Năm 1988, hãng phim Martin Scorcese, Mỹ cho
trình chiếu bộ phim mang tựa đề “Cơn Cám Dỗ cuối cùng của Đức Ki-tô”. Đó là một
bộ phim viễn tưởng dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Hy Lạp, tên
là Nikos Kazantzaki.
Tác giả tưởng tượng ra rằng, Đức Giê-su khi
chịu khổ hình trên thập giá, đã bị cám dỗ sống một đời sống bình thường của một
người đàn ông bình thường. Ngưởi thành hôn với Madalena, rồi với cô Maria em của
Matta và có một gia đình hạnh phúc.
Bộ phim đã gây ra nhiều tranh cãi và làm
cho nhiều ki-tô hữu giận dữ. Tuy nhiên, đó chỉ là một câu chuyện tưởng tượng,
không phải là nội dung Thánh Kinh.
Mùa chay là mùa chiến đấu với những cơn cám dỗ của phận người cho nên ngay trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, chúng ta cùng nhau nghe lại câu chuyện Thánh Kinh nổi tiếng về những cơn cám dỗ thực sự của Đức Giê-su.
Mùa chay là mùa chiến đấu với những cơn cám dỗ của phận người cho nên ngay trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, chúng ta cùng nhau nghe lại câu chuyện Thánh Kinh nổi tiếng về những cơn cám dỗ thực sự của Đức Giê-su.
Cuộc cám dỗ Đức Giê-su chịu hôm nay là cuộc
cám dỗ đã khởi đầu trong vườn địa đàng và đã kéo dài trong lịch sử dân Chúa suốt
40 năm trong Sa-mạc, và sẽ tiếp tục trong lịch sử nhân loại cho đến ngày tận thế.
Ma quỉ luôn xuất hiện đúng lúc và đánh vào
điểm yếu của con Người. Khi Đức Giê-su cảm thấy đói, nó liền xuất hiện và gợi ý
cho Ngài rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá
bánh đi”. Quỷ muốn Đức Giê-su, sử dụng quyền năng để thỏa mãn nhu cầu bản thân
mà đánh mất sự tín thác vào Thiên Chúa.
Đây chính là cơn cám dỗ mà dân Ít-ra-en đã
gặp phải trong Sa-mạc và họ đã vấp ngã. Khi lâm vào cảnh đói khát, họ đã lẩm bẩm
kêu trách Chúa và tiếc nuối những nồi thịt cùng bánh trái bên Ai Cập Khác với
dân Ít-ra-en xưa, Đức Giê-su, trong thân phận con người dẫu phải trải cơn đói
khủng khiếp vẫn một lòng trung tín. Ngài sống nhờ vào “mọi lời do miệng Thiên Chúa
phán ra” và “lương thực của Ngài là thi hành ý muốn của cha Ngài”.
Trong cơn
cám dỗ thứ hai, tên cám dỗ xúi dục Đức Giê-su thách thức Thiên Chúa, buộc
Chúa phải ra tay, bằng cách gieo mình xuống từ nóc đền thờ. Quỷ xúi dục Đức
Giê-su: Gieo mình xuống đi! Sợ gì? vì Thiên Chúa chắc chắn sẽ sai “thiên sứ tay
đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”.
Dân Ít-ra-en cũng đã từng thách thức Đức
Chúa, nhiều lần đòi Thiên Chúa phải can thiệp để chứng tỏ sự bảo đảm của Chúa về
bánh ăn, nước uống và những nhu cầu khác sau khi Chúa dẫn họ ra khỏi Ai-cập.
Ngược lại với dân Ít-ra-en, Đức Giê-su cho thấy một lòng trung tín tuyệt đối
khi Ngài nhất quyết không thử thách Đức Chúa: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là
Thiên Chúa của ngươi."
Cám
dỗ thứ ba là gợi ý hết sức táo bạo của
tên cám dỗ. Nếu như hai cám dỗ kia, quỷ gián tiếp bảo Đức Giê-su hãy nghe lời
nó, vì lợi ích bản thân mình mà ngoảnh mặt lại với Thiên Chúa, thì lần này nó
muốn Đức Giê-su phải thờ lạy chính nó. Cám dỗ này gợi nhớ lại cám dỗ con bê
vàng của dân Ít-ra-en. Họ muốn tạo cho mình một vị thần để thỏa mãn nhu cầu của
họ. Trái ngược với thái độ của dân Ít-ra-en, Đức Giê-su một lần nữa cho thấy
Ngài vẫn một lòng trung thành và triệt để thi hành mệnh lệnh Chúa truyền:
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một
mình Người mà thôi”.
Cơn cám dỗ của Đức Giê-su không chỉ dừng lại
ở đây nhưng sẽ kéo dài mãi suốt hành trình làm người của Ngài, cho đến hơi thở
cuối cùng. Trên thập giá dân chúng và cả tên trộm đã thách thức Ngài: “Nếu ông
là Con Thiên Chúa thì hãy xuống khỏi thập giá đi, hãy tự cứu mình đi và cứu
chúng tôi nữa”. Đức Ki-tô vẫn kiên cường, Ngài đã chiến thắng tất cả để mang lại
niềm hy vọng cho những ai tin vào Ngài và trung tín với Chúa cho đến cùng.
Những cơn cám dỗ của Đức Giê-su cũng là những
cơn cám dỗ diễn ra từng phút, từng giờ trong suốt cuộc đời của mỗi người chúng
ta.
Đó là những ước muốn thỏa mãn những nhu cầu xác thịt mà quên đi lương thực
Lời Chúa. Đó là thói kiêu ngạo dám thách thức Thiên Chúa, là tính ích kỷ chỉ muốn
Thiên Chúa đáp ứng những nhu cầu của mình và muốn người khác phục vụ mình.
Đó
cũng là thói quen thờ ngẫu tượng, thần tài, những vị thần mà ta nghĩ sẽ mang đến
cho ta những mối lợi về của cải, vật chất.
Đó là nỗi ham mê tiền bạc, danh vọng
mà bất trung với Chúa.
Làm sao để chúng ta có thể vượt qua những cơn cám dỗ ấy?
Thưa! Có một cách rất hữu hiệu. Đó là: Ăn
chay bốn mươi đêm ngày như Chúa Giê-su đã làm. 3 hành động cụ thể gắn liền với
Mùa Chay là: cầu nguyện liên lỉ, ăn chay hãm mình, và làm việc bác ái hay là bố
thí.
Cầu nguyện nhiều hơn để chúng ta gắn bó với Chúa hơn; Ăn chay, hãm mình để chúng ta chế ngự những thói hư, tật xấu, những ham muốn thể xác của mình; và bố thí là một phương thức để chúng ta tỏ lòng yêu thương đối với anh chị em khốn khổ xung quanh mình.
Cầu nguyện nhiều hơn để chúng ta gắn bó với Chúa hơn; Ăn chay, hãm mình để chúng ta chế ngự những thói hư, tật xấu, những ham muốn thể xác của mình; và bố thí là một phương thức để chúng ta tỏ lòng yêu thương đối với anh chị em khốn khổ xung quanh mình.
Nguyện chúc cho tất cả mọi ki-tô hữu có những ngày ăn chay cụ thể, những việc
hãm mình cụ thể, những giờ cầu nguyện cụ thể và làm việc bố thí thiết thực. Để
rồi sau Mùa Chay này chúng ta được thân thiết, gắn bó với Chúa hơn và thân thiện
với anh chị em xung quanh mình hơn! Amen!
No comments:
Post a Comment