Saturday, 25 May 2019

BẰNG CHỨNG SỐNG ĐỘNG NHẤT VỀ SỰ PHỤC SINH


Năm 2017, lần đầu tiên tôi có dịp được đặt chân đến Kinh Thành Jerusalem, là quê hương, là nơi chôn nhau cắt rốn, của Kito giáo nói chung và của Công Giáo nói riêng, là nơi ghi lại cuộc khổ nạn đau thương của Đức Kito, là nơi hoài niệm đau thương của Mẹ Maria và các môn đệ. Tuy nhiên, đó cũng là nơi ghi lại biến cố phục sinh huy hoàng của Đức Kito. Biến cố lớn nhất và trọng đại nhất, cần thiết nhất, mà nếu không có nó thì không có Giáo hội công giáo, không có Vatican, không có Đức Giáo Hoàng, không có các Giám Mục và linh mục không có những ngôi nhà thờ và dĩ nhiên không có trung tâm mục vụ này, bởi vì chẳng có ai tin vào Đức Kito cả. Ngay cả các môn đệ cũng quên Đức Giesu, bỏ lại sau lưng kinh nghiệm đau thương để về quê cày ruộng và đánh cá. Biến cố phục sinh chính là biến cố mấu chốt là đỉnh cao trong sự nghiệp rao giảng, là kết thúc tuyệt vời, có hậu cho mầu nhiệm làm người của Đức Giesu. Biến cố Phục Sinh là diểm khởi đầu, là ngày khai sinh, là sức sống của các môn đệ, là điểm tựa, là giá đỡ, là nền tảng và bệ phóng cho niềm tin của mỗi người chúng ta. Thánh Phaolo nói rằng:  “mà nếu Đức Kito không sống lại thì lòng tin của anh em thật hão huyền và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em, và nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kito ở đời này mà thôi thì chúng ta là kẻ đáng thương hơn hết mọi người trên thế gian này. Nhưng không phải thế! Đức Kito đã sống lại, mở đường cho những người an giấc ngàn thu. Quả thế, như mọi người vì liên đới với Adam mà phải chết thì mọi người nhờ liên kết với Đức Kito cũng sẽ được sống lại như vậy” (1Cr 15,17-20). Nhờ Mầu nhiệm Phục Sinh chúng ta tràn trền hy vọng được gặp lại những người thân của chúng ta, những người mà chúng ta đã từng thương tiếc, chia tay ngậm ngùi nhìn họ lìa cõi đời này, những người mà cuộc chia ly với họ người đời là gọi là “ngàn thu vĩnh biệt” bởi họ nghĩ rằng sẽ không bào giờ còn gặp lại một lần nào nữa. Nhưng không! Cuộc chia ly ấy, chúng ta, những người tin vào mầu nhiệm Phục sinh gọi là “Rest In Peace” (RIP), chúng ta gọi là về nhà cha, về với Chúa, “khi Chúa thương gọi con về”, dù nhiều khi con không muốn về vì còn vương vấn thế gian. Sở dĩ chúng ta có niềm tin như thế bởi vì Đức Kito đã sống lại. Ngài đã làm cho con trai bà gúa thành Nain sống lại. Ngài đã làm cho Lazaro sống lại. Ngài có quyền trên sự sống và cái chết. Và nhất là, Ngài đã sống lại, và sống vĩnh cữu, sống đời đời đời, sống hạnh phúc viên mãn. Anh chị em có tin thế không? Có còn dám tin thế không? Có xác tín như vậy không? Không dễ tý nào. Bởi lẽ, làm sao mà tin? Làm sao để mà xác tín đây? Làm sao để và đứng vững giữa một dòng đời bươn chãi với những lo toan của cuộc sống với nhiều đau khổ, thất vọng? làm sao giữ vững niềm tin của mình giữa một xã hội Phương Tây tục hoá. Một xã hội đề cao tự do cá nhân, hưởng thụ, “enjoy”, và đang dần dần rời bỏ nhà thờ, Thánh Lễ. có thể nói rằng, ngọn tháp cao nhất của nhà thờ Đức Bà Paris, vừa đổ xuống trong trận hoả hoạn khủng khiếp tối thứ hai tuần rồi, khiến người ta không khỏi giật mình, hoảng sợ, bởi lẽ nó như báo động cho một thực tại của Giáo Hội Phương Tây đang sụp đổ, tuột dốc không phanh. Làm sao để tiếp tục tin vào Đức Kito phục sinh đây? và đâu là bằng chứng hữu hình cho niềm tin ấy? Bằng chứng nào, chứng cứ nào, dựa vào đâu, để cho chúng ta thuyết phục chính mình và chứng tỏ cho người khác rằng Chúa Kito của tôi, của chúng tôi đã phục sinh và Ngài đang sống?

Dạ Thưa bằng chứng sống động nhất cho sự phục sinh của Đức Kito là một bất động sản vô giá không thể mua bằng tiền. Có ai đoán được đó là cái gì không ah? Đó là ngôi mộ trống. Thật khó hiểu, thật khó tin. Ngôi mộ trống làm sao là bằng chứng sống động cho sự phục sinh của Đức Kito được? Thế mà có kẻ đã tin và loan truyền cho đến ngày nay.


ACE thân mến, bài Tin Mừng ngày hôm nay dẫn chúng ta đi từ đêm tối đến sáng ngày; từ bóng đêm đến ánh sáng; từ bóng đêm của thất vọng đến ánh sáng của niềm hy vọng; từ bóng tối của đau buồn, sầu khổ đến ánh quang của niềm vui sướng, hân hoan. Tin Mừng cho chúng ta biết Bà Maria Macdala bước ra khỏi cửa nhà khi trời còn tối. Đó không chỉ là bóng tối của thời gian, của không gian, nhưng là bóng tối của sự đau buồn thất vọng. Buồn đau thất vọng vì thiếu ánh sáng của Đức Kito. Bà đến thăm mộ Chúa với cõi lòng nặng trĩu, bước chân nặng nề, lê bước, có khi vừa đi vừa khóc. Thế rồi Tin Mừng cho chúng ta biết khi thấy tảng đá lăn ra khỏi mộ, bà bắt đầu chạy về báo tin, những bước chạy vội vã, hối hả, tất tưởi. Rồi những bước chạy của bà, tin báo của đã kéo theo những bước chạy của Phero và người môn đệ Đức Giesu thương mến. Đó là một cuộc chạy đua mà chúng ta thấy có kẻ trước người sau. Phero dường như là thất thế trong cuộc chay đua này. Người ta đoán là Phero chắc là vì tuổi già sức yếu nên chạy chậm hơn. Có thể. Nhưng theo tôi, sự thua kém của Phero so với người môn đệ Đức Giesu thương mến không đơn giản chỉ là thua kém về thề chất, thể lý nhưng sâu xa hơn là sự thua kém trong mối tương quan gần gũi với Đức Giesu, một sự thua kém về tình yêu, tình thầy trò. Ngay trong tên gọi chúng ta đã thấy được sự vượt trội này. Chỉ có người môn đệ này được gọi là ‘người môn đệ Đức Geisu thương mến’. Người môn đệ này cùng là người duy nhất nằm trong lòng Đức Giesu trong bữa tiệc ly. Người môn đệ này cũng là người duy nhất đứng gần bên thập giá Chúa Giesu và là người duy nhất Đức Giesu trao gởi Mẹ của mình ‘đây là Mẹ của con’. Ông cũng là người đầu tiên nhận ra Chúa Kito phục sinh trên bờ hồ Tiberia và nói cùng Phero: ‘Chúa đó’. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ông là người chạy nhanh hơn, đến mộ trước, nhưng quan trọng nhất vẫn là ‘Ông đã thấy và đã tin’.  Niềm tin ấy là điểm sáng rực nhất trong bài Tin Mừng hôm nay khởi đầu bằng đêm tối. Ông đã thấy gì vậy? thưa là ‘Ngôi mộ trống’. Trên thực tế điều ông thấy cũng giống hệt như điều Maria Macdala và Phero thấy, một ngôi mộ trống, băng vải và khăn che đầu của Đức Giesu. Sự khác biệt ở chỗ là ‘ông đã thấy và đã tin.’ Và niềm tin mãnh liệt ấy vượt mọi không gian thời gian, vượt qua bao nhiêu chướng ngại vật để loan truyền cho không biết bao nhiêu người, qua biết bao thế hệ và cho cả chúng ta ngày nay.


Bất động sản ấy, chứng cứ niềm tin của sự Phục Sinh ấy vẫn còn đứng vững hơn 2000 năm nay giữa trung tâm của Kinh Thành Gierusalem cho đến ngày nay. Đó chỉ là một ngôi mộ trống, một hóc đá bất động nhưng lại sống động lung linh hơn bất cứ thứ gì khác trên thế gian này. Hằng ngày có hàng ngàn người từ khắp nơi trên toàn thế giới đến xếp hàng để được nhìn thấy, được chạm vào Ngôi mộ trống ấy. Chúng tôi, các linh mục đến đó, nếu muốn dâng Lễ ở đó phải đăng ký trước ba tháng. Từng phút từng giây trong ngày đều có người đứng xếp hàng ở đó. Và biết bao nhiêu tín hữu trên thế giới ao ước được một lần đến đó và chạm vào đó. Đó là bằng chứng mãnh liệt, xác thực rằng Đức Kito phuc sinh đang sống. Ngôi mộ trống nhưng lại chứa đựng tròn đầy hình tượng Đức Kito Phuc Sinh. Ngôi mộ trống nhưng chứa đựng niềm tin vô hạn của Kito giáo, của mỗi người chúng ta.


ACE thân mến! Mừng vui lên! Chúa sống lại rồi. Mừng Lễ Phục sinh chúng ta được mời gọi hãy vui mừng, loan tin vui khắp nơi. Chúng ta được mời gọi nhận ra Đức Kito Phục Sinh đang sống quanh ta và ngay trong tâm hồn mỗi người. Ngài đã hiện ra với nhiều người nhưng không phải ai cũng đã được nhìn thấy Chúa. Niềm tin của chúng ta, căn bản, nền tảng vẫn là niềm tin dựa vào chứng cứ “ngôi mộ trống”. Chúng ta dược mời gọi tin ngay cả khi mình không thấy Chúa. Với sự hiện diện của anh chị em ngày hôm nay, trong Thánh Lễ này tôi tin chắc rằng anh chị em thật sự tin vào Đức Kito phục sinh. Tôi cũng như cha quản nhiệm, cha Christophe, cầu chúc và ước mong rằng ACE có thể nhận ra Đức Kito Phục Sinh hiện diện và đang sống trong gia đình, nơi hàng quán, nơi công sở, nơi học đường. Ước mong rằng niềm tin vào Chúa Phục Sinh, sự sống đời sau sẽ thay đổi triệt  để cách sống, cách kiếm tiền, cách cư xử của mỗi người chúng ta. Cũng là mưu sinh kiếm tiền, nhưng tôi nguyện mưu sinh kiếm tiền cách lương thiện theo lời Chúa dạy, không mua gian, bán lận, lừa lọc. Cũng là yêu thương nhưng tôi chọn yêu thương theo cách của Đức Kito, cho đi tất cả và hiến thân vì người khác, không ích kỷ, chỉ nghĩ cho riêng mình. Cũng có nhà cửa hàng quán, công sở, nhưng tôi được mời gọi nhận ra, nhìn thấy những nơi ấy như những không gian của ngôi mộ trống thánh, nơi đó Đức Kito Phục Sinh hằng hiện trị, hướng dẫn và ban ơn cho mỗi người chúng ta. Amen.

Phục Sinh 2019 Balan
Jos. Phạm Duy Thạch

TÌM NGƯỜI SỐNG GIỮA KẺ CHẾT



Đêm thứ 2 vừa rồi (15/04/2019) cả kinh thành Paris như rung động. Con tim của những người dân Pháp như se lại quặn đau. Trên bờ sông Sen thơ mộng, êm đềm chảy qua thành đô Paris, tất cả du khách đang vui chơi thượng ngoạn, bỗng dừng hẳn lại, để quỳ gối nguyện cầu râm ran. Đó là một cảnh tượng chưa từng có từ trước đến nay. Nhiều tiếng khóc thổn thức vang lên, những giọt nước mắt bắt đầu lăn dài trên khuôn mặt nhiều người. Đó đây trên toàn thế giới một không khí ảm đảm bao trùm, người ta truyền tai nhau, nhắn tin cho nhau, loan tin cho nhau một tin dữ hãi hùng: “nhà thờ Đức Bà Paris cháy rồi”. một thông tin ngắn ngủi nhưng đủ xé toạc màn đêm và xé tan long người. Tôi vội bật máy tính lên thì đập vô trong mắt tôi là cảnh tượng một ngọn lửa hung tàn, dữ tợn đan cháy ngùn ngụt trên đỉnh nóc nhà thờ Đức Bà Paris hùng vĩ. Nhà thờ bỗng chốc trở nên như một cây đuốc bằng rơm khô giữa mùa hè rực nóng trên miền quê Nghệ An nắng cháy da đầu. Ngọn tháp nhọn cao nhất chính giữa của nhà thờ đổ xuống như xô đổ cả thành Paris hoa lệ, và cứ thế ngọn lửa lần lượt huỷ diệt phần mái như tấm áo choàng yêu kiều của Mẹ Maria phủ trên một cấu trúc đền thờ Gotic nổi tiếng bậc nhất thế giới, có tuổi đời trên 850 tuổi. Tôi kinh hoàng, lòng như se lại khi chứng kiến cảnh tượng ngôi Đền Thờ mà mình đã từng nhiều lần đến kính viếng, tham dự Thánh Lễ và đi kiệu Đức Mẹ vào dịp Lễ Đức Mẹ Lên trời hằng năm.



Paris được mệnh danh là Kinh Đô của ánh sáng và nhà thờ Đức Bà Paris là điểm sáng nhất của thành đô theo nghĩa bóng. Thế nhưng, đêm hôm đó Nhà Thờ Đức Bà bỗng chốc đã trở thành điểm sáng nhất, điểm nóng nhất theo nghĩa đen. Chắc chắn rằng không ai muốn nhìn thấy thứ ánh sáng ấy, thứ ánh sáng ma quỷ, thứ ánh sáng huỷ diệt, ánh sáng làm cho con tim của bao người yêu mến thành đô Paris như tan vỡ. Một thứ ánh sáng, dẫu rất sáng nhưng lại tối đen như mực, một thứ ánh sáng không những không chiếu sáng, không dẫn đường soi lối mà còn gieo rắc sự lo lắng kinh hoàng, hoảng sợ cho nhân loại. Đó là ánh sáng của quỷ dữ.


Đêm hôm nay phụng vụ đỉnh cao của Tam Nhật Vượt qua dẫn chúng ta đi qua vùng tối để đến một ánh sáng huy hoàng. Ánh sáng của sự sống mới, ánh sáng chiêu soi trong đêm tối, ánh sáng đưa lối chỉ đường, ánh sáng của niềm vui, ánh sáng của niềm hy vọng. Đó là một niềm hy vọng vô đối cho mọi sự thất vọng và tuyệt vọng khủng khiếp nhất. Đó là một ánh sáng đi từ chốn tối tăm, đau khổ tột cùng của sự chết dẫn đến sự sống huy hoàng. Đó là ánh sáng của Đức Ki-tô, Chúa chúng ta, Ngài đã phục sinh khải hoàn. Ngài đã chiến thắng quyền lực của quỷ dữ là sự chết. Ngài đem lại cho chúng ta nguồn sống mới. Nguồn sống của sự sống vĩnh hằng bất tận.





Việc loan Tin Mừng Phục Sinh không thể chỉ dừng lại ở lời nói, ở loa phóng thanh. Chúng ta cùng được mời gọi bước vào đời sống mới với Đức Kito. Đó là một đời sống mang đậm chất tình người. Chúng được mời gọi xây dựng một nền văn minh tình thương, nơi đó tất cả người người biết làm vui lòng người khác. Chúng ta được mời gọi đặt tình yêu lên cao nhất, làm trung điểm trong mọi mối tương quan thường ngày. Chúng ta được mời gọi xác tín rằng như thánh Phaolo: rằng là “con người cũ của chúng ta đã cùng chịu đóng đinh khổ giá, để xác thịt tội lỗi bị huỷ đi, hầu cho chúng ta không còn làm nô lệ tội lỗi nữa, vì con người đã chết, tức là được giải thoát khỏi tội lỗi.” Chúng ta cũng được mời gọi làm sống dậy niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa như Abraham, đến sẵn sàng dâng Isaac người con duy nhất cho Chúa. Một niềm tin như thế giúp cho chúng ta bước qua, vượt qua mọi khó khăn, nghiệt ngã thất, trong cuộc đời mình. Abraham được mệnh danh là người “ Vững tin khi không còn gì để trông cậy” (Rm 4,1) Chúng ta được mời gọi tái khám phá ra nơi mỗi người hình ảnh Thiên Chúa để hết sức kính trọng và yêu thương người khác: “Thiên Chúa đã tạo thành con người giống hình ảnh Chúa, Chúa tạo thành con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Người tạo thành họ có nam có nữ.” Con người giống Thiên Chúa nhất ở chỗ họ có một trái tim yêu như Chúa. Càng yêu thương thì con người ta càng trở nên giống hình ảnh nguyên thuỷ mà Thiên Chúa muốn tạo dựng. Càng yêu thương con người ta mới ra người hơn, giống người hơn. Càng bao dung, quãng đại, con người ta càng trở nên con cái Thiên Chúa.Trái lại càng thù ghét con người càng xa rời Thiên Chúa. Càng ít kỷ, nhỏ nhen con người ta càng đưa mình gần với thú vật hoang dã. Càng thù hận, giết chóc thì con người ta càng trở thành con cái của ác quỷ và nó sẽ huỷ diệt con người. Hãy để con tim của Đức Kito phục sinh, con tim của Đấng cho đi tất cả, con tim của Đấng yêu cho đến chết, hãy để con tim ấy lên tiếng, đập nhịp trong mọi mối tương quan thường ngày của chúng ta. Có như thế nhân mới bớt khổ đau và mỗi người chúng ta sẽ không còn đau khổ.

Mừng Chúa Phục Sinh. Gẫm suy thông điệp của Tin Mừng.“Tại sao các bà tìm người sống nơi những kẻ chết? Người không còn ở đây. Người đã sống lại, các bà hãy nhớ lại Người đã nói: Con Người phải bị nộp vào tay những kẻ tội lỗi, bị đóng đinh vào thập giá và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Và các bà nhớ lại những lời Người đã nói. Hãy nhớ lại tất cả những lời dạy của Đức Kito, và hãy làm cho những lời ấy lan toa trong từng suy nghĩ, lời nói, hành động của mỗi người chúng ta, và hãy để cho Đức Kito đồng hành với mọi người chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc đời mình, Ngài đã sống lại rồi, đừng đề Ngài nằm trong mồ nữa, hãy lắng nghe Ngài. Hãy để Ngài lên tiếng và sống mãi trong cuộc đời chúng ta.


LA PACE E L'AMORE


Care sorelle e fratelli

La liturgia di oggi, sesta Domenica  di Pasqua, ci ricorda un messaggio importante, i tesori che Gesù ha lasciato ai suoi discepoli prima di partire. Quei tesori sono la pace e l’amore. In questa Santa messa, e tutta questa Domenica, meditiamo e preghiamo affinché riceviamo l’amore e la pace che Gesù vuole dare non sola ad ognuno di noi, ai nostri confratelli e sorelle ma  anche alla gente di questo mondo.

“Vi lascio la pace vi do la mia pace” 

 Mi sembra che questo sia il regalo più importante e  necessario che Dio vuole dare ad ognuno di noi e al mondo intero. Ricordiamo che nel momento  in cui Gesù è nato, gli angeli dal cielo hanno cantato: “Gloria a Dio nel più alto dei cieli, e sulla terra pace agli uomini che egli ama” (Lc 2,14). Poi, quando Gesù ha mandato i suoi discepoli a proclamare il Vangelo. Il primo e principale vangelo che hanno dovuto proclamare è quello della pace: “in qualunque casa entriate prima dite ‘pace a questa casa’ (Lc 10,5). Ricordiamo anche la frase che di solito diceva dopo  aver curato una malattia: “va in pace” (Lc 7,50). Nelle beatitudini, Gesù ha insegnato: “beati gli operatori di pace, perché saranno chiamati figli di Dio” (Mt 5,9). Dopo la resurrezione, Gesù ha dato tante volte la benedizione ai suoi discepoli: “pace a voi” (Gv 20,19.21.26). Quindi possiamo capire quanto è importante il messaggio di pace nel Vangelo di Gesù. Desidera sempre che tutte le persone nel mondo abbiano la sua pace.

Però, sappiamo che non è così per tutti. Ci sono poche persone che hanno  la pace nella  loro vita. Troppa gente intorno a noi soffre tanto. Ma qual è la causa che fa sentire i discepoli turbati, ansiosi e spaventati? La risposta è “l’assenza di Gesù”. La mancanza di Dio, la mancanza di Gesù risorto è la mancanza più seria e principale nella vita dei discepoli. Senza Gesù  il loro cuore è turbato e ha timore. Senza Cristo risorto non c’è pace e felicità vera.

Allora, cosa abbiamo bisogno di fare affinché riconosciamo e sentiamo la presenza di Gesù nella nostra vita? La risposta è accogliere l’invito di Gesù nel Vangelo di oggi: “se uno mi ama, osserverà la mia parola e il Padre mio lo amerà e noi (cioè Gesù e Padre) verremo a lui e prenderemo dimora presso di lui”. Osservare la parola di Gesù è il modo migliore per invitarlo a venire e restare con noi. Quindi, dobbiamo incoraggiare e aiutare gli uni e gli altri a osservare la parola di Dio. È più facile e più probabile se tutti osservassero la parola di Gesù. Diventa più difficile se in una comunità, non farebbero tutti del loro meglio per osservare la parola di Dio. Cioè alcuni fanno del loro meglio per osservare la parola di Dio mentre gli altri non vogliono farla.

Vorrei che ognuno di noi amasse Gesù veramente e desiderasse osservare la parola di Dio nel Vangelo, ascoltasse e meditasse ogni giorno. Solo così  possiamo sentire che Gesù risorto sta vivendo nel nostro cuore e nella nostra comunità. E solo così avremmo la pace sempre e la gioia, la felicita vera che Gesù ci vuole dare sempre.

Secondo Papa Francesco: La pace è una conversione del cuore e dell’anima, ed è facile riconoscere tre dimensioni indissociabili di questa pace interiore e comunitaria:
- la pace con sé stessi, rifiutando l’intransigenza, la collera e l’impazienza e, come consigliava San Francesco di Sales, esercitando “un po’ di dolcezza verso sé stessi”, per offrire “un po’ di dolcezza agli altri”;
- la pace con l’altro: il familiare, l’amico, lo straniero, il povero, il sofferente…; osando l’incontro e ascoltando il messaggio che porta con sé;
- la pace con il creato, riscoprendo la grandezza del dono di Dio e la parte di responsabilità che spetta a ciascuno di noi, come abitante del mondo, cittadino e attore dell’avvenire[1]


[1] Messaggio del Santo Padre Francesco per la celebrazione della 52ma Giornata Mondiale della Pace (1° gennaio 2019), 18.12.2018, no.7.

Jos. Pham Duy Thach SVD


[1] Messaggio del Santo Padre Francesco per la celebrazione della 52ma Giornata Mondiale della Pace (1° gennaio 2019), 18.12.2018, no.7.