tình yêu giữa những người thân trong gia đình khiến họ rời xa Thiên Chúa và huấn lệnh của Người. Trong Thập Điều, nếu để ý, chúng ta dễ nhận ra rằng, bốn điều Luật đầu tiên dạy người ta lòng yêu mến và kính sợ Thiên Chúa:  (1) Ta là Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ðấng đã đem ngươi ra khỏi đất Aicập, khỏi nhà tôi mọi; (2) Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta; Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ; (3) Ngươi không được dùng danh Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người một cách bất xứng; (4) Ngươi hãy nhớ ngày sabát, mà coi đó là ngày thánh (Xh 20,2-11). Điều thứ năm mới là “hãy làm vinh danh cha mẹ, để được sống lâu trên miền đất mà Chúa, Thiên Chúa ngươi ban cho ngươi”. Hơn nữa, sách Đệ Nhị Luật quy định rất mạnh về tình yêu dành cho Chúa: “Hãy nghe, hỡi Israel, Chúa, Thiên Chúa chúng ta, Chúa là một (duy nhất). Phải yêu Chúa, Thiên Chúa của ngươi với tất cả con tim ngươi và với tất cả linh hồn ngươi và với toàn thể trí óc ngươi. Những lời này mà Ta truyền cho ngươi hôm nay phải ở trên tim của ngươi. Ngươi phải dạy chúng cho những đứa con của ngươi, và phải nói về chúng khi ngươi ngồi trong nhà, và khi ngươi đi bộ trên đường và khi ngươi nằm nghỉ và khi ngươi thức dậy” (Đnl 6,4-7).

2.     Không nhận lấy thập giá[2] của mình và đi theo sau tôi: Câu nói này gồm hai vế song đối với nhau: “Nhận lấy thập giá của mình” và “đi theo sau” Đức Giêsu. Đại từ sở hữu “của người ấy” (αὐτοῦ) xác định rõ rằng thập giá là của cá nhân mỗi người, không phải là thập giá của Đức Giêsu. Hành vi vác lấy thập giá nối kết chặt chẽ với hành trình thập giá của Đức Giêsu.[3] Đức Giêsu đã vác thập giá lên đồi Golgôtha rồi chịu đóng đinh và chịu chết. “Đi theo sau” theo nghĩa đen là họa lại, đi lại con đường mà Đức Giêsu đã đi năm xưa. “Đi theo sau” Đức Giêsu, theo nghĩa rộng, cũng là hình ảnh của người môn đệ. Thập giá trong bối cảnh này mang giá trị biểu tượng. Nó tượng trưng cho tất cả những đau khổ, sỉ nhục, và chết vì yêu. Điều cốt lõi trong hành trình thập giá chính là tình yêu. Tình yêu là động lực, là sức sống giúp người ta có thể đón nhận thập giá và đi theo Chúa cho đến cùng. Trước đó Đức Giêsu đã dùng đến hai lần danh động từ “yêu”: Người yêu (ὁ φιλῶν) cha và mẹ hơn Tôi; Người yêu con trai và con gái hơn Tôi. Yêu cha và mẹ hay yêu con trai con gái ít hơn Đức Giêsu có thể cũng là một hình thức vác thập giá để đi theo sau Đức Giêsu. Trong Tin Mừng Mátthêu, ngay sau khi ông Phêrô ngăn cản Đức Giêsu đi vào cuộc thương khó, Đức Giêsu nói cùng ông rằng: “Đi về phía sau Tôi, Satan, anh là nguyên nhân vấp ngã của Tôi, vì anh không nghĩ điều của Thiên Chúa nhưng là những điều của con người”. Rồi Đức Giêsu nói cùng các môn đệ: “Nếu ai muốn đi theo sau Tôi, người ấy hãy từ bỏ chính mình và nhận lấy thập giá của mình và đi theo Tôi” (Mt 16,23-24). Trong bối cảnh này, rõ ràng Đức Giêsu đang muốn các môn đệ đón nhận cuộc thương khó của Người và sẵn sàng chịu đau khổ và chết như Người.

3.     Tìm kiếm linh hồn … đánh mất … đánh mất linh hồn … tìm được: Cùng với ý tưởng “vác thập giá và đi theo phía sau” là lời khẳng định: “Người tìm kiếm mạng sống của mình sẽ đánh mất nó, và người đánh mất mạng sống mình vì Tôi sẽ tìm thấy nó”. Tác giả Mitch – Sri diễn giải ý nghĩa của câu nói này như sau: “Những ai tìm kiếm hạnh phúc trong đời sống bằng cách theo đuổi những sở thích của mình sẽ không bao giờ hoàn tất. Chỉ có bằng cách trao ban chính mình cho Thiên Chúa và người khác, chúng ta mới trải nghiệm được hoàn tất cuối cùng mà Thiên Chúa muốn chúng ta có được”.[4]  Trong Mt 16,25, Đức Giêsu lặp lại điều tương tự nhưng thay động từ “tìm kiếm” (εὑρίσκω) trong vế thứ nhất bằng động từcứu” (σῶσαι): “Ai muốn cứu mạng sống mình, sẽ mất nó”. Như vậy, “tìm kiếm” trong bối cảnh này có thể mang nghĩa là “cứu”. Đức Giêsu của Gioan diễn tả ý tưởng này bằng cách khác: “Ai yêu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai ghét mạng sống mình trong thế giới này sẽ giữ được nó trong sự sống vĩnh cửu” (Ga 12,25). Danh từ “mạng sống” có thể được hiểu theo hai nghĩa: (1) Mạng sống mà người ta cố tìm, và sẽ đánh mất, chính là mạng sống đời này, như Đức Giêsu của Gioan đã nói; (2) Mạng sống mà người ta sẵn sàng “đánh mất vì” Đức Giêsu[5], cũng là mạng sống ở đời này, và mạng sống người ta “sẽ tìm thấy” là “mạng sống trong sự sống vĩnh cửu”. “Sự sống vĩnh hằng” (ζωὴν αἰώνιον) là phần thưởng mà Đức Giêsu hứa cho những ai “bỏ nhà cửa, hay anh em, chị em, hay cha, mẹ, hay con cái, hay ruộng vườn vì danh Người” (Mt 19,24). Đức Giêsu của tác giả Máccô, còn hứa cho các môn đệ sự “ngược đãi”, ngoài “phần thưởng gấp trăm và sự sống vĩnh hằng đời sau” (Mc 10,30). Đánh mất mạng sống trong bối cảnh này bao gồm cả tiến trình “nhận lấy thập giá của mình và đi theo” Đức Giêsu, mức độ cuối cùng của việc theo Đức Giêsu là cái chết. Đức Giêsu đã chết trên thập tự và đã phục sinh. “Tìm được mạng sống” là được sống lại và sống mãi mãi hạnh phúc với Chúa. Trước đó, Đức Giêsu đã khích lệ các môn đệ rằng: “Đừng sợ những kẻ giết chết thân xác, nhưng không làm gì được linh hồn; Tốt hơn, hãy sợ Đấng có thể giết chết cả linh hồn lẫn thể xác trong gheenna” (Mt 10,28). “Tìm mạng sống” có thể hiểu như là “sợ những kẻ giết chết thân xác”. Mệnh đề “đánh mất mạng sống” được định rõ mục đích là “vì Tôi” (ἕνεκεν ἐμοῦ). “Vì Đức Giêsu” trong bối cảnh trực tiếp là “vì nhìn nhận Người trước mặt người ta” (Mt 10,34).

4.     Ai đón tiếp anh em … đón tiếp tôiai đón tiếp tôi … đón tiếp Đấng đã sai tôi: Phần này dường như Đức Giêsu nói về những người thính giả của Tin Mừng. Tác giả D. Harrington xem câu này như câu nói mang tính Kitô học cao nhất trong bối cảnh bài giảng về sứ vụ của Matthêu. Tác ghi chú rằng Kitô họcsai đimặc dù được phát triển hơn trong Tin Mừng Gioan, cũng xuất hiện trong Tin Mừng Mátthêu. Nó làm nảy sinh quan điểm xem cuộc sống Kitô hữu như là một dây chuyền sứ vụ: Cha sai người Con, vì vậy, người Con sai các môn đ.[6] Nhiều nhịp cầu được nối bằng động từ “đón tiếp” được lặp lại liên tục (bốn lần). Các nhịp cầu này nối từ bất cứ ai lên đến Thiên Chúa.[7] Điều mà một người phải làm đ nối kết với Thiên Chúa là hành vi “đón nhận” (đón tiếp, δέχομαι). Các môn đ là những sứ giả của Đức Giêsu, và họ ra đi đ mang Tin Vui Nước Trời, cũng như làm nhiều điều tốt lành cho con người. Tuy vậy, không phải bất cứ ai, bất cứ nơi nào, có thể đón nhận họ. Thực tế, họ có rất nhiều người chối từ và thậm chí bách hại họ nữa. Vấn nạn chối từ và cách thức đ ứng xử với những nơi chối từ, đã được Đức Giêsu hướng dẫn trước đó: “Nếu ai không đón nhận anh em hay lắng nghe lời của anh em, hãy giũ bụi từ bàn chân của anh em lại khi rời nhà đó hay thành đó” (Mt 10,14). Việc đón tiếp, hay đón nhận, không đơn thuần chỉ là một cử chỉ hiếu khách, hay hành vi ngoại giao. Đón tiếp sứ giả Tin Mừng, đồng nghĩa với việc lắng nghe và đón nhận thông điệp Tin Mừng Nước Trời, tin vào Đức Giêsu và hoán cải theo lời mời gọi của Người.[8] Các sứ giả là hiện thân cho Đức Giêsu qua lối sống, đức tin và thông điệp họ rao giảng.[9] Đức Giêsu là hiện thân của Đấng đã sai Người vì “Người và Chúa Cha là một” (Ga 10,30), “Người được Cha trao phó mọi sự, và biết rõ Cha” (Mt 11,27; Ga 13,3), và Người thi hành điều Cha muốn (Ga 5,19; 8,28.42; 12,49; 14,10). Đón tiếp các sứ giả, đồng nghĩa với đón tiếp Đức Giêsu và đồng nghĩa với đón tiếp Chúa Cha, đồng nghĩa với việc tin nhận Đức Giêsu cũng như sứ điệp của Người và nhận lấy thập giá của mình mà bước theo sau Người.

5.     Ai đón tiếp một ngôn sứ vì danh xưng của một ngôn sứ … đón tiếp một người công chính vì danh xưng của một người công chính: Các sứ giả của Đức Giêsu được xem như là một ngôn sứ vì họ thực thi sứ mạng rao giảng và chữa lành như Người.[10] Cụm giới từ vì danh xưng của một ngôn sứvì danh xưng của một người công chínhthường được hiểu là “vì người ấy là một ngôn sứ” (CGKPV); “vì danh nghĩa là tiên tri” (NTT) … “vì người ấy là người công chính” (CGKPV); “Vì danh nghĩa là công chính” (NTT). Danh xưngngôn sứrõ ràng có ý nghĩa trongbài giảng về sứ vụ”, được khởi đầu bằng việc Đức Giêsu gọi mười hai môn đ đến và sai họ đi. Vậy thì, danh xưngngười công chínhcó ý nghĩa gì trong khuôn khổ bài giảng này? Nếu như danh xưngmột ngôn sứnhấn mạnh đến hoạt động rao giảng của các sứ giả, thì danh xưngmột người công chínhbiểu lộ căn tính và lối sống của người môn đ. Đời sống của các môn đ là minh chứng thuyết phục cho lời rao giảng của họ. Quay trở lại bài giảng đầu tiên, còn gọi là “bài giảng trên núi”, bài giảng mô tả căn tính và lối sống của các môn đ, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng củasự công chính”. Trước hết, các môn đ được cảnh báo rằng: “Nếu sự công chính của anh em không vượt hơn sự công chính của các Kinh Sư và những người Pharisêu thì anh em sẽ không được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Hơn nữa, trong tám mối phúc, có đến hai mối phúc liên quan đến “đức công chính”: (i) “Phúc cho những người đói và khát sự công chính, vì họ sẽ được thỏa mãn” (5,6); (ii) “Phúc cho những người chịu bách hại vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ”. Ngoài ra, các môn đ cũng được mời gọi rằngtrước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn tất những thứ này sẽ được thêm cho anh em” (Mt 6,33). Như thế, “người công chính đây có thể hiểu là các sứ giả của Đức Giêsu, cách riêng nhóm mười hai môn đ.

6.     Phần thưởng của một ngôn sứ phần thưởng của một người công chínhphần thưởng của mình: Mátthêu là tác giả dùng nhiều danh xưngphần thưởngnhất trong cả bốn tác giả sách Tin Mừng (Mt 8 lần: 5,12.46; 6,1.2; 10,412.42; 20,8; Mc 1 lần: 9,41; Lc 3 lần: 6,23.35; 10,7; Ga 1 lần: 4,36). Có ba lần danh từphần thưởng” (μισθὸν) được lặp lại trong cc. 41-42: “Phần thưởng của một ngôn sứ”; “Phần thưởng của một người công chínhvà “phần thưởng của mình”. Trong các phần thưởng vừa liệt kê, phần thưởng củamột người công chínhxem ra rõ ràng nhất: “Được vào Nước Trời”, hay “được sở hữu Nước Trời”. Có thể nói đây là phần thưởng cao nhất, lớn nhất bao hàm tất cả mọi phần thưởng khác. “Phần thưởng của người ngôn sứcó thể liên quan đếnphần thưởng lớn trên trời”. Trong mối phúc mở rộng Đức Giêsu nói: phúc cho anh em khi người ta sỉ nhục và bắt bớ anh em và đưa ra đ loại xấu xa chống lại anh em cách sai lầm vì Tôi, anh em hãy vui mừng và phấn khởi vì phần thưởng của anh em trên trời thật nhiều, vì họ đã bách hại các ngôn sứ trước anh em như vậy” (Mt 5,11-12). Trong Mt 13,17 và 23,29, “các ngôn sứ” được liệt kê bên cạnhnhững người công chính”. Trong trình thuật cánh chung, liên quan đến cuộc xử án, “những người công chínhlà “những người bên phải”, là những người đã cho những người bé nhỏ ăn, uống, mặc; thăm viếng người đau yếu, tù nhân; tiếp rước khách lạ (Mt 25,31-40). Phần thưởng dành cho những người công chính là “được thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn cho họ ngay từ thuở tạo dựng thế giới”, và “được hưởng sự sống đời đời” (Mt 25,46b). Đối lại với những người công chính là những người bị nguyền rủa và hình phạt dành cho họ là “đi vào hình phạt đời đời” (Mt 25,46a).

7.     Ai cho một trong những người bé nhỏ nhất một cốc nước lạnh vì danh của một người môn đ: Mc 9,41 nói là “ai cho anh em một chén nước (ποτήριον ὕδατο) vì anh em thuộc về Đức Kitô, amen, Tôi bảo anh em, người ấy sẽ không mất phần thưởng của mình”, Mt 10,42 sửa lại là “ai cho một trong những người bé nhỏ này (ἕνα τῶν μικρῶν τούτων) dù chỉ (μόνον) một chén nước lạnh vì danh nghĩa của một môn đ (εἰς ὄνομα μαθητοῦ), amen, Tôi bảo anh em, người ấy sẽ không mất phần thưởng của mình đâu”. Có thể thấy rằng tác giả Mátthêu dùng danh xưngmột trong những người bé nhỏ nàythay choanh em”. Các môn đ, cụ thể là nhóm mười hai người, được gọi là “những người bé nhỏ”. “Một trong những người bé nhỏlà cách nói đặc trưng của tác giả Mátthêu. Đức Giêsu gọi những người tin vào Người là “một trong những người bé nhỏ” (Mt 18,6); Người dạycoi chừng, đừng khinh dễ một trong những người bé nhỏ này vì trên trời, thiên sứ của họ luôn nhìn ngắm khuôn mặt của Cha Tôi, Đấng trên trời” (Mt 18,10); Người gọi nhữngcon chiên lạclà những người bé nhỏ (Mt 18,12). Cụm giới từvì danh nghĩa của một người môn đcũng là từ ngữ của riêng Mátthêu. Cụm từ này ứng với hai cụm từ trước đó “vì danh nghĩa của một ngôn sứ”; “vì danh nghĩa của một người công chính”. Cả ba danh xưng: “Ngôn sứ, người công chính, người môn đcó thể dành cho các sứ giả của Chúa. “Cốc nướctrong Máccô, được đổi thànhcốc nước lạnhvà thêm trạng từ nhấn mạnhchỉ một” (μόνον).[11] Cách nói dù chỉ một cốc nước lạnhkhông mất phần thưởngnhấn mạnh đến phần thưởng chắc chắn dành cho những ai đón tiếp các sứ giả nhỏ bé của Đức Giêsu. Tác giả Jerome, nhấn mạnh đến trạng từchỉ”, cho rằng, “thậm chí một người nghèo, không có củi đ đun nóng nước, có thể lãnh nhận phần thưởng được hứa.[12]

Bình luận tổng quát

Đoạn cuối của bài giảng về sứ vụ là những chọn lựa khó khăn của các sứ giả và những phần thưởng dành cho những ai đón nhận các sứ giả. Đó là chọn lựa giữa yêu những người thân ruột thịt của mình và yêu chính Chúa. Những người thân ruột thịt được liệt kê tượng trưng là “cha và mẹ”, “con trai và con gái”. Có ba điều làm cho các môn đệ không xứng đáng với Đức Giêsu: Yêu cha và mẹ hơn Đức Giêsu; Yêu con trai và con gái hơn Đức Giêsu; không đón nhận thập giá của mình và đi theo Đức Giêsu. Những giáo huấn về “tôn vinh”/ “hiếu kính” với cha mẹ của Cựu Ước bỗng bị thách đố trước chọn lựa yêu Chúa. Các môn đệ được mời gọi chọn lựa ưu tiên trong tình yêu. Đức Giêsu phải là đối tượng yêu thương trước tiên của các môn đệ. Và tình yêu đối với Đức Giêsu đương nhiên kích thích, dẫn đường, làm nền, cho mọi tình yêu trong nhân loại, đặc biệt là tình phụ – mẫu – tử – huynh đệ – tỷ muội (cha – mẹ – con cái – anh chị em). Khi các môn đệ chọn lựa yêu thương cha mẹ và người thân trước tiên, lỡ như cha mẹ và người thân không tin yêu Đức Giêsu, thì họ cũng khó có thể yêu Chúa được, và lẽ dĩ nhiên là họ không xứng đáng với Đức Giêsu. Yêu Đức Giêsu đồng nghĩa với việc đồng hành với Người trên con đường Người đi: Nhận lấy thập giá của mình và đi theo sau Người. Tình yêu không thập giá là tình yêu dỏm; Thập giá không tình yêu là thập giá điên rồ. Cốt lõi trong mầu nhiệm khổ giá vẫn là một tình yêu tự hiến, yêu cho đến chết. Những người tham sống, sợ chết, không muốn sống theo những đòi hỏi của Tin Mừng, cuối cùng rồi cũng phải chết, chết cách vô nghĩa và chết vĩnh viễn. Ngược lại, những người dám hiến mạng vì yêu, chết cách ý nghĩa, sẽ được sống lại và sống vĩnh hằng với Chúa.

Điệp khúc của động từ “tiếp đón” cho thấy tầm quan trọng của hành vi này đối với thính giả của Tin Mừng. Qua việc đón nhận các sứ giả của Đức Giêsu người ta có thể vươn đến không những chính Đức Giêsu mà còn vươn đến Cha của Người nữa. Sự đón tiếp các sứ giả của Đức Giêsu không đơn thuần chỉ là hành động hiếu khách hay phép lịch sự thường ngày, nhưng là đón nhận sứ điệp Tin Mừng và sẵn sàng hoán cải theo giáo huấn của Đức Giêsu. Chặng cuối cùng của sự đón tiếp theo nghĩa này là sẵn sàng đón nhận thập giá của mình và đi theo sau Đức Giêsu. Cuối cùng người đón tiếp, đón nhận các sứ giả của Đức Giêsu sẽ được nhận phần thưởng dành cho người công chính, dành cho vị ngôn sứ. Đó là được thừa hưởng Nước Trời, đi vào Nước Trời hay được hưởng sự sống đời đời cùng với Đức Giêsu và các môn đệ.

Lm. Jos. Phạm Duy Thạch, SVD



[1] “The verse is not an attack on family relationships and natural attachments, but is a clear insistence that following Jesus is more important than family ties; if it is necessary to choose between the two loyalties, then a man ought to choose to follow Jesus’. Compare m. B. Meṣ. 2:11: service to one’s teacher comes before service to one’s father” [W.D. DAVIES – D.C. ALLISON, A critical and exegetical commentary on the Gospel according to Saint Matthew (ICC; London – New York 2004) II, 221].

[2] “The interpretation of the original meaning of ‘take up his cross’ has been much discussed, without any consensus emerging. These are the major alternatives: (i) The expression was a pre-Christian catch-phrase, perhaps associated with political revolutionaries. When Jesus applied it to his followers he was exhorting them to ready themselves for punishment by the Romans. (ii) Jesus, foreseeing the fate that did in fact befall him, demanded of his followers preparation for the same or a similar fate. Or the church, after the event, formulated the saying with a view towards martyrdom (iii) Jesus originally spoke of ‘taking up his yoke’ (cf. Mt 11:29). After Easter ‘yoke’ became ‘cross’. (iv) Jesus, whose audience was familiar with the sight of a condemned man carrying his cross, asked his listeners to take up their crosses only in a metaphorical manner: taking the road of discipleship and self-denial is like carrying a cross to the site of execution” (W.D. DAVIES – D.C. ALLISON, Matthew, 222).

[3] Đây là đề cập về thập giá lần đầu tiên trong Tin Mừng Mátthêu. Nó không những nói về số phận của Đức Giêsu nhưng còn là của các môn đệ. Hình ảnh một tử tù vác thanh ngang thập giá đi đến nơi bị đóng đinh chắc hẳn gây chấn động cho các môn đệ [C. Mitch – E. Sri, The Gospel of Matthew (CCSS; Grand Rapids 2010) 148]; “In Jesus’ day “taking up the cross” meant being forced to bear the instrument of one’s execution past a jeering mob to the site of one’s imminent death as a condemned criminal (e.g., Tasker 1961: 109; see Hengel 1977; cf. 16:24)” [C.S. KEENER, The Gospel of Matthew. A Socio-Rhetorical Commentary (Grand Rapids – Cambridge 2009) 331].

[4] C. Mitch – E. Sri, The Gospel of Matthew, 148-149.

[5] “The emphasis in v. 39 is not upon literally losing one’s life (martyrdom) but upon rigorous self-denial. Yet given the broader context, martyrdom is not, for Matthew, altogether out of view. Certainly 10:39 could be fittingly applied to such a situation: those who save their lives by dissociating themselves from Jesus will lose eternal life while those who lose their lives for Jesus’ sake will find eternal life” (W.D. DAVIES – D.C. ALLISON, Matthew, 224).

[6] D.J. Harrington, The Gospel of Matthew (SP1; Collegeville 1997) 154.

[7] “Điều này có lẽ phản ánh truyền thống Do Thái về lãnh sự, người sở hữu quyền lực đầy đủ của một người mà anh ta đại diện. Sứ thần của một người thì giống nhu chính người đó [m. Berakhot 5,5]. Các môn đệ không dạy nhân danh quyền của mình. Phía sau lời rao giảng và chữa lành của họ là quyền năng của chính Đức Kitô” (C. Mitch – E. Sri, The Gospel of Matthew, 149); I. Boxall, “Matthew”, The Jerome Biblical Commentary for the Twenty-first Century (Ed. J.J. Collins, London – New York – New Delhi – Sydney, 2020) 1194.

[8] “Also not clear is whether those who provide the welcome to the missionaries are nonbelievers to whom the kingdom is being preached or fellow bielievers who provide succor to them on their vulnerable mission. If the latter is the case, then the whole discourse draws even noniterant members of the faithful into the overall Christian mission through the support they give to those more actively engaged” [B. Byrne. “Matthew”, The Paulist Biblical Commentary (New York 2018) 929].

[9] “The authority of the exalted Jesus and his presence have been given to the disciples (cf. 28:16–20), with the result that they have become, to use a Pauline metaphor, members of his body” (W.D. DAVIES – D.C. ALLISON, Matthew, 226).

[10] “Matthew repeatedly emphasizes that disciples as Jesus’ agents are his prophets, even greater than the prophets of old (5:11–12; 11:9; 13:17); he thus employs the titles “righteous” and “prophet” interchangeably in this passage (cf. 13:17; 23:29; cf. Deut. Rab. 1:6; not simply a class of teachers; cf. Hill 1965)” (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 332).

[11] “A cup of cold water might be all that a peasant could offer, but hospitality given in faith to a prophet who requested it would be rewarded (cf. 1 Kings 17:12–16; 2 Kings 4:8–17)” (C.S. KEENER, The Gospel of Matthew, 332).

[12] I. Boxall, “Matthew”, 1194.