Bản văn và dịch sát nghĩa
Việt |
Hy Lạp |
1 Nước Trời giống như một người chủ, sáng sớm đi ra thuê những người lạo động vào trong vườn nho của ông. 2 Sau khi đã thỏa thuận với những người lao động
một đồng bạc
(denarius)[1] một ngày, ông gửi họ vào vườn nho của mình. 3 Vào khoảng giờ thứ ba, ông đi ra và thấy những người khác đang đứng trong chợ không có việc làm. 4 Ông liền nói cùng những người ấy rằng: “Hãy đi, cả các anh cũng vào vườn nho, tôi sẽ cho các anh tương xứng” 5 Rồi những người này đi. Vào khoảng giờ thứ sáu và
giờ thứ chín, ông lại làm
tương tự. 6 Vào khoảng giờ thứ mười một, ông đi ra
và tìm thấy những người khác đang đứng, ông liền nói cùng họ rằng: “Tại sao
các anh lại đứng đây cả ngày không có việc làm?” 7 Họ nói cùng ông rằng: “Không có ai thuê chúng
tôi”. Ông nói cùng họ rằng: “Hãy đi và cả các anh cũng vào vườn nho” 8 Chiều tối đến, ông
chủ vườn nho nói cùng người quản lý của ông: “Gọi những người lao động
và trao lương cho họ bắt đầu từ những người sau chót đến những người trước nhất. 9 Những người khoảng giờ thứ mười một đến
nhận một đồng. 10 Và những người trước nhất nghĩ rằng họ sẽ nhận
được nhiều hơn nhưng họ cũng nhận một đồng. 11 Trong khi nhận, họ cứ phàn nàn người chủ nhà. 12 Họ nói rằng: “Những người cuối cùng chỉ làm một
giờ, mà bằng với chúng tôi những người đã làm bằng
sự chịu đựng gánh nặng của ngày và cái nóng thiêu đốt.” 13 Ông trả lời và nói cùng một trong số họ: “Này
bạn, tôi không hành động bất công. Không phải bạn đã thỏa thuận với
tôi một đồng hay sao? 14 Hãy lấy của bạn và hãy đi, tôi muốn tặng người
cuối cùng này như cho bạn 15 Tôi không có quyền muốn làm với những gì của tôi hay sao? Hay vì mắt của bạn xấu xa vì tôi tốt lành?” 16 Như thế, những người sau chót sẽ thành những
người trước hết và những người trước hết sẽ thành những người sau hết. |
1 Ὁμοία γάρ ἐστιν ἡ βασιλεία
τῶν οὐρανῶν ἀνθρώπῳ οἰκοδεσπότῃ, ὅστις ἐξῆλθεν ἅμα πρωῒ μισθώσασθαι ἐργάτας εἰς τὸν ἀμπελῶνα
αὐτοῦ. 2 συμφωνήσας δὲ
μετὰ τῶν ἐργατῶν ἐκ δηναρίου τὴν ἡμέραν
ἀπέστειλεν αὐτοὺς εἰς τὸν ἀμπελῶνα αὐτοῦ. 3 καὶ ἐξελθὼν περὶ τρίτην ὥραν εἶδεν ἄλλους ἑστῶτας ἐν τῇ
ἀγορᾷ ἀργοὺς 4 καὶ ἐκείνοις εἶπεν· ὑπάγετε
καὶ ὑμεῖς εἰς τὸν ἀμπελῶνα, καὶ ὃ ἐὰν ᾖ δίκαιον δώσω ὑμῖν. 5 οἱ δὲ ἀπῆλθον. πάλιν [δὲ] ἐξελθὼν περὶ ἕκτην
καὶ ἐνάτην ὥραν ἐποίησεν ὡσαύτως. 6 περὶ δὲ τὴν ἑνδεκάτην
ἐξελθὼν
εὗρεν ἄλλους ἑστῶτας καὶ λέγει αὐτοῖς· τί ὧδε ἑστήκατε ὅλην τὴν ἡμέραν ἀργοί; 7 λέγουσιν αὐτῷ· ὅτι οὐδεὶς ἡμᾶς ἐμισθώσατο. λέγει αὐτοῖς· ὑπάγετε καὶ ὑμεῖς
εἰς τὸν ἀμπελῶνα. 8 Ὀψίας δὲ γενομένης λέγει ὁ κύριος τοῦ
ἀμπελῶνος τῷ ἐπιτρόπῳ αὐτοῦ· κάλεσον τοὺς ἐργάτας καὶ ἀπόδος αὐτοῖς τὸν
μισθὸν ἀρξάμενος ἀπὸ τῶν ἐσχάτων ἕως τῶν πρώτων. 9 καὶ ἐλθόντες οἱ περὶ τὴν ἑνδεκάτην ὥραν ἔλαβον ἀνὰ δηνάριον. 10 καὶ ἐλθόντες οἱ πρῶτοι ἐνόμισαν ὅτι πλεῖον
λήμψονται· καὶ ἔλαβον [τὸ] ἀνὰ δηνάριον καὶ
αὐτοί. 11 λαβόντες δὲ ἐγόγγυζον κατὰ τοῦ οἰκοδεσπότου 12 λέγοντες· οὗτοι οἱ ἔσχατοι μίαν ὥραν ἐποίησαν, καὶ ἴσους ἡμῖν αὐτοὺς
ἐποίησας τοῖς βαστάσασιν τὸ βάρος τῆς ἡμέρας καὶ τὸν
καύσωνα. 13 ὁ δὲ ἀποκριθεὶς ἑνὶ αὐτῶν
εἶπεν· ἑταῖρε, οὐκ ἀδικῶ
σε· οὐχὶ δηναρίου συνεφώνησάς μοι; 14 ἆρον τὸ σὸν καὶ ὕπαγε.
θέλω δὲ τούτῳ τῷ ἐσχάτῳ δοῦναι ὡς καὶ σοί· 15 [ἢ] οὐκ ἔξεστίν μοι ὃ
θέλω ποιῆσαι ἐν τοῖς ἐμοῖς; ἢ ὁ ὀφθαλμός σου πονηρός ἐστιν
ὅτι ἐγὼ ἀγαθός εἰμι; 16 οὕτως ἔσονται οἱ ἔσχατοι πρῶτοι καὶ οἱ πρῶτοι ἔσχατοι. (Matt. 20:1-16 BGT) |
Bối cảnh
Dụ ngôn trong Mt 20,1-16 nằm trong loạt trình thuật
thứ năm trước bài giảng cánh chung (Mt 24 – 25). Dụ ngôn này được đóng khung bởi hai câu nói tương tự:
Nhiều người trước hết sẽ thành những người sau hết và những người sau hết sẽ
thành những người trước hết (19,30) và (20,16a).[2]
Không xa trước dụ ngôn này là
bải giảng về đời sống cộng đoàn, trong đó điểm nhấn là tìm kiếm con chiên lạc,
khuyên bảo, sửa lỗi người anh em có lỗi, và tha thứ vô tận, giao hòa luôn luôn với
người phạm đến mình. Dụ ngôn này, cách nào đó, nhấn mạnh đến đặc tính bao gồm,
hơn là loại trừ của Thiên Chúa. “Cách nói Nước Trời giống như…” đưa dụ ngôn này
lại gần với loạt dụ ngôn về Nước Trời trong Mt 13 (13,31.33.44.45.47) và gần nhất là Mt 18,23-34 (dụ ngôn người đầy tớ không
biết thương xót). Tính “tốt lành” của ông chủ là phẩm tính của Thiên Chúa trong
Mt 19,17 (Mc 10,18). Động từ “phàn nàn, kêu trách” được dùng nơi khác để mô tả
hành động của các kinh sư và Pharisêu (Lc 5,3).
Cấu Trúc
Mt 20,1-16 có thể chia thành hai
phần chính. Phần thứ nhất (cc.1-10) đánh dấu bằng hai thời điểm sáng sớm và chiều
tối trong tiến trình thuê nhân công. Buổi sáng – những thời điểm trong ngày:
thuê nhân công; Buổi chiều tối: Trả lương cho nhân công. Phần hai (cc.11-16) là
phần phản ứng và đáp trả giữa những người được thuê trước tiên (từ sáng sớm) và
ông chủ vườn nho.
A. Buổi sáng – thuê người
lạo động (1-7) -
Sáng sớm – thỏa thuận
tiền công một đồng bạc một ngày -
Giờ thứ ba – hứa sẽ cho
tương xứng -
Giờ thứ sáu và thứ chín
– làm tương tự -
Giờ thứ mười một Chiều tối – trả lương công (8-10) -
Trao lương bắt đầu từ
những người sau chót đến những người trước nhất. -
Những người khoảng giờ
thứ mười một đến nhận một đồng -
Những người trước nhất
cũng nhận một đồng B. Phàn nàn của những người trước hết (11-12) -
Họ cứ phàn nàn người chủ
nhà. -
Làm một giờ, mà bằng
làm với sự chịu đựng gánh nặng của ngày và cái nóng thiêu đốt Đáp trả của ông chủ (13-15) -
Không đối xử bất công vì đã thỏa thuận một đồng/ một ngày -
Làm với những gì của
tôi - tặng người cuối
cùng này bằng bạn -
Mắt của bạn xấu xa vì
tôi tốt lành Kết (16): Những người
sau chót sẽ thành những người trước hết những người trước hết sẽ thành
những người sau hết. |
Một vài điểm chú giải
1.
Ông chủ nhà (οἰκοδεσπότης): Danh từ
“oikodespotes” trong tiếng Hy Lạp là chủ nhà, chủ gia đình, trong đó bao gồm
danh từ “oikos” (nhà) và “depotes” (người đứng đầu). Ông chủ nhà này được gọi bằng
danh xưng khác là “ông chủ của vườn nho” (ὁ κύριος τοῦ ἀμπελῶνος). Thính giả người Israel rất quen thuộc với hình ảnh
Thiên Chúa là ông chủ của vườn nho, như trong Is 5,7 và Gr 12,10 đã mô tả.[3]
Danh xưng “kurios” trong cụm từ “chủ của vườn nho” cũng có nghĩa là
“Chúa”, “ngài”. Ông chủ nhà trong dụ ngôn này không ngừng “đi ra” ngoài để hỏi
han, tìm kiếm những người lao động. Ông thỏa thuận trả lương tương xứng với những
người lao động “đi vào vườn nho của ông”. Có đến năm lần động từ “đi ra” được
dùng để diễn ta hành động của ông chủ. Từ sáng sớm cho đến lúc chiều tối ông vẫn
kiên trì “đi ra”.
2.
Sáng sớm … giờ thứ ba … giờ thứ sáu… giờ
thứ chín … giờ thứ mười một … chiều tối: Loạt cụm từ chỉ thời gian trải dài từ sáng sớm
cho đến chiều tối mô tả khoảng thời gian mười hai giờ trong ngày theo cách tính
thời gian trong vùng đất Palestine thời Rôma[4].
Họ chia thời gian ban ngày
thành mười hai giờ. Giờ thứ nhất: Từ lúc mặt trời mọc (A.-J. Levine, 6
giờ) – 8 giờ; Giờ thứ hai: 8 giờ
- 9 giờ; Giờ thứ ba: 9 giờ - 10 giờ; Giờ thứ bốn: 10 giờ - 11 giờ; Giờ
thứ năm: 11 giờ - 12 giờ; Giờ thứ sáu: 12 giờ - 13 giờ; Giờ thứ bảy: 13 giờ -
14 giờ; Giờ thứ tám: 14 giờ - 15 giờ; Giờ thứ chín: 15 giờ - 16 giờ; Giờ thứ mười:
16 giờ - 17 giờ; Giờ thứ mười một: 17 giờ - 18 giờ; và giờ thứ mười hai: 18 giờ
- mặt trời lặn. Trong Tân Ước chúng ta đã từng gặp các cụm từ chỉ thời gian
tương tự: Đức Giêsu chịu đóng đinh vào giờ thứ ba (Mc 15,25); Đức Giêsu hấp hối
từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín (Mc 15,33.34; Mt 27,45.46; Lc 23.44); Đức Giêsu
mời các môn đệ đầu tiên đến và xem chỗ Người ở vào giờ thứ mười (Ga 1,39);
Thánh Linh hiện xuống và các Tông Đồ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau vào giờ thứ ba (Cv 2,15); Ông
Phêrô và Gioan lên đền thờ cầu nguyện vào giờ thứ chín (Cv 3,1); Ông Cornêliô
thấy thị kiến lạ lùng vào giờ thứ chín (Cv 10,3), trong khi ông Phêrô thấy thị
kiến lạ vào giờ thứ sáu (Cv 10,9).
Trạng từ “sáng sớm” đối lại với trạng
từ “chiều tối” nhằm đóng khung khoảng thời gian một ngày làm việc được
chi thành mười hai giờ.[5]
Sáng sớm thường được hiểu là sau khi mặt trời mọc, khoảng 6 giờ.[6]
Hơn nữa, trạng từ sáng sớm đối lại với
các giờ trễ hơn “thứ ba, thứ sáu, thứ chín” và nhất là “giờ thứ mười một”.[7]
Giờ thứ sáu và thứ chín được nhắc thành cặp nhằm tóm gọn nhịp độ đi ra
(cứ cách ba giờ) và thuê những người lao động[8]
của ông chủ. Cụm động từ “làm tương tự” tóm gọn những hành động và lời nói mà
ông chủ làm trong hai lần đi ra, giờ thứ sáu và giờ thứ chín.
3. “Đứng đây cả ngày” … “không ai thuê”: Nhóm “những người sau hết”
là nhóm người được ông chủ quan tâm nhiều hơn. Tính từ “cả, toàn bộ” được đặt
trước danh từ “ngày” nhằm nhấn mạnh khoảng thời gian dài khoảng mười một tiếng
đồng hồ. Họ đứng đó, và không có ai thuê: οὐδεὶς ἡμᾶς ἐμισθώσατο (Mt 20,7).
Chính họ xác định tình trạng của mình khi ông chủ ngỏ lời. Tình trạng của họ thật
bi đát. Họ đang đối diện với một tình trạng không có việc làm trong ngày đó và
dĩ nhiên không có đồng nào, vì thời gian đã trôi vào giờ cuối. Chẳng có ai dại
gì thuê nhân công vào giờ ấy nữa. Vậy mà, ông chủ lại thuê họ. Có tác giả còn
mô tả những người này như là những người lao động kém chất lượng nhất, còn lại,
sau khi những ông chủ đã chọn lựa những người tốt hơn.[9]
Vẫn cùng một câu nói với ba nhóm người trước đó “hãy đi, cả anh nữa, hãy vào vườn
nho”. Sử gia Do Thái Josephus,
cho biết rằng trong thời của tiểu vương Agrippa, sau cuộc tái thiết đền thờ
hoàn tất, có khoảng 18 ngàn công nhân thất nghiệp lúc bấy giờ (Ant. 20.219-20). Ghi chú về mặt lịch sử này cho thấy bối cảnh khắc nghiệt về
công ăn việc làm của thời mà dụ ngôn này được viết ra. Có người đặt câu hỏi rằng:
“Sao ông chủ lại không thấy những người này trước đó, nếu họ đã đứng đó cả
ngày?” Câu trả lời có thể là vì đây là một nơi khác, không cùng với những nơi
mà ông chủ đã đi đến trước đó. Vào giờ thứ ba, nơi chốn mà ông chủ nhìn thấy
“những người khác” là “trong chợ” (ἐν τῇ ἀγορᾷ), còn những lần khác, cũng như lần cuối
cùng không để ý đến nơi chốn. Câu hỏi này được trả lời cách đơn giản là dụ ngôn
không giống hoàn toàn với đời thường. Dụ ngôn này chỉ muốn nhắm đến việc ông chủ
thuê mướn nhiều nhóm người vào nhiều giờ khác nhau, chứ không nhắm đến những điều
như câu hỏi ấy.
4. Chiều tối đến … trả lương: Việc trả lương cho người làm công vào cuối ngày, trước lúc mặt trời
lặn không chỉ là một thói quen thường ngày, nhưng còn là quy định của Lề Luật.
Thật vậy, sách Lêvi quy định rằng: “Lương của người làm thuê không được giữ lại
với ngươi qua đêm đến sáng hôm sau” (Lv 19,13). Sách Đệ Nhị Luật cũng có quy định
tương tự và nhấn mạnh đến người nghèo: “Ngươi phải trả lương cho anh ta cùng
ngày, trước khi mặt trời lặn (vì anh ta nghèo và sống nhờ vào nó), kẻo anh ta
kêu lên Chúa chống lại ngươi và ngươi sẽ có tội” (Đnl 24,15). Trật tự trả lương
cách ngược đời, “bắt đầu từ người cuối cùng đến người trước hết”, là một kỹ thuật
tạo không gian suy nghĩ và phản ứng cho những người được mướn sớm nhất. Họ là
những người diễn tả ông chủ trả cho những người cuối cùng bằng lương của họ, và
bình phẩm, phàn nàn về cách làm lạ lùng của ông chủ.[10]
5.
Cứ phàn nàn (ἐγόγγυζον): Những người đầu tiên, đến từ sáng sớm, phàn nàn
về cách trả lương của ông chủ. Động từ “phàn nàn” được dùng ở thì vị hoàn cho
thấy rằng những người này không chỉ phàn nàn một lần mà cứ lẩm bẩm kêu trách
hoài. Giới từ “kata” đi theo
động từ “phàn nàn” có nghĩa đơn giản là “về” (phàn nàn về) nhưng nó cũng có
nghĩa là “chống lại” “phản đối lại”. Nội dung lời phàn nàn cho thấy họ vô cùng
bất bình với cách cư xử của ông chú: “Những người sau chót làm một giờ mà ngang
bằng với chúng tôi là những người đã làm bằng sự chịu đựng gánh nặng của ngày
và cái nắng thiêu đốt”.[11]
“Một giờ” so với “mười hai giờ”, “nắng
thiêu đốt” cả ngày so với “sự dịu mát” của buổi chiều tàn. Người thuật chuyện cho biết rằng “họ nghĩ họ sẽ nhận
được nhiều hơn” nhưng thực tế “họ cũng chỉ nhận được một đồng”. Động từ
“phàn nàn” (lẩm bẩm trách) được tác giả Luca sử dụng để mô tả hành động của các
Kinh Sư và những người Pharisêu khi thấy tất cả những người thu thuế và những
người tội lỗi thường đến gần để nghe Đức Giêsu. Phải chăng tác giả Mátthêu muốn
ám chỉ nhóm “những người trước hết” như những người Kinh Sư và Pharisêu? Nếu thế,
thì những người được thuê sau cùng chắc hẳn là những người thu thuế và những
người tội lỗi. Lời phàn nàn của những người trước nhất, là cơ hội cho ông chủ
vườn nho lý giải về hành động của mình. Lý do là ông ta tốt lành, muốn xử dụng
những gì của mình, để trao tặng cho những người chỉ làm một giờ. Giả như ông ta
trả tiền tương xứng với một giờ làm công, thì người này sẽ không đủ tiền để
trang trải cho ngày sống. Có thể nói rằng ông chủ muốn giải quyết vấn đề thất
nghiệp của người lam công hơn là muốn hoàn thành công việc của mình.
6.
“Không bất công” (οὐκ
ἀδικῶ σε): Đáp lại lời phàn nàn
tỏ vẻ bất bình liên tục của “những người đầu tiên”, Ông chủ trả lời ngay là ông
không cư xử bất công. Ông còn lý giải thêm là ông đã trả đúng thỏa thuận lúc
ban đầu là “một đồng”. Ông lý giải hành động của ông là muốn sử dụng những gì
thuộc quyền sở hữu của ông để trao ban cho những người sau chót bằng với những
người đầu tiên. Điều này nhấn mạnh đến lòng quảng đại của ông chủ.[12]
Thuật ngữ “bạn” (ἑταῖρε) được Đức Giêsu dùng hai lần khác nữa
trong Mátthêu: (i) Cho người được mời vào dự tiệc cưới nhưng không mặc y phục
đi ăn cưới (22,12); (i) Dành cho Juđa trong Vườn Géthsêmanê (26,50). Tất cả những
lần này, thuật ngữ đều mang ý nghĩa không tích cực.
7.
Mắt các anh xấu xa … Tôi tốt lành: Thành ngữ này diễn tả sự ghen
tỵ, thiếu lòng quảng đại,[13] Cn 28,22 liên kết con mắt xấu với sự
tham lam và Cn 22,9 nói rằng người có con mắt tốt trao ban bánh cho người
nghèo. “Mắt xấu xa” có thể nói đến cái nhìn, quan điểm, hay suy nghĩ xấu
xa về một người hay một sự việc. Trong trường hợp này là suy nghĩ xấu xa về ý định
tốt lành của ông chủ. Lý do
ông chủ đặt ra cho sự ganh tỵ của nhóm thợ này là vì “tôi tốt lành”. Phẩm tính
“tốt lành” (ἀγαθός), theo Đức Giêsu, là phẩm tính của một
mình Thiên Chúa: “Sao anh lại hỏi tôi về điều tốt lành, chỉ có một Đấng
tốt lành duy nhất” (Mt 19,17; Lc 18,19). Trong bài giảng trên núi (Mt 5 – 7), Đức
Giêsu đã dạy rằng: “Đèn của thân thể là con mắt nếu mắt anh
khỏe khoắn, rõ ràng thì toàn thân anh sẽ sáng và nếu mắt anh xấu xa thì toàn thân anh sẽ đầy bóng tối” (Mt 6,22-23). Như thế, cái nhìn xấu sẽ dẫn đến
toàn bộ thân thể đầy bóng tối.
8.
Câu
châm ngôn: “Những người sau chót sẽ thành những người đầu tiên và những người
đầu tiên sẽ thành những người sau chót”:
Câu châm ngôn này được bắt đầu bằng trạng từ “οὕτως” (như thế, vậy) mang
nghĩa kết luận nối với dụ ngôn phía trước. Trong bối cảnh này, có thể hiểu là
có sự đảo ngược vị trí giữa “những người vào làm giờ đầu tiên” và “những người
vào làm giờ sau cùng”. Trên thực tế, tất cả các nhóm đều được trả lương một đồng
như nhau, nhưng “những người vào làm sau chót” được trả lương trước hết và những
người vào làm đầu tiên lại nhận được lương cuối cùng. Cũng có thể hiểu rằng,
trong thực tại Nước Trời, có những người vốn có lợi thế hơn người khác, như
tham gia vào Nước Trời với khoảng thời gian dài hơn, làm nhiều việc lành phúc đức
hơn, nhưng vì lòng ganh tỵ, con mắt xấu xa, nên họ trở nên mất giá, so với những
người tham gia vào Nước Trời sau với thời gian ngắn hơn, chỉ nhờ vào tình
thương của Chúa.
Cuối chương 19, Dức Giêsu cũng nói một câu tương tự
“những người đầu tiên sẽ thành những người cuối cùng và những người cuối cùng
thành những người đầu tiên” (19,26). Kết luận này được đưa ra sau câu chuyện
ông Phêrô hỏi Đức Giêsu về những điều mà họ sẽ được nhận khi đã bỏ tất cả để
theo Người (19,27). Câu hỏi của ông Phêrô đáp trả lại cho nhận định của Đức
Giêsu về nỗi khó khăn để cho người giàu vào Nước Thiên Chúa (19,23-24). Trong 19,26, câu châm ngôn này dường như
nhằm chống lại suy nghĩ về ưu quyền của nhóm Mười Hai so với những người khác, ở
20,16, tương tự, câu châm ngôn cũng đã phá quan niệm ưu quyền dành cho nhóm vào làm vườn nho trước
hết với nhóm vào làm sau hết.[14]
9.
“Những
người vào trước nhất” … “Những người
vào sau cùng” là ai?
Tác giả K. Snodgrass liệt kê khá đầy đủ những cách lý
giải của nhiều tác giả từ cổ chí kim:[15]
(a)
Câu chuyện được hiểu như là các giai đoạn nối tiếp
nhau của thế giới với năm nhóm làm thuê tượng trưng cho các giai đoạn khác nhau
từ Ađam đến Nôê, từ Nôê đến ápraham, từ Ápraham đến Môsê, từ Môsê đến Đức Kitô
và từ Đức Kitô đến hiện tại. Câu chuyện cũng có thể được hiểu như các giai đoạn
khác nhau trong cuộc đời mà người ta trải nghiệm cuộc hoán cải: Ấu thơ, niên
thiếu, trung niên, cao niên và vào thời điểm chết. Cách đọc này xác nhận tính hợp
pháp của cuộc hoán cải thời điểm muộn nhất. Cả hai cách hiểu này quan điểm “đồng
tiên lương” như là cuộc sống vĩnh cửu hay sự sống lại.
(b) Nhiều
chuyên giả nghĩ dụ ngôn mô tả sự quảng đại vô cùng của Thiên Chúa, ân sủng
Thiên Chúa trong mầu nhiệm cứu độ và chống lại quan điểm cho rằng ơn cứu độ qua
những công việc.
(c)
Nhiều người nghĩ dụ ngôn này là sự bào vệ của Đức
Giêsu chống lại những chỉ trích của các đối thủ vì Người đón nhận những người tội
lỗi.
(d) Một
số người xem dụ ngôn này như là lời dạy về sự chối từ người Do Thái và chấp nhận
dân ngoại.
(e)
Một số giải thích dụ ngôn này như là phản đối sự
việc các chủ đất lạm dụng các tá điền.
(f)
Một vài người nghĩ rằng dụ ngôn chống lại sự
ganh tỵ, tham lam, tự hào giữa những người môn đệ của Đức Giêsu.
Theo A.-J. Levine, những
người làm công được thuê đầu tiên thường được xem như là những người Do Thái có
khuôn mẫu ngoan cố, luôn càu nhàu hay tối thiểu là những đại diện Pharisêu, những
người tìm được đánh giá bằng những công việc của họ và đặc biệt bằng nỗi vất vả
của họ dưới đòi hỏi của Luật, thể hiện trong lời phàn nàn của họ “mang gánh nặng
của ngày và cái nóng thiêu đốt” (Mt 20,12). Những người được thuê cuối cùng là
“những người thu thuế và những người chài lưới, không có thời gian phục vụ kéo
dài, được mang vào bảo đảm đầy đủ của sự tha thứ thương xót của Thiên Chúa”.[16]
Tác giả K. Snodgrass cho
rằng muốn hiểu dụ ngôn này phải đoán được thính giả mà Đức Giêsu nhắm đến. Nếu
Người nhắm đến các đối thủ, thì dụ ngôn có lẽ biện minh, và nhấn mạnh đến việc
đón nhận những người thu thuế và những người tội lỗi. Nếu Đức Giêsu nhắm đến
các môn đệ, trong bối cảnh ông Phêrô nhấn mạnh đến việc các môn đệ đã bỏ mọi sự
để theo Chúa, thì dụ ngôn có lẽ có mục đích loại trừ sự kêu căng, thích kể
công, ý tưởng về sự ưu tuyển của mình trên người khác trong Nước Trời. Tác giả
cũng nhấn mạnh đến cái nhìn phổ biến nhất là bức tranh về ân sủng của Thiên
Chúa đối với người tội lỗi. Thiên Chúa cực kỳ rộng lượng.[17]
Tác giả A.J. Hultgren nối kết dụ ngôn được đóng khung bởi lời khẳng định
phải được gì đó vì đã bỏ mọi sự của ông Phêrô (19,27) và lời đề nghị chỗ ngồi
bên phải – bên trái cho hai người con ông Dêbêđê của bà mẹ (20,20-21). Ba môn đệ
này đều được gọi ngay từ thuở đầu của sứ vụ Đức Giêsu (4,18-22). Những người này
có thể được hiểu như là những người được thuê đầu tiên trong dụ ngôn.[18]
Dụ ngôn trở thành sự tranh chấp, phàn nàn về độ chênh lệch lợi thế của các môn
đệ đầu tiên với những môn đệ sau cuối, cũng như thành viên muộn hơn của cộng
đoàn.
Dụ ngôn cũng có thể để nhằm giải
thích sự đảm bảo quyền lợi giữa những người theo Chúa trước và những người theo
Chúa muộn hơn vì Thiên Chúa quảng đại hơn những gì người ta nghĩ. Đó là một lời
mọi gọi động viên cho những người tội trở về với Chúa, và cũng là lời mời gọi
những người theo Chúa sớm hơn quảng đại đón nhận những người vì hoàn cảnh nào
đó mà họ không thể theo Chúa sớm hơn như những người đầu tiên.
Bình luận tổng quát
Dụ ngôn “ông chủ tốt
lành”[19]
(Mt 20,1-16) là một dụ ngôn về Nước Trời. Đây là dụ ngôn độc quyền của Matthêu,
không tìm thấy trong các Tin Meng Nhất Lãm khác. Đặc tính “tốt lành” cùng với từ
ngữ “kurios” trong thuật ngữ “ông chủ của vườn nho” (ὁ κύριος τοῦ ἀμπελῶνος), cho
phép hiểu ông chủ này là Thiên Chúa. Truyền thống Thánh Kinh Cựu Ước vẫn quen
thuộc với hình ảnh Thiên Chúa là “ông chủ của vườn nho”. Vì dụ ngôn này được giới
thiệu ngay từ đầu là “Nước Trời giống như” nên có thể nối kết vườn nho với Nước
Trời. Thiên Chúa là ông chủ, là Chúa, là vua của Nước Trời. Người luôn mời gọi
mọi người, mọi nơi, tại mọi thời điểm bước vào Nước Trời. Và bất kỳ ai được mời
gọi vào đó rồi, thì “đồng lương” tượng trưng cho phương tiện cuộc sống cho mỗi
con người trong một ngày. Đồng lương của Nước Trời không chỉ có giá trị một
ngày, nhưng là vĩnh cửu. Sự sống mà đồng lương này bảo đảm không phải là sự sống
thể lý mà là sự sống linh hồn và kéo dài vĩnh cửu. Được vào Nước Trời tương
đương với được hưởng ơn cứu độ là sự sống vĩnh cửu. Thiên Chúa, dĩ nhiên không
chỉ giải quyết nhu cầu thể xác của con người. Điều Người muốn trao ban là sự sống
vĩnh cửu, hạnh phúc trường tồn cho tất cả mọi người. Người thương ban cho sự hạnh
phúc vĩnh hằng không phải cho những người cảm thấy mình xứng đáng, nhưng cho những
người Chúa thương, nhiều khi họ hoàn toàn không xứng đáng. Nước Trời sẽ không
có những người có “con mắt xấu xa”, có những cái nhìn, hay những suy nghĩ ích kỷ,
hẹp hòi, kể công, đòi hỏi.[20]
Những nhóm người được mời gọi khác nhau có lẽ không nhắm đến những nhóm người cụ
thể nào, cho bằng, nhắm đến tất cả những ai tìm thấy mình trong đó. Họ có thể
tượng trưng cho bất cứ người Kitô hữu nào qua mọi thời đại. Nếu người nào đó có
suy nghĩ rằng mình theo Chúa lâu hơn, có công trạng nhiều hơn, rồi muốn Chúa trả
công nhiều hơn, và cảm thấy khó chịu khi Chúa trả công cho những người sau chót
bằng mình, thì người ấy thuộc nhóm người được thuê trước nhất và có nguy cơ bị
trở thành những người sau hết. Còn nếu người nào đó cảm thấy mình theo Chúa muộn
hơn, thậm chí vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời mình, thì người đó thuộc nhóm
những người được thuê vào những giờ khác trong ngày, nhất là giờ cuối cùng. Họ
được trả lương theo tình thương và lòng quảng đại của Thiên Chúa chứ không phải
do công lao của bản thân. Tác giả A. Hultergren khẳng định rằng “tất cả chúng ta
đều là những nhân công giờ thứ mười một; tất cả chúng ta được vinh dự là những
người khách của Thiên Chúa trong Vương Quốc. Không cần thiết để quyết định ai
là những người nhân công thứ mười một. Điểm chính của dụ ngôn, cả ở cấp độ của
Đức Giêsu và cấp độ của Matthew là Thiên Chúa cứu độ bằng ân sủng, không phải bằng
sự xứng đáng của chúng ta. Điều đó áp dụng cho tất cả chúng ta”.[21]
Lm. Jos. Phạm Duy Thạch,
SVD
[1]
“This parable incidentally provides evidence for the effective monetary value
of the Roman denarius in first-century Palestine; the story depends on the
audience agreeing that one denarius (equivalent to a quarter of a Jewish
shekel) is a fair wage for one day’s work by a laborer.17 A Jewish
employer would be likely to pay in Jewish rather than Roman coins (see on
22:15–22), but the NT writers regularly use Greek and Roman rather than Jewish
terms for money” [R.T.FRANCE, The Gospel
of Matthew (NICNT; Grand Rapids 2007) 749-75].
[2]
“Matthew uses this principle (19:30; 20:16) to frame the parable (the literary
device called inclusio) and hence to summarize its primary point (reversing the
elements chiastically)” [C.S. KEENER, The
Gospel of Matthew. A Socio-Rhetorical Commentary (Grand Rapids – Cambridge
2009) 480.
[3]
A.-J. Levine, Short Stories by Jesus.
The Enigmatic Parables of Controversial Rabbi (Herper Collins 2014) epup, 204.
[4]
C. Mitch – E. Sri, The Gospel of Matthew
(CCSS, Grand Rapids 2010) 253, note no.2.
[5]
“Twelve-hour workdays were customary only during harvest time (for more details
on Mediterranean harvests, see, e.g., Cary and Haarhoff 1946: 108–9).64
The urgency of the harvest (cf. Babrius 88:11–19; comment on 9:37–38) accounts
for the landowner’s frequent return to the marketplace to recruit more
laborers” (C.S. KEENER, The Gospel of
Matthew, 482).
[6]
A.J. Hultgren, The Parables of Jesus.
A Commentary (Grand Rapids – Cambridge 2000) 36.
[7] “Interpreters raise the question why the landowner has to go
out more than once to hire workers. Why did he not hire a sufficient number
when he went out early in the morning? Scholars have speculated as to the
reason. One proposal is that the work was particularly urgent; it had to be
done prior to the onset of the rainy season. A second proposal is that it was
late August or early September; the grapes must be picked; it is probably a
Friday; and the work has to be finished by sundown, the onset of the sabbath” (A.J. Hultgren, The
Parables of Jesus, 37).
[8]
“The traveler
to the Middle East can observe day laborers who wait beside streets or at
street corners early in the morning to be hired by landowners or others who
have work for them.” (A.J. Hultgren, The Parables of Jesus, 36).
[9]
“Hagner, 2.571, suggests however that in the case of the final group the
statement that “no one has hired us” is included to indicate that these were
the least desirable workers, passed over by other employers; they are thus the
“last” in more than a purely temporal sense, which makes it the more surprising
when they are eventually rewarded as well as any” (R.T.FRANCE, The Gospel of Matthew, 750).
[10] “the reversal of the
order of payment is a literary tool that allows the first hired to witness the
payment to those hired last and creates the expectation that they deserve more”
(K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 294).
[11] “even though five groups of workers are hired, the essential
contrast in the parable is between those hired early and who work all day and
those hired later who work for only one hour; only those two groups are
mentioned when payments are made (20:8-10) (A.J.
Hultgren, The Parables of Jesus, 38).
[12]
“The
landowner retorts with a twofold response: (1) he had paid them what he owed (20:13),
so he did not commit an injustice; and (2) his generosity to the others is not
an injustice to them” (A.J. Hultgren, The Parables of Jesus, 39).
[13] John H. Elliott, “Matthew 20:1-15. A Parable of Invidious
Comparison and Evil Eye Accusation,” BTB 22
(1992) 52-65.
[14]
“If in 19:30 this epigram was directed partly against an assumption of
superiority on the part of the original Twelve, the same note fits well with
the parable in between. No one has a right to pre-eminence or to a higher
reward in the kingdom of heaven” (R.T.FRANCE, The Gospel of Matthew, 752).
[15]
K.R. Snodgrass, Stories with Intent.
A Comprehensive Guide to the Parables of Jesus (Grand Rapids – Cambridge 2008)
288-289.
[16]
A.-J. Levine, Short Stories by Jesus,
206.
[17]
K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 292.
[18]
A.J. Hultgren, The Parables of Jesus, 41.
[19]
J.
Jeremias, Parables,
136,
calls
it "the parable of the Good Employer"; R. Fortna, “You have made them equal
to us;" 72:
Parable
of the "Good (or
Generous)
Employer"; W.
D.
Davies and D. C.
Allison,
Matthew,
3:66:
the
"Generous Employer"; F. Beare, Matthew, 401: the "Parable of the Eccentric Employer"; R. Stein, Parables, 124: the
"Gracious Employer” (A.J. Hultgren, The Parables of Jesus, 40, note no.31).
[20] “The life of God’s kingdom with its focus on communal love
cannot be experienced as long as we are comparing ourselves with others and
calculating what is due us or being envious of what others receive. Even while
we speak of justice, none of us is satisfied with average. We always think we
deserve a little more” (K.R. Snodgrass, Stories with Intent, 294).
[21]
A.J. Hultgren, The Parables of Jesus, 43.