Monday, 9 November 2015

NỢ ÂN TÌNH

 Một cậu bé trạc khoảng 15 tuổi muốn có tiền tiêu, thay vì chìa tay xin mẹ, cậu ta bèn nghĩ ra cách viết một tờ giấy gởi đến mẹ như sau:

1. Sáng phụ Mẹ dọn dẹp giường ngủ $1.00
2. Phụ Mẹ dọn dẹp bữa ăn sáng $2.00
3. Sau khi đi học về coi em $3.00
4. Phụ Mẹ dọn bữa ăn tối, sau đó dọn dẹp $4.00
Cộng $10.00

Thời hạn thanh toán: Sáng sớm mai trước khi con đi học

Saturday, 7 November 2015

HAI BÀ GÓA VÀ CÁC KINH SƯ

Hai mẫu hình ảnh diễn tả hai tâm tình của hai loại người dành cho Thiên Chúa.
I.                  Mẫu hình ảnh thứ nhất: Hình ảnh các kinh sư và “lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền”
(1) Các kinh sư: Là những người mà Chúa Giê-su dặn các môn đệ phải dè chừng.
Lý do mà Người đưa ra là vì họ:
+ Ưa thích dạo quanh xúng xính trong bộ áo thụng;
+ Ưa thích được người ta chào hỏi nơi công cộng;
+ Ưa thích chiếm ghế danh dự trong các hội đường;
+ Ưa thích ngồi cỗ nhất trong các đám tiệc.
Đó có thể nói là những “cái ưa” mà chẳng mấy ai ưa. Họ thể hiện một thói hám danh một cách công khai, trơ trẽn. Tự đưa mình lên và tự mong muốn được người mến chuộng, tôn kính.
Họ là những người am hiểu Lời Chúa nhưng chẳng muốn sống Lời Chúa. Thay vì họ phải hướng lòng về Thiên Chúa và giúp dân chúng hướng về Thiên Chúa, thì họ tự biến mình thành trung tâm của mọi sự chú ý, mọi nơi mọi lúc, từ  những nơi công cộng, trong đám tiệc và ngay cả trong hội đường. Họ giảng Lời Chúa nhưng lại không hướng lòng về Chúa, và cũng không muốn người khác hướng lòng về Chúa. Họ muốn thu tất cả các vinh quang về phía họ, họ quên rằng người ta có tôn trọng họ là bởi vì họ là sứ giả của Thiên Chúa.

NÔ LỆ ĐỒNG TIỀN

“Tiền là tiên là phật,
Là sức bật lò xo,
Là thước đo lòng người,
Là nụ cười tuổi trẻ,
Là sức khỏe tuổi già,
Là cái đà danh vọng,
Là cái lọng che thân,
Là cán cân công lý,
Tiền. ôi! hết ý. ”

Đó là một bài thơ dí dỏm nói lên sức hút của đồng tiền trong xã hội loài người. Thật lạ lùng! tiền bạc vốn là một phương tiện giao dịch của con người nhưng không biết tự lúc nào nó đã trở nên một mục tiêu tối hậu quan trọng cho hầu hết mọi con người trong xã hội này. Thậm chí, có lúc nó còn trở thành một phần máu thịt của con người đến nỗi người ta có thể nói “đồng tiền liền khúc ruột”.