Thursday 23 March 2023

SỐNG ĐỜI NÀY – SỐNG ĐỜI SAU. Chú Giải Tin Mừng CN V MC A (Ga 11,1-45); Lm Jos. Ph.D. Thạch SVD

 Bản Văn và dịch sát nghĩa

Việt

Hy Lạp

1 Bấy giờ, có một người bị bệnh, ông Ladarô từ Bêtania, từ làng của cô Maria và Martha, chị của cô.

2 Maria là người đã xức dầu thơm cho Chúa và lau những bàn chân của Người bằng tóc của mình, người mà người anh em của cô là Ladarô bị bệnh.

3 Những người chị này sai người đến cùng Người, nói rằng: “Chúa ơi! Người mà Ngài thương bị bệnh”.

4 Khi nghe như vậy, Đức Giêsu nói rằng: “Bệnh này không dẫn đến sự chết nhưng vì vinh quang của Thiên Chúa, để Con Thiên Chúa được tôn vinh qua nó”.

5 Đức Giêsu yêu cô Martha và người chị em của cô và anh Ladarô.

6 Khi Người nghe rằng anh ta bị bệnh, Người còn lưu lại nơi Người ở hai ngày nữa.

7 Rồi sau đó, Người nói cùng các môn đệ rằng:  “Chúng ta lại đi Giuđê”.

8 Các mộn đệ nói cùng Người rằng: “Thưa Thầy! hiện giờ những người Do Thái đang tìm để ném đá Thầy, mà Thầy lại đến đó sao”?

9 Đức Giêsu trả lời: “Không phải mười hai giờ là của một ngày sao?” Nếu ai đi vào ban ngày, thì sẽ không trật bước, vì người ấy có thể thấy ánh sáng của thế giới.

10 Nếu ai đó đi vào ban đêm, thì sẽ bị trât bước, vì ánh sáng không ở nơi người đó.

11 Người đã nói điều ấy và sau điều ấy, Người nói cùng họ: “Ladarô, người thương của chúng ta đang ngủ, nhưng Thầy sẽ ra đi để có thể đánh thức anh ta.”

12 Các môn đệ nói cùng Người: “Chúa ơi! Nếu anh ta đang ngủ thì anh ta có thể được cứu.”

13 Nhưng Đức Giêsu nói về cái chết của anh ta, nhưng những người ấy nghĩ rằng Người nói về giấc ngủ nghỉ ngơi.

14 Rồi Đức Giêsu mới nói thẳng với họ là anh Ladarô chết rồi.

15 Nhưng Thầy vui mừng vì các con để các con, có thể tin, khi Thầy không ở đó, nhưng chúng ta đi đến với anh ấy.

16 Ông Tôma người được gọi là Điđimô nói cùng đồng bạn: “Chính chúng ta đi và để có thể chết với Người”.

17 Khi Đức Giêsu đến, Người mới biết là anh ta đã ở trong mồ bốn ngày.

18 Bêtania gần Giêrusalem, khoảng 15 stadia (1 stadia= 190 m).

19 Nhiều người trong số những người Do Thái đã đến cùng cô Martha và Maria, để an ủi họ về vấn đề người anh em.

20 Khi cô Martha nghe rằng Đức Giêsu đến, cô đến gặp Người, còn cô Maria thì cứ ngồi trong nhà.

21 Cô Martha nói cùng Đức Giêsu rằng; “Chúa ơi! Nếu Ngài ở đây, thì người anh em của con đã không chết.

22 Nhưng bây giờ con biết rằng những gì Ngài xin cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài.”

23 Đức Giêsu nói cùng cô rằng: “Người anh em của con sẽ sống lại

24 Cô Martha nói cùng Người: “Con biết rằng nó sẽ sống lại, trong ngày sống lại, trong ngày cánh chung”.

25 Đức Giêsu nói cùng cô rằng: “Chính Ta là sự sống lại và là sự sống, người tin vào Ta nếu có chết, cũng sẽ sống,

26 và người sống và tin vào Ta không thể chết đời đời, con có tin điều ấy không?”

27 Cô nói cùng Người: “Có thưa Chúa! Con đã tin rằng Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đến trong thế gian”

28 Sau khi nói điều này, cô rời khỏi và gọi cô Maria, người chị em của cô, cách bí mật, nói rằng: “Người Thầy đã đến và gọi em”

29 Khi nghe điều đó, cô trỗi dậy lập tứcđến cùng Người.

30 Khi ấy, Đức Giêsu chưa vào làng mà đang ở nơi mà cô Martha đến gặp Người.

31 Những người Do Thái, những người đang ở với cô trong nhà và an ủi cô, khi thấy cô vội vã đứng lên và đi ra, họ đi theo cô, nghĩ rằng cô đi đến mộ để khóc ở đó.

32 Cô Maria đến nơi Đức Giêsu đang ở, khi thấy Người, cô sụp xuống dưới chân, nói cùng Người rằng: “Chúa ơi! Nếu có Ngài ở đây thì người anh em của con đã không chết.”

33 Khi Đức Giêsu thấy cô ấy khóc và những người Do Thái cùng đến với cô cũng khóc, Người xúc động mạnh trong tinh thầnvô cùng bứt rứt.

34 Rồi Người nói: “Chị em đặt anh ta ở đâu? Cô nói cùng Người: “Chúa ơi! Hãy đến và xem!”

35 Đức Giêsu khóc.

36 Những người Do Thái nói: “Xem Người thương anh ta dường nào!”

37 Vài người trong số họ nói: “Ông ta, người đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm gì để anh ta khỏi phải chết sao?”

38 Đức Giêsu lại xúc động mạnh trong mình, Người đi đến ngôi mộ. Nó ở trong một cái hang và một tảng đá được đặt trên hang.

39 Đức Giêsu nói: “Hãy mang tảng đá đi.” Người chị em của người chết là Martha đã nói cùng Người: “Chúa ơi! Đã có mùi rồi, vì là ngày thứ bốn rồi”.

40 Đức Giêsu nói cùng cô: “Không phải Ta đã nói cùng chị rằng nếu chị tin, chị có thể nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa”.

41 Rồi, người ta lấy tảng đá đi, Đức Giêsu ngước mắt lên trên và nói: “Cha ơi! Con cảm ơn Cha vì Cha đã lắng nghe Con”.

42 Chính Con đã biết rằng Cha luôn lắng nghe Con, nhưng vì đám đông đang đứng quanh đây, Con nói, để họ có thể tin rằng Cha đã sai Con”.

43 Sau khi nói điều ấy, Đức Giêsu kêu lớn tiếng:Hỡi Ladarô! Hãy ra khỏi đó!”

44 Người chết đi ra, chân và tay còn băng bằng những băng vải, và mặt được quấn bằng khăn che mặt. Đức Giêsu nói: “Hãy tháo cởi cho anh ta và để anh ta đi”.

45 Nhiều người trong số những người Do Thái đến cùng cô Maria và thấy điều Người làm, đã tin vào Người.

46 Nhưng vài người trong số họ ra đi đến với những người Pharisêu và nói với họ về điều Đức Giêsu đã làm.

1 Ἦν δέ τις ἀσθενῶν, Λάζαρος ἀπὸ Βηθανίας, ἐκ τῆς κώμης Μαρίας καὶ Μάρθας τῆς ἀδελφῆς αὐτῆς.

 2 ἦν δὲ Μαριὰμ ἀλείψασα τὸν κύριον μύρῳ καὶ ἐκμάξασα τοὺς πόδας αὐτοῦ ταῖς θριξὶν αὐτῆς, ἧς ἀδελφὸς Λάζαρος ἠσθένει.

 3 ἀπέστειλαν οὖν αἱ ἀδελφαὶ πρὸς αὐτὸν λέγουσαι· κύριε, ἴδε ὃν φιλεῖς ἀσθενεῖ.

 4 ἀκούσας δὲ Ἰησοῦς εἶπεν· αὕτη ἀσθένεια οὐκ ἔστιν πρὸς θάνατον ἀλλ᾽ ὑπὲρ τῆς δόξης τοῦ θεοῦ, ἵνα δοξασθῇ υἱὸς τοῦ θεοῦ δι᾽ αὐτῆς.

 5 ἠγάπα δὲ Ἰησοῦς τὴν Μάρθαν καὶ τὴν ἀδελφὴν αὐτῆς καὶ τὸν Λάζαρον.

 6  Ὡς οὖν ἤκουσεν ὅτι ἀσθενεῖ, τότε μὲν ἔμεινεν ἐν ἦν τόπῳ δύο ἡμέρας,

 7 ἔπειτα μετὰ τοῦτο λέγει τοῖς μαθηταῖς· ἄγωμεν εἰς τὴν Ἰουδαίαν πάλιν.

 8 λέγουσιν αὐτῷ οἱ μαθηταί· ῥαββί, νῦν ἐζήτουν σε λιθάσαι οἱ Ἰουδαῖοι, καὶ πάλιν ὑπάγεις ἐκεῖ;

 9 ἀπεκρίθη Ἰησοῦς· οὐχὶ δώδεκα ὧραί εἰσιν τῆς ἡμέρας; ἐάν τις περιπατῇ ἐν τῇ ἡμέρᾳ, οὐ προσκόπτει, ὅτι τὸ φῶς τοῦ κόσμου τούτου βλέπει·

 10 ἐὰν δέ τις περιπατῇ ἐν τῇ νυκτί, προσκόπτει, ὅτι τὸ φῶς οὐκ ἔστιν ἐν αὐτῷ.

 11 Ταῦτα εἶπεν, καὶ μετὰ τοῦτο λέγει αὐτοῖς· Λάζαρος φίλος ἡμῶν κεκοίμηται· ἀλλὰ πορεύομαι ἵνα ἐξυπνίσω αὐτόν.

 12 εἶπαν οὖν οἱ μαθηταὶ αὐτῷ· κύριε, εἰ κεκοίμηται σωθήσεται.

 13 εἰρήκει δὲ Ἰησοῦς περὶ τοῦ θανάτου αὐτοῦ, ἐκεῖνοι δὲ ἔδοξαν ὅτι περὶ τῆς κοιμήσεως τοῦ ὕπνου λέγει.

 14 τότε οὖν εἶπεν αὐτοῖς Ἰησοῦς παρρησίᾳ· Λάζαρος ἀπέθανεν,

 15 καὶ χαίρω δι᾽ ὑμᾶς ἵνα πιστεύσητε, ὅτι οὐκ ἤμην ἐκεῖ· ἀλλ᾽ ἄγωμεν πρὸς αὐτόν.

 16 εἶπεν οὖν Θωμᾶς λεγόμενος Δίδυμος τοῖς συμμαθηταῖς· ἄγωμεν καὶ ἡμεῖς ἵνα ἀποθάνωμεν μετ᾽ αὐτοῦ.

 17 Ἐλθὼν οὖν Ἰησοῦς εὗρεν αὐτὸν τέσσαρας ἤδη ἡμέρας ἔχοντα ἐν τῷ μνημείῳ.

 18 ἦν δὲ Βηθανία ἐγγὺς τῶν Ἱεροσολύμων ὡς ἀπὸ σταδίων δεκαπέντε.

 19 πολλοὶ δὲ ἐκ τῶν Ἰουδαίων ἐληλύθεισαν πρὸς τὴν Μάρθαν καὶ Μαριὰμ ἵνα παραμυθήσωνται αὐτὰς περὶ τοῦ ἀδελφοῦ.

 20 οὖν Μάρθα ὡς ἤκουσεν ὅτι Ἰησοῦς ἔρχεται ὑπήντησεν αὐτῷ· Μαριὰμ δὲ ἐν τῷ οἴκῳ ἐκαθέζετο.

 21 εἶπεν οὖν Μάρθα πρὸς τὸν Ἰησοῦν· κύριε, εἰ ἦς ὧδε οὐκ ἂν ἀπέθανεν ἀδελφός μου·

 22 [ἀλλὰ] καὶ νῦν οἶδα ὅτι ὅσα ἂν αἰτήσῃ τὸν θεὸν δώσει σοι θεός.

 23 λέγει αὐτῇ Ἰησοῦς· ἀναστήσεται ἀδελφός σου.

 24 λέγει αὐτῷ Μάρθα· οἶδα ὅτι ἀναστήσεται ἐν τῇ ἀναστάσει ἐν τῇ ἐσχάτῃ ἡμέρᾳ.

 25  εἶπεν αὐτῇ Ἰησοῦς· ἐγώ εἰμι ἀνάστασις καὶ ζωή· πιστεύων εἰς ἐμὲ κἂν ἀποθάνῃ ζήσεται,

 26 καὶ πᾶς ζῶν καὶ πιστεύων εἰς ἐμὲ οὐ μὴ ἀποθάνῃ εἰς τὸν αἰῶνα. πιστεύεις τοῦτο;

 27 λέγει αὐτῷ· ναὶ κύριε, ἐγὼ πεπίστευκα ὅτι σὺ εἶ χριστὸς υἱὸς τοῦ θεοῦ εἰς τὸν κόσμον ἐρχόμενος.

 28 Καὶ τοῦτο εἰποῦσα ἀπῆλθεν καὶ ἐφώνησεν Μαριὰμ τὴν ἀδελφὴν αὐτῆς λάθρᾳ εἰποῦσα· διδάσκαλος πάρεστιν καὶ φωνεῖ σε.

 29 ἐκείνη δὲ ὡς ἤκουσεν ἠγέρθη ταχὺ καὶ ἤρχετο πρὸς αὐτόν.

 30 οὔπω δὲ ἐληλύθει Ἰησοῦς εἰς τὴν κώμην, ἀλλ᾽ ἦν ἔτι ἐν τῷ τόπῳ ὅπου ὑπήντησεν αὐτῷ Μάρθα.

 31 οἱ οὖν Ἰουδαῖοι οἱ ὄντες μετ᾽ αὐτῆς ἐν τῇ οἰκίᾳ καὶ παραμυθούμενοι αὐτήν, ἰδόντες τὴν Μαριὰμ ὅτι ταχέως ἀνέστη καὶ ἐξῆλθεν, ἠκολούθησαν αὐτῇ δόξαντες ὅτι ὑπάγει εἰς τὸ μνημεῖον ἵνα κλαύσῃ ἐκεῖ.

 32 οὖν Μαριὰμ ὡς ἦλθεν ὅπου ἦν Ἰησοῦς ἰδοῦσα αὐτὸν ἔπεσεν αὐτοῦ πρὸς τοὺς πόδας λέγουσα αὐτῷ· κύριε, εἰ ἦς ὧδε οὐκ ἄν μου ἀπέθανεν ἀδελφός.

 33 Ἰησοῦς οὖν ὡς εἶδεν αὐτὴν κλαίουσαν καὶ τοὺς συνελθόντας αὐτῇ Ἰουδαίους κλαίοντας, ἐνεβριμήσατο τῷ πνεύματι καὶ ἐτάραξεν ἑαυτὸν

 34 καὶ εἶπεν· ποῦ τεθείκατε αὐτόν; λέγουσιν αὐτῷ· κύριε, ἔρχου καὶ ἴδε.

 35 ἐδάκρυσεν Ἰησοῦς.

 36 ἔλεγον οὖν οἱ Ἰουδαῖοι· ἴδε πῶς ἐφίλει αὐτόν.

 37 τινὲς δὲ ἐξ αὐτῶν εἶπαν· οὐκ ἐδύνατο οὗτος ἀνοίξας τοὺς ὀφθαλμοὺς τοῦ τυφλοῦ ποιῆσαι ἵνα καὶ οὗτος μὴ ἀποθάνῃ;

 38 Ἰησοῦς οὖν πάλιν ἐμβριμώμενος ἐν ἑαυτῷ ἔρχεται εἰς τὸ μνημεῖον· ἦν δὲ σπήλαιον καὶ λίθος ἐπέκειτο ἐπ᾽ αὐτῷ.

 39 λέγει Ἰησοῦς· ἄρατε τὸν λίθον. λέγει αὐτῷ ἀδελφὴ τοῦ τετελευτηκότος Μάρθα· κύριε, ἤδη ὄζει, τεταρταῖος γάρ ἐστιν.

 40 λέγει αὐτῇ Ἰησοῦς· οὐκ εἶπόν σοι ὅτι ἐὰν πιστεύσῃς ὄψῃ τὴν δόξαν τοῦ θεοῦ;

 41 ἦραν οὖν τὸν λίθον. δὲ Ἰησοῦς ἦρεν τοὺς ὀφθαλμοὺς ἄνω καὶ εἶπεν· πάτερ, εὐχαριστῶ σοι ὅτι ἤκουσάς μου.

 42 ἐγὼ δὲ ᾔδειν ὅτι πάντοτέ μου ἀκούεις, ἀλλὰ διὰ τὸν ὄχλον τὸν περιεστῶτα εἶπον, ἵνα πιστεύσωσιν ὅτι σύ με ἀπέστειλας.

 43 καὶ ταῦτα εἰπὼν φωνῇ μεγάλῃ ἐκραύγασεν· Λάζαρε, δεῦρο ἔξω.

 44 ἐξῆλθεν τεθνηκὼς δεδεμένος τοὺς πόδας καὶ τὰς χεῖρας κειρίαις καὶ ὄψις αὐτοῦ σουδαρίῳ περιεδέδετο. λέγει αὐτοῖς Ἰησοῦς· λύσατε αὐτὸν καὶ ἄφετε αὐτὸν ὑπάγειν.

 45 Πολλοὶ οὖν ἐκ τῶν Ἰουδαίων οἱ ἐλθόντες πρὸς τὴν Μαριὰμ καὶ θεασάμενοι ἐποίησεν ἐπίστευσαν εἰς αὐτόν·

 46  τινὲς δὲ ἐξ αὐτῶν ἀπῆλθον πρὸς τοὺς Φαρισαίους καὶ εἶπαν αὐτοῖς ἃ ἐποίησεν Ἰησοῦς. (Jn. 11:1-46 BGT)


Bối cảnh

Ga 11,1-46 là đoạn văn mô tả giai đoạn cuối cùng của cuộc sống công khai của Đức Giêsu, theo tác giả Gioan, trước khi Người bước vào Giêrusalem cho lần tham dự Lễ Vượt Qua thứ ba của Người. Phép lạ làm cho anh Ladarô, người đã chết và được chôn bốn ngày, sống lại, là đỉnh cao của quyền năng của Đức Giêsu trong Tin Mừng thứ tư. Dấu lạ này gợi nhớ đến các phép lạ phục sinh người chết trong Tin Mừng Nhất Lãm: Phục sinh con gái ông trưởng hội đường Jairô (Mc 5,21-43; Mt 9,18-26; Lc 8,40-56); Phục sinh con trai bà góa thành Nain (Lc 7,11-17). Yếu tố đức tin được nhấn mạnh như đề tài chính yếu xuyên suốt Tin Mừng thứ tư. Trong bối cảnh này là niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời đời. Câu cuối của chương 10 (10,42) cho biết nhiều người đã tin vào Đức Giêsu, vào cuối dấu lạ này nhiều người Do Thái đã thấy và tin vào Đức Giêsu (Ga 11,45). Dấu lạ này cũng nối kết với dấu lạ chữa lành người mù từ thuở mới sinh (Ga 9,1-41) vì có vài người dùng nền tảng phép lạ chữa lành người mù tử thuở mới sinh, để giả định rằng Đức Giêsu có thể phục sinh kẻ chết (Ga 11,37). Câu giới thiệu về nhân vật Maria cho biết trước sự kiện xức dầu tại Bêtania sau đó (Ga 12,1-8). Sự kiện anh Ladarô sống lại được nhắc đến trong:

Cấu trúc

Mở đầu (1-3): Người thương của Đức Giêsu, Ladarô, bị bệnh

Thái độ của Đức Giêsu: (4-16) Bệnh không dẫn đến chết nhưng vì vinh quang Thiên Chúa

Bệnh này không dẫn đến chết nhưng vì vinh quang Thiên Chúa

Ladarô, người thương của chúng ta đang ngủ

Các môn đệ nghĩ là giấc ngủ nghỉ ngơi

Đức Giêsu nói về cái chết của anh ta

Đức Giêsu vui mừng khi không ở đó, để các môn đệ có thể tin

Cô Martha gặp Đức Giêsu (17- 27): Nếu Ngài ở đây thì người anh em của con đã không chết. 

“Chúa ơi! Nếu Ngài ở đây thì người anh em của con đã không chết”

Những gì Ngài xin cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài

“Người anh em của con sẽ sống lại”

“Con biết rằng nó sẽ sống lại, trong ngày sống lại, trong ngày cánh chung”

“Chính Ta là sự sống lại và là sự sống: 

+ người tin vào Ta nếu có chết, cũng sẽ sống,

+ người sống và tin vào Ta không thể chết đời đời”

Con đã tin rằng Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Đấng đến trong thế gian”

Cô Maria gặp Đức Giêsu (28-38): Nếu Thầy ở đây, thì người anh em của con đã không chết

“Chúa ơi! Nếu có Ngài ở đây thì người anh em của con đã không chết”

Người xúc động mạnh trong tinh thần và vô cùng bứt rứt

“Chúa ơi! Hãy đến và xem!”

Đức Giêsu khóc

“Ông ta, không thể làm gì để anh ta khỏi chết sao?”

Đức Giêsu lại xúc động mạnh trong mình

Đức Giêsu phục sinh anh Ladarô (39-46)

“Hãy mang tảng đá đi”

“Chúa ơi! Đã có mùi rồi, vì là ngày thứ bốn rồi”

“Nếu chị tin, chị có thể nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa”

“Cha ơi! Con cảm ơn Cha vì Cha đã lắng nghe Con”

Cha luôn lắng nghe Con, nhưng Con nói, để họ có thể tin rằng Cha đã sai Con”

Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Hỡi Ladarô! Hãy ra khỏi đó!”

Người chết đi ra.

Kết luận (45-46): Nhiều người tin – vài người đi thông báo cho nhóm Pharisêu

Một vài điểm chú giải

1.     Gia đình Martha – Maria – Ladarô: Đây là một gia đình rất thân tình với Đức Giêsu. Nơi chốn được xác định là Bêtania, trên triền núi Ôliu (Mc 11,1; Lc 19,29) cách Jêrusalem khoảng chừng ba kilômét về phía Đông. Theo truyền thống Tin Mừng thứ ba, Đức Giêsu đã ghé vào nhà này (Lc 10,38-42) trên hành trình lên Jêrusalem, hành trình khổ nạn – phục sinh. Trong dịp ấy, cô Maria tỏ là người thấu hiểu Đức Giêsu và đã chọn vị trí tốt nhất: “Ngồi bên chân Chúa và nghe lời của Người”. Nhân vật Ladarô không được nhắc đến trong câu chuyện ấy. Theo truyền thống Nhất Lãm, Đức Giêsu thường qua đêm tại Bêtania (Mc 11,1-12; Mt 21,17) khi Người giảng tại Jêrusalem, rất có thể là Đức Giêsu trú ngụ tại gia đình này. Gioan là tác giả duy nhất có dữ liệu về dấu lạ chữa lành anh Ladarô, cùng với nhiều dữ liệu riêng về nhân vật này (Ga 12,1.2.10.17). Ông cũng là tác giả mô tả tương quan rất gần gũi giữa Đức Giêsu và những người trong gia đình này. Anh Ladarô được gọi là “người thương của Đức Giêsu” (Người Đức Giêsu thương);[1] Đức Giêsu yêu cô Martha, người chị em của cô là Maria và anh Ladarô. Theo truyền thống của riêng Gioan, chính cô Maria là người đã xức dầu Chúa, và lau chân Người bằng tóc của mình (Ga 11,2; 12,1-11), trong khi nhân vật xức dầu Đức Giêsu ở Bêtania, tại nhà ông Simon, người cùi là một người phụ nữ vô danh (Mc 14,3-9; Mt 26,6-13). Trong trình thuật này nhân vật Ladarô im lặng hoàn toàn, chỉ có hai nhân vật Martha và Maria lên tiếng đối thoại với Đức Giêsu. Nhân vật Ladarô chia sẻ thân phận Đức Giêsu bị bách hại. Các Thượng Tế quyết định giết cả anh Ladarô nữa, bởi lẽ vì anh mà nhiều người Do Thái bỏ đi và tin vào Đức Giêsu (Ga 12,10)

2.     Các danh xưng của Đức Giêsu: Có rất nhiều danh xưng mô tả Đức Giêsu được dùng trong bản văn này. Đức Giêsu tự gọi mình là “Con Thiên Chúa (11,4); Sự sống lại và là sự sống (11,25). Các môn đệ gọi Đức Giêsu bằng hai danh xưng khác nhau: (1) Rabbi (tiếng Aram, nghĩa là Thầy 11,9)[2]; (2) Chúa (11,12). Cô Martha là nhân vật gọi Đức Giêsu bằng nhiều danh xưng nhất:  (1) Chúa (11,27); Đấng Kitô (11,27); Con Thiên Chúa (11,27). Khi nói riêng với cô Maria, Martha gọi Đức Giêsu là “người Thầy” (ὁ διδάσκαλος, thầy dạy; Cf. 3,2.10; 13,13.14). Maria chỉ gọi Đức Giêsu là “Chúa”. Người thuật chuyện cũng gọi Đức Giêsu là “Chúa” (11,2).

3.     Người thầy thươngngười thương của chúng ta. Hai chị em Martha nhắn với Đức Giêsu là “Người mà Thầy thương bị bệnh” (ἴδε ὃν φιλεῖς ἀσθενεῖ). Cách nói này cho biết mối tương quan gần gũi của Đức Giêsu với anh Ladarô vừa nhắc Đức Giêsu phải làm gì đó cho anh trong khi anh bị bệnh. Động từ “philêô” (thương) được hai chi em Martha-Maria dùng để diễn tả tình cảm của Đức Giêsu dành cho anh Ladarô. Đức Giêsu cũng gọi anh Ladarô là “người thương”, nhưng là “người thương của chúng ta”, ngụ ý là của cả các môn đệ chứ không riêng gì Đức Giêsu. Danh từ “ὁ φίλος” thường được dịch là “người bạn”. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, theo cách diễn tả của hai chị em Martha-Maria, thì nên hiểu là “người thương” (người thân) hơn là “người bạn”, vốn rất bình thường. Tương tự, trong lời công bố của Đức Giêsu liên quan đến cách gọi mới mà Người dành cho các môn đệ: “Thầy gọi các con là “người thương” (ὁ φίλος, người thân) của Thầy vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho các con biết” (Ga 15,15; x. Lc 12,4). Trong bối cảnh này, không nên hiểu “ὁ φίλος” là “bạn hữu” vì như thế sẽ giảm thiểu tương quan mà Đức Giêsu muốn nói đến. Danh xưng này rất đặc biệt trong Tin Mừng thứ tư: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh mạng sống vì “người thương” của mình” (Ga 15,13); “Các con là “người thương” của Thầy, nếu các con làm những điều Thầy dạy” (Ga 15,14). Người thuật chuyện ghi chú thêm là Đức Giêsu không chỉ thương một mình anh Ladarô, mà cả ba thành viên trong gia đình ấy: “Đức Giêsu yêu cô Martha và người chị em của cô và anh Ladarô” (Ga 11,5).

4.     Bệnh …không chết… ngủ … chết: Chuyện xảy ra là anh Ladarô bị bệnh và Đức Giêsu được thông báo với ẩn ý là một lời cầu xin trợ giúp. Lúc đầu Đức Giêsu nói với các môn đệ là bệnh này không dẫn đến cái chết “nhưng vì vinh quang của Thiên Chúa, để Con Thiên Chúa có thể được tôn vinh qua nó. Cả vinh quang của Thiên Chúa và Con Thiên Chúa được đề cập đến. Liên từ “ἀλλά” (nhưng) mô tả sự trái ngược của tình huống phía sau mệnh đề “bệnh này không dẫn đến sự chết”. Nghĩa là, Đức Giêsu có lẽ muốn nói là “nhưng nó sẽ dẫn đến cái chết vì vinh quang của Thiên Chúa và để cho Con Thiên Chúa có thể được tôn vinh”. Vinh quang dành cho Thiên Chúa và tôn vinh dành cho Đức Giêsu được tỏ lộ trong phân khúc, nơi mà, Đức Giêsu kêu cầu sự trợ giúp của Chúa Cha cách công khai, to lớn, và sau đó làm cho anh Ladarô sống lại. Đức Giêsu nói với các môn đệ là anh Ladarô đang ngủ (κεκοίμηται), nhưng vì các môn đệ nghĩ rằng đó là một giấc ngủ mang tính nghỉ ngơi vì sự mệt nhọc của bệnh tật, nên Đức Giêsu đành nói thẳng là “anh Ladarô đã chết” (Ga 11,14: Λάζαρος ἀπέθανεν). Cái chết thể lý của anh Ladarô được nhắc lại nhiều lần và thêm yếu tố thời gian cho thêm chắc chắn. Có thể mô tả hoàn cảnh của anh Ladarô ngắn gọn là: Bệnh không dẫn đến cái chết – đã chết vì … – được xem như ngủ - Đức Giêsu sẽ đánh thức – làm cho sống lại.

5.     Lưu ý về mặt thời gian và không gianHai ngày”; “bốn ngày rồi” (τέσσαρας ἤδη ἡμέρας)[3]; “ngày thứ  tư” (τεταρταῖος γάρ ἐστιν)[4]; “cách Jêrusalem 15 stadia” (2,850 km); “ban ngàyban đêm”: Bốn ngày rồilà khoảng thời gian người thuật chuyện đã cho biết Đức Giêsu biết là ông Ladarô đã trong mồ. Cô Martha, người chị em của anh Ladarô thì lưu ý với Đức Giêsu là “ngày thứ tư rồi” (τεταρταῖος γάρ ἐστιν). Cả hai cách nói này, tuy có phần khác nhau, nhưng có lẽ cũng chỉ đ nhấn mạnh một thực tế rằng anh Ladarô đã chết thật. Một người đã bốn ngày/ hay ngày thứ tư trong mồthì không thể còn sống được. “Hai ngàylà khoảng thời gian Đức Giêsu còn lưu lại nơi Người sau khi hay tin anh Ladarô bị bệnh. Khoảng thời gian này Đức Giêsu chủ động lại, có lẽ đ không phải can thiệp vào việc chữa lành. Lý giải này được ủng hộ bởi lời nói của Đức Giêsu dành cho các môn đ: “Vì anh em, Thầy vui vì đã không đó, đ anh em có thể tin” (Ga 11,15). Ban ngày là khoảng thời gian người ta có thể đi mà không trật bước vì người ta có thể thấy ánh sáng thế gian. Ban đêm là khoảng thời gian người ta có thể trật bước vì ánh sáng không nơi họ. Trong Tin Mừng thứ tư Đức Giêsu là “ánh sáng thế giới” (Ga 8,12; 12,46;  Cf. 12,35). Ban đêm, bóng tối là hình ảnh đối lại với Đức Giêsu, ánh sáng (Ga 1,5; 3,19; 6,17). Ai theo Đức Giêsu sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng mang lại sự sống (Ga 8,12); Ai tin vào Đức Giêsu thì sẽ không trong bóng tối (Ga 12,46). Ai đi trong bóng tối thì không biết mình đi đâu (Ga 12,35). Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền đi ra, ngay lập tức trời tối (Ga 13,30). Khoảng không gian “15 stadia” (2,850 km) là một quãng đường Đức Giêsu có thể đi đến trong chốc lát, và dễ dàng vì đây là khoảng không gian Người thường di chuyển qua lại khi giảng tại Jêrusalem, nhưng Người vẫn quyết định lưu lại hai ngày có chủ đích.

6.     Chúa ơi! Nếu Ngài đây, thì người anh em của con đã không chết”: Đây là lời nhận định của cả hai chị em Martha và Maria. Giả địnhnếu Ngài đâysong song với ý định lưu lại hai ngày sau khi nghe anh Ladarô bị bệnh. Mệnh đem con đã không chếtsong song với khẳng định của Đức Giêsu trước đó: “Bệnh này không dẫn đến cái chết” và “vì anh em, Thầy vui vì đã không đó đ anh em có thể tin”. Lời nhận định này giả định một niềm tin vào khả năng chữa lành mọi chứng bệnh của Đức Giêsu. Dấu lạ chữa lành gần nhất Đức Giêsu làm chính là dấu lạ chữa lành một người mù từ thuở mới sinh (Ga 9,1-41). Nhận định này là khởi điểm cho mặc khải quan trọng của Đức Giêsu liên quan đến sự sống lại. Danh xưng mà cô Martha dùng đ gọi Đức Giêsu đây cũng rất đặc biệt (Chúa). Nó khác với danh xưng mà cô dùng đ nói với người chị em của mình (thầy dạy). Danh xưng Chúa gắn liền với quyền năng chữa lành, cứu khỏi cái chết thể lý, mà cô Martha đã giả định.

7.     Người anh em của con sẽ sống lại” … “Sẽ sống lại trong ngày cánh chung: Khẳng định này của Đức Giêsu làm đầy nhận định của Người trước đó rằng anh Ladarô chỉ ngủ, và Người đến đ đánh thức anh ấy dậy. Cách hành văn gây hiểu lầm lại được áp dụng tương tự như lúc Đức Giêsu nói về giấc ngủ của anh Ladarô. Các môn đ tưởng rằng Người nói vế giấc ngủ mang tính nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Kiểu hành văn này cũng được tác giả sử dụng trong câu chuyện Đức Giêsu thanh tẩy đền thờ. Trong bối cảnh những người Do Thái Đức Giêsu chứng tỏ mình có quyền làm như thế bằng một dấu lạ, Đức Giêsu đã mời gọi rằngcác ông cứ phá hủy đền thờ này, trong vòng ba ngày, Tôi sẽ cho xây dựng lại” (Ga 2,19). Những Người Do Thái hiểu là Đức Giêsu nói về đền thờ Jêrusalem. Tuy nhiên, Đức Giêsu muốn nói đến đền thờ thân xác của Người (Ga 2,21). Trong bối cảnh này, Đức Giêsu nói về sự phục sinh thể lý, tức thời của anh Ladarô, còn cô Martha thì nghĩ đến một sự sống vĩnh cửu mai sau. Lời khẳng định của Đức Giêsu sẽ được cụ thể hóa vào phần cuối của câu chuyện. Niềm tin về sự phục sinh của người chết vào thời cánh chung, được thể hiện khá rõ trong văn chương Do Thái vài thế kỷ thứ II, cụ thể là trong sách Maccabê (2 Mcb 7,1-41). Có lẽ, niềm tin của cô Martha thuộc truyền thống này.

8.     Chính Ta là sự sống lại và là sự sống”: Đức Giêsu khẳng định căn tính kép nơi Người: Sự sống lại và là sự sống. Mầu nhiệm về sự sống lại đã được mặc khải trong trình thuật về thanh tẩy đền thờ: Thân xác của Người sẽ bị phá hủy và trong ba ngày Người sẽ sẽ trỗi (Ga 2,19). Mầu nhiệm này được hiện thực hóa trong biến cố Khổ NạnPhục Sinh của Người. Căn tínhsự sốngnơi Đức Giêsu đã được giới thiệu ngay trong lời tựa: “Điều đã được tạo thành nơi Người là sự sống và sự sống là ánh sáng cho nhân loại” (1,4). Đức Giêsu là sự sống theo nghĩa tạo dựng. Người là Lời Sự Sống, nhờ Người, Chúa Cha đã tạo thành thế giới, trao ban sự sống cho thế gian: “Nhờ Người, tất cả hiện hữu, và không có Người, không có gì hiện hữu” (1,3). Qua mặc khải của Đức Giêsu, các tín hữu biết là Chúa được gọi là “Cha đang sốngvà Đức Giêsu sốngvì Chúa Cha” (6,57). Danh từsự sống” được đặt sausự sống lại” (Ta là sự sống lại và là sự sống) có thể được hiểu như là sự sống đời đời, vốn là cùng đích của mọi ngườilàm điều lành”: “Ai đã làm điều lành thì sẽ sống lại đ được sống, còn ai làm điều dữ thì sẽ sống lại đ bị kết án” (5,29; Cf. 6,54; 10,28). Đức Giêsu cũng tự giới thiệu mình là “đường, sự thật và là sự sống” (11,25).

9.   Người tin vào Ta nếu có chết, sẽ sống, người sống và tin vào Ta không thể chết đời đời[5]

Đây là mặc khải mấu chốt của Đức Giêsu cho toàn bộ Tin Mừng thứ tư. Tương quan giữa đức tin vào Đức Giêsu và sự sống (hay sự sống đời đời) như theo cấu trúc nhân quả được nhấn mạnh liên tục trong Tin Mừng thứ tư. Mục đích của toàn thể Tin Mừng thứ tư và nhiều tác giả xem như là mục đích cho cả các Tin Mừng khác nữa là: “Đ anh em tin rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, và nhờ tin mà anh em có thể có sự sống nhờ danh Người” (Ga 20,31). Đức Giêsu nhiều lần khẳng định điều này trong các bài giảng của mình bằng ngôn ngữ nhấn mạnh: “Amen, Amen, Tôi nói cùng anh em, ai tin thì sẽ có sự sống đời đời” (Ga 6,47; Cf. 6,40; 3,16). Ngược lại, người không tin thì không nhữngkhông nhìn thấy sự sốngmà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa còn luôn trên người ấy” (3,36). Đức Giêsu là bánh của sự sống, ai ăn bánh ấy sẽ sống đời đời (6,51.54.56). Người cũng có thể ban nước sự sống làm chấm dứt cơn khát cho nhân loại, và mang lại sự sống đời đời (Ga 4,14). Mặc khải của Đức Giêsu gồm có hai vế: “Người tin vào Người, nếu có chết[6], sẽ sốngvà “Người sống, tin vào Người sẽ không chết đời đời”. Động từ sống trong vế thứ nhất có thể có hai nghĩa: 1. Sống lại về mặt thể lý, rồi lại chết. Nghĩa này được minh chứng bằng sự sống lại của anh Ladarô. Anh Ladarô đã chết và được chôn cất, nhưng anh được Chúa làm cho sống lại. Tương tự như các phép lạ phục sinh người chết trong Tin Mừng Nhất Lãm (Con gái ông trưởng hội đường trong Mc 5,21-43; Con trai bà góa thành Nain trong Lc 7,11-17) 2. Sống lại và sống đời đời, vĩnh cửu, không bao giờ chết nữa. Vế thứ hai hướng đến những người chưa chết về thể lý, với lời hứa về một sự sống đời đời trong ngày cánh chung cho những người tin. Đức Giêsu không có ý nói rằng người tin vào Người sẽ không bao giờ chết, nhưng sẽ được phần thưởng sự sống hạnh phúc đời đời.

10.  Con đã tin rằng Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đến trong thế gian”:[7] Lời tuyên xưng của cô Martha bắt đầu bằng mệnh đ nhấn mạnhchính con đã tin” (ἐγὼ πεπίστευκα). Động từtin thì hoàn thành, diễn tả một kiến thức niềm tin đã có trước thời điểm hiện tại và hiệu quả của hành động tin vẫn còn kéo dài. Đây có thể là niềm tin của cả cộng đoàn của tác giả Tin Mừng Gioan. Nội dung lời tuyên xưng của cô Martha là một xác tín mang tính Kitô học rất cao về Đức Giêsu, nếu không muốn nói là cao nhất. Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đến trong thế gian. Lời tuyên xưng này có nội dung khác giống với lời tuyên xưng của ông Phêrô được ghi lại trong Tin Mừng Mátthêu: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” (Mt 16,16). Cô Martha thêm cụm từ “Đấng đến thế gian” (ὁ εἰς τὸν κόσμον ἐρχόμενος). Đây là ý tưởng khá phổ biến trong Tin Mừng thứ tư. Đức Giêsu là “Đấng đến” (ὁ ἐρχόμενος): Ngôi Lời là ánh sáng “đến thế giới” (1,9); “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà đã không đón nhận” (1,11); “Đấng đến từ trên cao” (3,31); “Đến nhân danh Cha tôi” (5,43); “vị ngôn sứ, Đấng đến thế gian” (6,14); . Người không tự mình đến nhưng “được Cha gửi đến”. Ý tưởng này được lặp lại nhiều lần trong Tin Mừng thứ tư (x. Ga 3,2; 5,38; 6,29; 10,36; 13,30). Trong câu chuên này Đức Giêsu cũng nhấn mạnh đến ý tưởng này như là một nội dung đức tin quan trọng: Đ những người đang đứng quanh đây có thể tin rằng Cha đã gửi Con” (11,42). Lời tuyên xưng của cô Martha chắc chắn và đầy đ, nhưng có lẽ, cũng như ông Phêrô, cô chưa hiểu hết năng lực của Đức Giêsu, khi Người thể hiện các căn tính mà cô vừa tuyên xưng. Đức Giêsu hỏi cô là cô có tin “điều đó” không? “Điều đó” là tất cả những gì Đức Giêsu đã mặc khải trước đó: Chính Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Ta, nếu có chết, cũng sẽ sống, ai sống và tin vào Ta không chết đời đời”. Cô Martha trả lời là “có” và đưa ra lời tuyên xưng. Tuy nhiên, khi Đức Giêsu đ nghị lấy tảng đá trên hầm mộ đi, thì cô lại phản ứng là “Chúa ơi! Có mùi rồi, vì đã là ngày thứ tư” (11,29). Phản ứng này cho thấy dường như cô Martha chưa hiểu trọn vẹn lời Đức Giêsu mặc khải. Chỉ sau khi anh Ladarô sống lại thì niềm tin ấy mới rõ ràng hơn. Trước phản ứng của cô Martha, Đức Giêsu dường như muốn lặp lại điều mà Người đã nói trước đó với chị nhưng với ngôn ngữ khác, nhấn mạnh đến vinh quang Thiên Chúa: “Thầy đã không nói với chị là nếu chị tin thì chị sẽ nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa đó sao?”. Vinh quang Thiên Chúa trong bối cảnh này chính là dấu lạ làm cho anh Ladarô sống lại.

11.  Chuyển động của cô Maria: Cứ ngồi nhà – nghe rằng Đức Giêsu gọitrỗi dậy nhanh chóng – đi đến với Đức Giêsu sụp lạybày tỏ nuối tiếckhóc: Cuộc gặp gỡ của cô Maria và Đức Giêsu không có nhiều câu hội thoại. Cô Maria lặp lại sự tiếc nuối giống y như cô Martha: “Chúa ơi! Nếu Ngài đây, thì người anh em con đã không chết”. Đức Giêsu không đáp trả gì sau phàn nàn của cô Maria. Điều đáng chú ý đây là sự thay đổi chuyển động của cô Maria khi vừa nghe nói là Đức Giêsu đến. Trước đó, cô được mô tả là “cứ ngồi nhà” (ἐν τῷ οἴκῳ ἐκαθέζετο). Động từngồi thì chưa hoàn thành nhấn mạnh đến sự kéo dài của hành động ngồi. Tuy nhiên, sau khi nghe cô Martha nói là “Thầy đến và gọi cô”, cô liên trỗi dậy cách nhanh chóng và đi đến với Người. Có thể nói, Đức Giêsu đã giúp cho cô thay đổi tư thế và không gian đau buồn đang kéo dài của cô: “Cứ ngồi nhà”. Sự thay đổi tư thế và không gian ấy là rất quan trọng, vì nó kéo theo cả một nhóm người Do Thái, những người đã đến đ an ủi chi em cô.[8] Khi thấy cô “nhanh chóng trỗi dậy và đi ra”, họ đi theo cô, và nhờ đó, cuối cùng họ gặp Đức Giêsu, chứng kiến dấu lạ và tin vào Người. Những hành vi khác biệt rõ nét của Maria, so với cô Martha, trong buổi gặp gỡ Đức Giêsu không chỉ được diễn tả bằng sự vội vã, hối hả, nhưng còn hành động chào đón đặc biệt của cô. Khi gặp Đức Giêsu, cô đã sụp xuống dưới chân Người (ἔπεσεν αὐτοῦ πρὸς τοὺς πόδας), như một hành động thờ lạy.[9] Dù rằng Đức Giêsu yêu cả ba thành viên trong gia đình này, nhưng cách thức đối đãi của cô Maria thường đặc biệt hơn. Trước đó, người thuật chuyện đã dành một câu đặc biệt đ mô tả cô Maria: “Cô này đã xức dầu Chúa và lau chân Người bằng tóc của mình” (11,2). Đây là một kỹ thuật văn chương được gọi là kỹ thuậtbáo trước” (foreshadowing), được dùng đ giới thiệu trước điều gì đó sẽ xảy ra sau đó trong câu chuyện. Câu chuyện xức dầu tại Bêtania là câu chuyện được ghi lại bởi ba tác giả Mátthêu, Máccô và Gioan. Dầu vậy, trong khi hai tác giả Mátthêu và Máccô không cho biết danh tánh của người xức dầu và không gian câu chuyện là nhà ông Simon, người cùi (Mt 26,6-13; Mc 14,3-9), tác giả Gioan cho biết đó chính là cô Maria, và không gian câu chuyện là tại làng Bêtania, “nơi anh Ladarô ”, không cụ thể nhà ai. Hành động của cô Maria được Đức Giêsu giải thích là “giữ cho ngày mai tángcủa Người (Ga 12,7). Ngoài tác giả Gioan, tác giả Luca cũng mô tả Maria với một hình ảnh đặc biệt trong tương quan với Đức Giêsu: “Ngồi bên chân Chúa và cứ nghe lời Người” (Lc 10,39). Cô Maria quả là một nhân vật có tương quan đặc biệt với Chúa.

12.  Cảm xúc đặc biệt của Đức Giêsu: Đức Giêsu được giới thiệu trước đó là người có tình cảm đặc biệt với gia đình này: Anh Ladarô là “người Chúa thương”, Đức Giêsu gọi anh ta là “người thương của chúng ta”, “Đức Giêsu yêu cô Martha, người chị em của cô, và anh Ladarô”. Thực tế, Đức Giêsu đã có những cảm xúc đặc biệt đ bày tỏ tình thương của Người đối với anh Ladarô và hai người chị em. Tác giả dùng ba động từ đ mô tả cảm xúc đặc biệt của Đức Giêsu: Xúc động mạnh, bứt rứt, và khóc. Động từxúc động mạnh” được dùng hai lần và được bổ nghĩa bởi hai cụm trạng ngữ có nghĩa tương đương: “Xúc động mạnh trong tinh thầnvà “xúc động mạnh trong mình”. Cùng với động từbứt rứt”, động từxúc động mạnhdường như diễn tả những tần suất đau đớn bên trong.[10] Đây là hai động từ dành riêng đ mô tả cảm xúc của Đức Giêsu. Động từkhócdiễn tả biểu hiện bên ngoài. Đức Giêsu chia sẻ cảm xúc với cô Maria và những người Do Thái đi theo cô, vì cô Maria đã khóc và những người đi theo cô cũng khóc. Đức Giêsu khócsau khi cô Maria mời Người: “Chúa ơi! Hãy đến và xem”. Đây chính là lời mời gọi Đức Giêsu dành cho hai môn đ của ông Gioan Tẩy Giả lúc họ muốn biếtnơi của Người (Ga 1,39). Ông Philípphê, sau khi được gọi làm môn đ, cũng đã mời ông Nathanael như thế (Ga 1,46). Đó là lời mời gọi dẫn đến tình thầytrò giữa Đức Giêsu và các môn đ đầu tiên. Lời mời gọi của cô Maria có lẽ ẩn ý thăm viếng, ủi an, cảm thông, chia sẻ. Đức Giêsu đã bật khóc khi nghe lời mời gọi ấy. Và hành độngkhóccủa Người đã đánh động những người Do Thái: “Xem Người thương anh ta dường nào”. Nhìn vào cấu trúc đối xứng đồng tâm phía dưới, người ta có thể nhận ra đỉnh cao của cảm xúc là bật khóc, nhưng cảm xúc thường xuyên, đều đặn hơn là “xúc động mạnh”.

A. Người xúc động mạnh trong tinh thần và vô cùng bứt rứt

B. Đức Giêsu khóc.

A’. Lại xúc động mạnh trong mình

13.  Cảnh phục sinh:

§  Đức Giêsu và Cha: Khởi đầu câu chuyện, Đức Giêsu đã hé mở rằng “bệnh này không dẫn đến sự chết, nhưng vì vinh quang Thiên Chúa và đ Con Thiên Chúa được tôn vinh”, và gần nhất là lời nói của Người dành cho cô Martha: “Thầy đã không nói với chị là nếu chi tin thì chị có thể nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa sao?”. Trong lời cầu nguyện của mình, Đức Giêsu càng tỏ lộ rõ ràng tương quan ChaCon trong việc thực hiện dấu lạ này. Ngước mắt nhìn lên là nhìn lên nơi Thiên Chúa hiện diện; GọiCha ơi!” là thể hiện tương quan ChaCon với Thiên Chúa. Đức Giêsu biết rõ Chúa Cha luôn lắng nghe Người trong mọi sự, nhưng vì những người đang đứng chung quang đó. Điều Người bận tâm là làm sao cho họ nhận ra và tin rằng Người được Thiên Chúa sai đến và đang làm công việc của Thiên Chúa (Ga 4,34; 5,36; 9,4; 10,25); nhân danh Thiên Chúa (Ga 10,25).

§  Đức Giêsu và người chết, Ladarô: Có rất nhiều điều cản trở Đức Giêsu “đến và xemanh Ladarô. Vật cấm cản là phiến đá đặt trên cửa mộ. Lời cấm cản của cô Martha là “đã có mùi rồi”. Người cấm cản là “người chết”. Anh Ladarô được nhắc đến hai lần với danh xưng là “người đã chết”: (i) “Martha, người chị em củangười đã chết’” (11,39: ἡ ἀδελφὴ τοῦ τετελευτηκότος); (ii) “Người đã chết liền đi ra” (11:44: ἐξῆλθεν ὁ τεθνηκὼς). Tuy nhiên, vượt qua tất cả những cấm cản, Đức Giêsu đã đến và xem anh Ladarô theo cách thức của Người, không phải xem ngôi mộ nhưng là gặp Người trong ngôi mộ. Người giao tiếp cùng người chết. Mệnh lệnh lớn tiếng của Người đã làm cho anh Ladarô bước đi. Hình ảnhngười đã chết đi ralà một hình ảnh hết sức lạ lùng, có thể nói chỉ có trong phim ảnh mà thôi. Tác giả còn nhấn mạnh thêm là “chân và tay vẫn đang được băng bằng những băng vải, và đầu vẫn còn được quấn bằng một miếng vải” (Ga 11,44). Tất cả nhằm tô đậm rằng đó là một người chết thật, và anh ta có thể chuyển động, ra khỏi mộ, nhờ vào quyền năng Đức Giêsu, Đấng được Cha sai đến. 

Hỡi Ladarô! Hãy ra khỏi đó!”

Người chết đi ra, chân và tay vẫn còn được băng bằng những băng vải, và mặt được quấn bằng tấm khăn.

Hãy tháo cởi cho anh ta và đ anh ta đi

§  Đức Giêsu và “những người đứng quanh đó”: Những điều Đức Giêsu làm không chỉ đ bày tỏ tình cảm đặc biệt với gia đình ba người Martha, Maria, và Ladarô, nhưng nhắm đến niềm tin của những người Do Thái. Và điều tuyệt vời là cuối cùng nhiều người trong số họ đã tin. Hơn nữa, chắc chắn niềm tin của ba anh chị em Martha, Maria và Ladarô cũng được gia cố vững chắc.

14.  Phản ứng của nhóm những người Do Thái: Nhóm người Do Thái đã đến thăm và an ủi hai cô Maria và Martha vì sự việc của người anh em của họ. Họ đã đi theo cô, đã khóc với cô, đã chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa cô và Đức Giêsu, và cuối cùng xem thấy “điều Người làm”. Phản ứng của họ phân chia cách rõ ràng bởi liên từnhưng” (δὲ): “Nhiều người trong số họ đã tin vào Người NHƯNG vài người trong số họ đã đến với những người Pharisêu và nói với họ điều Đức Giêsu đã làm”. Câu chuyện tiếp theo sau đó là nhóm thượng tế và những người Pharisêu triệu tập hội đồng đ bàn tính kế sách đối phó với Đức Giêsu. Cuối cùng, họ lên kế hoạch đ giết Đức Giêsu từ ngày ấy (11,53). Nhóm những người tin vào Đức Giêsu chiếm đa số trong nhóm những người Do Thái “đang đứng đó”. Vinh quang Thiên Chúa được tỏ lộ khi có nhiều người đã chứng kiến dấu lạ và tin vào Đức Giêsu. Dấu lạ phục sinh anh Ladarô không ồn ào náo động với những lời tôn vinh dành cho Đức Giêsu hay Thiên Chúa. Đức Giêsu cũng không tìm kiếm vinh quang nơi sự thán phục và ca tụng của dân chúng. Vinh quang của Thiên Chúa là nhiều người tin, và tin cũng có nghĩa là được sự sống đời đời.

Bình luận tổng quát

Tin Mừng thứ tư không trình thuật lại nhiều phép lạ như các Tin Mừng Nhất Lãm. Điều đặc biệt nơi những phép lạ được kể lại trong Tin Mừng thứ tư, là hành trình đức tin được mô tả cách chi tiết. Điểm chung có thể nói giữa truyền thống Nhất Lãm và truyền thống Gioan là đặt dấu lạ phục sinh người chết như là đỉnh cao của mọi dấu lạ. Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ chữa lành, trừ quỷ, làm chủ sóng biển, thiên nhiên. Tuy nhiên, quyền năng đỉnh cao biểu lộ căn tính của Người vẫn là quyền trên sự chết. Để cho người ta có thể tin cách tuyệt đối vào Người, Người phải chứng tỏ là Người có thể giải thoát họ khỏi cái chết, tột cùng bi kịch của nhân loại. Tin Mừng Gioan không có tường thuật về hai dấu lạ phục sinh con gái ông trưởng hội đường và con trai bà góa thành Nain như các Tin Mừng Nhất Lãm. Thay vào đó, tác giả trình bày một câu chuyện dài về việc Đức Giêsu phục sinh anh Ladarô cách kỳ diệu. Ngay từ đầu, tác giả đã khéo léo mô tả mối tương quan gần gũi, có tính cách gia đình giữa Đức Giêsu và nhóm ba anh chị em này. Họ là những người Đức Giêsu “thương” và “yêu” (tác giả dùng hai động từ khác nhau).[11] Tình yêu của Người dành cho gia đình này, được thể hiện rõ nét trong biến cố tang tóc bằng những cung bậc khác nhau: Xúc động mạnh trong tinh thần, bứt rứt khó chịu, và bật khóc. Tuy nhiên, điều mà Người quan tâm nhất là làm sao dẫn họ đến một đức tin đích thực, để dù đối diện với thực tại đau đớn nhất của phận người (đau khổ và sự chết) họ vẫn có một niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Cuộc đối thoại với cô Martha là dịp để chính cô Martha, cũng như cộng đoàn Gioan bày tỏ niềm tin của mình vào Đức Giêsu. Có rất nhiều điều nổi bật trong niềm tin của cô Martha. Thứ nhất, cô xác tín về quyền năng chữa lành nơi Đức Giêsu “Nếu Thầy hiện diện ở đây, thì người anh em của con đã không chết”. Đây cũng là niềm tin của cô Martha. Kế đến, cô xác tín về quyền năng nơi lời thỉnh cầu của Đức Giêsu: “Con biết rằng bất cứ điều gì Ngài xin cùng Thiên Chúa, thì Người sẽ ban cho Ngài”.[12] Niềm tin về sự sống đời sau cũng được cô tỏ bày. Cuối cùng, cô đã bộc lộ niềm tin nền tảng về căn tính của Đức Giêsu: Người là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đến trong thế gian. Đây là niềm tin của các Tông Đồ, đã được ông Phêrô tuyên xưng khi họ được yêu cầu trình bày quan điểm về căn tính của Người: “Anh em nói Thầy là ai?”. Trong cuộc đối thoại với cô Martha, Đức Giêsu mặc khải những chân lý rất quan trọng về căn tính của mình, những điều không nằm trong tuyên tín của cô Martha: “Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy, thì dù có chết cũng sẽ sống; Ai sống và tin vào Thầy thì không thể chết đời đời”. Mặc khải này vừa báo trước cho dấu lạ làm cho anh Ladarô, một người đã chết, sống lại, vừa đặt nền cho niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu, vượt qua nỗi sợ hãi cái chết, vốn tồn tại trong nhân loại xưa nay. Mặc khải này gia cố vững chắc cho niềm tin vào sự sống đời sau của cô Martha. Đức Giêsu chứng tỏ là mình có quyền trên sự chết, chiến thắng sự chết, qua dấu lạ phục hồi sự sống cho anh Ladarô. Tuy nhiên, đó chưa phải là đỉnh điểm quyền năng của Người. Quyền năng này sẽ đạt đến đỉnh điểm nơi cái chết và sự phục sinh của chính Người, vì Người đã chiến thắng sự chết và không còn chết nữa. Cô Maria là nhân vật được nhắc đến như là người sẽ xức dầu thơm cho Đức Giêsu, để chuẩn bị cho ngày mai táng Người. Đó là cách cô tham dự cách đặc biệt vào mầu nhiệm khổ nạn – phục sinh của Đức Giêsu. Khác với cô Martha, cô Maria đến với Đức Giêsu bằng một sự thay đổi tư thế và nơi chốn cách nhanh chóng. Cô kéo theo cả nhóm người Do Thái đến với Người. Chính cô đã mời Đức Giêsu “đến và xem”, qua đó, Đức Giêsu đã đến và xem theo cách thức của Người: Gặp gỡ, phục hồi sự sống cho “người đã chết”. Cuối cùng, Đức Giêsu đã đạt được mục đích ban đầu của mình, “vì vinh quang Thiên Chúa và Con Thiên Chúa được tôn vinh”, được thể hiện qua kết quả là nhiều người Do Thái đã tin vào Người. Có một điều đáng tiếc là vinh quang của Thiên Chúa không được tất cả mọi người đón nhận. Có một vài người đã đi đến cùng những người Pharisêu và tường thuật cho họ nghe về điều Đức Giêsu đã làm. Hậu quả là, các Thượng Tế và những người Pharisêu triệu tập hội đồng, lên kế hoạch để giết Đức Giêsu.

Lm. Jos. Phạm Duy Thạch, SVD



[1] “This description, which uses philein, “to love,”[1] is the basis for the suggestion that Lazarus is the anonymous “disciple whom Jesus loved” [R.E. BROWN, The Gospel according to John (I–XII): Introduction, translation, and notes (AnB; New Haven – London 2008) XXIX, 423].

[2] “This is the last time that the disciples address Jesus with this title. “Rabbi” was also used in 9:2; notice the similarities between 9:2–5 and 11:8–10” (Ibid.).

[3] “This detail is mentioned to make it clear that Lazarus was truly dead. There was an opinion among the rabbis that the soul hovered near the body for three days but after that there was no hope of resuscitation” (R.E. BROWN, The Gospel according to John (I–XII), 424); F. Moloney, The Gospel of John (SP IV; Collegeville 1998) 337.

[4] “The day that it took for the message to come to Jesus, plus the two days that Jesus remained on after he got the message (6), plus the day that it took Jesus to go to Bethany—these are the four days of vs. 17” (R.E. BROWN, The Gospel according to John (I–XII),431); G.R. BEASLEY-MURRAY, John (WBC; Dallas 1999) XXXVI, 188.

[5]Bultmann, Lagrange, and Hoskyns think that vs. 26 refers to physical life, and they understand the comparison between vss. 25 and 26 thus:

25: Belief, despite physical death, will lead to eternal life.

26: Physical life combined with belief will not be subject to death.

Bernard and others maintain that vs. 26 refers to spiritual or eternal life. The comparison would then be:

25: The believer, if he dies physically, will live spiritually.

26: The believer who is alive spiritually will never die spiritually” (R.E. BROWN, The Gospel according to John (I–XII), 425).

[6] “The aorist points to understanding this as a reference to physical death” (R.E. BROWN, The Gospel according to John (I–XII), 425).

[7]The position taken in the interpretation, that Martha's confession of faith reflects contemporary messianic expectation and is therefore at best partial, does not represent majority opinion” (339)

[8] “In a warm climate where embalming is not practiced, burial takes places on the day of death. This means that the mourning which precedes burial in our culture must follow burial in such lands. According to custom in Jesus’ time, the sexes walked separately in the funeral procession, and after burial the women returned alone from the grave to begin the mourning which lasted for thirty days. This mourning included loud wailing and dramatic expression of grief” (R.E. BROWN, The Gospel according to John (I–XII), 424).

[9] “Some would see in this the suggestion of a livelier faith on Mary’s part, but it is noteworthy that Mary of Bethany is always pictured at Jesus’ feet (Luke 10:39; John 12:3)” (R.E. BROWN, The Gospel according to John (I–XII), 435).

[10] “here the verb is used with the expression tō pneumati, “in spirit,” while in 38 it is used with en heautō, “in himself”—these are Semitisms for expressing the internal impact of the emotions” (.E. BROWN, The Gospel according to John (I–XII), 425).

[12]The belief that a miracle-workerhad privileged access to God was "in accord with Jewish piety" (Schnackenburg, Gospel 2:239)” (F. Moloney, The Gospel of John, 338).

No comments:

Post a Comment